1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề thi xã hội học ( có đáp án ) NEU

3 449 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36 KB

Nội dung

1.Thế nào là phân tầng xã hội,ý nghĩa của việc nghiên cứu phân tầng xã hội ?*Xã hội luôn biến đổi và ngày một phát triển hơn, các giai cấp, tầng lớp của xã hội cũng theo đó mà phân tầng,

Trang 1

1.Thế nào là phân tầng xã hội,ý nghĩa của việc nghiên cứu phân tầng xã hội ?

*Xã hội luôn biến đổi và ngày một phát triển hơn, các giai cấp, tầng lớp của xã hội cũng theo đó mà phân tầng, biến động, mỗi thời mỗi khác.Nghiên cứu vấn đề này cho thấy bức tranh tổng thể về phân tầng xã hội cũng như các yêu tố liên quan.Qua

đó góp phần định hướng các mục tiêu làm giảm bất bình đẳng xã hội

*Phân tầng xã hội là sự phân chia cộng đồng dân cư thành các giai tầng theo địa vị

xã hội,địa vị kinh tế,trình độ học vấn và nghề nghiệp để thấy được vị thế,vị trí,vai trò

và chức năng xã hội của các giai tầng đó.Phân tầng xã hội đã hình thành cấu trúc xã hội theo các tầng xã hội khác nhau trong những điều kiện thời gian và ko gian nhất định.Các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế,địa vị chính trị,uy tín xã hội cũng như 1 số khác biệt về trình độ học vấn,nghề nghiệp nơi cư trú,phong cách sinh hoạt cách ứng xử giao tiếp và thị hiếu….Phân tầng xã hội là 1 hiện tượng khách

quan,phổ biến và khó tránh khỏi.Nó là kết quả của sự phân công lao động xã hội và

sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả mọi chế độ xã hội(trù giai đoạn đầu của xã hội công xã nguyên thủy và 1 số bộ lạc nông muội tồn tại rải rác khắp thê giới).Phân tầng xã hội có ý nghĩa rộng hơn phân chia giai cấp xã hội

*2 dạng thức của phân tầng xã hội:

+Phân tầng xã hội hợp thức:là phân tầng xã hội dựa trên sự khác biệt 1 cách tự

nhiên về năng lực,về điều kiện cơ may cũng như tính cách và đạo đức của các cá nhân và các nhóm xã hội.Phân tầng xã hội này đã dựa chủ yếu vào giá trị xã hội của các cá nhân,nên nó làm cho xã hội lành mạnh hóa,giảm hố sâu ngăn cách giầu nghèo và bất công xã hội

+Phân tầng xã hội ko hợp thức:là sự phân tầng ko dựa trên sự khác biệt tự nhiên

của các cá nhân,cũng ko phải dựa trên sự tài đức và sự cống hiến của mỗi người cho xã hội mà dựa trên các hành vi bất chính như:tham nhũng,lừa gạt,trộm

cắp,buôn bán phi pháp để giầu có:luồn lọt,xu nịnh,tạo vây cánh để có quyền

lực,hoặc ngược lại:do lười biếng dựa giẫm ỷ lại đẻ rơi vào sự nghèo khổ hèn

kém.Do vậy phân tầng xã hội ko hợp thức đã gia tăng hố ngăn cách giầu nghèo và bất công xã hội

*2 hệ thống phân tầng xã hội

+Hệ thống phân tầng “đóng”-phân tầng trong xã hội đẳng cấp:đặc trưng nổi bật là

ranh giới giữa các tầng xã hội hết sức rõ rệt,được duy trì 1 cách nghiêm ngặt,địa vị của mỗi người được quy định ngay lúc sinh ra bởi nguồn gốc dòng dõi của cha mẹ mình.Một người nào đó sinh ra từ đẳng cấp nào thì mãi mãi nằm trong đẳng cấp ấy

ko có cách nào để thay đổi được.Trong xã hội đẳnng cấp duy trì việc nôingiao và cấm những thành viên thuộc đẳng cấp khác nhau ko đc kết hôn

+Hệ thống phân tầng “mở”-phân tầng trong xã hội có giai cấp:đặc trưng là địa vị của

con người phụ thuộc vào địa vị của họ trong kinh tế.Rang giới giữa các tần gko quá cứng nhắc và tách biệt như trong xã hội đẳng cấp mà linh hoạt mềm dẻo hơn.Địa vị

Trang 2

của cá nhân thường phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của họ.Trong hệ thống phân tầng xã hội có giai cấp,pháp luật đã chính thức hủy bỏ sự cấm kỵ hôn nhân giữa các tầng xã hội.Hầu hết các xã hội hiên nay trên thế giới đều thuộc phân tầng này

*Ý nghĩa:Nghiên cứu phân tầng xã hội

 Thấy được bản chất của các giai tầng xã hội và đời sống của các gia tầng khác nhau

 Thấy được mức độ bất bình đẳng xã hội

 Là cơ sở cho nhà nước đưa ra các chính sách quản lý xã hội có hiệu quả đặc biệt các chính sách an sinh xã hội

2.tại sao nói xã hội hoá đã biến con người sinh học thành con người xã hội tai sao phải nghiên cứ u xã hội hoá?

-vì kết quả xã hội hoá là tạo ra sự hoàn thiện và phát triển nhân cách của mỗi con người trong xã hội Nghiên cứu xã hội hoá cũng là đi tìm cách thức tổ chức hệ thống giáo dục nhằm phát triển con người theo hướng tốt đẹp hơn

Con người và bản chất của con người:

-kn: xhh quan niệm con người là đơn vị cơ bản cấu thành xã hội, là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống xã hội, là một sinh vật có tư duy, sống có tổ chức

-bản chất con người:

+ban chat sinh học : con người là sinh vật cao cấp nhất hành tinh, có bản năng sinh tồn duy trì nòi giống Bản năng được biểu hiện ở hệ thống sinh học , là hệ thống các phản xạ nhằm đáp ứng nhu câu tồn tại và phát triển của họ Theo phrot con người

có hai hệ bản năng là bản năng sống và bản năng chết bản nưng sống là nguồn sống của co người , nó kích thích năng lượng sống, nó mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người Còn bản năng chết làm suy giảm năng lực sống , thúc đẩy những hành động tiêu cực của con người như: buồn chán, lười nhac, tham lam,uất hận ghen tuông

+Bản chất xã hội: bản chất xã hội hay còn gọi là ý thức thể hiện sự nhận thức tự nhiên, xã hội và bản thân để lựa chọn hành động hợp logic và tối ưu nhất trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định để thoả mãn nhu cầu của bản năng, con người phải điều chỉnh hành động bản năng và hướng nó vào sự hợp lý và tối ưu nhất trong điều kiện nhất định nhờ có ý thức này mà con người đã vượt lên sinh vật khác xây dựng

xã hội của riêng mình và thể hiện sức mạnh vỹ đại của mình trước tự nhiên do vậy con người là một thực thể xã hội và văn hoá

+bản chất tâm linh: thục chất tâm linh của con người là những cảm nhận về tự nhiên, xã hội và bản thân nhưng chua có cơ sở giải thích, song khi cần hành động con người thường rơi vào thông lệ xh Tâm linh có nguồn gốc từ các đạo, từ linh cảm con người, từ những truyền thuyết của người xưa

=> tóm lại, con người là cái thực thể phức hợp giữa cái vô thức, tiềm thức và ý thức song ý thức vẫn là cái hiện hữu thường trực và chịu trách nhiệm đối với cá nhân do vậy con người trong xh khi có ý thức đầy đủ phải chịu trách nhiệm xh đối với hành vi của mình

-con người sinh học thành con nguời xh:

Trang 3

+để thoả mãn nhu cầu bản năng , con ngưòi phải điều chỉnh mình hướng nó vào sự hợp lý và tối ưu trong những điều kiện nhất định Nhớ có ý thúc này mà con ngưòi

đã vượt khỏi bản năng sinh học của mình, xây dựng xã hội cho riêng mình vươn tới một con người xh hoàn thiện

+con người luôn sống trong sự pha trộn bản năng sinh tồn với bản năng xã hội để phát ra hành vi ,khi có sự xã hội hoá đối với cá nhân con người hài hoà giữa cac bản năng trên tạo nên một sự hoàn thiện chính vì vậy có thể nói xhh đã làm cho con người sinh học trở thành con người xã hội

=>tóm lại con người sinh học thành con ngưòi xã hội là nhập nền văn hoá xã hội vào

cá nhân và tạo ra bản chất xã hội của họ: giá trị xh, chuẩn mực xh, tri thúc và năng lực lao động, thẩm mỹ và giai tri

Vậy: văn hoá chính là sự thể hiện ý thức con ngưòi

Ngày đăng: 05/01/2018, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w