b Thế nào là vi phạm pháp luật?Vi phạm pháp luật nói chung là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cá
Trang 11.Nguyễn Thị Thu Hà 2.Nguyễn Thu Huyền 3.Nguyễn Thị Thảo 4.Đào Thị Thanh Tâm 5.Phạm Hoài Thương 6.Đỗ Ngọc Sáng
Trang 3A Khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu
hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
①
Trang 4hiện đúng quy định của pháp luật.
Bất hợp pháp (hay hành vi trái pháp luật): không tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện hành
động trái quy định của pháp luật.
Bất hợp pháp (hay hành vi trái pháp luật): không tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện hành
động trái quy định của pháp luật.
Phân loại hành vi
Trang 5Hành vi bất hợp pháp Hành vi hợp pháp
Trang 6b) Thế nào là vi phạm pháp luật?
Vi phạm pháp luật nói chung là hành vi trái
pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.
Trang 7② Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.
Trang 8Một là hành vi (hành động hoặc không hành động)
Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con
người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ
Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành
động hoặc bằng không hành động
Trang 9Ví dụ: đi xe máy vượt đèn
đỏ khi tham gia giao thông Ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế
Trang 10Hai là có tính chất trái pháp luật:
Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm:
Ví dụ: đi xe máy ngược chiều…
Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ và pháp luật bắt buộc phải thực hiện:
Ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ…
Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép:
Ví dụ: trưởng thôn bán đất công cho một số cá nhân nhất định…
Trang 11Ba là có lỗi
Tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi
đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.
Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không
bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.
Trang 12Tính chất của hành vi
Tồn tại VPPL Tồn tại VPPL
Trang 13B Cấu thành vi phạm pháp luật
Một vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành sau:
Mặt khách quan Mặt chủ quan Khách thể
Chủ thể
Trang 14① Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật
Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm
Trang 15 Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành
vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc
những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức
là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một
nguyên nhân khác.
Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp
luật.
Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.
Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực
hiện hành vi trái pháp luật của mình.
Trang 16② Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
Là những biểu hiện bên trong của hành vi vi phạm
Bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật:
Lỗi
Là trạng thái tâm lí của người vi phạm khi người này có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình cho phù hợp với đòi hỏi của pháp luật nhưng đã lựa chọn cách xử sự ngược hoặc trái với yêu cầu.
Lỗi được chia thành: Lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi vô ý do quá tự tin.
Lỗi vô ý cẩu thả.
Trang 17 Lỗi cố ý trực tiếp: người vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm và nhận thức được hậu của gây ra cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả đó phải xảy ra.
Ví dụ: Người A do có xích mích với hàng xóm là người B nên đã
lén đốt nhà người B khi người B đi vắng Hậu quả khiến cho nhà người B cháy và các vật dụng trong nhà đều cháy hoặc hỏng hóc.
Trang 18Lỗi cố ý gián tiếp: người vi phạm nhận thức được hành vi, hậu quả, tuy không mong muốn nhưng có ý định mặc cho hậu quả xảy ra.
trộm cá của mình cho nên đã dùng cách đó là mắc dây
điện trần xung quanh ao, và hậu quả là đã gây chết người Trong trường hợp này, người chủ ao cá nhận thức rõ rằng hành vi của mình là nguy hiểm và có thể gây hại tới tính mạng của người khác tuy không mong muốn nhưng vì lợi ích của mình mà người đó có thái độ bỏ mặc.
Ví dụ 2: A dùng dao chém vào đùi B với mục đích cảnh
cáo B nhưng sau đó bảo về nhà Do không được cấp cứu kịp thời, máu ra nhiều nên B đã chết.
Trang 19 Lỗi vô ý do quá tự tin: người vi phạm nhận thức được
hành vi, hậu quả nhưng tin tưởng rằng hâu quả không xảy ra.
chuẩn bị sang đường nhưng A nghĩ là B sẽ sang từ từ và có
thể tránh được A nên không giảm tốc độ Đột ngột B rẽ sang đường nên A không thể tránh nổi Kết quả A làm B chết.
để đạn bắn lệch vào người quanh đó Kết quả người đó đã
bắn chết người.
nhận thức được khả năng gây tai nạn nhưng do tin rằng tai
nạn sẽ không xảy ra nên vẫn sủ dụng và hậu quả là gây tai nạn dẫn tới chết người.
Trang 20Vô ý do cẩu thả: người vi phạm không nhận thức được hành vi, không nhận thức được hậu quả dù
pháp luật buộc phải nhận thức được
Ví dụ: Người A hút thuốc lá khi đi trên đường Sau
khi hút xong anh ta bỏ thuốc lá ở bên lề đường, ngay
đó là đống rơm to Kết quả lửa bén vào đống rơm
làm đống rơm bốc cháy mạnh khiến dây điện ở bên đường bị cháy và rơi xuống gây hư hỏng hệ thống
điện
Trang 21Động cơ: là cái thúc đẩy người vi phạm thực
hiện hành vi vi phạm
Mục đích: là cái mà hành vi vi phạm mong
muốn đạt được, hướng tới
Trang 22③ Khách thể của vi phạm pháp luật:
Là các quan hệ xã hội được luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới.
Ví dụ: Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự, tài sản của công dân, của NN, an ninh quốc gia, các trật tự an
toàn xã hội…
Là yếu tố quan trọng để xác định mức độ, tính nguy hiểm của hành vi
Ví dụ: Hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tính mạng
con người nguy hiểm hơn nhiều hành vi gây rối trật tự công cộng
Những quan hệ xã hội luật không bảo vệ thì dù có hành vi vi phạm cũng không coi là vi phạm pháp luật.
Trang 23④ Chủ thể của vi phạm pháp luật
Phải có năng lực hành vi
Là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
Cơ quan, tổ chức: luôn có năng lực hành vi đầy đủ
Cá nhân: phải xác định rõ mức độ năng lực hành vi
Ví dụ trong lĩnh vực dân sự đối với 1 cá nhân:
Trang 24C Phân loại vi phạm pháp luật:
Căn cứ vào tính chất,mức độ nguy hiểm cho xã hôi
vi phạm pháp luật được chia thành 4 loại:
Vi phạm kỉ luật
Trang 25① Vi phạm hình sự (Tội phạm)
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý các quan hệ
xã hội được NN bảo vệ
Chủ thể vi phạm hình sự (tội phạm) là cá nhân
Trang 26TÌNH HUỐNG:
Nguyễn Đức Nghĩa (sn 1984, Kiến An, Hải Phòng) và nạn
nhân Ngô Phương Linh (sn 1984, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều là sinh viên trường đại học Ngoại thương và yêu nhau từ năm
2005 đến đầu năm 2006 thì chia tay, sau đó Nghĩa có người yêu mới là Hoàng Thị Yến Nhân dịp nghỉ lễ ngày 30/4/2010 Yến gửi nhà nhờ Nghĩa trông hộ để về quê Ngày 3/5 Nghĩa điện thoại cho Linh đến nhà Yến để “tâm sự” , ngay tiếp ngày hôm sau tức ngày 4/5/2010 Linh cũng đến chỗ Nghĩa Tại đây hắn sát hại nạn nhân sau đó dung dao cắt bỏ đầu và 10 ngón tay cho vào túi
ninol vứt tại 1 khúc song Cấm ở Quản Ninh, phần thân còn lại được Nghĩa mang lên tầng thượng giấu vào phòng xử lí rác của khu chung cư.
Trang 27Cấu thành vi phạm pháp luật:
Mặt khách quan:
Hành vi: giết người, cắt bỏ thành nhiều phần và vứt ở nhiều nơi.
Hậu quả: làm chết người, xác nạn nhân không còn nguyên vẹn
Động cơ: do hận thù với người yêu cũ.
Chủ thể vi phạm: Nguyễn Đức Nghĩa có năng lực hành vi đầy đủ
Trang 28② Vi phạm dân sự:
Là những hành vi nguy hại cho xã hội, xâm hại
đến những quan hệ tài sản, những quan hệ than nhân phi tài sản có liên quan với các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp
đồng.
Chủ thể vi phạm dân sự là cá nhân hoặc tổ chức
Trang 29TÌNH HUỐNG:
Nguyễn X (24 tuổi, Lạng Sơn), là sinh viên năm 2 trường ĐH Tây Đô.
Năm 2012, qua Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều )
Năm 2013, anh Huy về thăm quê và trú tại quê nhà Đúng lúc này, X không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở.
11/12/2013, X đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm 12/12/2013, lợi dụng lúc anh Huy đi vắng, tủ không khóa, X đã lấy đi 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 19K.
Sau khi bán được hơn 25 triệu đồng, X mua một chiếc xe máy
và gửi 1 số tiền về quê
Trang 30Cấu thành vi phạm pháp luật
Mặt khách quan:
Hành vi: việc làm của anh X (lấy cắp 2 lượng vàng 19K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) là hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự.
Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy
Thời gian, địa điểm: 12/12/2013, nhà anh Huy
Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.
Mặt khách thể: Anh X muốn lấy trộm tài sản của nhà anh Huy để bán lấy tiền và đã
xâm phạm đến quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Mặt chủ thể: Anh X (24 t, sinh viên, không mắc phải bệnh về thần kinh) là người có
năng lực hành vi đầy đủ khi thực hiện hành vi phạm pháp.
Trang 31③ Vi phạm hành chính:
Là những hành vi nguy hại cho xã hội nhưng khác với tội phạm ở mức độ nguy hiểm, thiệt hại cho xã hội do nó gây ra.
Chủ thể vi phạm dân sự là cá nhân hoặc tổ chức.
Trang 32TÌNH HUỐNG:
Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra
vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty
TNHH Vedan Việt Nam)
Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải
bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động
Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng
trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông
Trang 33Cấu thành vi phạm pháp luật
Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải:
45000m3/1tháng Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.
Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông
Thời gian: từ năm 1994-2008.
Địa điểm: sông Thị Vải (tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.HCM)
Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.
Mong muốn cho lợi nhuận là cao nhất.Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Mặt chủ quan: *Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp
*Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải.
Trang 35TÌNH HUỐNG:
Nguyễn Văn A(sinh viên năm 2, trường Đại
học X, Hà Nội) nhiều lần bỏ học, quay cóp
trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần A hiện trú ở ký túc xá trường, lại
còn thường xuyên uống rượu bia.
A đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2013 đến tháng 6/2014 và vượt quá giới hạn chấp nhận của nhà trường.
Trang 36Thời gian: từ cuối năm 2013 đến tháng 6/2014
Địa điểm: trường ĐH X, Hà Nội, khu ký túc xá nhà trường.
Mặt khách thể:
Nguyễn Văn A đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc
xá Đó là các quy tắc mà A buộc phải thực hiện khi theo học tại trường và lưu trú tại
ký túc xá.
Mặt chủ quan:
Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp
Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của A, thiếu tinh thần học tập
Mặt chủ thể:
Nguyễn Văn A là người có năng lực hành vi đầy đủ khi thực hiện hành vi vi phạm này
Trang 37D Nguyên nhân vi phạm pháp luật và nhiệm
vụ đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan
Trang 38a) Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân về kinh tế:
Sự vận động của nền KT thị trường
Sự cạnh tranh trong nền KT
Mục tiêu lợi nhuận
Trang 39 Nguyên nhân về xã hội:
Đó là sự phân hoá xã hội thành những tầng lớp khác nhau, sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt
Tình trạng thất nghiệp
Hoàn cảnh gia đình đói nghèo, cha mẹ ly hôn, thiếu sự quan tâm chăm sóc, thiếu hiểu biết, dễ dàng bị bạn bè lôi kéo, áp lực trong học tập
Nguyên nhân từ bên ngoài
CNTT phát triển, các luồng văn hóa không lành mạnh( internet, băng, đĩa, sách báo…)
Sự xâm nhập về lối sống
Hoạt động thù địch của các lực lượng phản động
Trang 40a) Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, đó chính là ý thức của những chủ thể vi phạm pháp luật Nhiều người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ
về pháp luật, ít quan tâm đến pháp luật Bên cạnh đó một
bộ phận không nhỏ ý thức của những người làm trong các
cơ quan Nhà nước, do nắm được luật nên càng dễ “ lách
luật” hơn, với những hành động tinh vi để chiếm đoạt tài sản làm của riêng, tham nhũng, nhận hối lộ…
Thứ hai, do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
kéo theo sự lạc hậu của pháp luật Hệ thống pháp luật nước
ta vẫn thiếu tính toàn diện, thiếu tính khách quan phù hợp
vì vậy, cứ thiếu đâu thì bổ sung, sửa đổi, chưa có tính nhất quán, dễ tạo những kẽ hở để các đối tượng vi phạm
Trang 41- Thứ 3 đó là hoạt động phòng chống và kiểm soát tình hình vi phạm còn nhiều hạn chế, chất lượng còn yếu kém, chưa được đào tạo bài bản, chưa
nắm bắt được tình hình Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, buông lỏng trong công tác quản lí, làm cho tội phạm dễ thoát tội
- Cuối cùng, đó chính là công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật chưa đi sâu vào thực tế, hạn
chế về chất lượng và chưa đủ mạnh
Trang 42②Nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật
Nâng cao ý thức người dân
Trách nhiệm của gia đình với các thành viên cần quan tâm lẫn nhau hơn.
Các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng cần được phát triển hơn nữa, tư vấn cho
những người đã phạm tội để họ không tái phạm nữa
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, xây dựng hệ thống
pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, có tính toàn diện, khách quan chân thực
Cương quyết xử lý những tình trạng vi phạm trong chính các cơ quan Nhà nước để làm gương cho nhân dân làm theo, tạo lòng tin của nhân dân vào Nhà nước
Các kế hoạch tuyên truyền nên đi sâu rộng, đừng chỉ là hình thức nên đi sâu vào thực tế để dân làm theo
Giải quyết các vấn đề việc làm, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng miền, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giải quyết hài hoà quan hệ giữa lợi ích với công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật