và đưa ra các giải pháp, chính sách tài chính linh hoạt, phù hợp thực hiện tốt và hiệu quả các nội dung trong công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý tài chính ngân sách, góp phần tạo điều
Trang 1PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO TẠI SỞ TÀI CHÍNH HÀ NỘI
Sở Tài chính Hà Nội là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tài chính trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách nhà nước, trong thời gian qua tập thể cán bộ, công nhân viên chức Sở đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao Tham mưu, tổng hợp trình UBND Thành phố ban hành nhiều cơ chế chính sách quản lý tài chính quan trọng phù hợp với sự phát triển của Thủ đô, huy động được tối đa các nguồn lực trong xã hội tập trung cho công tác đầu tư phát triển, các nhiệm vụ chi thường xuyên được đảm bảo, cân đối ngân sách luôn được giữ vững
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, suy thoái, đã có tác động
và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước, kinh tế Thủ đô cũng chịu tác động trực tiếp trong bối cảnh đó, lạm phát cao, đời sống của cán bộ, công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn, nhiều Doanh nghiệp gặp khó khăn về việc tiếp cận nguồn vốn, lãi xuất cao, sản xuất bị đình trệ do thị trường tiêu thụ giảm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2011 trên địa bàn thành phố đã có khoảng 21.000 Doanh nghiệp thua lỗ, giải thể, phá sản Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp bị phá sản không phải do bản thân doanh nghiệp gây ra, mà do yếu tố khách quan có thể kể đến là các chính sách, môi trường
Trang 2hoạt động, cách điều hành của các cơ quan quản lý và yếu tố tác động bên ngoài của nền kinh tế thế giới Do vậy công tác điều hành quản lý tài chính ngân sách trong giai đoạn này đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược, sự đổi mới, linh hoạt, tạo được niềm tin, đảm bảo thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội
Thông qua môn học Quản trị hành vi tổ chức, giúp cho nhà Lãnh đạo tại đơn vị
có tầm nhìn chiến lược cao hơn, đổi mới về tư duy, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, để kiện toàn tổ chức, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách quản lý phù hợp cho công tác quản lý tài chính trong thời kỳ mới Hiểu về hành vi của tổ chức, của cá nhân, kết quả và giá trị của cơ chế, chính sách, cách quản lý cán bộ, công nhân viên, tạo điều kiện để cải thiện đời sống cho người lao động, phát huy tối đa tính sáng tạo và hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên và tổ chức hoạt động theo tổ, đội, nhóm Tầm quan trọng của văn hóa nơi công sở và nâng cao kỹ năng làm việc theo tổ, đội, nhóm của cán bộ, công nhân viên Kỹ năng lãnh đạo và cách bố trí, phân công công việc và ra quyết định Để công tác quản lý, điều hành có hiệu quả cao nhất, đồng thời tạo được động lực và khuyến khích cán bộ, công nhân viên yên tâm công tác Do đó, tôi muốn
phát triển dự án " Tầm nhìn lãnh đạo " của Sở Tài chính Hà Nội Mục đích nghiên cứu
và phát triển dự án này, nhằm giúp cơ quan tôi tiếp tục phát huy được những thành tích
đã đạt được trong thời gian qua, tạo ra được những bước đột phá mới, phát triển nền kinh tế thủ đô bền vững, giúp cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong cơ quan thấy
rõ được tầm quan trọng trong công tác tham mưu, tổng hợp, để tập trung nghiên cứu
Trang 3và đưa ra các giải pháp, chính sách tài chính linh hoạt, phù hợp thực hiện tốt và hiệu quả các nội dung trong công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý tài chính ngân sách, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách thành phố
Qua môn học quản trị hành vi tổ chức và với những kinh nghiệm thực tiễn trong
quá trình quản lý, tôi đã liên hệ với những yếu tố hình thành “Tầm nhìn lãnh đạo” qua
những quan sát, cảm nhận những gì diễn ra tại cơ quan, để từ đó có những phân tích nhấn mạnh sự khác biệt giữa công tác của người quản lý và điều hành của người lãnh
đạo Đồng thời tìm hiểu thêm về “Tầm nhìn lãnh đạo” của các Sở, Ban, Ngành trên
địa bàn thành phố, để từ đó đưa ra những giải pháp mới, cách làm hay, phù hợp và giúp cho công tác quản lý, điều hành đem lại hiệu quả cao
Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, khuyến khích, động viên cán bộ, công nhân viên trong cơ quan đóng góp tích cực và hiệu quả cao nhất trong công việc chuyên môn Người lãnh đạo có nhiều hình thức thực hiện khác nhau, từ tuyên truyền, vận động, thuyết phục hoặc những phương pháp mạnh mẽ mang tính áp đặt như sử dụng quyền lực của họ để đảm bảo rằng cấp dưới có được động lực và hiểu rõ vai trò của mình nhằm đạt được các mục tiêu xác định và hướng mọi người theo một mục tiêu
Đã là người lãnh đạo thì phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích của cá nhân
Trang 4Có năm cách tiếp cận về lãnh đạo, đó là: “Tiếp cận theo năng lực, tiếp cận theo hành vi, tiếp cận theo tính thích ứng, tiếp cận theo tính cải biến và tiếp cận theo tính tiềm ẩn”
Một số học giả đã nghiên cứu các đặc tính và năng lực của các nhà lãnh đạo vĩ đại
và các nhà lãnh đạo hiệu quả, cho chúng ta một nhận xét rất thú vị:
- Các nhà lãnh đạo vĩ đại là các nhà lãnh đạo khi ra khỏi tổ chức, thi tổ chức đó vẫn hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài.
- Còn các nhà lãnh đạo hiệu quả là các nhà lãnh đạo khi ra khỏi tổ chức thì hoạt động của tổ chức đó kém hiệu quả đi.
Trong cách tiếp cận lãnh đạo theo năng lực, nghiên cứu cho thấy có bẩy loại năng lực của nhà lãnh đạo hiệu quả:
- Chỉ số cảm xúc : Là khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc, hòa hợp được cảm xúc
vào trong suy nghĩ, hiểu và lý giải cảm xúc và điều tiết cảm xúc của bản thân và người khác, các nhà lãnh đạo hiệu quả thường có chỉ số cảm xúc cao
- Tính chính trực: Là sự trung thực và khả năng biến lời nói thành hành động, đôi lúc còn được gọi là "sự lãnh đạo tin cậy " bởi cá nhân thực hiện hành động một cách
ngay thẳng
- Nghị lực: Là động lực bên trong để quyết tâm thực hiện các mục tiêu và khuyến
khích mọi người cùng hướng tới
Trang 5- Động lực lãnh đạo: Là nhu cầu về quyền lực xã hội nhằm hoàn thành các mục tiêu
của tổ, nhóm hoặc của tổ chức
- Lòng tự tin: Là niềm tin về kỹ năng và khả năng lãnh đạo để đạt được các mục
tiêu, người Lãnh đạo tin rằng họ đủ năng lực để lãnh đạo người khác
- Trí thông minh: Là khả năng cao về nhận thức, xử lý công việc và các tình huống
xảy ra trong quá trình chỉ đạo, điều hành của người lãnh đạo Họ không chỉ là những thiên tài, mà họ còn là những người có khả năng vượt trội trong việc phân tích các tình huống, lựa chọn và xác định các cơ hội tiềm năng
- Kiến thức kinh doanh: Là sự hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp
để đưa ra được các quyết định trực giác hơn trong nhận biết các cơ hội và hiểu được khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra và nắm bắt các cơ hội
Có hai quan điểm hành vi lãnh đạo trong cách tiếp cận lãnh đạo theo hành vi đó là:
- Các hành vi theo hướng con người: Là việc thể hiện sự tin tưởng và sự tôn trọng
đối với người thực hiện nhiệm vụ, thể hiện sự quan tâm chân thành đến nhu cầu của
họ và mong muốn mang lại lợi ích cho họ
- Các hành vi theo nhóm nhiệm vụ: Người lãnh đạo theo hướng giao cho người
thực hiện nhiệm vụ những công việc cụ thể, bảo đảm rằng họ tuân theo đúng các nguyên tắc quản lý và thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ
Lãnh đạo theo hai hành vi trên đều có tính hai mặt Nếu như lãnh đạo hành vi theo hướng con người thì người thực hiện nhiệm vụ có sự hài lòng hơn và tổ chức ổn định
Trang 6hơn nhưng kết quả của công việc sẽ không hiệu quả bằng so với lãnh đạo hành vi theo nhóm nhiệm vụ
Tiếp cận lãnh đạo theo tính thích ứng: Là kiểu lãnh đạo phù hợp và tùy thuộc vào từng tình huống, vừa sáng suốt vừa linh hoạt, có chỉ số cảm xúc cao, đặc biệt là có tính
tự kiểm soát cao, nhờ đó người nhà lãnh đạo có thể xét đoán các bối cảnh và điều chỉnh hành vi của mình cho thích ứng
Tiếp cận lãnh đạo theo tính cải biến: Có bốn yếu tố lãnh đạo cải biến đó là, tạo ra một tầm nhìn chiến lược, truyền đạt, tạo mô hình và xây dựng cam kết theo tầm nhìn đó
Tiếp cận lãnh đạo theo tính tiềm ẩn: Gồm các sai lầm trong việc gán sự kiện, sự rập khuôn và nhu cầu kiểm soát tình huống
Qua các cách tiếp cận về lãnh đạo, ta nhận thấy sự khác biệt lớn nhất giữa người lãnh đạo và người quản lý là cách thức, phương pháp họ khuyến khích người lao động,
sự khác biệt này cũng điều chỉnh những hành động khác của họ Trên thực tế cũng rất nhiều người được coi vừa là người lãnh đạo vừa là người quản lý Công việc của họ là
quản lý, nhưng họ hiểu ra rằng họ có thể dùng tiền mua nhiều thứ trừ " trái tim " của
những người lao động và càng khó khăn hơn để tập hợp những trái tim này vượt qua những chặng đường dài và nhiều gian khổ, khi đó họ lựa chọn cách làm của một người lãnh đạo
Còn người quản lý thì có cấp dưới và quyền lực của người quản lý được tập trung ở
vị trí của anh ta qua thời gian và được bảo đảm bằng chính công việc được tổ chức
Trang 7phân công, hệ quả tất yếu là những cán bộ cấp dưới của họ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các công việc được giao Thông qua các chủ đề của môn học hành vi
tổ chức và các tài liệu tham khảo, cho thấy những người quản lý thường có xu hướng tìm kiếm sự ổn định, tránh sự rủi ro, phức tạp và tránh né các xung đột nếu có thể, nhìn chung họ đang hài lòng với công việc đang thực hiện
Đối với người lãnh đạo khi họ đã lãnh đạo thì chỉ có người thực hiện mà không có cấp dưới Nhiều người lãnh đạo ở cấp độ tổ chức cũng không hề có cấp dưới mà chỉ có những người đồng nghiệp khác cùng đang có vai trò lãnh đạo Người lãnh đạo muốn
từ bỏ quyền lực chính thống mà tổ chức tin tưởng giao cho họ, bởi mục đích thực sự
họ muốn làm là lãnh đạo, tức là chỉ có những người đi theo họ, trao trái tim cho họ một cách hoàn toàn tự nguyện Trên thực tế có nhiều người lãnh đạo có phẩm chất như một người lãnh tụ tinh thần Người Lãnh đạo thường có tư duy mạch lạc, họ thực sự nhận thức được và có tầm nhìn quan trọng trong việc khuyến khích người khác làm việc theo cách họ nhìn nhận về tương lai
Nhìn chung các nhà quản lý cũng phải lãnh đạo trong phạm vi trách nhiệm được giao Họ phải có một tầm nhìn, một hướng đi để cấp dưới thực hiện, sắp xếp nhân sự
và sử dụng các nguồn lực phù hợp với tầm nhìn đó, sử dụng các kỹ năng giao tiếp để tận dụng sự hỗ trợ, thu thập nguồn lực, khuyến khích người khác làm hết sức mình Nhà quản lý quan trọng nhất vẫn là khả năng tổ chức, biết quản lý nhân viên, điều hành công việc hợp lý và hiệu quả Nhà quản lý lấy kết quả làm mục tiêu, kiến thức làm nền tảng và tổ chức làm phương tiện Vì vậy đối với nhà quản lý phải lập kế
Trang 8hoạch, chương trình hành động, đề cao yếu tố kinh nghiệm và phương pháp làm việc khi tiến hành công việc Nhưng nhà lãnh đạo lại chú trọng vào việc tạo ra thông điệp
và lộ trình có sức thuyết phục cao để thu hút người thực hiện nhiệm vụ Điểm mạnh của nhà lãnh đạo là tạo được sự lôi cuốn người khác đi theo mình Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn hay kỹ năng tổ chức cao nhưng
họ phải có đủ tài thuyết phục để thu hút các nhà quản lý giỏi về làm cho mình
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu có uy tín trên thế giới, họ đã đưa ra một bảng tóm tắt một số đặc trưng giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý Những tiêu chí này chỉ ở mức độ tượng trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề
Năng lượng Đam mê Điều khiển ( Có kiểm soát ) Cách thuyết phục “Bán” ý tưởng “Bảo” người khác làm theo
Tập trung Lãnh đạo con người Quản lý công việc
Có Người đi theo/thực hiện Cấp dưới/Nhân viên
Đổ lỗi Nhận lỗi về mình Đổ lỗi cho người khác
Hướng tới Phương hướng/chiến lược Kế hoạch chi tiết
Động lực Tiên phong thực hiện Phản ứng lại
Quyết định Đơn giản hóa Ra quyết định
Trang 9Tiền bạc Trao Giữ
Khả năng thu phục Trái tim Khối óc
Nguyên tắc Phá bỏ nguyên tắc Lập ra nguyên tắc
Định hướng Con đường mới Con đường đã có
Mức độ cụ thể Định hướng Lên kế hoạch cụ thể
Quyền lực Uy tín cá nhân Quyền lực chuẩn tắc
Phong cách Thay đổi tâm lý con người Áp đặt tâm lý con người
Trao đổi Niềm hăng say làm việc Tiền – Công việc
Rủi ro Chấp nhận rủi ro Tối thiểu hóa rủi ro
Xung đột Tạo ra và sử dụng xung đột Né tránh xung đột
Mức độ năng động Chủ động đi trước Bị động, phòng vệ
Trên thực tế và qua các nghiên cứu cho thấy còn nhiều tranh luận về sự khác nhau của hai vị trí này song trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, lãnh đạo và quản lý luôn luôn song hành với nhau nhưng lại không giống nhau Giữa hai vị trí này có mối liên hệ mật thiết và bổ sung, hỗ trợ cho nhau
Trong tổ chức người lãnh đạo hay là người quản lý đều là những vị trí quan trọng,
là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của một tổ chức Chính họ tạo ra tầm nhìn chiến lược để từ đó xây dựng một đường lối hình thành cấu trúc của đơn vị, đặt ra mục tiêu để hướng mọi người cùng làm theo
Trang 10Qua môn học quản trị hành vi tổ chức và qua các phân tích đã trình bầy ở trên, tôi
đã bước đầu nhận thức được vai trò của một người lãnh đạo, một người quản lý giỏi và tầm quan trọng của họ trong tổ chức của mình Hy vọng rằng, sau khi hoàn thành Khóa học Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế của trường đại học Griggs, Tôi sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý của mình và tự kiểm nghiệm lại chính bản thân, để biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và có những điều chỉnh kịp thời để ngày càng hoàn thiện mình hơn
Như vậy, thông qua khóa học môn Quản trị hành vi tổ chức và việc phát triển dự
án "Tầm nhìn lãnh đạo", cũng như tham khảo các nguồn tài liệu đã giúp tôi có nhận
thức rõ hơn về vai trò, vị trí của người quản lý và người lãnh đạo, cách thức để trở thành người lãnh đạo, người quản lý giỏi
Danh mục các tài liệu tham khảo
1 Griss – MBA- Quản trị hành vi tổ chức.
2 Trung tâm nghiên cứu và phát triển quản trị (CEMD),tài liệu Phát triển các kỹ năng quản lý hiệu quả.
3 " So sánh sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý " http://www.saga.vn
4 Và một số tài liệu khác theo chỉ dẫn của trương trình.
5 Tài liệu dịch- www.tailieu.vn- lãnh đạo và quản lý là gi?
6 Báo cáo số liệu thống kê của Cục thống kê thành phố Hà Nội năm 2011