1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.

115 268 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Nhận rõ tính phức tạp của phát triển sản xuất nông nghiệp trong điềukiện hội nhập, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá X đãban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nền kinh tế bền vững là một trong những yếu tố quyết định sự

ổn định và phát triển của đất nước Phát triển bền vững trên nền tảng tăngtrưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là đòi hỏi tất yếutrong quá trình phát triển các ngành và vùng

Trên thế giới, đối với nông nghiệp, vấn đề bền vững có liên quan chặtchẽ tới an ninh lương thực, chúng ta muốn tăng nhanh lương thực thực phẩmnhưng điều kiện giới hạn về quỹ đất đai, nên phải dùng giống mới, thựchiện thâm canh bón phân hóa học gia tăng, dùng thuốc trừ sâu nhiều hơn, điliền với tăng vốn đầu tư vào thủy lợi Công nghệ cao và thâm canh nôngnghiệp để tăng năng suất đã tác động mạnh đến tài nguyên đất, nguồnnước, suy giảm nguồn gen Nông nghiệp lấn chiếm vào đất hoang, ảnhhưởng đến đa dạng sinh học

Ở Việt Nam, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng, hiện sảnxuất ra gần 1/4 GDP Trong những năm 1990, nông nghiệp và nông thônViệt Nam đã có những bước phát triển, tiến bộ đáng kể Sản xuất lươngthực, đặc biệt là lúa, tăng lên liên tục cả về diện tích gieo trồng và năngsuất, đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thànhmột trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Thâm canh trởthành xu hướng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp dụng các thànhtựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sảnphẩm Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có những chuyển dịchtheo hướng đa dạng hoá và định hướng theo thị trường

Khi đánh giá về kinh tế Việt Nam, không nhà kinh tế nào lại không nhìnnhận rằng đây là một quốc gia có nền nông nghiệp là chủ yếu, về sản phẩm

Trang 2

nông nghiệp làm ra chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm quốc nội và giátrị xuất khẩu hằng năm Hiện tại cũng như nhiều năm tới, nền nông nghiệpvẫn là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, ổn định chính trị,

xã hội, giải quyết vấn đề an toàn lương thực quốc gia, cung cấp sản phẩm choxuất khẩu, góp phần đáng kể trong thu nhập của nền kinh tế quốc dân Chính

vì vậy, khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước, hội nhập với tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới, Đảng ta đã lấynông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, tình hành sản xuất ngày càng bất ổn, thiếu bền vững, giá nông sản lênxuống thất thường, hiệu quả sản xuất thấp

Nhận rõ tính phức tạp của phát triển sản xuất nông nghiệp trong điềukiện hội nhập, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá X đãban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn xác định “Xây dựng nền nông nghiệp phát triểntoàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất,chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninhlương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.” Tạo tiền đề, cơ sở để các cơquan nhà nước có những chính sách phù hợp giúp nông nghiệp Việt Nam pháttriển, nâng cao đời sống nông dân, cải thiện bộ mặt nông thôn Từ đó, một yêucầu bức bách được đặt ra đối với cả nước cũng như từng vùng, từng địaphương là phát triển nông nghiệp nhưng phải tính đến sự bền vững

Điện Bàn là một huyện nông nghiệp, hầu hết nhân dân sống bằng nghềnông, những năm qua tuy gặp không ít khó khăn và thử thách, luôn bị ảnhhưởng bởi thiên tai, song với quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện ĐiệnBàn đã phấn đấu vượt qua những khó khăn đó và đạt được các chỉ tiêu kếhoạch đề ra về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt kinh tế nông nghiệp và

Trang 3

nông thôn có những bước phát triển khá rõ nét Các sản phẩm nông nghiệp đãđược đa dạng hóa, năng suất, chất lượng được nâng cao và sản xuất hướngvào những sản phẩm có giá trị kinh tế, bước đầu đã hình thành vùng sản xuấtphù hợp với đặc điểm từng địa phương, tạo nên khối lượng hàng hóa đáp ứngđược yêu cầu của thị trường, làm cơ sở định hướng cho việc phát triển nôngnghiệp của tỉnh trong những năm tới.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nông nghiệp của huyện vẫn cònnhiều hạn chế, tồn tại cần giải quyết như sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu,quỹ đất ngày càng thu hẹp nhưng lại chưa khai thác hết lợi thế trong sản xuất,chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường, đời sống một bộ phận dân cư sống

bằng nghề nông còn thấp Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam” nhằm tìm ra những giải

pháp tối ưu đưa nông nghiệp của huyện phát triển bền vững, đúng với tiềmnăng của nó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nôngnghiệp bền vững

- Phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp huyện Điện Bàn - TỉnhQuảng Nam

- Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp huyện ĐiệnBàn một cách bền vững

- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệpbền vững ở huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông nghiệpbền vững huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu

- Căn cứ vào những cơ sở lý luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác

- Lênin đứng trên quan điểm hệ thống

- Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế

- Phương pháp tổng hợp thống kê để hệ thống hóa các tài liệu

- Và các phương pháp khác

5 Bố cục và nội dung nghiên cứu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các biểu, đồ thị, các chữ viết tắt

và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững

Chương 2 Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện ĐiệnBàn - tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa qua

Chương 3 Một số giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở huyệnĐiện Bàn - tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề trung tâm của nhiều nước trênthế giới và nhất là các nước đang phát triển Để tiếp cận đúng đắn với sự pháttriển nông nghiệp bền vững cần thiết phải nhận thức đủ về phát triển, tăngtrưởng và phát triển bền vững

1.1.1 Tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững

1.1.1.1 Tăng trưởng và phát triển

Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra

nó có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau Theo nghĩa chungnhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không những nhiềusản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp về

cơ cấu và phân bố của cải

Tăng trưởng được đánh giá bằng tỷ lệ tăng thu nhập quốc dân (GNP) vàsản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm

Sự phát triển được đánh giá không những chỉ bằng GNP hoạc GDP tínhbình quân trên đầu người dân mà còn bằng một số chỉ tiêu phản ánh sự tiến bộ

xã hội như: cơ hội về giáo dục, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tình trạng dinhdưỡng, nâng cao giá trị cuộc sống, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường

1.1.1.2 Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủnghoảng môi trường, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thốngnhất Trên thực tế, khái niệm phát triển bền vững đang có mặt trên đầu đề cáctạp trí Môi trường, giành vị trí quan trọng trên 8.730.000 trang web và liênquan đến tham vọng của vô số các chương trình, các khu vực, và các tổ chức

Trang 6

Có tới 70 định nghĩa được sử dụng để giải thích, định hướng, xây dựng chỉ

số đo về “Phát triển bền vững”, để đi tới sự dung hòa trong nhận thức vềkhái niệm “Phát triển bền vững” là cả một chuỗi các vấn đề mang tính chínhtrị; kinh tế; xã hội; tự nhiên nhất định

Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyếtphát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tàinguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triểnkinh tế

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WorldCommission and Environment and Development, WCED) thì “phát triểnbền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổnhại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợiích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năngcủa những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và hecdue, 1988, GS.Grima Lino)

Hơn 10 năm qua, các nhà khoa học - trên các lĩnh vực và diễn đàn khácnhau khắp nơi trên hành tinh này, đều đi đến một sự thống nhất có tínhtương đối về bản chất và khía cạnh hiện thực của phát triển bền vững

Các mốc thời gian của phát triển bền vững:

Tháng 4 năm 196 8 : Tổ chức The Club of R o m e được sáng lập, đây làmột tổ ch ứ c phi chính phủ hỗ trợ cho việc nghiên cứu "N h ữ ng vấn đề của thếgiớ

i " - một cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn

Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa họ c , nhà nhiên cứu, nhà kinhdoanh cũng như các nhà lãnh đão của các quốc gia trên thế giới Trong nhiềunăm, The Club of Rome đã công bố một số lượng lớn các báo cáo, bao

Trang 7

gồm cả bản báo cáo T h e L i m its to Gr o wth (Giới hạn của sự tăng trưởng) được xuất bản năm 1972 đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh,

-sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên

Tháng 6 năm 19 7 2 : Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môitrường được tổ chức tại Stoc k h o m , ụ y ĐiTh ể n được đánh giá là hành độngđầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyếtcác vấn đề về môi trường Một trong những kết quả của hội nghị lịch sửnày là sự thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành độngchống ô nhiễm môi trường Ngoài ra, Chương trình Môi trường của LiênHợp Quốc cũng được thành lập

Năm 1984: Đại hội đ ồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bàGro Harl e m Brundtlan d , khi đó là Thủ t ư ớng Na U y , quyền thành lập vàlàm chủ tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WorldCommission on Environment and Development - WCED), nay còn đượcbiết đến với tên Ủy ban Brundtland Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận

có những cống hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững.Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn nhữngnhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu củacác thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tàinguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạngsinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của conngười, động vật và thực vật Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệmnày tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tốsinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bìnhđẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ Thậm chí nó cònbao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằmgiải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền

Trang 8

vững

trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tàinguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chươngtrình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO

và FAO đầu thập niên 80 Tuy nhiên, khái niệm này chính thức phổ biếnrộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987) Hoạt động của Ủyban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báocáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" (ti ế ng An h : Our Common Futur vàtiếng P háp là Notre avenir à tous, ngoài ra còn thường được gọi là Báo cáo

"phát triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cáchhoạch định các chiến lược phát triển lâu dài

Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành kháiniệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giảipháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển Đây cũng được xem

là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liênhiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992),

và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg(2002)

đã được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự rađời của Nghị quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môitrường và Phát triển của Liên hiệp quốc

Năm 1992: Rio de Ja n eir o , Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghịthượng đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Pháttriển của Liên hiệp quốc (UNCED) Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống

Trang 9

nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì

sự phát triển bền vững có tên Ch ư ơng trình Nghị sự 21 (Agenda 21) Với sựtham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các

tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản T u y ên ngôn Rio về môi trường

và phát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đadạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố vềnguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng

nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lạinhững việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio vàChương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêuđược ưu tiên Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển nhữngsản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sảnphẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề à n c ầuto hóa gắn với các vấn đề liênquan tới sức khỏe và phát triển Các đại diện của các quốc gia tham gia hộinghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốcgia trước năm 2005

Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự ánVIE / 01/021 " Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Ch ư ơng trì n h Nghị sự 21 củaViệt N a m " bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằmtạo tiền đề cho việc thực hiện Vi e tn a m Agenda 21

1.1.2 Phát triển nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa họcthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, như: nông học, sinh thái học, xã hộihọc Trong nông nghiệp, cùng những tiến bộ thâm canh tăng năng suất câytrồng đã dẫn tới tình trạng lạm dụng phân hóa học và các chất độc trừ sâu

Trang 10

bệnh, trừ cỏ đã làm hỏng cấu tượng và nhiễm độc đất, làm ô nhiễm môitrường, ô nhiễm nguồn nước Việc công nghiệp hóa nông nghiệp theo mụcđích thu lợi nhuận tối đa của các tập đoàn tư bản siêu quốc gia đã làm phá sảnhàng triệu nông dân nghèo Theo kết quả đánh giá của Chương trình Môitrường của Liên hiệp quốc, 1,2 tỷ hecta - gần 11% diện tích đất trồng trọt củathế giới đang bị thoái hóa ở mức trung bình hoặc trầm trọng Khoảng 950triệu ha đất bị nhiễm mặn, cuối thập kỷ 80 hàng năm có từ 17 đến 20 triệuhecta rừng bị tàn phá Thách thức về nông nghiệp đang đặt ra là làm thế nào

để đáp ứng được nhu cầu lương thực của nhân loại nhất là đối với các nướcđang phát triển Theo dự đoán của Tổ chức Lương thực nông nghiệp thế giới(FAO) thì năm 2030, tổng nhu cầu tiêu thụ trên thế giới về ngũ cốc sẽ tăng lêngấp đôi so với hiện nay Hầu như số tăng này được thực hiện bằng cách tăngnăng suất trên đất nông nghiệp hiện có, khả năng mở rộng diện tích đất nôngnghiệp gặp rất nhiều khó khăn do chi phí mở rộng diện tích quá cao Nếuđược quản lý tốt, quỹ đất nông nghiệp hiện tại sẽ có khả năng đáp ứng yêucầu về sản lượng lương thực và thực phẩm trong tương lai Nhưng để tăngcường sản xuất thì phải sử dụng phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu ở mức caohơn nhiều, cũng như phải cải tiến mạnh mẽ việc cung cấp nước tưới cho nôngnghiệp Sự tăng thêm sản lượng lương thực, thực phẩm như vậy sẽ làm tăngnguy cơ xói mòn đất, tăng sự ô nhiễm do sử dụng tràn lan hóa chất và giảmnguồn nước tưới do việc lấy nước quá mức Từ thực tiễn, cùng với nhữngnhận thức về tăng trưởng và phát triển bền vững, trên thế giới cũng như ởnước ta xuất hiện phạm trù phát triển nông nghiệp bền vững

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững Tổchức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992 đã đưa

ra quan niệm là:

Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi

Trang 11

về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cần ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản,) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp

về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được chấp nhận vè phương diện xã hội".

Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO, nền nông nghiệp bền vững bao gồmviệc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng củacon người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường vàbảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Như vậy trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp một cáchbền vững vừa đảm bảo thoả mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sảnphẩm nông nghiệp, vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu củanhân loại trong tương lai Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừatheo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tàinguyên thiên nhiên, đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường

Ở Việt Nam, thời gian gần đây đã quan tâm ngày càng nhiều hơn đến vấn

đề phát triển bền vững nông nghiệp Giáo sư Lê Du Phong đưa ra nội dungphát triển bền vững nông nghiệp gồm :

(1) Một nền nông nghiệp biết giữ gìn, phát triển bồi dưỡng và sử dụng

đất hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nông nghiệp, đặc biệt là đất

và nguồn nước

(2) Một nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, biết kết hợp hài hòa

giữa việc sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinhhọc với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của người nông dân để tạo rangày càng nhiều các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt cung cấp cho xãhội

Trang 12

(3) Một nền nông nghiệp sạch, biết hạn chế một cách tối đa việc sử dụng

các chất hóa học có hại đến môi sinh, môi trường và sức khỏe con người Kếthợp một cách hài hòa việc phát triển sản xuất với bảo vệ và tôn tạo môitrường Các sản phẩm do nông nghiệp làm ra cung cấp cho người tiêu dùngphải là những sản phẩm sạch, có tác dụng tăng cường sức khỏe con người

(4) Một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, phù hợp

với đặc điểm và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng Cơ cấu này phải bảo đảmcho nông nghiệp khai thác được tối đa lợi thế so sánh, phát triển toàn diện vớitốc độ nhanh

( 5) Sự bền vững theo khái niệm kinh tế ám chỉ một mối quan hệ ổn

định và thỏa mãn giữa sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng

Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng caochất lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội vàmôi trường Theo đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởnglợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển

Xét riêng quá trình phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm trồng trọt,chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, đánh bắt hải sản), yếu tố đầu tiên và cănbản là nông sản phải đảm bảo 4 yêu cầu:

- Chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thịtrường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.Đồng thời sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao

- Giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

- Khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụthể là theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nôngsản từ Việt Nam

- Thời gian cung ứng nông sản phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhàphân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam

Trang 13

Muốn đáp ứng 4 yêu cầu trên, nền nông nghiệp phải được phát triển trêncác cơ sở: thực hiện một nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nôngphẩm hàng hóa vừa kết hợp phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môitrường sống tốt đẹp cho con người; nông sản phải được sản xuất theo tiêuchuẩn và quy trình GAP (good agriculture practice), ISO.1.4000 vàHCACCP; và áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sảnxuất nông nghiệp, từ chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảoquản, tiêu thụ nông sản.

Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đưa ra một số yêu cầu cho nôngnghiệp bền vững như sau:

- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tươnglai về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp

- Cung cấp việc làm lâu dài, đủ thu nhập và các điều kiện sống

- Duy trì và tăng cường khả năng tái sản xuất của các loại tài nguyênnông nghiệp (đất, nước, cây trồng, động vật nuôi…)

- Những hệ thống nông nghiệp phải thân thiện với môi trường

- Những hệ thống nông nghiệp bền vững phải được xã hội chấp nhận,chúng phải thích hợp với những người chỉ sống dựa vào các nguồn tài nguyênđạm bạc, họ có trách nhiệm và tự nguyện quản lí chúng

- Những hệ thống nông nghiệp bền vững phải hỗ trợ về chính trị, chínhsách

Vậy nông nghiệp bền vững thực chất dựa trên các hệ thống canh tác tổnghợp, nghĩa là hệ thống dựa trên cách tiếp cận sinh thái nông nghiệp Hệ thốngcanh tác tổng hợp, nhìn chung được đặc trưng bởi các nhân tố sau:

- Tính đa dạng về cấu trúc và sinh học để tránh những rủi ro sinh lí (sâuhại, khô hạn), kinh tế (thị trường hay thay đổi) và cung cấp tính mềm dẻo cho

Trang 14

cả nông dân và hệ thống tồn tại được, một khi gặp những năm bị khô hạnmạnh hoặc sâu hại phá hoại.

- Mức độ che phủ đất cao nhờ những cây che phủ, cây che bóng và tàn

dư thực vật để lại trên bề mặt đất

- Sử dụng cây họ đậu cố định nitơ, cây che phủ và cây thân gỗ để tối đahóa đầu vào nitơ cho hệ thống do cố định nitơ sinh học

- Sản phẩm có giá trị kinh tế cao, an toàn đối với sức khỏe con người

- Sự hoàn trả tàn dư cây trồng (hoặc ở dạng phân dộng vật) cho đất trồng

để tối ưu hóa chu trình dinh dưỡng

- Sử dụng ở mức đủ phân hữu cơ/ vô cơ để cân bằng các chất dinh dưỡng

bị mùa màng lấy đi

- Sử dụng giống cây, con phù hợp

1.2 Nội dung của phát triển bền vững nông nghiệp

Mục tiêu chiến lược của các nước có nền nông nghiệp là xây dựng vàphát triển một nền nông nghiệp bền vững Vì vậy, chỉ có trên cơ sở nắm đượccác nội dung cơ bản mới có thể hoạch định được chiến lược phát triển nôngnghiệp bền vững một cách đúng đắn Nội dung của sự phát triển nông nghiệpbền vững bao gồm các mặt sau đây:

1.2.1 Phát triển bền vững về kinh tế

Phát triển bền vững về kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tếthể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về chấtcủa nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấukinh tế xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng tiến bộ

Bền vững về kinh tế phải bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và duy trì tốc

độ ấy trong một thời gian dài Ngành nông nghiệp được coi là phát triển bềnvững phải đạt được các yêu cầu sau đây: có tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổnđịnh; GDP/đầu người của ngành cao và thường xuyên tăng lên; có cơ cấu

Trang 15

GDP hợp lý, các phân ngành, thành tố của GDP phải ổn định và phát triển đểlàm cho tổng GDP của ngành ổn định và tăng lên; tránh được sự suy thoái vàđình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau.Như vậy, trong nông nghiệp, để phát triển bền vững về mặt kinh tế, trướchết ta phải xét yếu tố năng suất nông nghiệp tăng một cách bền vững và ổnđịnh Bởi vì chỉ có năng suất mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càngtăng của con người về sản phẩm nông nghiệp Việc tăng năng suất này phảiđược thực hiện một cách ổn định, bền vững, nông nghiệp không bị chao đảotrước các “cú sốc” của kinh tế thị trường Tăng năng suất nông nghiệp trướchết phải tăng hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và vốn, sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩmnông nghiệp.

1.2.2 Phát triển bền vững về xã hội

Xã hội bền vững là một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đi đôivới công bằng và tiến bộ xã hội, chính trị ổn định và quốc phòng an ninh đượcđảm bảo Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư tham gia hoạt động nôngnghiệp ngày càng nâng cao Một trong những mục tiêu xã hội cần ưu tiên làkiểm soát thường xuyên mức tăng dân số, mọi người được thụ hưởng cácthành quả của sự tăng trưởng kinh tế, việc làm và đời sống được cải thiện, thunhập tăng cao, các tầng lớp dân cư trên các vùng lãnh thổ có cùng cơ hộihưởng thụ phúc lợi xã hội: y tế, giáo dục, các hoạt động văn hóa, đào tạonghề…

Sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các biện pháp thực hiệncông bằng về phân phối, chia sẽ sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên nôngnghiệp Một hệ thống nông nghiệp càng công bằng bao nhiêu thì sự phân bốtài nguyên trong dân cư, trong cộng đồng, vùng và quốc gia càng công bằngbấy nhiêu Đạt được sự công bằng thường là điều khó Cách mạng xanh ở các

Trang 16

nước thuộc thế giới thứ ba đã làm cho nông dân sản xuất quy mô lớn có lợihơn là nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt là các vùng nghèo Vì vậy, chiến lượcphát triển thủy lợi, phân bón, giống phải tính đến yêu tố công bằng cho sựphát triển của nền nông nghiệp.

Sự phát triển nông nghiệp được gọi là bền vững khi mà các hoạt độnghiện tại về nông nghiệp không ảnh hưởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khảnăng phát triển của thế hệ mai sau Vì thế việc giải quyết các vấn đề hôm nay

sẽ làm cơ sở để hạn chế và giải quyết các vấn đề nảy sịnh trong tương lai.Thực trạng nghèo đói là nguyên nhân cơ bản của sự tàn phá và giảm cấp tàinguyên rừng và đất Vì thế, cần có chiến lược giải quyết tốt những khó khăn,nhất là những vùng điều kiện sản xuất khó khăn Để làm được điều đó, sựtham gia của nhóm người hưởng lợi, sự phân bố công bằng lợi ích và khảnăng tự lập là những yếu tố cơ bản của mọi chương trình phát triển nôngnghiệp và nông thôn

1.2.3 Phát triển bền vững về môi trường

Nông nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi tài nguyên thiên nhiên,đất, nước, rừng, biển được sử dụng đúng đắn không bị giảm cấp, không bị tànphá bởi những kỹ thuật canh tác không phù hợp Trong chiến lược phát triểnnông nghiệp cần phải có các nội dung bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiênkết hợp với việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm

và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểmsoát có hiệu quả ô nhiễm môi trường

Hiện nay, vấn đề tăng trưởng kinh tế đã gây ra vấn nạn lớn về môitrường Sẽ như thế nào nếu cứ để tăng trưởng kinh tế tác động mạnh mẽ đếnmôi trường xung quanh Vì vậy cần có những yêu cầu, quy định nghiêm ngặt

Trang 17

trong quá trính tăng trưởng kinh tế để có một môi trường thật sự bền vữngtrong tương lai.

Tăng trưởng kinh tế không làm suy thoái, ô nhiễm và hủy hoại môitrường Hiện nay, có những quốc gia đang và kém phát triển trong khi thựchiện mục tiêu tăng trưởng của quốc gia đã không quan tâm đúng mức đến vấn

đề môi trường Không chỉ khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên màcòn làm môi trường ô nhiệm đe dọa trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tươnglai của người dân

Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và

có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Phải sử dụng công nghệ tiên tiến để sửdụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường

Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Duy trì độ màu mỡ của đất

- Độ ô nhiễm của không khí

- Độ ô nhiễm của nguồn nước

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững

Để đánh giá sự phát triển bền vững đòi hỏi phải có các tiêu chí phát triểnbền vững Đó là (1) Sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; (2) Thực hiện tiến

bộ và công bằng xã hội; (3) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiện tài nguyênthiên nhiên; (4) Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường Các tiêu chí này,một mặt là cụ thể hóa chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, mặt khác làcăn cứ để kiểm tra, đánh giá quá trình phát triển

Đã có mười hai tổ chức và phương án đánh giá định tính và địnhlượng phát triển bền vững đó là: Bộ 58 tiêu chí của Uỷ ban phát triển bềnvững (CSD) của Liên hợp quốc, bộ 46 tiêu chí của Nhóm tư vấn về tiêuchí phát triển bền vững (CGSDI), Phương án chỉ số thịnh vượng gồm 88tiêu chí của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Phương án Chỉ số

Trang 18

Bền vững Môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao gồm 68 tiêuchí, 65 tiêu chí của Nhóm Bối cảnh toàn cầu, Dấu chân sinh thái, NhómTiêu chí Tiến bộ đích thực (GPI), Nhóm hành động liên cơ quan Hoa Kì vềcác tiêu chí phát triển bền vững (I WGSDI), Hệ thống tiêu chí của CostaRica về PTBV, Dự án các tiêu chí Boston, Nhóm Đánh giá các thất bại, Sángkiến thông báo toàn cầu.

Dựa vào đường lối, chủ trương phát triển của Nhà nước ta và kinhnghiệm quốc tế, Giáo sư Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và Phát triển bềnvững đã đề xuất hệ tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia và địa phương[29] Những đề nghị này là những kiến nghị bước đầu để nghiên cứu đầy đủ

và toàn diện hơn, sát hợp với thực tế hơn Bởi vì, hệ tiêu chí phát triển bềnvững đề nghị cho cấp Quốc gia có thể sử dụng cho cấp tỉnh/thành phố, nhưngkhông thể vận dụng một cách máy móc, rập khuôn vào các cấp địa phươnghuyện/quận, phường/xã vì:

- Nhiều vấn đề phát triển bền vững của địa phương khác với vấn đề pháttriển bền vững của quốc gia;

Địa phương thường không thể có số liệu thống kê về phát triển kinh tế

-xã hội và môi trường đầy đủ như danh mục thống kê cấp quốc gia;

- Hệ tiêu chí phát triển bền vững địa phương không nên có quá nhiều tiêuchí và không nên có các tiêu chí đòi hỏi số liệu quá phức tạp;

Hệ tiêu chí phát triển bền vững của cấp tỉnh / thành phố một mặt dựa vào

hệ tiêu chí quốc gia, mặt khác có điều chỉnh cần thiết Trong điều chỉnh cầnxem xét các đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường của từng địa phương

Đối với cấp quận / huyện, xã / phường, Viện Môi trường và Phát triểnbền vững kiến nghị sử dụng 29 tiêu chí với: 6 tiêu chí về kinh tế; 10 tiêu chí

về xã hội; 10 tiêu chí về môi trường; 3 tiêu chí về đáp ứng

Tóm lại, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện ba

Trang 19

mục tiêu (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hoà các mặt

xã hội; nâng cao mức sống và chất lượng sống của các tầng lớp dân cư; (3)Cải thiện môi trường, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hômnay và mai sau

Dựa trên các chỉ tiêu đã có, các kinh nghiệm từ các nghiên cứu trướcđây của các nhà khoa học, các vấn đề cần xem xét trong đánh giá phát triểnbền vững cho kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệpphạm vimột huyện đã được tổng hợp như sau:

1.3.1 Chỉ tiêu bền vững về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (%)

- Tỷ lệ GO nông nghiệp/GO (%)

- Thu nhập bình quân/người bằng tiền tệ

- Biến động thu nhập bình quân / người, so với năm trước %

- Diện tích đất nông nghiệp / người, tăng giảm / năm %

- Tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa/tổng diện tích canh tác (%)

1. 3.2 Chỉ tiêu bền vững về xã hội

- Tỷ lệ dân số nông thôn/tổng dân số (%)

- Tỷ lệ hộ nghèo trong dân số

- Tỷ lệ lao động thiếu việc làm

- % dân được sử dụng nước sạch

- % dân được sử dụng điện

- % hộ có điện thoại

1.3.3 Chỉ tiêu bền vững về môi trường

- Tỷ lệ diện tích được tưới tiêu/tổng diện tích canh tác (%)

- Sử dụng phân bón/1 ha đất canh tác (kg/ha)

- Thuốc sâu nhập khẩu/1 ha đất canh tác (đồng/ha)

- Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Trang 20

- Tỷ lệ rừng trồng/tổng diện tích rừng (%)

1.4 Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững nông nghiệp nóiriêng chịu tác động của nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa họccông nghệ… Các nhân tố này gắn bó với nhau, tác động qua lại tạo thành một

hệ thống tác động thúc đẩy hoặc cản trở quá trình phát triển bền vững củangành Vì vậy, để quá trình phát triển ngành nông nghiệp nhanh và bền vữngthì việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó một cách khoa học có ý nghĩaquan trọng

1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thì đất đai, khí hậu, thờitiết, vị trí địa lý…ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành nôngnghiệp, là điều kiện tiên quyết của sản xuất nông Sở dĩ như vậy là vì, hoạtđộng sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan Trướchết nông nghiệp khác cơ bản với các ngành khác ở chỗ tư liệu sản xuất chủyếu là đất đai, điều kiện tự nhiên Ngành nào tiến hành sản xuất kinh doanhcũng cần đất đai, nhưng không có ngành nào đất đai đóng vai trò chủ đạo nhưnông nghiệp Gắn liền với vai trò của đất đai là ảnh hưởng của thời tiết Cũngkhông có ngành nào, ngoài nông nghiệp phụ thuộc vào sự biến động thấtthường của thời tiết như vậy Cùng với sự biến động của thời thiết, điều kiệnthổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất đai mỗi nơi mỗi khác nên việc lựa chọn cơcấu cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác cũng khác nhau Trong nôngnghiệp, sự khác nhau về chất lượng đất trồng, khí hậu, nguồn nước sẵn có dẫnđến việc sản xuất các loại cây khác nhau và sử dụng các biện pháp canh táckhác nhau Để phát triển nông nghiệp được bền vững, trước hết phải xác địnhđược thế mạnh cũng như những bất lợi về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự

Trang 21

nhiên như là căn cứ ban đầu để qua đó xác lập được kế hoạch phát triển bềnvững, cơ cấu cây trồng, con vật nuôi một cách phù hợp.

Xu hướng chung của việc khai thác, sử dụng các điều kiện tự nhiên làphải tiết kiệm đến mức tối đa nguồn của cải thiên nhiên, đồng thời đề cao chấtlượng, hiệu quả và tôn trọng nhân cách sáng tạo của con người

1.4.2 Nhóm nhân tố kinh tế - kỹ thuật

- Nhân tố vốn: Vốn là yếu tố đầu vào được trực tiếp sử dụng vào quá

trình sản xuất hiện tại cùng với các yếu tố sản xuất khác (máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải, nhà kho, cơ sở hạ tầng kỹ thuật…) để tạo ra các sảnphẩm hàng hóa đầu ra

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi phải cónhiều vốn, từ nhiều nguồn khác nhau Bởi vì không có vốn sẽ không phát huyhết những khả năng tiềm tàng về nguồn lợi, đất đai, lao động, cơ sở vật chấthiện có của ngành, không tạo được điều kiện thực hiện cuộc cải biến sâu sắc

về trình độ công nghệ, phương tiện và phương pháp sản xuất, nhận thức vàhoạt động của người dân trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongngành theo hướng hiện đại, hợp lý, hiệu quả và bền vững

- Nhân tố thị trường: Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất

hàng hóa tất yếu phải gắn với thị trường Trong môi trường kinh tế hàng hóa,người nông dân muốn sản xuất mặt hàng gì, với số lượng nào đều phải thôngqua thị trường Ngành nông nghiệp chỉ đạt hiệu quả cao khi gắn sản xuất vớithị trường, thực hiện chiến lược sản xuất - thị trường; thị trường vừa là căn cứvừa là đối tượng để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnngành nông nghiệp mà cụ thể là lựa chọn cơ cấu cây trồng, con vật nuôi thíchhợp Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của ngành nông nghiệptrong nhiều năm qua là đã sớm nhận thức và chuyển dịch kinh tế nông nghiệpthích ứng nhanh chóng với nền kinh tế thị trường, biết xuất phát từ nhu cầu thị

Trang 22

trường để xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, coixuất khẩu là đòn bẩy để kích thích sản xuất phát triển.

- Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ: Trong quá trình phát triển của

ngành nông nghiệp, KH-CN giữ vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở nhữngnét chính sau:

+ Thúc đẩy và nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất

Dưới tác động của KH-CN, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đượccải biến và nâng cao Với công nghệ hiện đại cho phép con người sử dụngnguồn lực một cách khoa học, hợp lý và hiệu suất cao, đồng thời mở rộng khảnăng khai thác nguồn tài nguyên tiềm ẩn, đặc biệt là tri thức để thay thếnguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Theo tiến trình pháttriển của KH-CN, cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ thay đổi theo hướng chú trọngphát triển các cây trồng, vật nuôi mang tính chọn lọc cao, đối tượng nuôi mớisạch bệnh, thân thiện môi trường với phương thức canh tác tiên tiến Ngànhnông nghiệp nhờ công nghệ hiện đại có thể sản xuất những sản phẩm chứahàm lượng khoa học cao, sản phẩm tri thức để phục vụ nhu cầu ngày càng caocủa con người

Chính sự phát triển của KH-CN làm thay đổi trạng thái sản xuất, đẩymạnh phân công lao động trong nội bộ ngành, lao động công nghiệp và dịch

vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, một số phương thức canh tác, chăn nuôi lạchậu, hiệu quả thấp và ảnh hưởng đến môi trường sẽ được thay bằng nhữngphương thức mới có năng suất cao, hiệu quả và bền vững hơn

+ Thúc đẩy tăng năng suất lao động và tiến bộ xã hội

KH-CN đã trở thành thước đo trình độ phát triển của ngành nôngnghiệp, là yếu tố đánh giá sức cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ nông nghiệpcủa mỗi nước trên thị trường quốc tế Và năng suất lao động được dựa trên

Trang 23

nền tảng áp dụng KH-CN hiện đại là điều kiện quyết định khả năng hội nhậpcủa ngành nông nghiệp vào thị trường nông sản thế giới.

KH-CN không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà còn làm biến đổisâu sắc bộ mặt văn hóa, giáo dục, y tế và đời sống của cộng đồng dân cư Nógóp phần quan trọng vào việc chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái.Hiện nay, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, trong đó tri thứcngày càng trở thành yếu tố quan trọng nhất Theo xu hướng này, trong thươngmại quốc tế, các lợi thế truyền thống như đất đai, tài nguyên, nhân công rẻ, vịtrí địa lý… sẽ giảm dần và vai trò, giá trị của các yếu tố tri thức được đề cao

Xu thế phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều đổimới hơn, ứng dụng các tri thức mới nhiều hơn và do đó sẽ có hiệu quả hơn.Muốn vậy phải xây dựng năng lực nội sinh về KH-CN cho ngành, kết hợp tốtcông nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, vừa phát huy có hiệu quả cáccông nghệ cổ truyền vừa đủ năng lực lựa chọn, tiếp nhận, làm chủ và thíchnghi với công nghệ mới Nhanh chóng nắm bắt các tri thức và công nghệ mớinhất của nghề cá thế giới để tạo ra bước phát triển mới về chất trong ngànhnông nghiệp

1.4.3 Nhóm nhân tố nguồn lực xã hội

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững là một quá trình kinh

tế - xã hội diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể và chịu sự tác động của môitrường chính trị - xã hội nhất định, biểu hiện qua các thể chế nhà nước, chínhsách dân số, tập quán xã hội, truyền thống văn hóa, chất lượng nguồn nhânlực… Những nhân tố này tác động đến xu hướng, tính chất và bước đi củaPTBV ngành nông nghiệp

- Chất lượng nguồn nhân lực: Muốn nâng cao năng lực sản xuất nông

nghiệp mà chỉ có các phương tiện công nghệ thì chưa đủ, mà còn cần phảiphát triển một cách tương ứng năng lực của con người để sử dụng những

Trang 24

phương tiện đó nữa Con người vừa là mục đích vừa là động lực, là nhân tốtrung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệpnói riêng.

Việc xây dựng nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp phải tiến hànhvới tốc độ và quy mô thích hợp, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ Đi đôi vớiviệc đào tạo, bồi dưỡng, phải có chính sách bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

đã được đào tạo, phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của cáctập thể và cá nhân để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, gópphần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển ngành nông nghiệp

- Môi trường chính trị - xã hội: Để ngành nông nghiệp phát triển nhanh

và bền vững phải dựa trên môi trường chính trị, xã hội và cơ sở pháp lý ổnđịnh, phải có động lực trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích chung và lợi íchriêng, phải hoạt động có trật tự, kỷ cương và phải tạo được sự phát triển cânđối giữa các ngành, các vùng Hơn nữa, trong thời đại hiện nay, kỹ thuật -công nghệ phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp Nó đòi hỏi phải có sự lựachọn thích hợp, phải có những khoản đầu tư lớn… Đây là những việc màkhông một cá nhân hay tổ chức nào có thể đảm đương được ngoài Nhà nước

và vai trò Nhà nước thể hiện ở:

+ Lựa chọn mô hình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng cácchính sách, chế độ, quy định… phát triển bền vững ngành nông nghiệp

+ Xây dựng và triển khai các chính sách về phát triển nguồn nhân lực,xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động và sử dụng vốn, phát triển KH-CN…

+ Tổ chức bộ máy điều hành và đảm bảo bằng khung khổ pháp lý choviệc thực hiện các chính sách phát triển bền vững ngành nông nghiệp

Chúng ta đã biết, có chính sách đúng đắn nhưng việc tổ chức thực hiệnkhông tốt thì cũng sẽ thất bại Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quanthực hiện các chính sách là các tổ chức, đơn vị thực sự có năng lực, hiệu lực

Trang 25

thì các chính sách mới đi vào đời sống và nhanh chóng phát huy hiệu quả.Ngược lại, việc tổ chức thực hiện sai mục tiêu, chậm đưa vào cuộc sống sẽlàm hiệu quả thấp, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến kết quả của toàn ngành.

1.4.4 Nhóm nhân tố kinh tế đối ngoại

Sự phát triển KH-CN hiện đại, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và kinh

tế tri thức đã và đang tạo ra mối quan hệ và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nềnkinh tế, các quốc gia, dân tộc Không một quốc gia nào trong quá trình pháttriển lại tách rời nền kinh tế toàn cầu Thông qua cơ cấu kinh tế mở cho phépmỗi quốc gia khai thác và sử dụng nguồn lực của mình một cách có hiệu quảnhất trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh; đồng thời tạo ra khả năng

và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kỷ thuật, công nghệ,kinh nghiệm tổ chức quản lý của thế giới

Đối với Việt Nam, giá trị và sức cạnh tranh của hàng hóa nói chung vàmặt hàng nông sản vẫn còn hạn chế; do đó, ngoài việc có đường lối, chínhsách đúng đắn thì còn phải thông qua kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế tranhthủ nguồn lực bên ngoài để nhanh chóng mở rộng quy mô, nâng cao trình độsản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triểnngành nông nghiệp

Ngoài các nhân tố trên, để phát triển bền vững ngành nông nghiệp cònphải chịu sự chi phối của các nhân tố khác như điều kiện vật chất, kết cấu hạtầng nông thôn, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa… Việc nghiên cứu mộtcách khoa học các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nông nghiệp bềnvững để chủ động, sáng tạo khai thác mặt tích cực, đồng thuận và hạn chế mặttiêu cực, ngược chiều của từng nhân tố, cũng như trong quá trình thực thichiến lược phải có sự phối hợp liên ngành, liên vùng thì sự tăng trưởng vàphát triển của ngành nông nghiệp mới hiệu quả và bền vững

Trang 26

1.5 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển bền vững nông nghiệp

Tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp ở một số địaphương sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về xu hướng cũng như cách thức

để phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn

- Ở Thái Lan, tổng kết kinh nghiệm phát triển bền vững trong hệ

thống nông nghiệp bằng việc chuyển vụ lúa xuân sang trồng đậu tươngtrong hệ thống lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp do độc canh và thiếu nướctưới đã làm tăng hiệu quả kinh tế lên gấp đôi, đồng thời độ phì cũng đượctăng lên (Bùi Quang Toản, 1992) [22] Mô hình sử dụng hợp lý đất dốctrồng xen cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn

Hệ thống trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc làm tăngnăng suất cây trồng, đất được cải tạo nhờ được tăng cường thêm chất hữu

cơ tại chỗ và tăng nguồn vi sinh vật có ích trong đất

Mô hình canh tác hỗn hợp ở vùng trũng bao gồm cả trồng trọt, chănnuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá nguồnthu nhập Đó là cách tốt nhất giúp người nghèo tránh được rủi ro, tăngnguồn thu tiền mặt hàng ngày nên mô hình lúa - cá - gia cầm - rau được gọi

là ngân hàng sống (Living bank) của nông dân sản xuất nhỏ (theo Javet)(Dẫn theo Trần Đức Viên 1998) [24]

- Ở Myanma, để phát triển nông nghiệp bền vững người dân đã sử

dụng mô hình canh tác lúa - cá, đã làm năng suất tăng lên 20%, mặc dùdiện tích đất đã sử dụng làm mương rãnh và bờ bao Hệ thống này đã sửdụng phân hoá học, thuốc trừ bệnh gây hại và cỏ dại giảm đáng kể

Từ mối quan hệ giữa nông nghiệp với mô i trường, Bill M (1994) [16]

đã đưa ra phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác cũ nhằm khắc phụctình trạng mất cân bằng s inh học, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng

Trang 27

thoả mãn các nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai ô nhiễm mô itrường, nhằm hướng tới phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nôngnghiệp.

- Ở Ấn Độ, để phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững trong hệ

thống nông nghiệp thì chương trình phối hợp nghiên cứu từ năm 1960-1972 lấy hệ thống luân canh tăng vụ chu kỳ một năm ưu tiên cây lươngthực chu kỳ một năm 2 vụ ngũ cốc, đưa thêm vào một vụ đậu đỗ đã đáp ứngđược 3 mục tiêu là khai thác tối ưu tiềm năng của đất đai, ảnh hưởng tíchcực đến độ phì nhiêu của đất trồng và đảm bảo lợi ích của người nông dân[3 - tr 22]

Như vậy, ở hầu hết các nước trên thế giới dù ở trình độ phát triểnkhông giống nhau đều phải quan tâm tới việc xây dựng “một nền nôngnghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” với mục tiêu quản lý

và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi công nghệ và tổchức thực hiện nhằm đảm bảo thoả mãn liên tục các nhu cầu con ngườithuộc các thế hệ hôm nay và mai sau [11]

Trang 28

Kết luận chương 1

Trong phần trên đã nghiên cứu lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững

để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyệntrong thời gian qua Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm ổn định kinh tế,nâng cao mức sống của nông dân và bảo vệ môi trường sinh thái Đây là một

xu hướng phát triển chung của tất cả các nước trên thế giới hiện nay Nếuchúng ta chỉ tập trung phát triển kinh tế mà không tính đến vấn đề xã hội vàmôi trường sinh thái thì hậu quả trong tương lai là rất lớn

Do đó việc nghiên cứu những vấn đề ở Chương 1 là hết sức quan trọng,đặt nền tảng vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của luận vănnày

11111

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

HUYỆN ĐIỆN BÀN - TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Tình hình cơ bản của huyện Điện Bàn ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp bền vững.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Điện Bàn là một huyện đồng bằng phía bắc tỉnh Quảng Nam, cách thànhphố Tam kỳ 48km về phía Bắc và cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phíaNam Điện Bàn có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triểnkinh tế, xã hội Huyện nằm gần Thành phố Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An trêntuyến du lịch Đà Nẵng - Hội An, có quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua Huyện

có 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 01 thị trấn Huyện nằm trong vùng

có tài nguyên đất đai phì nhiêu, có nguồn lao động tay nghề cao, gần đầu mốigiao thông và các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của khu vực Huyện ĐiệnBàn nằm trong “hành lang đô thị hạt nhân” phát triển của miền Trung và làvùng cực phát triển kinh tế và đô thị phía Bắc của tỉnh

2.1.1.2 Địa hình, địa thế

Điện Bàn có địa hình tương đối bằng phẳng, mức độ chia cắt trung bình,đặc trưng cho địa hình có nguồn gốc phát sinh từ sản phẩm phù sa sông biển.Ngoài khu vực gò đồi ở Điện Tiến phía tây của huyện có độ cao tuyệt đối trên10m, còn lại đa số là địa hình bằng phẳng, địa thế thấp dần từ Tây sang Đông.Địa hình huyện Điện Bàn chia ra thành 3 hạng chính:

Địa hình ven biển: Gốm các xã Điện Ngọc, Điện Nam Trung, Điện NamĐông, Điện Nam Bắc, Điện Dương Vùng này có địa hình chủ yếu là cồn cát

và bãi cát ven biển chạy dài từ Bắc xuống Nam với diện tích khoảng 5.300 ha,chiếm 25% diện tích toàn huyện

Trang 30

Địa hình đồng bằng: Diện tích khoảng 15.500 ha chiếm 73% tổng diệntích tự nhiên phân bố hầu hết ở các khu vực trung tâm và phía Tây của huyện.Đây là dạng địa hình chính phân bố dân cư và đất nông nghiệp của huyện.Địa hình gò đồi: có diện tích khoảng 395 ha chiếm 2% diện tích tự nhiênphân bố chủ yếu ở xã Điện Tiến, độ dốc biến thiên từ 80 - 200, độ cao tuyệtđối trung bình từ 8m đến 10m, hiện tại sử dụng vào mục đích lâm nghiệp vàmột số diện tích hoang đồi.

Nhìn chung, địa hình huyện Điện Bàn thuận lợi cho việc sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địaphương Tuy nhiên đây cũng là đặc điểm mà tác động của biến đổi khí hậutoàn cầu lên địa bàn huyện Điện Bàn sẽ diễn ra trên diện rộng và tần suấtngày càng cao

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Huyện Điện Bàn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Tuy nhiên, làmột huyện ven biển nên có ảnh hưởng của khí hậu ven biển Miền Trung Cóhai hướng gió chính: Gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, bình thường xuấthiện từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm

Trong năm nhiệt độ tối cao vào các tháng 5,6,7,8 và nhiệt độ tối thấp vàocác thàng 10,11,12 và tháng 1 năm sau

Tổng số ngày mưa trong năm 120 - 140 ngày, mưa bắt đầu tháng 9 kếtthúc tháng 12, 1 năm Mưa nhiều nhất tháng 10, 11, lượng mưa phân bổkhông đều trong các tháng lượng mưa chiếm 70 - 80% lượng mưa cả nămgây ra ngập úng, lũ lụt, có năm 6 tháng liền không mưa gây ra tình trạng khôhạn khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp

Ngoài ra mỗi năm bão thường xuất hiện ở các tháng 9, 10, 11 kết hợp vớicác trận mưa lớn sinh ra lũ lụt

Trang 31

Mặc khác, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, trong thời gian vừaqua trên địa huyện Điện Bàn đã chịu những thiệt hại, ảnh hưởng từ các trậnbão, lũ lụt, hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước (do tìnhtrạng xâm nhập mặn) như Bão Xangsane (Bão số 6) năm 2006, lũ lụt năm

2007 và năm 2009, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và mức độxâm nhập ngày càng sâu vào các nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinhhoạt của nhân dân, đặc biệt là các xã nằm ở hạ lưu các sông Hàng trăm ha lúa

Hè thu của huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng xâm nhậpmặn

Nói chung diện tích tự nhiên của huyện tương đối lớn nhưng diện tíchnông nghiệp chỉ chiếm gần 50% mà mưa bão xuất hiện sớm làm ảnh hưởngrất lớn đến quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện

2.1.1.4 Hệ thống thủy văn

Huyện Điện Bàn với địa hình thấp, trải dài trên diện rộng nằm ở hạ lưucủa hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, là 1 trong 9 hệ thống sông lớn nhất ViệtNam Các sông phân bố tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc cung cấpnước tưới cho các cánh đồng, là nguồn nước tưới chủ yếu cho sản xuất nôngnghiệp Trong đó hai con sông chính là sông Thu Bồn và sông Vĩnh Điện cókhả năng khai thác vận tải đường thủy Tuy nhiên do độ sâu luồng sông cạn,tính bất ổn định của dòng sông và phân bố lưu lượng không đều trong nămgây không ít khó khăn trong mùa mưa lũ và gây thiệt hại cho nhân dân về tàisản, nhà cửa, chăn nuôi và trồng trọt …

2.1.1.5 Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.471 ha, hiện nay đất nôngnghiệp là 10.207 ha chiếm 47,54% tổng diện tích đất tự nhiên Trong tổngdiện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 9.657 ha chiếm94,61%, đất lâm nghiệp là 328,6 ha chiếm 3,22%, đất nuôi trồng thuỷ sản

Trang 32

chiếm 210,98 ha, đất nông nghiệp khác chiếm 10,66 ha Đặc biệt diện tích đấtchưa sử dụng còn 2.835, 06 ha, đây là điều đáng lo ngại vì chứng tỏ các năm quahuyện chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có đó Điều này đòi hỏi phải có biện pháp

sử dụng hợp lý tài nguyên đất hiên có, chú ý đến việc quy hoạch đất đai

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Điện Bàn

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế

- Về mặt số lượng:

Nền kinh tế Điện Bàn trong những năm qua có xu hướng chuyển dịchtích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của côngnghiệp - xây dựng cơ bản và thương mại

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy từ năm 2006 ngành nông nghiệp chiếm13% trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện nhưng sau đó có xu hướnggiảm dần đến năm 2010 chỉ còn 6,6%, thấp hơn nhiều so với toàn tỉnh(21,4%), nếu xét về mặt tuyệt đối thì giá trị sản xuất nông nghiệp của huyệnnăm 2006 là 364,3 tỷ đồng tăng lên 413,9 tỷ đồng năm 2010

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Điện

3 Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 32,1 56,9 67,6 77,9 109,2 35,8

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Điện Bàn)

Trang 33

Ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản có tốc độ tăng khá nhanh và dầndần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện, năm

2006 chiếm 69,2% tăng lên 75,9% năm 2010 cao hơn cả tỉnh (40,1%), cònkhu vực thương mại, dịch vụ tỷ trọng giá trị sản xuất ít biến động, giao độngtrong khoảng 17 - 18%, thấp hơn tỉnh (38,5%) Nếu xét về mặt tuyệt đối thìgiá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng tăng khá mạnh qua các năm,năm 2006 giá trị sản xuất là 2.797,6 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên4.731,1 tỷ đồng, đối với ngành thương mại, dịch vụ thì giá trị sản xuất tăng từ

496 tỷ đồng năm 2006 lên 1.088 tỷ đồng năm 2010

- Về mặt chất lượng:

Năng suất lao động được phản ánh qua GO bình quân đầu người, GObình quân đầu người của huyện ngày càng cao chứng tỏ năng suất lao độngngày càng tăng Năm 2006 chỉ tiêu này là 14,5 triệu đồng thì đến năm 2010 đãtăng lên 31,1 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này

là 22,2% Bên cạnh đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của huyện cũngtăng lên rõ rệt, năm 2006 đạt 32,1 triệu USD đến năm 2010 đạt 109,2 triệuUSD với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 35,16%

Qua phân tích ta thấy rằng kinh tế Điện Bàn có tốc độ tăng trưởng nhanh

và ổn định Điều này đã góp phần phát triển ổn định, hướng tới bền vững toànnền kinh tế và bản thân ngành nông nghiệp

2.1.2.2 Dân số và lao động

Điện Bàn có dân số chủ yếu sống bằng nông nghiệp với tỷ trọng chiếm40,67% tổng dân số của huyện Năm 2006 dân số của huyện là 191.897 ngườiđến năm 2010 tăng lên 199.715 người với tốc độ tăng bình quân là 1%, nhờthực hiện tốt chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình nên tỷ suất tăng tựnhiên giảm từ 10,84% năm 2006 xuống 8,64% năm 2010 Lực lượng lao động

Trang 34

xã hội trong tuổi từ 117.593 lao động năm 2010 tăng lên 121.290 lao độngnăm 2010 với tốc độ tăng là 0,8%, nhưng lao động có việc làm chỉ có 113.530lao động chiếm 93,6% lao động xã hội, số lao động chưa có việc làm mỗi nămđang là vấn đề nan giải cho công tác giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.

Trong số lao động có việc làm ổn định thì lao động nông nghiệp giảmqua các năm trong khi đó lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng,thương mại dịch vụ và ngành nghề khác tăng lên nổi bật, tỷ trọng lao độngnông nghiệp giảm từ 46,69% năm 2006 xuống còn 40,67% năm 2010, đặcbiệt ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên một cách nhanh chóng Đây làdấu hiệu khả quan của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển, nóvừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ cho đời sống nhân dân đồng thời góp phầnlàm thay đổi nhanh bộ mặt xã hội cơ sở vật chất phát triển đồng bộ sẽ là độnglực thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao dântrí và sự hưởng thụ thành quả kinh tế, xã hội của nhân dân

Trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của đảng và nhà nước,

các đoàn thể, các cấp chính quyền, nhiều công trình phục lợi đã được nhànước đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, kết cấu hạ tầng được đầu tư pháttriển mạnh, không chỉ đảm bảo nhu cầu đi lại, sinh hoạt trong huyện, thônxóm mà phục vụ tích cực cho sản xuất nông nghiệp

Hệ thống thuỷ lợi đã được bê tông hóa với hàng ngàn mét kênh mươngmột mặt giảm chi phí nước tưới, mặt khác đáp ứng kịp thời nguồn nước tướicho sản xuất

Lưới điện được cải tạo nâng cấp đã đưa số hộ dân ở nông thôn sử dụngđiện là 100% và 100% xã có trường tiểu học và trạm y tế, huyện đang tiếp tụcchương trình tầng hoá cấp I, II và các trạm y tế trung tâm cụm xã

Trang 35

Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp thì cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ sản xuất cũng dần được cơ giới hoá, nhất là đưa máytuốt lúa có động cơ vào phục vụ cho việc thu hoạch đã được tăng lên mộtcách đáng kể.

Nhìn chung, huyện Điện Bàn đã từng bước đầu tư phát triển cơ sở hạtầng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của nhân dân nói chung và phục vụnông nghiệp nói riêng

2.1.2.4 Tình hình xã hội

Đi đôi với sự phát triển kinh tế, đời sống văn hoá được tập trung xây dựngkhá đồng bộ và có chiều sâu các chương trình, mục tiêu về dân sinh, dân trí hàngnăm được thực hiện tốt, an ninh chính trị được giữ gìn, trật tự an toàn xã hội đượcđảm bảo đã tạo ra được động lực tinh thần to lớn phát huy sức mạnh cộng đồngtrong xây dựng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn Đờisống vật chất và tinh thần của người dân trong huyện đã từng bước được cải thiện

và nâng cao, bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc, tạo được lòng tin của dân đới vớiđảng và chính quyền, khơi dậy những tiềm lực to lớn trong sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của huyện nhà

2.1.3 Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở huyện Điện Bàn

Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những tiền đề cầnthiết để sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các nước, cácvùng Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhiều hình thức tổ chức sảnxuất nông nghiệp đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, huyện Điện Bàn tồn tại ba hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệpchính là: hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã nông nghiệp

2.1.3.1 Hộ gia đình

Là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ Đây là hình thức kinh tế có quy môgia đình mà các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về huyết thống cũng

Trang 36

như về kinh tế, cùng sống chung trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và cóchung một nguồn thu nhập

Về lao động: chủ yếu sử dụng lao động gia đình Sức lao động của nông

hộ không phải hàng hóa mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của giađình

Về vốn: đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích lũy thấplàm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất

Về kĩ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tínhtruyền thống

Các nông hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ đã đẩy chi phí sản xuất lên caoSản xuất nông hộ vẫn còn mang tính tiểu nông, nhỏ bé, sản xuất tự cấp tựtúc Trong số các hộ nông dân, chỉ khoảng 10% có vốn kinh nghiệm và kiếnthức sản xuất có quy mô sản xuất

Kết quả điều tra năm 2010, bình quân thu nhập của nông dân là 800.000nghìn đồng/tháng Hiệu quả sản xuất nông hộ không cao do đất đai manhmún, nhỏ lẻ khó áp dụng cơ giới hóa, sản xuất tự phát Bình quân mỗi hộ (4người) canh tác 0,5 ha, mỗi năm thu nhập 18,4 triệu đồng

2.1.3.2 Trang trại

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những nămqua, kinh tế trang trại của huyện Điện Bàn liên tục phát triển, đạt được nhiềukết quả đáng kể, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhândân Nhiều mô hình kinh tế trang trại phát triển tạo ra nhiều việc làm, tăng thunhập nhân dân trong vùng và tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, tạo cảnh quangmôi trường

Qua số liệu thống kê và khảo sát hàng năm cho thấy trang trại trên địabàn huyện liên tục phát triển, đến năm 2010 toàn huyện có 243 trang trại đạttiêu chí, tăng 53 trang trại so với năm 2006 Trong đó có 6 trang trại cây hàng

Trang 37

năm và trồng nấm (tỷ lệ 2,46% ), 119 trang trại chăn nuôi ( tỷ lệ 48,97 %),

102 trang trại thủy sản (41,97 %) và 16 trang trại tổng hợp (6,5%)

Tổng vốn đầu tư trung bình của một trang trại là 74.749 triệu đồng, trong

đó nguồn vốn vay từ các ngân hàng đầu tư cho phát triển trang trại rất thấp,chiếm 10% tổng vốn đầu tư Bình quân mỗi trang trại giải quyết được 2,84lao động có việc làm ổn định

Thu nhập của trang trại: Tổng doanh thu năm 2010 đạt 79.749 triệu

đồng, bình quân mỗi trang trại lãi 88,26 triệu đồng/năm, góp phần tăng giá trịthu nhập của ngành nông nghiệp hàng năm, giải quyết trên 699 lao động cóviệc làm thường xuyên và ổn định ( bình quân một trang trại giải quyết 3,04lao động và có thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng.)

Có thể khẳng định kinh tế trang trại thể hiện rõ vai trò của mình trongphát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ hội nhập, thích ứng mạnh trong cơchế kinh tế thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại thường xuyên chịutác động của thiên tai bão, lụt, dịch bệnh và sự biến động giá cả vật tư, nôngsản phẩm Mặt khác trong quá trình triển khai thực hiện các cơ chế chính sáchcủa tỉnh trong phát triển còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc tiếp cận nguồnvốn vay, thực hiện hỗ trợ lãi suất vay, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thỏamãn nhu cầu của nhân dân

2.1.3.3 Hợp tác xã nông nghiệp

HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng, trong thời gian qua đã cónhững sự đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển nôngthôn Có thể nói rằng ở các địa phương có HTX và HTX hoạt động khá giỏi

đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,HTX thực sự là bà đỡ cho kinh tế hộ trong các khâu dịch vụ đầu vào và đầu racủa sản xuất, dịch vụ tốt các khâu mà từng hộ xã viên không thể làm được,

Trang 38

mở rộng ngành nghề mới, khôi phục nghề truyền thống, tạo việc làm tăng thunhập cho xã viên Các HTX đã cùng chính quyền địa phương thực hiệnchuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, triểnkhai các chương trình sự nghiệp của ngành nông nghiệp, nâng cấp các côngtrình kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo bộ mặt nông thôn mới ở các làng quê.Đến cuối năm 2010 toàn huyện có 29 HTX nông nghiệp đang hoạt độngtrong các lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp như dịch vụ điện,thủy lợi, sản xuất giống,… Qua báo cáo tình hình tài chính năm 2010 và đánhgiá xếp loại theo tiêu chí chung của tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT ĐiệnBàn đánh giá có 11 HTX tốt, 8 HTX khá, 8 trung bình và 2 HTX yêu kém.

Năm 2010, tổng tài sản trung bình của một HTX là 2,2 tỷ đồng, doanhthu trung bình của HTX đạt 3,6 tỷ đồng, bình quân mỗi HTX lãi 123,4 triệuđồng/HTX/năm

Những năm trở lại đây, nhất là năm 2010 nhiều HTX đã và đang gắnkết các chương trình về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội vào sự phát triểnkinh doanh bền vững của HTX, tiêu biểu như HTX Điên Quang tổ chức thugom rác thải; HTX Điện Quang, Điện Thọ 2 xây dựng cơ sở giết mổ tập trunggóp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường ởđịa phương và vùng lân cận

Thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế hợp tác, HTX, các HTX khá đãnăng động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ cơ chế thịtrường; thường xuyên đổi mới phương thức quản lý, điều hành trong HTX,từng bước đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán

bộ quản lý, thực hiện các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai trong cáchoạt động, nhất là lĩnh vực tài chính Nhiều HTX mở rộng liên doanh, liên kếtthông qua đó phát huy thế mạnh của địa phương, huy động nguồn vốn, tiến bộ

kỹ thuật, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường Nhiều sản

Trang 39

phẩm, dịch vụ của HTX đã thực sự tạo cổ đứng vững chắc trên thị trường,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho tập thể và xã viên.Nổi bậc là các HTX Điện Phước I, Điện Ngọc I, Điện Quang,…

Các HTX cùng địa phương xây dựng các công trình giao thông nôngthôn, nội đồng, kiên cố kênh mương, hạ tầng văn hóa - xã hội, tham gia xâydựng quỹ tình nghĩa, hỗ trợ hoạt động của các đoàn thể mang tính nhân vănsâu sắc

Cùng chính quyền thực hiện các chủ trương về chuyển đổi cơ cấu kinh

tế, giảm nghèo, dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, vườn nhà hìnhthành những cánh đồng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả thiết thực chongười dân

2.1.4 Đánh giá chung về tình hình cơ bản và tiềm năng phát triển nông nghiệp huyện Điện Bàn

Nhìn chung, qua nghiên cứu tình hình cơ bản của huyện Điện Bàn tôinhận thấy có những thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp như sau:

2.1.4.1 Thuận lợi

Là vùng đất nằm tiếp giáp với Thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện chophát triển nông, lâm, ngư theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững, đặc biệt làhình thành vành đai xanh như vùng rau sạch, cây kiểng , phục vụ thành phốđồng thời giải quyết được một hướng lao động rộng lớn trong nông nghiệp khimùa vụ đã kết thúc

So với diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp khoảng 10.105,33 ha(chiếm 47,06%) song hầu hết diện tích này có thổ nhưỡng là đất phù sa, độphì nhiêu rất tốt thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồngcũng như thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Diện tíchđất chưa sử dụng còn tương đối nhiều nên tạo điều kiện cho việc khai hoang,khai thác tiềm năng này

Trang 40

Thời tiết, khí hậu cho phép sản xuất được nhiều vụ trong năm, thích hợpvới nhiều loại cây trồng con vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt Đặc biệt cócác nhánh sông lớn chạy qua địa phận của huyện như sông Thu Bồn, sôngBình Phước, sông Tứ Câu…, vừa bù đắp phù sa hàng năm, vừa ổn định đượcnhiệt độ, độ ẩm ở các tiểu vùng cung cấp đầy đủ nguồn nước cho cây trồng,con vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng,con vật nuôi làm đa dạng hoá sản phẩm.

Với nguồn lao động dồi dào, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông,lâm, ngư, thuỷ sản đồng thời có điều kiện để mở rộng các ngành nghề tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ tại địa phương

Nền tảng kinh tế, xã hội của huyện được xây dựng trong những năm qua

về kết cấu hạ tầng, về thiết chế xã hội không chỉ phục vụ cho đời sống mà cònphục vụ một cách tích cực cho sản xuất nông, lâm, ngư, thuỷ sản và phát triểnkinh tế nông thôn theo hướng bền vững

2.1.4.2 Khó khăn

Về khí hậu, thời tiết: là huyện ven biển Miền Trung, mưa bão thườngxuất hiện sớm làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp củahuyện, làm xuống cấp cơ sở hạ tầng gây không ít khó khăn cho sản xuất vàđời sống

Với hệ thống sông ngòi dày cho nên nguồn nước cung cấp cho sản xuất

và đời sống tương đối đầy đủ, tuy nhiên về mùa nắng tình trạng thiếu nước ởmột số địa phương cũng diễn ra đặc biệt là các xã ven biển thì nguồn nước bịnhiễm mặn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây trồngthậm chí có năm những diện tích này bị mất trắng gây khó khăn cho đời sốngngười dân

Hiện nay, nhiều vấn đề xã hội như dân trí, sức khoẻ, đạo đức xã hội đangcòn là những vấn đề rất đáng quan tâm Đô thị hoá là một xu hướng tiến bộ

Ngày đăng: 02/01/2018, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w