1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích tình hình kinh doanh ngân hàng OceanBank giai đoạn 2011-2013

25 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 460,2 KB

Nội dung

Báo cáo ngân lưu...13 Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG OCEANBANK VÀ SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Trang 1

MỤC LỤC

Vài nét sơ lược về ngân hàng 2

Cơ sở thực hiện đề tài 3

Danh mục viết tắt 5

Chương 1: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 6

I Bảng cân đối kế toán 6

1 Phân tích đối chiếu các tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) trong giai đoạn 2011 – 2013 6

1.1 Đánh giá khoản mục Tài sản của OceanBank 7

1.2 Đánh giá khoản mục Nguồn vốn của OceanBank 9

II Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập) 11

III Báo cáo ngân lưu 13

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) VÀ SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 I Tỷ số tài chính 16

1 Vai trò của phân tích tỷ số

16 2 Tỷ số tài chính trung bình ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013

17 II Phân tích các tỷ số tài chính của OceanBank và so sánh với trung bình ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 17

1 Phân tích tỷ số quản lý tài sản

17 2 Phân tích khả năng quản lý nợ

19 3 Phân tích khả năng thanh toán 20

4 Phân tích khả năng sinh lời

22

Trang 2

5 Phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững

24

Chương 3: KẾT LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI

DƯƠNG (OCEANBANK) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Kết luận 24

Trang 3

Vài nét sơ lược về ngân hàng

gân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) – tiền thân là Ngân hàng Nông

thôn Hải Hưng được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu 17,2 tỷ

đồng, là ngân hàng nông thôn đầu tiên và duy nhất của tỉnh Hải Dương

thời bấy giờ hoạt động chủ yếu với nghiệp vụ cho vay phát triển nông nghiệp và

nông thôn của tỉnh Hải Dương

N

Năm 2003, Hà Văn Thắm mua lại cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Hải

Hưng từ một cổ đông quen biết Một năm sau đó, Thắm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch

HĐQT ngân hàng này

Trong thời gian điều hành và quản trị, ông Thắm là người đã đưa Ngân hàng

Hải Hưng trở thành Ngân hàng Nông thôn đầu tiên được phép chuyển đổi mô hình

sang thành đô thị Năm 2007, cái tên Ngân Hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)

chính thức hiện diện, với vốn điều lệ tăng từ 170 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng; tổng tài

sản ngân hàng đạt 13.680 tỷ đồng

Sau khi chuyển đổi mô hình, ông Hà Văn Thắm vẫn giữ vai trò là Chủ tịch

ngân hàng Các chỉ số như tổng tài sản, quy mô dư nợ, huy động vốn ngân hàng

tăng “nóng” Sau gần 7 năm chuyển đổi, OceanBank đã trở thành ngân hàng có vốn

điều lệ lên tới 4.000 tỷ đồng, tăng 4 lần và tổng tài sản tăng gần 5 lần, lên con số

67.075 tỷ đồng vào cuối năm 2013

Tuy nhiên, vào ngày 24/10/2014 Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã

thi hành lệnh bắt giữ Hà Văn Thắm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về

quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”

Trước khi ông Thắm cùng nhiều đồng phạm bị bắt, nợ xấu của OceanBank

đã lên tới 50% tổng dư nợ, vốn chủ sở hữu âm hơn 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận ngân

hàng không còn khả năng bù đắp

Tháng 5/2015, NHNN đã quyết định mua lại OceanBank với giá “0 đồng” và

chuyển đổi loại hình thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương

(OceanBank)

Quyết định này chính thức kép lại hành trình 22 năm phát triển của

OceanBank với mô hình ngân hàng tư nhân trở thành ngân hàng với 100% vốn Nhà

nước

Trang 4

Cơ sở thực hiện đề tài

Có thể thấy, trong bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống tài chính ngân hàng luôn

đóng vai trò là cầu nối và chất xúc tác hỗ trợ cho nền kinh tế Vai trò đặc biệt quan

trọng của hệ thống tài chính ngân hàng đối với nền kinh tế là không thể chối bỏ

Các TCTD nói chung và các ngân hàng nói riêng chính là những mắc xích quan

trọng cấu tạo nên hệ thống tài chính ngân hàng của một quốc gia Trong trường hợp

có một mắc xích bị yếu kém dẫn đến phá sản sẽ gây ra hậu quả khó lường

Khủng hoảng niềm tin là hậu quả nghiêm trọng nhất khi xảy ra sự kiện một

ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và đứng trước bờ vực phá sản Thay vì gửi ở

ngân hàng, tiền được cất giữ tại nhà, dẫn đến hệ quả thiếu nguồn vốn cho việc đầu

tư trở lại nền kinh tế Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng này sẽ tạo ra hiệu ứng

“Domino” với các ngân hàng khác, gây ra cuộc khủng hoảng về niềm tin đối với

toàn bộ nền kinh tế

Vấn đề này hiện nay đang được NHNN kiểm soát bằng cách mua lại các

ngân hàng yếu kém với “giá 0 đồng” để tránh dẫn đến khủng hoảng toàn hệ thống

Tuy nhiên, cách làm này là một con dao 2 lưỡi

Theo NHNN, việc xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là việc

khó, phức tạp, chưa có tiền lệ và trên thực tế đã gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho

các cán bộ xử lý trực tiếp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý Do đó cần

quy định về miễn trừ trách nhiệm Hơn nữa, các chuyên gia quốc tế cũng đánh giá

cao quy định này vì đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế

Thông tin vừa được đưa ra tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng

pháp luật ngày 11/4, NHNN sẽ chấm dứt việc mua lại các ngân hàng yếu kém với

giá 0 đồng Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “Đã kinh tế thị trường cho thị

trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống Không

thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng

mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá

yếu kém là cần thiết”

Có thể thấy, việc xử lý một TCTD hoạt động yếu kém dẫn đến mất khả năng

thanh khoản vẫn đang là một bài toán đau đầu đối với nhà làm luật, chuyên gia,…

trong và ngoài nước Giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại chính là việc các

TCTD cần phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý, giảm tỷ lệ nợ xấu, Đồng

Trang 5

thời, Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ các TCTD vì mục tiêu chung là

phát triển nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa

Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng rủi ro cao, nguồn

thu nhập chủ yếu là từ thu lãi qua cung cấp tín dụng và chính nghiệp vụ này quyết

định cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại, vì vậy công tác

phân tích báo cáo tài chính được các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm thực hiện

nhằm đảm bảo an toàn tài sản và con người, nâng cao hiệu quả kinh doanh và củng

cố vị thế của ngân hàng

Xuất phát từ những nhận thức ấy cùng với sự hướng dẫn của Cô NGUYỄN

THỊ ANH THY và Thầy HÀ, nhóm chúng em có điều kiện phân tích các chỉ số tài

chính liên quan từ báo cáo tài chính được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Đại

Dương (OceanBank) giai đoạn từ năm 2012 đến quý 2 năm 2014 để xem nguyên

nhân do đâu đã dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng lớn, với thâm niên hoạt động

hơn 20 năm trong lĩnh vực tín dụng này

Em đã cố gắng để phân tích quá trình trong hơn 3 năm, từ một ngân hàng có

tốc độ tăng trưởng đáng mơ ước cho đến khi bị thua lỗ nặng nề và bị quốc hữu hoá

Trong bài làm của mình, em đã tham khảo nhiều tài liệu về tài chính trong và ngoài

nước cũng như tìm kiếm những thông tin có liên quan từ các website như: cafef.vn;

cophieu68.vn; finance.vietstock.vn; oceanbank.vn; theleader.vn;… Tuy nhiên, do

kiến thức có hạn nên em không thể phân tích một cách sâu sắc, chính xác và đầy đủ,

em mong thầy và cô có những nhận xét, đóng góp để cho em có thể làm tốt hơn

trong tương lai Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

Chương 1: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) GIAI

ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

I Bảng cân đối kế toán

Hầu hết chúng ta mỗi năm đều đến bác sĩ ít nhất một lần để kiểm tra sức

khoẻ tổng quát – một cuộc kiểm tra tình trạng thể chất tại một thời điểm nhất định

Tương tự như vậy, BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp thể hiện tình hình tài

chính của công ty tại một thời điểm nhất định nào đó, thường là cuối tháng, cuối

quý hoặc cuối năm

Trên thực tế, BCĐKT thể hiện những tài sản do công ty quản lý và nguồn

hình thành những tài sản này – từ vốn của những người cho vay (nợ phải trả), vốn

góp từ các chủ sở hữu và những nguồn vốn khác BCĐKT được phản ánh theo

phương trình kế toán sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

1 Phân tích đối chiếu các tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại

Dương (OceanBank) trong giai đoạn 2011 – 2013

Bảng 1a Tình hình tài sản – nguồn vốn trong giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)

Nhìn vào bảng 1.1 ta có thể nhận thấy tài sản - nguồn vốn của OceanBank

trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm

trước Con số này trong năm 2011 là 62.639.316.877.051 (VND) thì đến năm 2012

tổng tài sản của OceanBank đã tăng thêm 1.822.782.551.466 (VND) tương ứng với

Trang 8

tốc độ tăng trưởng 2,9% làm cho tổng tài sản đạt 64.462.099.428.517 (VND) Giai

đoạn 2012 - 2013, giá trị này tăng từ 64.462.099.428.517 (VND) lên

67.075.445.086.313 (VND), tương ứng mức tăng 4,05% so với năm 2012

1.1 Đánh giá khoản mục Tài sản của OceanBank

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

III Tiền gửi tại các TCTD khác

IV Chứng khoán kinh danh 137.664 0,2 32.066 0,1 6.555.867 1

3 Dự phòng giảm giá đầu tư dài

Trang 9

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)

Nhìn vào kết cấu tài sản của OceanBank có thể thấy, khoản mục Cho vay

khách hàng và Tiền gửi và cho vay các TCTD khác là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng

cao nhất trong 3 năm 2011, 2012 và 2013

Năm 2011 khoản tiền gửi và cho các TCTD khác là 24.217.086 (triệu đồng)

chiếm 38,66% trong tổng tài sản, là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất Sang đến

năm 2012 con số này giảm xuống còn 15.330.212 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng

23,78%, so với năm 2011 khoản mục này giảm 8.886.873 (triệu đồng) Năm 2013,

số tiền gửi và cho các tổ chức tín dụng vay tăng nhẹ trở lại so với năm 2012, đạt

17.313.610 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 25,8%

Trong năm 2011 dư nợ cho vay của OceanBank là 18.955.669 (triệu đồng)

chiếm 30,3% trong tổng tài sản của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng

tài sản Đến năm 2012 dư nợ cho vay tăng thêm 6.609.310 (triệu đồng) đạt

25.564.979 (triệu đồng) đạt tỷ trọng 39,5% Sang năm 2013 con số này tiếp tục tăng

thêm 2.190.521 (triệu đồng) đạt 27.755.500 (triệu đồng) đồng thời chiếm tỷ trọng

41,4%, cao nhất trong cơ cấu tổng tài sản

Tổng các khoản đầu tư năm 2011 là 11.705.301 (triệu đồng) chiếm 18,6%

trong tổng tài sản Sang đến năm 2012, con số này đạt 15.089.403 (triệu đồng)

chiếm 23,4% Năm 2013, các khoản đầu tư của ngân hàng đạt 15.656.599 (triệu

đồng) đồng thời chiếm 23,3%

 Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, hầu hết các khoản mục trong

tổng tài sản của ngân hàng đều có sự tăng trưởng và phát triển, tuy nhiên bên cạnh

đó các khoản mục tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản có khác, TSCĐ giảm nhưng

không đáng kể so với tổng tài sản của ngân hàng Cơ cấu tài sản của ngân hàng khá

hợp lý, các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân

hàng, mà cao nhất là khoản mục tín dụng và tiền gửi và cho vay các TCTD khác.

Hai khoản mục này thay đổi vị trí nhất nhì trong tỷ lệ so với tổng tài sản cho nhau

Trang 10

qua các năm

1.2 Đánh giá khoản mục Nguồn vốn của OceanBank

Nhìn chung kết cấu tài sản tốt thể hiện một kết cấu vốn có hiệu quả, hứa hẹnkết quả tốt đẹp trong tương lai Nhưng kết cấu đó có bền vững hay không lại phụ

thuộc vào kết cấu của nguồn vốn Nếu kết cấu tài sản của ngân hàng là hợp lý

nhưng lại được cấu thành từ nguồn vốn vay là chủ yếu thì hiệu quả và tính bền vững

của tài sản đó không chắc chắn

Có thể thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, giá trị tài sản – nguồn vốn củaOceanBank luôn có sự tăng trưởng qua các năm Tuy nhiên, để đánh giá được tính

bền vững và hiệu quả chúng ta cần tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn của

OceanBank giai đoạn 2011 – 2013

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

I Chiếu khấu giấy tờ có giá với

- 0,0 0

V Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho

vay TCTD chịu rủi ro

300.000 0,4

8

- 0,0 0

- 0,0 0

Trang 11

2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)

Nhìn vào kết cấu nguồn vốn của ngân hàng OceanBank có thể thấy Nợ phải

trả luôn chiếm tỷ trọng cao Cụ thể, tỷ lệ tổng nợ/tổng nguồn vốn trong năm 2011

là 92,6%, năm 2012 con số này là 93% và năm 2013 là 93,5% Như vậy, tỷ trọng nợ

của ngân hàng là rất lớn đồng thời tăng đều qua các năm Một phần do đây là đặc

thù của ngành tài chính ngân hàng, nhưng mặt khác nó lại phản ánh tính rủi ro thanh

toán rất lớn mà ngân hàng phải gánh chịu

Trong nợ phải trả thì khoản mục tiền gửi của khách hàng là thành phần

chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Năm 2011 số tiền gửi

của khách hàng là 38.589.892 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 61,6% thì đến năm 2012

số tiền gửi của khách hàng tăng 4.649.963 (triệu đồng) đạt 43.239.855 (triệu đồng),

tương ứng tốc độ tăng 12%, đồng thời tỷ trọng đạt 67,1% Đến năm 2013 số tiền gửi

của khách hàng tăng vọt so với các năm trước đạt 51.924.391 (triệu đồng), tương

ứng tốc độ tăng 20%, chiếm tỷ trọng lên đến 77,4%, một con số khá tốt Vốn huy

động tăng liên tục, đặc biệt lại tăng mạnh trong năm 2013 biểu hiện ngân hàng

OceanBank có uy tín và vị trí vững vàng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giúp

thu hút thêm được nhiều lượng tiền gửi

Mặc dù tổng nguồn vốn qua các năm đều tăng nhưng vốn chủ sở hữu của

ngân hàng thì lại đi ngược lại, năm sau luôn thấp hơn năm trước Nếu trong năm

2011 vốn chủ sở hữu là 4.644.050 (triệu đồng) thì năm 2012 vốn chủ sở hữu giảm

159.236 (triệu đồng) còn 4.484.814 (triệu đồng) tương ứng tốc độ giảm là 3,4%

Năm 2013 vốn chủ sở hữu của ngân hàng là 4.354.730 (triệu đồng) giảm 130.083

(triệu đồng) so với năm 2012, tương ứng tốc độ giảm 2,9% Trong cơ cấu nguồn

vốn chủ sở hữu thì khoản mục Vốn điều lệ, Thặng dư vốn cổ phần và Vốn khác là

Trang 12

không thay đổi qua các năm, trong khi Quỹ của TCTD có phần tăng nhẹ Nguyên

nhân chính dẫn đến sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của ngân hàng đến từ sự giảm đáng

kể ở khoản mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Nếu như trong năm 2011 lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối của ngân hàng là 490.478 (triệu đồng) thì đến năm

2012 con số này giảm 244.716 (triệu đồng) chỉ còn xấp xỉ một nửa là 245.761 (triệu

đồng) tương ứng tốc độ giảm là 50% Tình hình đến năm 2013 còn ảm đạm hơn, lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối tiếp tục giảm 152.055 (triệu đồng) so với năm 2012

còn lại 93.706 (triệu đồng) tương ứng tốc độ giảm 62% Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối là phần được trích từ lợi nhuận, dùng để tái đầu tư vì lợi ích của các cổ

đông (đây là nguồn vốn rất quan trọng để phát triển ngân hàng)

Huy động được nhiều vốn từ khoản tiền gửi của khách hàng làm cho khoản

nợ phải trả tăng cao, nhưng ngân hàng lại liên tục sụt giảm nguồn VCSH  cho

thấy ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, nguy cơ mất khả năng thanh toán rất dễ

xảy ra

II Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp thểhiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định

Cụm từ “khoảng thời gian nhất định” có ý nghĩa quan trọng, không giống như

BCĐKT chỉ thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm, Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả tích luỹ của hoạt động kinh

doanh trong một khung thời gian nhất định

Báo cáo kết quả hoạt động được biểu hiện bằng một biểu thức đơn giản sau:

Thu nhập – chi phí = Lợi nhuận sau thuế (hoặc Lỗ)

Đơn vị tính: triệu Đồng

với 2011

2013 so với 2012

lệch

Chênh lệch

1 Thu nhập lãi và các khoản

Ngày đăng: 03/01/2018, 20:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w