1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐÁNH GIÁ độ CHÍNH xác GIA CÔNG dựa TRÊN cơ sở mô HÌNH hóa lực cắt KHI PHAY BẰNG DAO PHAY cầu

6 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 457,35 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG DỰA TRÊN CƠ SỞ MÔ HÌNH HÓA LỰC CẮT KHI PHAY BẰNG DAO PHAY CẦU Phần 2: Kiểm soát độ chính xác gia công khi phay mặt cầu bằng dao phay đầu cầu Đậu Chí Dũng

Trang 1

ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG DỰA TRÊN CƠ SỞ MÔ HÌNH

HÓA LỰC CẮT KHI PHAY BẰNG DAO PHAY CẦU Phần 2: Kiểm soát độ chính xác gia công khi phay mặt cầu

bằng dao phay đầu cầu

Đậu Chí Dũng 1 , Trương Hoành Sơn 2

1 Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam-Hàn Quốc Nghệ An

Email: dauchidung@gmail.com

2 Bộ môn CNCTM, Viện Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội

Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Email: son.truonghoanh@hust.edu.vn

TÓM TẮT:

Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên

cứu về độ chính xác gia công khi phay bằng dao

phay đầu cầu các bề mặt 3D Trên cơ sở mô hình

hóa lực cắt khi phay đã xác lập được mối liên hệ

giữa lực cắt với các thông số công nghệ như

chiều sâu cắt, lượng chạy dao cũng như hình

dáng chi tiết gia công có thể xác định được mức

độ biến dạng của dụng cụ cắt trong quá trình phay Từ việc xác định được mức độ biến dạng của dụng cụ cắt mà có thể đưa ra được dự đoán

vị trí và giá trị sai số của chi tiết gia công tại các vị trí trên bề mặt gia công, qua đó đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp trong quá trình gia công để đảm bảo được độ chính xác của chi tiết gia công

T ừ khóa: mặt 3D, dao phay đầu cầu, độ chính xác gia công, diện tích cắt

1 GIỚI THIỆU

Trong ngành chế tạo máy, việc gia công các

chi tiết có bề mặt phức tạp (như các chi tiết

khuôn, mẫu, các chi tiết trong ngành hàng không,

trong động cơ,…), được làm bằng vật liệu khó gia

công như thép hợp kim, thép chịu nhiệt, thép đã

tôi,… đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên Để gia

công các chi tiết đó đạt độ chính xác, chất lượng

bề mặt tốt có thể sử dụng nhiều phương pháp gia

công như: gia công bằng điện hóa, gia công bằng

siêu âm, gia công bằng tia lửa điện,… Tuy nhiên,

những phương pháp gia công này đòi hỏi nguồn

đầu tư lớn, năng suất thấp và giá thành sản phẩm

cao Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ

CAD/CAM-CNC càng phổ biến và đã khẳng định

được vai trò của nó trong gia công cơ khí với khả

năng gia công cao, độ chính xác và năng suất

cao, giá thành thấp

Khi gia công các bề mặt 3D có biên dạng

cong thay đổi sẽ phải sử dụng đến dụng cụ cắt là

dao phay đầu cầu Với loại dao này, tùy thuộc vào

vị trí tiếp xúc của đầu dao với bề mặt gia công mà

độ lớn cũng như phương của lực cắt, tốc độ cắt, nhiệt cắt… sẽ khác nhau Vận tốc cắt biến thiên

từ cực đại về không tại mũi dao, do đó, tại vùng lân cận mũi dao vật liệu phôi không phải bị cắt gọt

mà bị phá hủy do biến dạng Điều này khiến cho biến dạng của dụng cụ cắt cũng thay đổi liên tục, ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác gia công cũng như chất lượng bề mặt của chi tiết Sai số

đó đang là vấn đề gây ra khó khăn lớn cho các nhà sản xuất cơ khí bởi chưa có nghiên cứu nào

cụ thể để họ có thể có những điều chỉnh phù hợp cho quá trình biên dịch chương trình gia công Do vậy, cần có các nghiên cứu sâu để có thể can thiệp vào quá trình gia công nhằm đảm bảo chất lượng gia công

2 PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN LỰC CẮT KHI GIA CÔNG BẰNG DAO PHAY ĐẦU CẦU

Trong quá trình cắt, lực cắt được tính theo công thức sau (1)

:

Trang 2

Trong đó q là diện tích tiết diện lớp cắt được

tách ra, nó phụ thuộc vào từng mô hình cắt cụ

thể, p là lực cắt đơn vị p là hằng số với 1 cặp

dụng cụ cắt và phôi nhất định Như vậy, lực cắt P

sẽ tỉ lệ thuận với diện tích tiết diện lớp cắt được

tách ra q

2.1 Diện tích cắt khi phay mặt cong lồi

Khi phay mặt cong lồi bằng dao phay cầu,

diện tích cắt của một lần tiến dao được mô tả như

trên Hình 1

Hình 1 Mô hình hình học phay mặt cong lồi bằng dao

đầu cầu

Trên Hình 1, vị trí dao cắt ở lần cắt trước có

tâm đầu dao là O1, tương ứng góc từ tâm chi tiết

đến tâm đầu dao với phương thẳng đứng là 1 Vị

trí dao hiện tại là O, tương ứng với góc  Mối

quan hệ giữa  với 1được tính toán theo công

thức sau:

(2)

Tiết diện mặt cắt được giới hạn bởi 3 cung tròn: ̂, ̂, ̂ tương ứng hình thành bởi 3 phương trình: - Phương trình đường tròn chứa cung ̂ là phương trình đường tròn mũi dao tại vị trí cắt ở lần cắt ngay trước: (x-xO1)2 + (y-yO1)2 = r2 (3)

Trong đó:

(3.1) √

(3.2) - Phương trình đường tròn chứa cung ̂ là phương trình đường tròn bề mặt phôi: x2 + y2 = (R+t)2 (4)

- Phương trình đường tròn chứa cung ̂ là phương trình đường tròn mũi dao tại vị trí hiện tại: (x-xO)2 + (y-yO)2 = r2 (5) Trong đó: (5.1) (5.2) Phân tích 3 phương trình trên và phân tích hình học của các cung tròn ̂, ̂, ̂ ta có phương trình các cung tròn trên tương ứng như sau: [ (

) ]

- , -[ - ] -

(6) { [ ] }

(7)

[ ]

(8)

Tiết diện mặt cắt được tính toán theo công thức sau: ∫ | | ∫ |

| (9)

Trong đó: - A là giao điểm của f1(x) với f2(x), dựa vào mô hình ở Hình 2 có thể xác định xA là nghiệm của phương trình: [ (

) ] - , -[ -

] - - , -[ - ]

(10) - B là giao điểm của f1(x) với f3(x), dựa vào mô hình ở Hình 2 có thể xác định xB là nghiệm lớn hơn của phương trình: [ (

) ] - , -[ -

] - [ - ]

(11) - C là giao điểm của f2(x) với f3(x), dựa vào mô hình ở Hình 2 có thể xác định xC là nghiệm lớn hơn của phương trình: { [ ] }

[ ]

(12) Sau khi tính toán và phân tích, mối quan hệ giữa tiết diện cắt và góc góc  được mô tả theo

đồ thị như sau:

Trang 3

Hình 2 Mối quan hệ giữa góc  và diện tích cắt q với

các giá trị cụ thể của tham số: R = 50 mm, r = 5 mm,

s = 0.5 mm, t = 0.5 mm

2.2 Diện tích cắt khi phay mặt cong lõm

Khi phay mặt cong lõm bằng dao phay cầu,

diện tích cắt của một lần tiến dao được mô tả như

trên Hình 3

Hình 3 Mô hình hình học phay mặt cong lõm bằng

dao đầu cầu

Trên Hình 3, vị trí dao cắt ở lần cắt trước có

tâm đầu dao là O1, tương ứng góc từ tâm chi tiết

đến tâm đầu dao với phương thẳng đứng là 1 Vị

trí dao hiện tại là O, tương ứng với góc  Mối

quan hệ giữa  với 1được tính toán theo công

thức sau:

(13)

Tiết diện mặt cắt được giới hạn bởi 3 cung tròn: ̂, ̂, ̂ tương ứng hình thành bởi 3 phương trình: - Phương trình đường tròn chứa cung ̂ là phương trình đường tròn mũi dao tại vị trí cắt ở lần cắt ngay trước: (x-xO1)2 + (y-yO1)2 = r2 (14)

Trong đó:

(14.1)

√ (14.2) - Phương trình đường tròn chứa cung ̂ là phương trình đường tròn bề mặt phôi: x2 + y2 = (R-t)2 (15)

- Phương trình đường tròn chứa cung ̂ là phương trình đường tròn mũi dao tại vị trí hiện tại: (x-xO)2 + (y-yO)2 = r2 (16)

Trong đó: (16.1) (16.2) Phân tích 3 phương trình trên và phân tích hình học của các cung tròn ̂, ̂, ̂ ta có phương trình các cung tròn trên tương ứng như sau: ( - ) [ - ( - ) ]

- , -[ - ] -

(17) { [ ] }

(18)

[ ]

(19)

Tiết diện mặt cắt được tính toán theo công thức sau: ∫ | | ∫ |

| (20)

Trong đó: - A là giao điểm của f1(x) với f2(x), dựa vào mô hình ở Hình 2 có thể xác định xA là nghiệm của phương trình: ( - ) [ - ( - ) ]

- , -[ -

] - ( - ) - , -[ -( - ) ] -

(21)

- B là giao điểm của f1(x) với f3(x), dựa vào mô hình ở Hình 2 có thể xác định xB là nghiệm lớn hơn của phương trình: ( - ) [ - ( - ) ]

- , -[ -

] - *( - ) - +

(22)

- C là giao điểm của f2(x) với f3(x), dựa vào mô hình ở Hình 2 có thể xác định xC là nghiệm lớn hơn của phương trình: { [ ] }

[ ]

(23) Sau khi tính toán và phân tích, mối quan hệ giữa tiết diện cắt và góc góc  được mô tả theo

đồ thị như sau:

Trang 4

Hình 4 Mối quan hệ giữa góc  và diện tích cắt q với

các giá trị cụ thể của tham số: R = 50 mm,r = 5 mm,

s = 0.5 mm, t = 0.5 mm

2.3 Dự đoán độ chính xác gia công

Trong quá trình gia công, nếu bỏ qua các yếu

tố khác như trượt hay biến dạng nhiệt,… thì sai số

gia công phụ thuộc chủ yếu vào biến dạng của

dụng cụ cắt, của hệ thống công nghệ và có thể

được xác định theo công thức:

Trong đó:

P: là lực cắt, được tính theo công thức (1)

p: là lực cắt đơn vị

J : là độ cứng vững của hệ thống công nghệ

Ở đây, các vị trí cắt trên chi tiết được thực hiện

trong cùng một hệ thống công nghệ, J là hằng

số

q: là tiết diện cắt, được tính toán theo công

thức (9), (20) q được dự đoán phụ thuộc vào góc

 theo một dạng quan hệ như Hình 2, 4

Như vậy, khi góc  càng lớn thì sai số gia

công càng cao Vì vậy khi gia công, có thể xác

định góc  lớn nhất, sau đó dựa vào công thức

(24) có thể xác định được sai số lớn nhất Từ đó

có thể có các điều chỉnh về công nghệ (khoảng

dịch dao ngang s, bán kính dao r) để đảm bảo sai

số gia công trong phạm vi dung sai cho phép

Từ các phân tích ở các công thức (9), (20) có thể

nhận thấy các ảnh hưởng cụ thể như sau:

- Khi bán kính đầu dao tăng (sử dụng dao phay có

đường kính lớn hơn), tiết diện cắt sẽ giảm qua đó

lực cắt cũng giảm Đồng thời đường kính dao

tăng lên nên độ cứng vững của dao cũng tăng và

sai số gia công do biến dạng dụng cụ cũng giảm

Vì vậy, điều đầu tiên nên quan tâm để đảm bảo

độ chính xác gia công là sử dụng dụng cụ cắt lớn

nhất có thể để gia công

- Tiết diện cắt q cũng tỉ lệ thuận với bước tiến

ngang s

- Khi góc  tăng, tiết diện cắt cũng tăng theo hàm

dự báo là khi ở những vị trí lần cắt cuối cùng Để

ổn định tiết diện cắt (tương ứng ổn định tốc độ cắt, kiểm soát độ chính xác gia công) có thể giảm dần bước tiến ngang s khi góc  tăng lên

Điều này có thể thực hiện được nếu khống chế bước dịch dao dọc z thay vì khống chế bước dịch dao ngang s như trong nghiên cứu này Nhưng ngược lại, nếu khống chế bước dịch dao dọc z thì khi góc  nhỏ, khoảng dịch dao ngang rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bề mặt

và độ chính xác gia công Vì vậy có thể xem xét

sử dụng kết hợp cả hai phương pháp xác định khoảng dịch dao trong quá trình biên dịch chương trình từ phần mềm CAM

3 THỰC NGHIỆM PHAY MẶT CẦU

Để thuận tiện trong quá trình đo, mẫu thực nghiệm được lựa chọn là dạng trụ lõm và trụ lồi với bán kính cong và lượng dư gia công như Hình

5

a, Bán kính mặt trụ lồi và lượng dư gia công

b, Bán kính mặt trụ lõm và lượng dư gia công

Hình 5 Bản vẽ mẫu thực nghiệm

Thực hiện cắt sử dụng dao phay ngón đầu cầu R2.5 mm được gá dài 20 mm, với chiều sâu cắt t = 0.2 mm, bước dịch dao ngang s = 0.2 mm Trong quá trình thực nghiệm, bước tiến ngang

F là cố định ở tất cả các lát cắt vì vậy ảnh hưởng của bước tiến sẽ là một hằng số và ta chưa xét đến ở trong thực nghiệm này

Mẫu sau khi gia công được đưa vào máy đo quang học AROS, đặt độ phóng đại 400 lần Biên dạng bề mặt gia công được khôi phục lại bởi 120 điểm ảnh, tọa độ các điểm có độ chính xác đến 0.0001 Đối chiếu hình ảnh biên dạng bề mặt được khôi phục lại với bản vẽ ta có các sai số như Hình 6

Trang 5

a) khi phay mặt trụ lồi

b) Khi phay mặt trụ lõm

Hình 6 Sai số kích thước khi phay mặt trụ tương ứng

tại các vị tiếp xúc của dụng cụ

Trên đồ thị Hình 2, Hình 4 có thể nhận thấy khi

góc  thay đổi từ 00 đến 400 thì tiết diện cắt rất

nhỏ, chính vì vậy theo công thức (1) thì lực cắt

cũng sẽ rất nhỏ do đó sai số gia công có thể dự

đoán được là không lớn Ngược lại, khi góc  thay

đổi từ 400 đến 900 thì tiết diện cắt tăng lên rất lớn

theo công thức (9) và (20), do đó lực cắt và sai số

gia công cũng sẽ rất lớn Điều này được thực

nghiệm chứng minh trên Hình 6

4 KẾT LUẬN

Từ những kết quả trên, một số kết luận sau

được rút ra là:

- Diện tích cắt khi phay mặt 3D bằng dao phay đầu cầu thay đổi theo từng bước tiến dao (trong từng lần cắt) và việc xác định chính xác được diện tích cắt trong trường hợp này là rất phức tạp cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để làm rõ

- Diện tích cắt tăng theo hàm số mũ khi tăng góc , tức là khi thay đổi vị trí cắt trên biên dạng chi tiết cũng như khi giảm bán kính dao Để đảm bảo độ chính xác, khi góc  tăng cần có phương

án điều chỉnh để giảm tiết diện cắt (tương ứng giảm lực cắt), giảm bước dịch dao ngang là phương án thường được sử dụng nhất Tuy nhiên

nó cũng kéo theo thời gian gia công tăng lên, giảm năng suất Vì vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để có phương án tối ưu nhất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bành Tiến Long, Trần Thế Lục, Trần Sỹ Túy,

2013, Nguyên lý gia công v ật liệu, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội

[2] Chung-Liang Tsai, Yunn-Shiuan Liao, 2008,

Prediction of cutting forces in ball-end milling

by means of geometric analysis Journal of

Materials Processing Technology, Volume

205, Issues 1–3, 26 August 2008, Pages 24–

33

[3] M Milfelner, J Kopac, F Cus, U Zuperl,

2005, Genetic equation for the cutting force in

ball-end milling, 13th International scientific conference on achievements in mechanical and materials engineering

[4] A Lamikiz, L N López de Lacalle, J A

Sánchez, M.A Salgado, 2004, Cutting force

estimation in sculptured surface milling

International Journal of Machine Tools and Manufacture, Volume 44, Issue 14, November

2004, Pages 1511–1526

Trang 6

ASSESSMENT THE PRECISION OF PROCESSING BASED MODELING

CUTTING FORCES WHEN MILLING BY BALL-END MILL

Part 2: Control of machining precision when milling the sphere

by ball-end mill

ABSTRACT

This paper presents some results of research

on machining precision when milling with ball-end

mill Based on the modeling of cutting force, the

relationship between cutting force and

technological parameters such as depth of cut,

tool length, and geometry of surface detail can be

determined the deformation of tool in the milling

process On the basis of determining the degree

of deformation of the cutting tool, it is proposed to predict the position and error value of the workpiece at locations on the machining surface, thereby devising a technological solution appropriate to ensure the precision of the machining details

Keywords: 3D surface, ball-end mill, precision of processing, cutting area

Ngày đăng: 30/12/2017, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w