1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề thi xã hội học ( có đáp án ) NEU

3 183 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 58 KB

Nội dung

1.Thế nào là thiết chế kinh tế,thiết chế chính trị,ý nghĩa của nghiên cứu các thiết chế này?. *Phải nghiên cứu thiết chế chính trị và thiết chế kinh tế để biết tầm bao quát sự kiểm soát

Trang 1

1.Thế nào là thiết chế kinh tế,thiết chế chính trị,ý nghĩa của nghiên cứu các thiết chế này ?

*Phải nghiên cứu thiết chế chính trị và thiết chế kinh tế để biết tầm bao quát sự kiểm soát của chúng đến các hoạt động kinh tế,chính trị trong xã hội

*Thiết chế kinh tế

Là hệ thống quy định xã hội hình thành nền kinh tế quốc dân để thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội.Thiết chế mà nhờ nó xã hội được cung cấp đầy đủ về vật chất và dịch vụ.Nó bao gồm chủ yếu sự sản xuất,phân phối và trao đổi sản phẩm.Thiết chế chính là các luật điều tiết trong lĩnh vực kinh tế(luật doanh nghiệp,luật đầu tư,luật thuế,luật thương mại….)Các thiết chế phụ thuộc là các quy định của nhà nước các cấp,các tổ chức kinh tế nhằm thực thi các hoạt động kinh tế trong xã hội.Các chức năng chuyên biệt của thiết chế kinh tế gồm :

-sản xuất,trao đổi hàng hóa và dịch vụ

-phân phối hàng hóa và dịch vụ

-tiêu dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ

*Thiết chế chính trị

Là hệ thống quyền lực xã hội nhằm điều hành hoạt động xã hội theo định hớng thống nhất và duy trì trật tự trị an xã hội.Biểu hiện tập trung về quan hệ chính trị tồnt ại trong xã hội,thiết chế chính trị quyết định bản chất gia cấp của hệ thống chính trị-xã hội,quyết định ức độ dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội.Thiết chế chính là các luật xác lập quyền lực xã hội

và tiến hành phân quyền cho các tổ chức quyền lực.Các thiết chế phụ thuộc là các quy định của các tổ chức quyền lực nhằm thực thi quyền lực đã được phân quyền.Các chức năng chuyên biệt của thiết chế chính trị là :

-thiết lập luật pháp và đưa luật pháp vào đời sống xã hội

-thực thi các điều luật đã thông qua

-giải quyết các xung đột xã hội về quyền lực chính trị giữa các nhóm thành viên xã hội -thiết lập các bộ phận dịch vụ an sinh xã hội như sức khỏe ,giáo dục,phúc lợi

*Ý nghĩa :

Thiết chế kinh và chính trị giúp điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân ,các nhóm

xã hội để phù hợp với các hoạt động kinh tế chính trị trong xã hội,đem lại sử ổn định của các thành viên trong XH.định hướng vai trò cá nhân trong XH

2.Xung đột cơ bản trong xã hội và biểu hiện của nó trong các phân hệ cấu trúc xã hội cơ bản

*Cấu trúc xã hội-giai cấp

Trong các nước tư bản,các giai cấp được phân chia theo địa vị xã hội,chiếm hữu xã hội về tư liệu sản xuất và mức thu nhập.Các giai cấp gồm có :giai cấp tư sản,giai cấp địa chủ,giai cấp công nhân,giai cấp nong dân,giai cấp tiểu tư sản.Sự vận động của xã hội tư bản đã dẫn đến sự phát triển ko ngừng của giai cấp tư sản và công nhân cho đến XH hậu công nghiệp chỉ còn đối mặt với 2 giai cấp này.Các giai cấp khác luôn có sự suy giảm tương ứng với ựu phát triển của 2 giai cấp trên

Trang 2

Trong thực tế,các giai cấp có lợi thế về vật chất và quyền lực luôn tìm mọi cách chiếm lấy đặc quyền đặc lợi xã hội.Do vậy trong vận động xã hội,các giai cấp luôn có các xung đột với nhau biểu hiện dưới dạng :

+xung đột về lợi ích :các giai cấp luôn tìm mọi cách để chiếm lấy lợi ích lớn để củng cố sức mạnh vật chất cho giai cấp mình.Sự chiếm đoạt đó chủ yếu bằng cách là :tước đoạt trực tiếp

= bạo lực thông qua các cuộc cách mạng,bóc lột sức lao động thông qua các cuộc cách mạng,bóc lột sức lao động qua các hợp đồng lao động và sử dụng thương mại bất bình đẳng +xung đột về địa vị xã hội :các giai cấp luôn tìm mọi cách để chiếm lấy quyền lực xã hội để tăng cường sức mạnh cho giai cấp mình.Do vậy quyền lực xã hội là mục tiêu trnah giành của các giai cấp đã dẫn đến xung đột mạnh trong xã hội

+xung đột về tâm lý xã hội :các giai cấp có đời sống xã hội khác nhau,có quan điểm,thái độ,và cách sống khác nhau.Trong thực tế,các giai cấp khai thác nhau,lợi dụng nhau,khinh rẻ nhau và thậm chí tiếm quyền công dân lẫn nhau.Từ đó dẫn đến xung đột mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày

*Cấu trúc xã hội-dân tộc

Một xã hội bao gồm nhiều dân tộc khác nhau,cùng tồn tại và hoạt động theo 1 hệ thống thiết chế XH.Các dân tộc cùng chung sống với nhau trên 1 vùng lãnh thổ nhất định ,nhưng do sự phát triển ko đều về các mặt kinh tế,chính trị-xã hội,tư tưởng-văn hóa của các dân tộc nên dẫn đến quá trình đồng hóa giữa các dân tộc phát triển đối với các dân tộc chậm phát

triển,tạo nên sự bất bình đẳng và mâu thuẫn giữa các dân tộc.Mâu thuẫn dân tộc thường bị các thế lực đối lập trong nước hoặc nước ngoài lợi dụng,kích động và lôi kéo các dân tộc chống đối chính phủ và ly khai làm rối loạn xã hội

*Cấu trúc xã hội-dân số

Biểu hiện là các lớp dân cư độ tuổi khác nhau và cấu trúc thế hệ

Xã hội gồm nhiều thế hệ,kế tiếp nhau và tác động lẫn nhau tạo thành 1 tổng thể hoạt động cung.Do mỗi thế hệ có đặc thù riêng về tâm lý xã hôi và nhận thức xã hội,vì vậy những bất đồng giữa các thế hệ luôn có khả năng xảy ra,do các nguyên nhân sau :

-tính bảo thù của thế hệ già,dẫn đến sự áp đặt của họ đối với thế hệ trẻ về nhận thức,hành động

-do khuyết tật của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ,khiến họ nhận thức sai lầm về thế hệ trước,thậm chí phủ nhận vai trò xã hội của các thế hệ đi trước

do vị trí và vai trò của mỗi thế hệ trong xã hội quá bất bình đẳng

-do chuyển giao thế hệ châm đã làm tính năng động xã hội giảm

*Cấu trúc xã hội-giới tính

+sự bất đồng tâm lý giữa các giới tính dẫn đến sự mâu thuẫn nhất định trong hoạt động của gia đình,tập thể và xã hội.Bất đồng này thường do các nguyên nhân là :sự khác biệt bản sắc nam nữ,sự khác biệt đặc tính tâm lí giới tính,sự khác biệt về địa vị xã hội,khác biệt về vai trò trong giáo dục thế hệtrẻ và tổ chức cuộc sống

+sự mất cân bằng giới tính ở phạm vi toàn xã hội hay ở những vùng những miền nào đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến các hành vi xã hội ko lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội

*Cấu trúc xã hội-lãnh thổ

Trang 3

Các vùng lãnh thổ có sự khác biệt nhất định về điều kiện sống,trình độ sản xuất,lối sống,đặc trưng văn hóa,mật độ dân cư,thiết chế xã hội cũng như có sự khác biệt về mức sống,thị hiếu tiêu dùng,thị hiếu nghệ thuật,phong tục tập quán…

+cấu trúc xã hội đô thi và cấu trúc xã hội nông thôn :đây là sự phân chia trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất để thấy sự khác biệt trong hành động xã hội của các vùng.Tỷ trọng dân cư ở các vùng này cho ta thấy mức độ đô thi hóa của quá trình công nghiệp hóa xã hội diễn ra nhanh chậm thế nào và trình độ văn minh của xã hội đạt đến mức nào

+cấu trúc xã hội lãnh thổ theo các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển kinh tế là sự phân chia các vùng kinh tế như :núi cao,trung du,đồng bằng,ven biển.Sư phân chia này cho thấy phương thức khai thác các điều kiện tự nhiên vào phát triển sản xuất,dịch vụ xã hội

*Cấu trúc xã hội-học vấn,nghề nghiệp

Trong thực tế người ta phân chia dân cư trong độ tuổi lao động theo trình độ học vấn và nghề nghiệp thành 3 lớp sau đây

-lớp có năng lực lao động thấp,khả năng đảm bảo đời sống thấp

-lớp có năng lực lao động trụng bình khả năng đảm bảo đời sống TB

- lớp có năng lực lao động cao, khả năng đảm bảo đời sống cao

Sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa các tầng lớp dân cư,nam nữ,giữa thành thị và nông thôn đã tạo nên sự phát triển ko đồng đều về ktế xã hội vào văn hóa tư tưởng,tạo nên sự káhc biệt giữa các loại lao động

=>Ý nghĩa :

-thấy được bản chất các xung đột cơ bản trong xã hội

-có cơ sở khoa học để vach ra 1 chính sách xã hội đúng đắn,nhằm phát huy những nhân tố tích cực điều chỉnh và khắc phục những hiện tượng lệch chuẩn,những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động xã hội

-hoạch định chiến lược,xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu đảm bảo sự vận hành có hiệu quả,thực hiện tốt các vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ

Ngày đăng: 05/01/2018, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w