1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN âm nhạc tiểu học dân ca

21 607 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Với học sinhtrường tiểu học Trường Sơn, qua khảo sát tôi thấy vốn dân ca của các em rấtnghèo nàn, nhưng không vì vậy mà các em không hứng thú với nhạc dân ca, chínhnhững nét đặc trưng củ

Trang 1

MỤC LỤCMỤC LỤC 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: “ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ VIỆC DẠY HÁT DÂN CA

TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC”

Người thực hiện: Pham Thị MếnGiáo viên dạy môn: Âm nhạcĐơn vị: Trường Tiểu học Trường Sơn

1 Cơ sở đề xuất giải pháp 1.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mỗi thời đại bao giờ cũngmang trong nó những dấu ấn riêng tạo nên bản sắc thời đại, những dấu ấn khẳngđịnh/chứng tỏ sự tồn tại của thời đại Song có lẽ chưa bao giờ diễn trình lịch sửthế giới lại có một thời đại mang trong nó nhiều sự phong phú, phức tạp trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội như thời đại ngày nay Chúng ta đang sốngtrong thời đại của công nghệ thông tin, nền kinh tế nước ta được xác định là kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó cũng là thời đại mà toàn cầuhóa được nhìn nhận như một tất yếu của sự phát triển xã hội loài người Nhữngkhái niệm “Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta”, “Làng thế giới”, “Thế giớiphẳng” ngày một trở nên thân quen với nhiều vấn đề không chỉ là của chỉ riêngmột quốc gia mà có ý nghĩa đối với toàn thế giới

Trang 2

Đối với mỗi quốc gia dân tộc, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống và khoahọc kỹ thuật đang mang trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóachính là sự khẳng định những nét đặc trưng riêng có của quốc gia đó dân tộc đótrên thế giới Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc dân tộc cổtruyền với những giá trị tiềm ẩn mang tính bản sắc cũng thật sự là minh chứng củamột dân tộc trong thời đại của toàn cầu hóa Âm nhạc dân tộc cổ truyền ra đời vàtồn tại như một thành tố quan trọng thân thiết và không thể thiếu của sinh hoạtvăn hóa dân gian Việt Nam Âm nhạc dân tộc truyền thống gắn bó với mỗi conngười từ thuở lọt lòng trong lời ru của mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trongtiếng kèn đưa tiễn về nơi vĩnh hằng Âm nhạc dân tộc cổ truyền là cơ sở quan

thế hệ trẻ hiểu biết và tự hào về nét văn hóa của dân tộc Bởi trong thời đại hiệnnay, học sinh phần lớn bị đắm mình trong các dòng nhạc trẻ, nhạc nước ngoài Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các băng đĩa bày bán tràn lan.Nhiều học sinh cảm thấy dân ca rất xa lạ với thị hiếu âm nhạc hằng ngày Khôngphải vì các em không yêu thích dân ca mà vì các em không có điều kiện tiếp cậnnhiều với dân ca Trong chương trình giảng dạy âm nhạc của trường tiểu học dân

ca còn ở mức độ khiêm tốn: 10 bài chính khóa và 5 bài tự chọn Với thời lượng đó

để mong muốn học sinh hiểu biết nhiều về dân ca là điều không dễ Với học sinhtrường tiểu học Trường Sơn, qua khảo sát tôi thấy vốn dân ca của các em rấtnghèo nàn, nhưng không vì vậy mà các em không hứng thú với nhạc dân ca, chínhnhững nét đặc trưng của từng làn điệu dân ca, đặc trưng của từng vùng miền đãcuốn hút các em bằng những giai điệu đẹp, chất chứa những ý nghĩa của ông bàxưa để lại Chính điều này đã thôi thúc tôi mang dân ca đến gần với các em hơnnữa để các em thêm yêu những làn điệu dân ca, từ đó muốn gìn giữ và phát triểnchúng Trong phân phối chương trình môn Âm nhạc Tiểu học còn lồng ghépnhững bài hát dân ca nước ngoài, điều này rất tốt vì các em có thể mở rộng kiếnthức của mình, có thể phân biệt được sự khác nhau giữa dân ca Việt Nam với dân

ca nước ngoài, sẽ hiểu thêm về sự tinh túy của bản sắc Văn hóa Việt Nam và sẽtrân trọng hơn những bản sắc tốt đẹp đó

Trong bài hát : Lời Bác dặn trước lúc đi xa có câu hát : Rằng đã yêu TổQuốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca” Đó là một trong những lời

di chúc cuối cùng của Bác, thể hiện Bác có tình cảm đặc biệt với những khúc hátdân ca, yêu dân ca gắn liền với yêu Tổ Quốc Những triết lí sâu sắc Bác muốnnhắn gửi tới con cháu chúng ta: Dân ca chính là hồn của dân tộc là một trongnhững tinh hoa văn hóa của dân tộc, phải được gìn giữ Mỗi quốc gia đều có vănhóa của riêng mình Văn hóa chính là bộ mặt của dân tộc Thủ tướng Phạm VănĐồng khi còn sống cũng đã nói rằng: “Văn hóa của dân tộc chính là bộ mặt của

Trang 3

dân tộc ấy” Vậy nếu đánh mất văn hóa của dân tộc tức là không còn mặt mìnhnữa Nếu chúng ta yêu dân ca, hiểu về dân ca thì trong mỗi chúng ta sẽ rất gắn bóvới dân tộc mình, với đất nước mình.

Trẻ em là những mầm non, là người chủ tương lai của đất nước phải dạycho các em biết về dân ca, về văn hóa của đất nước mình, để các em vừa tiếp thunền văn hóa thế giới vừa gìn giữ được những tinh hoa văn hóa của dân tộc Vì vậyviệc phát huy và đẩy mạnh hiệu quả việc dạy hát dân ca cho học sinh là điều rấtcần thiết

1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp

1.2.1 Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học

Trường tiểu học Trường Sơn được trang bị phòng Âm nhạc, phòng họcthoáng mát có đủ quạt, đèn, đàn Organe và đàn Piano điện tử, bàn ghế đầy đủphục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh Bàn, ghế và các trang thiết

bị dạy học được sắp xếp hợp lí để học sinh có thể vận động và sử dụng đồ dùnghọc tập một cách thuận tiện Thanh phách, song loan, cóc gỗ, tranh ảnh minh họa,bảng phụ được sưu tập và làm thêm khá đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học

1.2.2 Tình hình học sinh

Đa số học sinh yêu thích môn Âm nhạc

Trình độ hiểu và thuộc các bài dân ca ở học sinh còn rất hạn chế, có thể các

em biết hát nhưng lại không nhớ nguồn gốc hoặc tên bài hát

1.2.3 Giáo viên

Toàn trường có 2 giáo viên phụ trách môn Âm nhạc cả hai đều chịu khó tìmtòi, học hỏi để nâng dần chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc, giúp học sinh đạtđược tốt trình độ theo chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ GD&ĐT quy định

1.3 Mục tiêu của giải pháp

Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh tại Trường Tiểu học Trường Sơn

để rút ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp

Phân tích các ưu nhược điểm trong các tiết dạy

Trang 4

Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng để nâng cao chấtlượng giảng dạy

1.3.1 Về kiến thức

Bước đầu giúp học sinh hiểu được:

Dân ca là g? Do ai sáng tác? Thời gian sáng tác?

Ý nghĩa của dân ca đối với cuộc sống lao động, sinh hoạt của nhân dân ta từxưa đến nay

Tại sao chúng ta phải nghe, tìm hiểu và học hát dân ca?

1.3.2 Về kĩ năng

Học sinh có thể hát thuộc và biết được một số dân ca của các vùng miền, cơbản là dân ca Vùng núi phía Bắc, dân ca đồng bằng Bắc bộ, dân ca Trung bộ, Dân

ca Nam bộ, dân ca Tây Nguyên

Học sinh biết hát kết hợp vận động tương đối phù hợp với nội dung với giaiđiệu của bài hát

1.3.3 Về thái độ, tình cảm

Yêu dân ca, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc và biết trân trọnggìn giữ

Tuyên truyền vận động người thân bạn bè tìm hiểu và hát dân ca

1.4 Căn cứ của đề xuất giải pháp

Nghiên cứu tài liệu có liên quan

Khảo sát đánh giá nguyên nhân qua số liệu khảo sát

Qua tình hình thực tiễn rút ra một số phương pháp mới để giảng dạy có hiệuquả

1.5 Phương pháp áp dụng, đối tượng và phạm vi áp dụng

1.5.1 Phương pháp thực hiện

Phương pháp thống kê: sử lí thông tin và nắm bắt số liệu

Trang 5

Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức hát dân ca theo cặp, theo nhóm, thi đuagiữa các tổ và nhận xét lẫn nhau

Phương pháp diễn xướng: Dạy cho học sinh kiểu hát, lối hát, cách thể hiệnđộng tác, cử chỉ khi hát và tạo môi trường hát dân ca cho học sinh

Phương pháp kiểm tra, đánh giá: kiểm tra đánh giá về vốn dân ca của họcsinh

và phong phú

Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiệnthực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tụctập quán riêng Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan

hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thứcngôn ngữ khác nhau Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nétđẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêuđời, yêu người thiết tha Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc,

là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rấtphong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Các côngtrình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đãkhẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới2.500 năm Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và cáchiện vật khảo cổ cùng niên đại Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng,nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thầnNông nghiệp Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múahát và các nhạc khí

Trang 6

Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ thơ,

là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc, hiểu biết nghệ thuật, đó chính là nhữngmắt xích đầu tiên, quan trọng nhất để khơi dậy ở trẻ những cảm xúc với âm nhạc

và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời Đưa những bài hát dân ca vàotrong chương trình học của học sinh tiểu học là một việc hết sức cần thiết trongviệc bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp văn hoá Việt Nam

2.2 Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn

Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về bộ môn âm nhạc ở trường Tiểu học, tôi đã đi xâm nhập thực tế, traođổi với các em vào giờ ra chơi và dự giờ đồng nghiệp và thực tế các tiết dạy củabản thân

Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát nhạc của các

em khối 1 và đi sâu nghiên cứu thực nghiệm ở lớp 4 tại trường làm đối chứng

Khảo sát có nội dung như sau:

Trong chương trình Âm nhạc lớp 1, 2 ,3 các em đã được học rất nhiều bàihát, xen kẽ trong đó là những bài hát dân cac của từng dân tộc, của từng vùngmiền Các em hãy nhớ lại và kể tên cho cô một số bài hát dân ca mà em biết Kếtquả khảo sát như sau:

2.2.1 Đánh giá kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát các lớp, xét về mặt bằng tôi thấy kết quả đạt được như vậy chưa được khả quan Vì yêu cầu đưa ra là các bài hát dân ca nên các em còn chưa nhớ tên bài hát hoặc các em thuộc bài nhưng chưa nhớ tên hoặc nguồn gốc của bài hát,

Trang 7

chưa nói đến việc các em thể hiện đúng tính chất, các chỗ luyến láy đặc trưng làm nên bài hát Đa số thích học môn này tuy nhiên trong số đó còn một vài em còn sợ lên biểu diễn ngượng ngùng, e ngại, sợ sệt, vì thế đây là một thực trạng rất đáng lo ngại trong tiết dạy hát vì đó là môn nghệ thuật đáng lẽ phải thu hút được

sự hứng thú yêu thích học môn này của học sinh Nếu đội ngũ giáo viên của chúng ta không biết đổi mới phương pháp dạy học, không biết phát huy khả năng vốn có và khám phá năng khiếu bẩm sinh của các em thì sẽ không có được tiết dạy hát đạt kết quả cao

Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắcphục những tồn tại trong việc dạy và học

* Nguyên nhân:

Nguyên nhân lớn vẫn là giáo viên chưa biết phối kết hợp các phương phápsao cho hợp lý và sinh động để thu hút học sinh vào tiết dạy, truyền thụ kiến thứcphải mang tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi để giúp các em không có năng khiếuxoá bỏ những mặc cảm tự ti thì đều có thể học được bộ môn âm nhạc

Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp cũtrong tiết dạy không biết sử dụng đồ dùng dạy học, nhất là đánh đàn, chưa thu hútđược sự yêu thích, ham muốn của học sinh đối với môn nghệ thuật này

Vậy làm thế nào để học sinh tốt môn âm nhạc nói chung và yêu thíchnhững làn điệu dân ca nói riêng? Điều đó phụ thuộc rất lớn vào phương pháp,cách tổ chức dạy học của giáo viên Mỗi chúng ta đều phải biết vận dụng linh hoạtcác phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp thì mới phát huy được hết khảnăng của học sinh, tự các em tìm ra kiến thức cho bản thân mình, đó là cách “hátkhông hay nhưng các em vẫn có thể hát đúng được”, như vậy giờ dạy hát mới đạthiệu quả cao

Trang 8

Tổ chức các trò chơi âm nhạc qua các giai điệu bài hát nhằm phát triển tainghe, phản ứng nhanh nhạy chính xác của học sinh, thu hút sự chú ý và phát huytốt khả năng âm nhạc của học sinh, tạo tính tích cực chủ động sáng tạo trong việclĩnh hội kiến thức

Cải thiện phương pháp dạy môn âm nhạc để có phương pháp và hình thức

tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao

2.3 Nội dung của giải pháp mới

* Những vấn đề chung

Để học sinh tự tin thể hiện tốt các làn điệu dân ca và năm được nguồn gốccủa từng bài và đặc trưng của từng vùng miền đầu tiên tôi hình thành cho các emmột số thói quen học tập như sau:

Thói quen nhận biết, ghi nhớ đặc trưng của từng bài hát qua từng tiết học.Giờ học phải chú ý học hát dưới sự chỉ đạo của giáo viên

Biết vận dụng vào nhạc để hát cho đúng, phải tạo cho mình kiến thức âmnhạc vững chắc để biết nhận xét, so sánh người hát sau bài học biết hát ở mức độđơn giản nhất

Về phía giáo viên:

Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, thu hút sự chú

ý và gây dựng hứng thú được học nhạc của học sinh Sưu tầm, nghiên cứu kĩlưỡng về dân ca và đặc trưng của từng vùng miền Sưu tầm các bài hát dân ca làmnền tảng để học sinh dựa vào đó để phân biệt đặc trưng Thường xuyên áp dụngcác phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lýđối với từng kiểu bài để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học

Cần chú trọng rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

2.3.1 Giới thiệu sơ lược về dân ca:

Bắt đầu giờ học hát dân ca giáo viên củng cố cho học sinh những kiến thức

đã học về dân ca: Dân ca là gì? Do ai sáng tác?

Trang 9

Dân ca là những bài hát do dân tự hát lên trong khi lao động sản xuất hoặctrong các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ không phải do một nhạc sĩ nào cả, mới đầuchỉ do một người hát rồi nhiều người nghe hát theo, được truyền miệng từ ngườinày sang người khác và lưu truyền qua nhiều thế hệ trở thành bài hát đặc trưngcủa từng vùng miền, có chất giọng, ngữ điệu và phản ánh cuộc sống của ngườidân ở vùng miền ấy.

Vì sao em phải học hát dân ca?

Vì dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rấtđược quan tâm và gìn giữ Học dân ca giúp các em hướng về cội nguồn và hiểuhơn những giá trị độc đáo trong Văn hóa cổ truyền dân tộc

2.3.2 Khảo sát vốn dân ca của học sinh (lớp 4 )

Về sau cũng bài tập này được nâng dần lên, yêu cầu tìm thêm:

- Dân ca vùng núi phía Bắc: …

- Dân ca Tây Nguyên: …

Qua bài tập trên giúp giáo viên nắm được tỉ lệ học sinh biết các bài dân canhiều hay ít để bồi dưỡng thêm và so sánh với những năm học sau cùng thờiđiểm Mặc khác bài tập còn có tác dụng giúp học sinh biết đúng các bài dân catheo vùng miền và được biết thêm những bài dân ca khác do các bạn và cô giáocung cấp thêm Qua tên bài hát mà các em nêu đúng, tôi yêu cầu em hát một câutrong bài em vừa nêu Nhiều học sinh rất hứng thú trong việc này, các em đãmang lại tiếng cười vui trong lớp

Học sinh nhỏ thường hay quên nên giáo viên có thể lặp đi lặp lại bài tậpnày nhiều lần trong năm học Sau mỗi lần làm bài giáo viên dặn học sinh về nhàtìm thêm các bài dân ca của các vùng miền

Trang 10

Kết quả: Qua cách làm trên học sinh càng ngày càng biết thêm nhiều bàidân ca hơn và các em tỏ ra rất thích Khi nghe tôi bổ sung thêm tên của một bàihát, lập tức các em yêu cầu tôi hát thử Tôi cũng làm theo lời đề nghị của các emnhưng không phải bài dân ca nào tôi cũng biết hát và có thể hát hay hát tốt được.

Do đó tôi đã cố gắng sưu tầm thật nhiều bài dân ca lưu vào đĩa để cuối tiết học tôitranh thủ dành ít phút mở cho các em nghe bài hát mà các em yêu cầu Đây cũng

là cách giúp cho cả cô và trò biết thêm về dân ca

2.3.3 Giúp học sinh nhận biết đơn giản về dân ca của từng vùng miền:

Ở các tiết học có phần nghe nhạc, đối với lớp 1,2,3 trước khi cho học sinhnghe hát dân ca giáo viên phải giới thiệu xuất xứ bài hát Ở lớp 4 tôi làm ngượclại Trước khi cho học sinh nghe hát tôi dặn các em lắng tai nghe và thử đoán xem

đó là dân ca của vùng miền nào, chú ý lời ca, chất giọng, ngôn từ trong bài hát.Sau khi nghe hát xong tôi cho học sinh nêu cảm nhận và sau đó nêu xuất xứ củabài dân ca vừa nghe

Ví dụ khi nghe bài hát Trống cơm , tôi cho học sinh chọn chữ cái trước ýđúng ghi vào bảng con:

A Dân ca Bắc Bộ

B Dân ca Nam Bộ

C Dân ca Trung Bộ

Hay khi nghe bài Ru em (Dân ca Xê-Đăng), thì cho học sinh chọn:

A Dân ca miền núi phía Bắc

B Dân ca Tây Nguyên

Nếu học sinh chọn đúng, giáo viên hỏi căn cứ vào đâu để có thể nhận biết?Giáo viên hướng dẫn học sinh: Có thể ta dựa vào chất giọng và ngôn từ

Dân ca miền Bắc thường có các từ đệm như: ới a, ối a, tình tính tang, ố mấy, …

Ví dụ: Bài Trèo lên quán dốc (Dân ca quan họ Bắc Ninh): Trèo lên quán

dốc ngồi gốc ới a cây đa rằng tôi lý ới a cây đa … Ai đem ối a tính tang tình rằng…Bàì Trống cơm (Quan họ Bắc Ninh): Tình bằng có cái trống cơm khen ai

khéo vỗ ố mấy bông mà nên bông …Một bầy tang tình con sít ố mấy lội lội sông

Ngày đăng: 03/01/2018, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w