Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
Phần thứ nhất ỨNGDỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 1. Vai trò của CNTT&TT (ICT) a) Máy tính, mạng Internet và thế giới ảo trên Internet Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứngdụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT). Một máy tính nối mạng không phải chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email mà nó là kênh kết nối chúng ta với tất cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở xa nửa vòng trái đất. Mạng máy tính toàn cầu thực sự đã tạo ra một thế giới mới trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử (ecommerce), giáo dục điện tử (elearning), trò chơi trực tuyến (game online), các diễn đàn (forum), các mạng xã hội (social network), các công dân điện tử (blogger),… b) Lợi ích mà thể giới ảo trên Internet mang lại Tuy gọi là thế giới ảo nhưng nó đem lại lợi ích thực sự cho những người tham gia, thậm chí những lợi ích đem lại còn nhiều hơn so với trong thế giới thật. Ví dụ những cá nhân tham gia thương mại điện tử có thể ngồi ở nhà, thông qua máy tính nối mạng để buôn bán trao đổi và có thể thu được rất nhiều lợi nhuận. Học sinh có thể tham gia các hệ thống học trực tuyến trên mạng mà không phải tốn một đồng học phí, mà kiến thức thu được còn nhiều hơn là theo lớp học thật. Một học sinh ở Hà Nội có thể thông qua một hệ thống học trực tuyến để theo học một thầy giáo ở tận TP HCM. Một thầy giáo có thể dạy cùng một lúc hàng vạn học sinh. Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc trong đời sống và công việc. Ví dụ mọi người có thể chia sẻ các đoạn phim hoặc các bài hát, có thể chia sẽ các bài viết về những kiến thức khoa học, xã hội, v.v… Ví dụ các bậc phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc con cái. Các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với nhau, để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinh cũng có thể thông qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến thức về học tập và thi cử. c) Những thế mạnh của thế giới ảo so với thế giới thật Trong nhiều lĩnh vực, các hoạt động của thế giới ảo trên mạng Internet tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội so với ở thế giới thực. Bởi vì đó là một “Thế giới phẳng” (tên một cuốn sách nổi tiếng của Thomas L.Friedman đã được dịch sang tiếng Việt) nơi mà tất cả mọi người tham gia sẽ ở cùng một điểm xuất phát, không phân biệt vị trí địa lý, nghề nghiệp, tuổi tác, địa vị xã hội. Trong thế giới này, các hoạt động có thể diễn ra vô cùng lớn mạnh với hàng triệu người tham gia. Các kết quả mà thế giới ảo đạt được có thể không bao giờ làm được trong thế giới thật (ví dụ xây dựng thư viện trực tuyến khổng lồ hoặc các công cụ tìm kiếm tri thức toàn cầu). Chi phí để vận hành thế giới ảo này hầu như không đáng kể so với thế giới thật, ví dụ thương mại điện tử sẽ không cần phải có cửa hàng, kho bãi, không cần nhân viên tiếp thị phải đi khắp nơi, học trực tuyến không cần trường học, lớp học, đồ dùng dạy học, v.v . hay các diễn đàn hội thảo không cần hội trường, chi phí đi lại ăn ở cho các đại biểu v.v . Mặc dù ở nhiều lĩnh vực thì hoạt động của thế giới ảo trên Internet không thể thay thế, mà chỉ có thể hỗ trợ cho các hoạt động thật, tuy nhiên thực tế nó đang phát triển mạnh mẽ và ở nhiều lĩnh vực đã lấn át các hoạt động thật (ví dụ đọc báo điện tử, nghe nhạc trực tuyến .). Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, mỗi chúng ta đều phải nhanh chóng thích nghi với những thay đổi mới của thế giới nếu như không muốn tụt hậu. - 1 - 2. Ứngdụng CNTT&TT trong việc dạy và học 2.1. Thực trạng ứngdụng CNTT trong nhà trường phổ thông hiện nay Từ khá sớm, các trường học trên nhiều tỉnh thành đã bắt đầu đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hầu hết các trường đều có phòng máy tính riêng. Tuy nhiên, những trang thiết bị này thường chỉ nhằm mục đích cho học sinh thực hành môn Tin học (chỉ là một môn trong rất nhiều môn học), hoặc ứngdụng trong công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi cử. Như vậy, có thể thấy chúng ta đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những ứngdụng to lớn của công nghệ thông tin, mà một trong những ứngdụng đó là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho các tiết học trên lớp đối với các môn văn hoá khác như: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ v.v . Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng phần mềm trong giảng dạy hiện nay là rất lớn. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay. Các sinh viên sư phạm cũng đều coi khả năng thiết kế bài giảng bằng máy tính như một tiêu chuẩn nâng cao giá trị của mình khi xin việc vào các trường tốt. Các lãnh đạo trường cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi khả năng sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là ưu điểm của giáo viên. Do đó, các lớp tập huấn Tin học sử dụng Powerpoint, Violet, . thường được các giáo viên tham gia rất đông. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, gần như 100% là các bài giảng là dùng phần mềm. Ở các tỉnh thành lớn, đa số các trường học đều đã trang bị máy chiếu để phục vụ việc giảng dạy bằng máy tính. Trên thực tế thì các phần mềm giáo dục của Việt Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều, phong phú về nội dung và hình thức như: sách giáo khoa điện tử, các website đào tạo trực tuyến, các phần mềm multimedia dạy học, . Trên thị trường có thể dễ dàng lựa chọn và mua một phần mềm dạy học cho bất cứ môn học nào từ lớp một cho đến luyện thi đại học. Tuy nhiên, các "Sách giáo khoa điện tử" không tỏ ra nổi trội hơn SGK truyền thống, Website đào tạo từ xa khó triển khai rộng được vì Internet ở VN còn là một vấn đề lớn. Các phần mềm dạy học cho học sinh, dù đã có rất nhiều cố gắng về mặt hình thức và nội dung, tuy nhiên sự giao tiếp giữa máy với người chắc chắn không thể bằng sự giao tiếp giữa thầy với trò . Hiện nay, các công ty thiết bị giáo dục cũng thường xây dựng các video quay các tiết giảng mẫu để đưa về các trường. Tuy nhiên định hướng này khó phát huy được hiệu quả, vì sản phẩm cũng chỉ như một giáo án tham khảo trong khi chi phí để xây dựng rất lớn (vài chục triệu đồng/tiết dạy) mà hầu như không thể chỉnh sửa về sau được. Nó thậm chí còn có thể gây phản tác dụng khi tạo ra sự áp đặt cho giáo viên, tạo ra tư duy lười suy nghĩ vì chỉ cần dạy theo giáo án mẫu, làm giảm đi sự sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy . 2.2. Một số giải pháp và đề xuất trong việc sử dụng CNTT trong dạy và học 2.2.1. Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó: - CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy. - E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, học viên sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho học viên. Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứngdụng CNTT vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất. Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ. Còn một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều người vẫn bị nhầm lẫn 2 khái niệm này, trong đó có không ít các chuyên giá giáo dục, nên nhiều khi dẫn đến những sai lầm trong đường hướng chỉ đạo. Vì vậy, trong tài liệu này, - 2 - chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn nhưng mặt mạnh mặt yếu của CBT và e-learning để có thể hiểu rõ hơn chúng ta đã làm gì, cần làm gì và nên làm gì trong giai đoạn hiện nay. CBT E-learning Có thể phát triển, cải tiến từ phương pháp dạy học truyền thống. Vẫn dựa trên những hình thức cơ bản của một lớp học thông thường Thay đồi hoàn toàn cách dạy và học. Người học có thể học riêng rẽ, học ở nhà hoặc ở nơi làm việc. E-learning khai thác được tối đa sức mạnh của thế giới Internet: khả năng phổ biến rất cao (có thể 1 bài giảng hàng triệu người học), hay có khả năng cập nhật các thông tin mới ngay lập tức. Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Chỉ cần trang bị cho lớp học máy tính, máy chiếu và các thiết bị multimedia. Chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Mỗi lớp học phải là một phòng máy tính nối mạng Internet, mỗi học sinh và giáo viên phải có máy tính riêng và những phần mềm chuyên dụng. CBT là phương pháp kết hợp được cả những thế mạnh của phương pháp dạy học truyền thống (dựa trên giao tiếp thầy-trò) và khai thác được những ưu thế của các công nghệ hiện đại (ví dụ những bài giảng điện tử). Chỉ dựa trên thế mạnh của các bài giảng điện tử, hầu như không có giao tiếp thầy trò. Phù hợp hơn với giáo dục phổ thông, vì là ở giáo dục phổ thông, giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà còn phải theo dõi hướng dẫn cách tư duy. Vả lại học sinh nhỏ tuổi chưa đủ khả năng để làm chủ được quá trình học tập của mình. Phù hợp hơn với giáo dục Đại học, Sau đại học và những người đã đi làm. Đây là phương pháp mà các giáo viên ở Việt Nam hay dùng phổ biến hiện nay như dùng Powerpoint, Violet để thiết kế bài giảng và dạy học dùng máy chiếu. Những kết quả thu được là rất đáng kể. Chưa phải là hình thức phổ biến lắm ở Việt Nam. Mới chỉ có một số trường ĐH có hệ thống e-learning riêng như ĐH Sư phạm HN, ĐH Xây dựng HN, ĐH Cần Thơ, . Các công cụ tạo bài giảng cho CBT gọi là các Authoring Tools như là Powerpoint, Violet, Impress, Author-ware Các công cụ tạo bài giảng cho e-learning thì tuân theo một chuẩn chung để đưa lên mạng, trong đó nổi tiếng nhất là chuẩn SCORM. 2.2.2. Tích cực sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy Từ nhiều năm nay, ở các trường phổ thông cũng đã tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector), . Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình, .) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video .). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng một trận đánh lịch sử, trên bản đồ giấy chỉ có thể diễn tả được bằng các mũi tên chỉ hướng tấn công, còn trên phần mềm có thể diễn tả được hình ảnh của các đoàn quân di chuyển, nên tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn. Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. - 3 - Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nếu đầu tư xây dựng các bài giảng đóng gói đơn lẻ như sau thì dễ thấy những mặt hạn chết như sau: - Tính cứng nhắc trong nội dung bài giảng: Các bài giảng điện tử xây dựng theo mô hình trên thường không thể ứngdụng trên quy mô rộng được. Một bài giảng do giáo viên này thiết kế khó có thể áp dụng cho một giáo viên khác vì mỗi người sẽ có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Thậm chí với cùng một giáo viên nhưng với những trình độ học sinh khác nhau thì cũng phải có những bài giảng khác nhau. - Giá thành cao: Để có được những sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của các giáo viên thì đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ thuật viên có đủ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, phải đầu tư không ít thời gian cho các việc thiết kế, sản xuất và bảo trì phần mềm. Do vậy, nếu tính theo giá thị trường thì giáo viên khó có thể đáp ứng được, thậm chí đối với một trường học thì giá thành cũng là một vấn đề lớn. - Sự áp đặt máy móc: Hiện nay, nhiều cơ quan trong ngành Giáo dục hay các Sở Giáo dục địa phương cũng thường đầu tư xây dựng hoặc mua phần mềm hỗ trợ giảng dạy, sau đó đưa về các trường để sử dụng. Tuy nhiên, giáo viên phải tâm đắc với phần mềm nào thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả. Mọi sự áp đặt từ cấp trên đưa xuống sẽ trở nên vô nghĩa. Phương pháp giảng dạy tốt nhất là do giáo viên trực tiếp đứng lớp quyết định, không phải một người khác sáng tác ra để áp đặt cho họ. Thậm chí việc áp đặt còn có thể gây ra hiệu quả xấu khi tạo cho người giáo viên tính lười soạn bài, không phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy và cũng không nắm rõ được những ý đồ sư phạm trong một bài giảng. Chỉ có một cách duy nhất là phải hướng dẫn, tập huấn các giáo viên để có thể tự xây dựng các bài giảng cho riêng mình. Tuy nhiên, việc tập huấn cũng chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng thành thạo một vài công cụ thiết kế bài giảng như Powerpoint hay Violet, cách tìm kiếm các tư liệu qua mạng Internet, sử dụng máy quay phim, máy ảnh số, máy quét . Ở mức độ này, giáo viên mới chỉ có thể tạo được bài giảng ở mức cơ bản, chất lượng trung bình. Chẳng hạn như họ không thể tự vẽ thêm một bức tranh, tự xây dựng một hình ảnh động hoặc lập trình tạo ra một thí nghiệm mô phỏng, hoặc cũng không thể tự chỉnh sửa được các tư liệu hình ảnh sau khi quét ảnh hoặc lấy về từ Internet cho đẹp hơn, biên tập lại các đoạn phim, dịch thuyết minh các tư liệu của nước ngoài thành tiếng Việt, v.v . đặc biệt rất khó có thể tìm kiếm thu thập được những phim ảnh tư liệu quý hiếm. Tất cả những việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, họa sĩ, kỹ thuật viên tin học chuyên nghiệp thì mới đảm nhiệm tốt được. Hiện nay, nhiều chuyên gia giáo dục đã cảnh báo tình trạng “lạm dụng CNTT” khi các giáo viên tự xây dựng bài giảng. Do hạn chế về định hướng, công nghệ nên giáo viên thường hay xây dựng những bài giảng mang nặng tính trình chiếu, ví dụ như sử dụng Powerpoint “bắn” rất nhiều chữ ra màn hình và khi giảng bài thì gần như đọc lại nội dung đó. Phương pháp này thậm chí sẽ làm cho học sinh giảm hiệu quả tiếp thu khi phải đồng thời nghe giảng, vừa đọc chữ, chưa kể là còn bị cuốn hút vào những hiệu ứng chữ chạy nhảy và âm thanh kèm theo. (xem thêm bài báo ở phần Phụ lục “Thuyết trình bằng Powerpoint là một thảm họa” và ý kiến của một giáo viên về Giáo án điện tử). Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được rằng: cách sử dụng hiệu quả của ứngdụng phần mềm dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia (âm thanh, hình ảnh, phim, Flash, .). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi hiểu được như vậy thì cũng khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần mềm thì dễ, chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngoài thì sẽ rất khó khăn. Chính vì vậy, giáo viên nên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet tư liệu như Google hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tư liệu phong phú như Wikipedia, YouTube, . đặc biệt là các nguồn tài nguyên phục vụ cho giáo dục và đào tạo như Thư viện tư liệu giáo dục tại http://tulieu.edu.vn (cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng) và Thư viện bài giảng điện tử tại http://baigiang.edu.vn (cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy). - 4 - 2.3. Sử dụng các phần mềm tiêu biểu phục vụ cho công tác giảng dạy Học sử dụng máy vi tính thực chất là học cách sử dụng các phần mềm vi tính. Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử .) và các phần mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo bài giảng như Powerpoint, Violet, tạo các hình ảnh mô phỏng để dạy học như Macromedia Flash, Swish, v.v . 2.3.1. Các phần mềm phổ thông Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với cả mọi người, từ cấp quản lý đến giáo viên trong nhà trường. Trong đó một số phần mềm quan trọng có thể kể ra (chủ yếu nằm trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office) Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, dùng để soạn công văn, báo cáo, kế hoạch và tất cả các giấy tờ tài liệu khác. Các giáo viên có thể dùng để soạn giáo án vừa có thể in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên mạng Internet. Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các chi phí tài chính, hoặc lưu trữ và tính điểm của học sinh. Excel mạnh ở điểm là có thể đưa vào những phương pháp tính toán, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng. Microsoft Outlook: Phần mềm gửi nhận thư điện tử. Đã qua rồi thời kỳ mà các đơn vị hoặc cá nhân trao đổi với nhau với nhau hoàn toàn bằng công văn giấy tờ hoặc gọi điện thoại (thậm chí điện thoại đường dài) trong những công việc thường ngày. Ngày nay thư điện tử đã được sử dụng chủ yếu, với những ưu điểm vượt trội như rẻ tiền, thông tin nhanh chóng và đơn giản. Mỗi cá nhân sẽ có một địa chỉ thư điện tử riêng. Microsoft Outlook là phần mềm hỗ trợ việc quản lý và gửi nhận thư điện tử rất dễ dàng. UniKey: Cài đặt phần mềm này, ta mới có thể gõ được tiếng Việt trong các văn bản, thư tín, . Ta có thể chọn kiểu gõ Telex hay VNI, có thể chọn mã chữ là Unicode hay TCVN, . Đặc biệt phần mềm có chức năng chuyển mã chữ rất tiện lợi, giúp có thể đọc được những văn bản không dùng Unicode mà máy tính không có font chữ tương ứng. Ví dụ trước đây các văn bản từ miền Bắc vào miền Nam hoặc ngược lại thì đều không thể đọc được, vì miền Bắc dùng mã TCVN, còn miền Nam thì dùng mã VNI. Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ). 2.3.2. Các phần mềm phục vụ cho giáo dục Đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chúng tôi khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy. Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp. Hiện nay, phần lớn các bài giảng điện của giáo viên ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm Powerpoint, tuy nhiên, xu hướng đang chuyển dần sang các phần mềm khác hiện đại hơn, dễ dùng hơn và không gặp phải vấn đề bản quyền. Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác. Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh. - 5 - 2.4. Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến Chúng ta có thể tự xây dựng một kho tài nguyên dạy học với vài nghìn tư liệu, nhưng như vậy liệu đã đủ chưa. Thực ra, việc đó giờ không còn là vấn đề cần lo lắng vì Internet đã chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet. Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy như sau: a) Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến Thông thường hiện nay, các thư viện lớn đều được phát triển theo mô hình xã hội, nội dung sẽ do chính người sử dụng cùng xây dựng lên với số lượng người tham gia xây dựng lên đến hàng triệu người. Trên thế giới đã xuất hiện các thư viện nổi tiếng như: - Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng lồ với đầy đủ tri thức nhân loại từ xưa đến nay, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v.v . - Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt Nam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn - Thư viện tư liệu giáo dục http://tulieu.edu.vn là trang web chia sẻ các tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam, hiện là trang web chia sẻ tư liệu dạy học duy nhất ở Việt Nam với gần 60.000 mục tư liệu. - Thư viện bài giảng điện tử: địa chỉ trang web là http://baigiang.edu.vn. Đây là trang web cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước. Hiện tại trang web đã có trên 200.000 thành viên tham gia, với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng, số lượng tài nguyên lên đến 50.000 bài giảng và giáo án. - Thư viện giáo trình điện tử: địa chỉ http://ebook.edu.net.vn. Đây là trang web tập hợp các giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạm HN, Đại học Cần Thơ, . Tuy nhiên đây không phải là trang web cộng đồng nên lượng thông tin không lớn và không được cập nhật thường xuyên. b) Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo. Có thể truy cập vào các trang web này qua các địa chỉ trang web tương ứng http://google.com.vn http://yahoo.com.vn http://baamboo.com Công cụ tìm kiếm trực tuyến là một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất của nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nó quy tụ được tri thức nhân loại về một nơi. Có thể nói chúng ta cần bất cứ thông tin gì thì các máy tìm kiếm này có cung cấp cho chúng ta gần như ngay lập tức, từ hàng chục tỷ trang web và nguồn tài nguyên khác nhau trên mạng Internet. Ví dụ: một người nước ngoài muốn tìm hiểu về phở Hà Nội, họ chỉ cần lên mạng, vào công cụ tìm kiếm, gõ chữ “phở Hà Nội” là có thể hiện ra hàng trăm trang web về chủ đề này. Một người Hà Nội muốn có hình ảnh về chợ Bến Thành thì chẳng cần phải vào tận HCM để chụp ảnh mà chỉ cần vào mạng, sau vài thao tác đơn giản là có thể tìm được hàng chục bức ảnh. Công cụ tìm kiếm thu nhỏ kho kiến thức khổng lồ của nhân loại thành cuốn cẩm nang đầu giường đối với mỗi con người hiện đại. Ngay cả đối với giáo viên thì cũng nên coi như việc ngồi máy tính để soạn bài giảng, giáo án là phải kết nối Internet và sử dụng công cụ tìm kiếm Internet thì mới có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng được. Các công cụ tìm kiếm thực chất đã làm thay đổi một phần của thế giới, con người không cần phải nhồi nhét những kiến thức khoa học và đời sống để trở thành những học giả uyên thâm, mà chỉ cần là người có tư duy tốt, nhạy bén, sáng tạo thì mới phát huy được hiệu quả trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những vấn đề cần làm trong giáo dục hiện nay, nhất là giáo dục phổ thông. - 6 - 2.5. Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội Kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nhưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng. Diễn đàn lớn nhất VN về GD là trang diễn đàn Mạng GD của Bộ GD&ĐT, địa chỉ http://edu.net.vn/forums, trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT. Diễn đàn giáo viên: địa chỉ http://diendan.bachkim.vn, là diễn đàn chuyên cho giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học. Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, giáo viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình. Ở các nước châu Âu, các giáo viên sử dụng rất nhiều blog phục vụ cho công việc của mình. Blog hiện nay đang được giới trẻ ưa chuộng, thực tế thì cũng có nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được. Tuy nhiên, tùy từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao, mà đặc biệt nếu các GV biết sử dụng để làm tốt hơn cho công việc giảng dạy của mình. Các địa chỉ mạng xã hội để tạo blog được dùng nhiều nhất ở Việt Nam là: http://360.yahoo.com: Là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay vì tính dễ dùng và nó gắn liền với chương trình chat Yahoo Messager. http://my.opera.com: Đây là mạng xã hội mà giáo viên và trí thức sử dụng nhiều hơn do có giao diện đẹp và nhiều tính năng hấp dẫn. 2.6. Sử dụng các phần mềm nguồn mở thay cho các phần mềm bản quyền Ngày nay, trong xu hướng hội nhập, việc tôn trọng bản quyền đang trở nên một vấn đề không thể không quan tâm. Hầu hết ở Việt Nam hiện nay chúng ta đang sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền, thậm chí vi phạm mà cũng không biết rằng mình đang vi phạm. Giá thành của một phần mềm là không nhỏ, thậm chí còn cao hơn cả giá thành của chiếc máy tính. Vì vậy với một chiếc máy tính, tổng giá trị các phần mềm trong đó có khi lớn gấp hàng chục lần giá trị của máy tính. Trong vài năm gần đây, Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã ra nhiều chỉ thị về việc mua bản quyền các phần mềm trong các cơ quan hành chính Nhà nước, tuy nhiên kết quả đạt được cũng chưa đáng kể là bao. Hiện nay, mới chỉ có một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam là có đủ tiềm năng để trang bị bản quyền phần mềm cho đơn vị mình. Vì vậy, do điều kiện KT còn khó khăn, vả lại chúng ta đã quen với việc dùng phần mềm mà không trả tiền nên việc mua bản quyền các phần mềm, nhất là phần mềm của nước ngoài hiện nay là không dễ thực hiện. Một trong những giải pháp đơn giản cho vấn đề này là chúng ta tìm và sử dụng các phần mềm miễn phí có tính năng gần tương tự như các phần mềm bản quyền kia. Ví dụ: Hệ điều hành Linux thay cho Windows, bộ phần mềm Open Office của hãng Sun là miễn phí và có thể sử dụng thay cho Microsoft Office, v.v . Bộ GDĐT cũng đã cã công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2007 v/v đẩy mạnh triển khai 1 số hoạt động về CNTT trong đó có đề cập đến việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, cụ thể 4 phần mềm cần thiết là OpenOffice, FireFox, Thunderbird và UniKey. Dưới đây là một chương trình đào tạo các phần mềm mã nguồn mở của công ty Bạch Kim. Qua đó chúng ta có thể thấy rất nhiều các phần mềm miễn phí có thể hoàn toàn thay thế cho những phần mềm bản quyền đang sử dụng hiện nay. Buổi thứ 1 (sử dụng OpenOffice) - Tập huấn sử dụng Open Office o Soạn thảo văn phòng (Writer), o Bảng tính điện tử (Spreasheet) Buổi thứ 2 (sử dụng - Tập huấn sử dụng Open Office o Trình chiếu (Presentation) - 7 - OpenOffice) o Đồ hoạ (Draw) o Cơ sở dữ liệu (Base) Buổi thứ 3 (Các phần mềm tiện ích) - Bộ gõ tiếng Việt UniKey - Phần mềm duyệt web Mozilla FireFox - Phần mềm xem phim VLC - Phần mềm xem ảnh XnView và chỉnh sửa ảnh Gimp Buổi thứ 4 (khai thác Internet) - Một số ứngdụng trên Internet: o Thư điện tử trực tuyến (yahoo.com.vn, gmail.com) o Phần mềm gửi nhận thư điện tử Thunderbird o Công cụ tìm kiếm Google (kết hợp tra từ điển trực tuyến) o Bản đồ Trái Đất trực tuyến Google Earth Buổi thứ 5 (khai thác Internet) - Khai thác kiến thức trên Internet: o Khai thác kiến thức bách khoa (vi.wikipedia.org) o Khai thác tư liệu và bài giảng (tulieu.edu.vn, baigiang.edu.vn) o Tham gia các diễn đàn (edu.net.vn, diễn đàn giáo viên) Buổi thứ 6 (trao đổi trực tuyến) - Trao đổi trực tuyến qua Yahoo Messenger - Nói chuyện trực tuyến bằng Skype - Làm bài kiểm tra trắc nghiệm đánh giá về khóa học. 3. Một số phần mềm tiêu biểu phục vụ dạy và học 3.1. Giới thiệu phần mềm Violet Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác . rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT. Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên). Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash .), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng . Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v . Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format). Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như: - Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v . - Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. - Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện. Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng: - Vẽ đồ thị hàm số: Cho phép vẽ được đồ thị của bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức. - Vẽ hình hình học: Chức năng này tương tự như phần mềm Geometer SketchPad, cho phép vẽ các đối tượng hình học, tạo liên kết và chuyển động. Đặc biệt, người dùng có thể nhập được các mẫu mô phỏng đã làm bằng SketchPad vào Violet. - 8 - - Ngôn ngữ lập trình mô phỏng: Một ngôn ngữ lập trình đơn giản, có độ linh hoạt cao, giúp người dùng có thể tự tạo ra được các mẫu mô phỏng vô cùng sinh động. Violet còn cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo viên. Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet. Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. 3.2. Cài đặt và chạy chương trình Có thể download và cài đặt phần mềm Violet từ đĩa CD hoặc theo địa chỉ website của công ty Bạch Kim: http://www.bachkim.vn. - 9 - Chạy chương trình Violet, giao diện chính của chương trình sẽ hiện ra như hình dưới đây. Lưu ý khi gõ tiếng Việt, bạn phải tắt các bộ gõ như ABC, VietKey, UniKey, . để sử dụng chế độ gõ tiếng Việt của Violet.Giới thiệu một số website phục vụ công tác giảng dạy.Trang web đào tạo kỹ năng vi tính trực tuyến trực tuyến cho giáo viênĐịa chỉ website: http://daotao.bachkim.vn - 10 - Cấu trúc bài giảng Giao diện bài giảng Danh sách file dữ liệu Hình 1: Giao diện chương trình Violet Menu và các nút chức năng [...]... cho vấn đề này chính là Thư viện tư liệu giáo dục Đây là một hệ thống các tư liệu multimedia bao gồm: các mô phỏng, hình ảnh, đoạn phim, âm thanh với nội dung thể hiện những phần kiến thức trong các bài học Các tư liệu này sẽ được lắp vào một bộ khung chương trình cùng với các lý thuyết, hướng dẫn và bài tập để tạo thành một bài giảng điện tử có chất lượng cao Giáo viên Giáo viên Công cụ tạo bài giảng... thể tải về, in ra và sử dụng như một cuốn cẩm nang vi tính cho mình Website sẽ là nơi tạo ra bước ngoặt cho các thầy cô trong việc sử dụng vi tính để áp dụng vào giảng dạy nói riêng và cuộc sống nói chung Với website này, Công ty Bạch Kim mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển giáo dục của nước nhà đồng thời giúp các thầy cô bước vào năm học 2008-2009, năm học công nghệ thông tin do Bộ GD&ĐT . đoạn phim, âm thanh . với nội dung thể hiện những phần kiến thức trong các bài học. Các tư liệu này sẽ được lắp vào một bộ khung chương trình cùng với các. mềm dạy học cho học sinh, dù đã có rất nhiều cố gắng về mặt hình thức và nội dung, tuy nhiên sự giao tiếp giữa máy với người chắc chắn không thể bằng sự