Tuy nhiên, văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc toàn diện đời sống văn hóa của cả cộng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TĂNG THỊ XUÂN
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TĂNG THỊ XUÂN
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức
Hà Nội - 2017
Trang 3Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS
Hà Văn Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và luôn động viên tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu
để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè - những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2017
Học viên
Tăng Thị Xuân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2017
Học viên
Tăng Thị Xuân
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… ……… 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Cấu trúc của luận văn 8
.CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VĂN HÓA BẮC BỘ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN 1.1 Khái niệm văn hóa - văn học 9
1.1.1 Văn hóa 9
1.1.2 Văn học 11
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 13
1.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa 13
1.2.2 Văn học là sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa 16
1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học 17
1.3.1 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học 17
1.3.2 Đặc điểm và ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa 19
1.3.3 Biểu hiện của văn hóa trong văn học 21
1.4 Vùng vănhóa Bắc Bộ và quá trình sáng tác của nhà văn Kim Lân 21
1.4.1 Vùng văn hóa Bắc Bộ 21
1.4.2 Quá trình sáng tác của nhà văn Kim Lân 25
1.5 Tiểu kết 31
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦAKIM LÂN 2.1 Không gian từ góc nhìn văn hóa 33
2.1.1 Bức tranh quê hương và không gian làng xóm của đồng quê Bắc bộ 33
Trang 62.1.2 Không gian cuộc sống và những phong tục sinh hoạt văn hoá làng quê 41
2.2 Thời gian từ góc nhìn văn hoá 52
2.2.1 Thời gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân 52
2.2.2 Thời gian sinh hoạt trong truyện ngắn Kim Lân 57
2.3 Con người nhìn từ phương diện văn hóa 60
2.3.1 Mẫu nhân vật thượng võ 61
2.3.2 Mẫu nhân vật nghệ sĩ làng quê 63
2.3.3 Mẫu nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo” 66
2.4 Tiểu kết 71
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 3.1 Biểu tượng văn hoá 73
3.1.1 Khái niệm về biểu tượng văn hoá 73
3.1.2 Một số biểu tượng trong truyện ngắn Kim Lân 76
3.2 Tình huống truyện 81
3.2.1 Tình huống nhận thức 82
3.2.1 Tình huống hành động 84
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 88
3.3.1 Ngôn ngữ giản dị tự nhiên 89
3.3.2 Ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh 91
3.4 Giọng điệu 97
3.4.1 Giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh 98
3.4.2 Giọng điệu trầm buồn, thủ thỉ 101
3.4.3 Giọng điệu thân mật, suồng sã 104
3.4.4 Giọng điệu mỉa mai, hài hước, phê phán nhẹ nhàng 106
3.4.5 Giọng điệu đôn hậu, cảm thương 107
3.5 Tiểu kết 111
Trang 7KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hóa, có khả năng nhận thức, phản ánh, truyền tải, lưu giữ, kiến tạo các giá trị văn hóa và nâng văn hóa lên tầm cao mới Mối quan hệ văn học - văn hóa là mối quan hệ gắn bó khăng khít và không thể tách rời Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất trên thế giới đều xây đắp cho mình bản sắc văn hóa riêng, tạo thành gương mặt riêng Bản sắc văn hóa - gương mặt ấy của dân tộc được thể hiện qua văn học
Bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XX, tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa không phải là một hướng tiếp cận quá mới Tuy nhiên, so với các hướng tiếp cận khác thì đây vẫn là một hướng tiếp cận tác phẩm văn học ra đời muộn hơn ở nước ta so với các hướng nghiên cứu, tiếp cận khác Tuy nhiên, văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc toàn diện đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc…
Truyện ngắn với những đặc điểm riêng, thế mạnh riêng đã giữ một vị trí quan trọng trong văn học, biểu hiện rõ ràng, sâu sắc và tinh tế những giá trị văn hóa của dân tộc, thời đại Truyện ngắn với sự đa dạng, phong phú về ngôn ngữ, nhân vật, tình tiết; nội dung truyền tải nhiều giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc Mối quan hệ giữa truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung với văn hóa luôn vận động, phát triển theo từng thời kỳ, vì vậy mà mà luôn cần những nghiên cứu mới, tìm tòi, khám phá theo dòng chảy văn hóa - văn học
Nhắc đến các cây bút nổi tiếng về thể loại truyện ngắn trong văn học Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến Kim Lân Kim Lân viết về đề tài nông dân và nông thôn Việt Nam với tấm lòng của một người con sinh ra từ đồng ruộng
Ông đến với văn chương bằng sự say mê, ham thích như lời ông tâm sự: “Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm củachính mình Sau nữa,
đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc”[17, tr.263] Tuổi thơ cơ cực, chịu nhiều thiệt thòi, Kim Lânphải sớm vào đời
để kiếm sống và ông viết văn cũng là để thể hiện mình Kim Lân viết văn khi vẫn còn là một anh thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong Kim Lân là người thông minh,
Trang 9ham hiểu biết và thích quan sát, do vậy ông đã tích luỹ được một vốn sống dày dặn, hiểu biết khá cặn kẽ phong phú về nông thôn, đặc biệt là phong tục văn hoá của vùng Kinh Bắc quê hương ông Vốn sống ấy giúp Kim Lân sau này có những trang viết độc đáo, hấp dẫn nhưng mộc mạc, bình dị như chính cuộc sống
Tuy viết không nhiều nhưng “Quí hồ tinh bất quí hồ đa”, Kim Lân được xem
là người có biệt tài viết truyện ngắn và đóng góp nhiều cho thể tài này Viết thay lời bạt trong Tuyển tập Kim Lân, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã nhận xét độc đáo, sắc
sảo về truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân thì quả là đặc sắc, tinh
gợi ý khiến người yêu văn học, nghiên cứu văn học thích thú khám phá và kiểm nghiệm cho nhận xét độc đáo đầy gợi mở này
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn Kim Lân nhưng nghiên cứu truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa vẫn chưa nhiều, chưa thực sự trở thành công trình, hệ thống và cũng rất ít các công trình tiếp cận được sâu bản chất của vấn đề Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa”, hi vọng
sẽ góp một cách nhìn mới, nhận ra những giá trị văn hóa tiềm ẩn dưới những trang
viết của người con “Một lòng, một dạ đi về với đất, với người,với thuần hậu nguyên thủy cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng)
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Vào những năm đầu của thế kỷ XX, giới nghiên cứu nước ta đã có ý thức xem xét mối quan hệ giữa văn hóa - văn học và đạt được một số thành tựu nhất định như trong các công trình nghiên cứu của: Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,…
Năm 1995,Trần Đình Hượu trong công trình Nhogiáo và văn học Việt Nam trung cận đại đã chỉ ra các đặc điểm của giai đoạn văn học từ cuối Lê, đầu Nguyễn dưới ảnh hưởng của Nho giáo Điều này về sau được Trần Ngọc Vương trong Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam cụ thể hóa bằng cái nhìn loại hình học Các tác giả như Phan Ngọc (Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều), Trần Nho Thìn (Xác lập phương pháp tiếp cận văn hóa cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam trung cận đại trên cơ sở phân tích “Truyện Kiều”) trong quá trình
Trang 10nghiên cứu đã đề cập tới sự chi phối của văn hóa tới phong cách, quan niệm về con
người của Nguyễn Du Tác giả Đỗ Lai Thúy (Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực) đã rất thành công trong việc khám phá thơ Hồ Xuân Hương nói riêng, văn học
Việt Nam nói chung và đã đem lại những giá trị mới mẻ đằng sau những hiện tượng văn học tưởng như đã quen thuộc
Như vậy, các tác giả như: Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Phạm Vĩnh Cư, Trần Đình Sử,… đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa khi xem tác phẩm như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa và đặt trong tương quan so sánh với văn hóa
Tiếp sau bước đi có tính chất mở đầu đó, đã có nhiều học giả mạnh dạn áp dụng phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa cho các công trình nghiên cứu của mình Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu thành công trong việc
tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: Văn học trung đại Việt Nam dưới gócnhìn văn hóa, (Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản (Nxb) Giáo dục, 2003);Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học (Nguyễn Bá Thành, Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội, 2004); Thơ Mới từ góc độ văn hóa - văn học (Luận án Tiến sĩ, HoàngThị Huế, Học viện Khoa học Xã hội, 2007); Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn vănhóa, (Lê Nguyên Cẩn, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011);Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa(Luận ánTiến sĩ, ĐỗThịNgọc Chi, Học viện Khoahọc Xã hội, 2013);…
2.2 Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đến với làng văn bằng một loạt các
truyện ngắn như : Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già, …
Đó là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội Nguyên Hồng - người bạn văncủa
Kim Lân đã nhận xét về những truyện ngắn Kim Lân thời kì này trong Nhữngnhân vật ấy đã sống với tôi rằng:“Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấytruyện
của Kim Lân Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy … Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình”[32, tr.10] Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng
Trang 11giữa hiện thựckhách quan - nhà văn - tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận xét thấu đáo cả về phương diện nội dung, tư tưởng lẫn giọng điệu văn chương của Kim Lân
Văn của Kim Lân có cái gì rất gần gũi, bình dị Đó là văn của một người viết
về chính cuộc sống mình, hàng xóm mình Kim Lân viết văn với ý nguyện rất đỗi
giản dị như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá trong Từ điển Văn học, tập1: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một nhân
phẩm, một chỗ đứngtrong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương”.[69, tr.369]
Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông (Nxb Giáo dục,
1997), Vũ Dương Quý đã nhận xét khá sắc sảo về nội dung, tư tưởng của truyện
ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám,bên những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn”.[73, tr.45]
Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân được đánh giá cao khi viết về mảng đề tài sinh hoạt văn hoá và phong tục làng quê Vũ Bằng khi đọc các truyện của Kim Lân đã khen và khuyên Kim Lân nên viết về thú chơi thôn quê Nhận xét truyện ngắn viết về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân sau khi so sánh với truyện của các tác giả khác cùng chung đề tài, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định
rõ: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơnkhi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” và ôngtiếp tục lí giải: “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh kìlạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã hiển hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời”[37, tr.64].Kim Lân thật may mắn khi được sinh ra và lớnlên từ vùng
quê Bắc Ninh, một vùng văn vật nổi tiếng của đất Kinh Bắc Chất tài hoa, sự lịch lãm, nề nếp cổ xưa dường như in đậm dấu ấn trong văn chương của ông Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bị cuốn hút bởi một thứ chất đồng bằng Bắc Bộ kín đáo, dung dị và chín chắn Truyện ngắn Kim Lân vì thế cũng rất có ích cho những nhà xã hội học muốn nghiên cứu, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa
Trang 12Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa nhận xét
tổng quát hơn về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám và
tấm lòng nhân hậu của nhà văn: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹođược đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình, hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa”[37, tr.369]
Trên báo Văn nghệ số 34 (1991),Trần Ninh Hồ đã có nhận xét thật
xúcđộng:“Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn”[30, tr.16] Đây có lẽ là lờinhận xét của một người hiểu và cảm nhận
sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy với hiện thực khách quan
Trong Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, với cái nhìn biện chứng sắc sảo và
quan điểm lịch sử, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra những lời nhận xét thuyết phục về
đặc điểm, vị trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lântập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền
với vận mệnh của đất nước Về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là
những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại”[35, tr.49] Như
vậy, cũnggiống bao văn nghệ sĩ khác, Cách mạng đã đem đến cho Kim Lân cảm hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm nhà văn trước cuộc sống cũng như tầm nhìn, tầm nghĩ của chính bản thân
Truyện Làng được viết và in năm 1948 trên Tạp chí Văn nghệ số đầu tiên ở
chiến khu Việt Bắc Tác phẩm này nhanh chóng được khẳng định và là một trong số không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của văn học thời kì kháng chiến
chống Pháp (1946-1954) Cùng với Đôi mắt cuả Nam Cao, Thư nhà của Hồ
Trang 13Phương, Làng của Kim Lân đã khai phá và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho văn
học kháng chiến chống Pháp
Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt Tác phẩm
được nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp của dân tộc năm 1945 - nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số ít ỏi của Việt Nam lúc bấy
giờ Trong Tiếng nói tri âm viết 1994, Trần Đồng Minh đã đánh giá, khẳng định vị trí của truyệnngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh văn học: “Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói 1945) chotruyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là
những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt Cái đói và cái chết ở Kim Lân, khiến ta khiếp sợ, rụng rời”
Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học thời kì
này, Vũ Dương Quỹ đánh giá chân xác: “Vợ nhặtdường như đã mang nét mới của
thời đại,vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945”[73, tr.125] Đúng vậy, truyện ngắn này không một dòng tố
cáo mà sức mạnhtố cáo cứ dậy lên trên từng con chữ Số phận bi thảm của những con người nghèo đói, cuộc hôn nhân lạ lùng của Tràng chính là bản án đanh thép tố cáo tội ác hủy diệt của Pháp- Nhật
Trong Nghề văn cũng lắm công phu (tái bản năm 2003), Nguyễn Khải, một
nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của tôi,trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn”[17,Tr.31].Theo cách nóicủa Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào
hàng những nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX Chẳng thế mà Nguyễn Khải khi đọc
Làng và Vợ Nhặt của Kim Lân đã ngạc nhiên mà thốt lên rằng: “Đó là thần viết,
thần mượn tay người để viết nên nhữngtrang sách bất hủ”
Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức viết
trong Nhà văn nói về tác phẩm:“Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn
xuất sắccủa văn học Việt Nam hiện đại Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn
Trang 14tượng với bạn đọc” Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn Truyện
của ông thường tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân Nhưng thế giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp
dẫn Dù bao lớp bụi phủ mờ thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vị trí xứng đáng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Sau khi dừng lại ở một số ý kiến nhận xét, đánh giá đáng chú ý của các nhà nghiên cứu về Kim Lân, tôi thấy về cơ bản các nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét: Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết không nhiềunhưng nói đến những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc ở nước ta không thể không nhắc đến Kim Lân Mặc dù Kim Lân được đánh giá là người có tài viết truyện ngắn nhưngnhững công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông còn quá ít so với tên tuổi và những gì ông đóng góp cho văn học hiện đại Việt Nam Những nghiên cứu về Kim Lân mới chỉ là những bài viết, những ý kiến nhận xét chung chung hoặc chỉ tập trung nhận xét về
hai truyện ngắn Làng và Vợ nhặt Do đó luận văn này hi vọng sẽ làm sáng tỏ nét
độc đáo trong truyện ngắn của Kim Lân, góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí xứng đáng của truyện n gắn Kim Lân trong văn học Việt Nam hiện đại
- Làm rõ căn nguyên tồn tại của chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn
- Khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật của sáng tác Kim Lân soi chiếu từ góc độ văn hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: truyện ngắn Kim Lân và các giá trị văn hóa biểu hiện trong tác phẩm văn học
Để hoàn thành đề tài luận văn, người thực hiện đã khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Kim Lân từ ba nguồn tài liệu sau đây:
Trang 151- Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, được nhà xuất bản Văn
học ấn hành năm 1996 Gồm 17 truyện ngắn
2- Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, ấn phẩm do nhà xuất bản Hội nhà văn mới phát hành năm 2004 Gồm 23 truyện ngắn, nhiều hơn Tuyển tập Kim Lân 6 truyện nhưng lại không có truyện Nỗi này ai có biết
3-Truyện Cô Vịa - một truyện ngắn sưu tầm được từ báo Trung Bắc chủ nhật
số 135, ngày 8-11-1942
Như vậy, tổng số tác phẩm Kim Lân được người thực hiện tập trung khảo sát
và nghiên cứu là 25 truyện ngắn, trong đó có 13 truyện viết trước Cách mạng tháng Tám và 12 truyện viết sau Cách mạng tháng Tám
Truyện ngắn Kim Lân nổi bật ở rất nhiều mảng đề tài liên quan tới văn hóa và lịch sử, tuy nhiên trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn sẽ chỉ tập trung làm nổi bật những giá trị thuộc về văn hóa trong truyện ngắn Kim Lân Những giá trị khác trong truyện ngắn Kim Lân sẽ được đề cập đến trong những lần nghiên cứu sau
5 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp luận nghiên cứu khoa học như quy nạp, diễn dịch, thống kê, luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa - văn học
- Phương pháp loại hình học
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
- Phương pháp so sánh
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc với 03 chương như sau:
Chương 1: Mối quan hệ giữa văn hóa - văn học Văn hóa Bắc Bộ và quá trình
sáng tác của nhà văn Kim Lân
Chương 2: Những giá trị văn hóa trong truyện ngắn của Kim Lân
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa
Trang 16CHƯƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ - VĂN HỌC VĂN HOÁ BẮC BỘ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN 1.1 Khái niệm văn hoá - văn học
1.1.1 Văn hoá
Văn hóa là sức sống nội tại của mỗi dân tộc Một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là biểu hiện cao nhất của tinh thần độc lập tự chủ, là tiềm năng sáng tạo vô hạn của dân tộc đó
Từ thế kỉ XIX, văn hóa thực sự đã trở thành đối tượng của việc nghiên cứu khoa học như dân tộc học, văn hóa học, xã hội học,… Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nhất quán về văn hóa
Văn hóa (Trong tiếng Anh và tiếng Pháp là Culture) là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn
Khi nói về vấn đề văn hóa, mỗi người có một quan điểm khác nhau Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa còn được hiểu là cách sống tức là phong cách ăn, ở,
đi đứng, cách cư xử (với đồng loại, môi trường, với bản thân) và cả tín ngưỡng, đức tin, phong tục,… của một người hay cả tập thể người
Theo quan niệm của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng.”[82, tr.10]
Theo Edouard Herriot, thì “Văn hóa là cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”[81, tr.1]
Theo Từ điển Tiếng Việt (1992), văn hóa được định nghĩa là “Tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [91, tr.1079]
Trang 17Theo Wikipedia tiếng Việt: “Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và
đó là một phần của văn hóa” [95, tr.1]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một cách hiểu về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [62, tr.55] Với cách
hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra
Còn cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng:“Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [85,
tr.3] Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng, sức chiến đấu của mỗi người, mỗi dân tộc
Trong tác phẩm Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm vềbản sắc văn hóa ViệtNam, Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa:"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [81,
tr.24].Như vậy với cách định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóabao gồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người Thứ hai, những giá trị mà con người sáng tạo ra đó phải mang tính nhân tính Điều đó có nghĩa là có những giá trị
do con người sáng tạo ra nhưng nó không phải là giá trị văn hóa bởi vì nó không
Trang 18mang tính người, nó hủy hoại cuộc sống của con người do đó không được cộng đồng chấp nhận như: bom nguyên tử, các vũ khí giết người hay chủ nghĩa khủng bố; một vấn đề nổi cộm trong giai đoạn hiện nay
Tuy khác nhau nhưng các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất ở một điểm, coi văn hóa là cái do con người sáng tạo ra, cái đặc hữu của con người Mọi thứ văn hóa đều là văn hóa thuộc về con người, các thứ tự nhiên không thuộc về khái niệm văn hóa Văn hóa là đặc trưng căn bản, phân biệt con người với động vật, cũng là tiêu chí căn bản để phân biệt sản phẩm nhân tạo và sản phẩm tự nhiên
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
Những năm gần đây, nhận thức về vai trò quyết định của văn hóa ở nước ta
được nâng cao, đúng với giá trị đích thực của nó, ngay từ Nghịquyết Hội nghịlần thứIV, Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định: "Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên Nó vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là một trong những mục tiêu của chúng ta" [83, tr.2] Các chính
sách vềvăn hóa của Đảng ta thể hiện quan điểm: văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, thể hiện trình độ của dân tộc, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
1.1.2 Văn học
Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ “Gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp
Trang 19vào loại chính trị, triết học, tôn giáo” [87, tr.2] Với nghĩa rộng, văn học đồng
nghĩa với văn hóa Còn văn học theo nghĩa hẹp chỉ khái niệm văn hóa - nghệ thuật
mà ta quen dùng hiện nay Nó bao gồm các tác phẩm ngôn từ có tính chất được sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng Như vậy văn học theo nghĩa hẹp không bao gồm các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo Văn học theo nghĩa hẹp chính là văn chương Văn học nằm trong văn hóa, trở thành một phần quan trọng của văn hóa Văn học
được coi là “một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ” [95, tr.1] Văn học là một
hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, nó bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày
tỏ một quan điểm, lập trường đối với đời sống Nhưng văn học không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách quan, phổ quát của chủng loại, của sự vật như cái giếng, con đường, cái ao… mà nó quan tâm là một hệ người kết tinh trong sự vật Ví dụ,
nói đến mây, văn học không phản ánh nó giống như một hiện tượng địa lí mà nói
đến nó như một bộ phận của cuộc sống con người, của thế giới người, mang nội
dung quan hệ con người Vì mây cho núi lên trời/ Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng (Ca dao); Văn học nói đến hoa không phải với tư cách 1 bộ phận sinh sản của
cây mà nhìn hoa như một con người, coi hoa là hiện thân của cái đẹp, của sự nảy nở
tươi tắn: Hoa cườingọc thốt đoan trang (Truyện Kiều, Nguyễn Du)…
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác của văn chương, đến vấn đề viết để làm gì, đến ý nghĩa văn hóa - xã hội của nó Văn học là một hoạt động tinh thần không chỉ của người sáng tạo mà của cả người tiếp nhận,
thưởng thức Nó mang những chức năng có ý nghĩa xã hội rộng lớn bởi "chức năng
là sự biểu hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định" [96, tr.3] Tác phẩm văn học là sự biểu hiện về năng
lực, trình độ, phẩm chất tinh thần của chủ thể trong sự sáng tạo, phản ánh hiện thực đời sống khách quan, xã hội, con người, dựng nên "hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan" Vì vậy, văn học có chức năng phản ánh hiện thực Văn học là biểu hiện cái quan hệ mang tính người của con người trong quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa hiện thực bên ngoài và bên trong nó dưới hình thức nghệ thuật của ngôn từ Cái
Trang 20quan hệ người ấy trong cuộc sống nhân loại thật phong phú, nhiều cung bậc, hình thái khó đếm bởi sự vận động không ngừng, bất tận Văn học giúp người đọc hiểu biết cái nội dung, cái hình thức, cái hay, cái đẹp; giúp họ thư giãn tâm hồn, tạo trạng thái cân bằng tâm lí, tinh thần Vì vậy, văn học có chức năng thưởng thức, thư giãn, giải trí Văn học giúp người đọc hiểu biết nhiều mặt về đời sống, chịu sự tác động nhiều cung bậc, đa diện vào nhận thức, tư tưởng, tâm lí, tình cảm, vì vậy mà văn học trau dồi mặt tình cảm, hiểu biết cho con người Văn học có vô vàn chức năng:
"văn dĩ tải đạo", văn thơ làm vũ khí chiến đấu chống lại cường quyền, chức năng giải trí, chức năng nhận thức, giáo dục, chức năng thẩm mĩ Chức năng văn học chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài của chỉnh thể và giá trị toàn vẹn thuộc thế giới nghệ thuật trong những sự tiếp nhận nghệ thuật khác nhau Số lượng các chức năng của văn học có bao nhiêu tùy thuộc vào cách nhìn, cách lí giải của từng người Bắt đầu
có những xu hướng tìm một chức năng cơ bản có ý nghĩa khái quát, sâu xa nhất như
ý kiến cho rằng chức năng văn học là "giữ gìn, phát triển, truyền đạt sự sống, chất người cho con người" [96, tr.4]
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
1.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa
Sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa vào tất cả các ngành khoa học khác trong đó có văn học đã góp phần khẳng định vai trò và sự gắn kết không thể tách rời giữa văn học và văn hóa Trong quá trình phát triển của mình, cũng như nhiều ngành khoa học khác, nghiên cứu văn học đã góp phần to lớn trong việc nhận thức về vai trò của văn hoá trong sáng tạo và tiếp nhận văn học, cũng như trong đời sống xã hội Văn học nằm trong văn hóa, là một bộ phận của văn hóa Nghiên cứu văn học luôn luôn phải đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa (cái chung) với tư
cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại Trong công trình Mĩ học sáng tạo ngôn từ, Nxb Nghệ thuật, Maxcova, 1989, tr.329, M.Bakhtin xác
định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn tại” Văn học được coi là sự “tự ý thức văn hóa” [8, tr.2], có nghĩa là trong văn
học, luôn bộc lộ rõ nét bản chất của văn hóa một đất nước, và những tác phẩm văn
Trang 21học luôn mang trong mình những biểu hiện văn hóa đặc trưng của một vùng quê, một đất nước, mặc dù người viết có hay không ý thức cần phải truyền tải văn hóa vào sáng tác của mình Bởi văn học là sự hiển đạt văn hóa một cách hiển nhiên Hay
nói theo Trần Lê Bảo: “…nhà văn - chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng
xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những ngưng tụ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Vì vậy nhà văn dù sáng tạo tới đâu, viết ra hay nói ra vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình” [8, tr.4]
Cũng theo Trần Lê Bảo, “Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ” [8 tr.5]
Văn học luôn được coi là tấm gương phản chiếu văn hóa, và nhà văn là
“người thư ký trung thành của thời đại” (Balzac) Nhà văn tiếp nhận và tái hiện văn
hóa thông qua những tác phẩm của mình Ở mỗi tác phẩm văn học Việt Nam, những nét văn hóa đặc trưng của mỗi một vùng miền đất nước lại được hiện rõ Ta bắt gặp một bức tranh văn hóa dân gian đa dạng sắc màu trong sáng tác của Hồ Xuân Hương (thơ lục bát, tục ngữ, đố tục giảng thanh, trò chơi dân gian: leo cột mỡ, đánh đu,…); đó còn là những vẻ đẹp “vang bóng một thời” của văn hóa truyền thống trong các sáng tác của Nguyễn Tuân: nghệ thuật thưởng trà, ngắm hoa, viết thư
pháp,… hay trong các sáng tác của Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường, Nắng trong vườn, Ngày mới,…), trong văn chương Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ miền Nam, Thương nhớ mười hai,…); là những tín ngưỡng, phong tục trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàncủa Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu và tín
Trang 22ngưỡng phồn thực, tụcthờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…) Những tác phẩm văn học không chỉ thể hiện văn hóa mà còn đưa người đọc tìm hiểu những giá trị ẩn tàng trong văn hóa, như việc tìm hiểu tâm lý con người, đặc điểm tư tưởng thời đại, lý
giải những bi kịch trong cuộc sống: kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), kịch Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), truyện ngắn Đôi mắt (Nam Cao), Hai đứa trẻ(Thạch Lam), trường ca Mặt đường khát vọng(Nguyễn Khoa Điềm),…
“Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện
về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển Vì vậy, có thể nói văn học
là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định” [72, tr.3]
Theo Trần Nho Thìn, văn hoá là một hệ thống mở “nhân học văn hoá”, “nhân chủng học văn hoá” Văn hoá Việt còn là sản phẩm của giao lưu ảnh hưởng văn hoá
Trung Quốc, Ấn Độ… Bất kỳ một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một môi trường văn hoá, từ một đời sống văn hoá nhất định
Tác phẩm là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, là sản phẩm của một thời đại Nhà văn đắm mình trong không khí thời đại, nắm vững tinh thần thời đại cùng với môi trường, vốn sống, vốn văn hoá… hình thành tư tưởng thẩm mĩ trong sáng tác văn chương Yếu tố văn hoá ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tác phẩm Cách tiếp cận văn hoá học trong nghiên cứu tác phẩm văn chương sẽ giúp chúng ta khám phá chân lý nghệ thuật một cách đúng hướng hơn
Trang 231.2.2 Văn học là sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa
Trần Đình Sử đã khẳng định: “Văn học là bộ phận quan trọng của văn hoá, sự giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hoá” [75, tr.1] và: “Sáng tạo văn học không giản đơn chỉ là nói càng nhiều về các hiện tượng mới của đời sống Các hiện tượng mới chưa chắc đã là văn hóa Nó có thể là nhất thời
và sớm muộn sẽ bị đào thải Cùng với việc sáng tạo ra nhân sinh quan, sáng tạo cách cảm nhận mới và đánh giá mới đối với đời sống, văn học phải sáng tạo ngôn ngữ mới, hình thức mới” [75, tr.2] Cũng theo Trần Đình Sử, việc sáng tạo ra khúc
ngâm, truyện Nôm, hát nói, thơ mới, kịch nói, tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại
phải được xem “là những hiện tượng sáng tạo văn hoá lớn lao của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX” [75, tr.3]
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: "Văn học thực chất là cuộc đời Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học" Trong cuộc đời, cái bản chất nhất, làm nên tính người chính
là văn hóa, là những ứng xử văn hóa, quy chuẩn đạo đức làm cho con người không
giống với loài vật Văn học không chỉ phản ánh tất cả các giá trị ấy: đạo lý làmngười, là những chuẩn mực, phong tục tập quán, tín ngưỡng… mà văn học còn
đúckết nên các giá trị đạo lý, nâng nó lên tầm tư tưởng và giáo dục cho các thế hệ
mai sau Ví như đạo làm con đã được đúc kết trong bài ca dao: Công cha như núi TháiSơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Hay nét đẹp văn hóa của sông Hương càng được biết
đếnnhiều hơn, sâu rộng hơn qua sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ai đãđặt tên cho dòng sông?Có thể nói, nếu không có bút kí sông Hương của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, thì những giá trị văn hóa của sông Hương - xứ Huế vẫn còn đó,
nó không mất đi, nhưng vẻ đẹp ấy khi đi vào trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã nâng nó lên một tầm cao mới, đó là tầm cao của tinh hoa nghệ thuật, khiến cho người thưởng thức cảm thấy mến yêu con sông hơn, hiểu và cảm nhận được con sông như một người con gái có cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn Và những bài viết cảm nhận về tác phẩm văn học không chỉ đơn thuần là cảm nhận giá trị nội dung và
Trang 24nghệ thuật mà còn là sự cảm nhận giá trị của văn hóa dân tộc Việt Nam Giá trị của văn hóa cũng từ đó mà được kiến tạo, kết tinh, truyền tải và phát triển qua văn học Trong văn học hay cụ thể hơn là một tác phẩm văn học, người ta còn thấy
được sự đan xen văn hóa, tiếp biến văn hóa “Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị chuyển tiếp thời đại Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành ngã ba đường của sự giao lưu văn hoá, thì văn học có thể là nơi hoà giải của những xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm người”
[72, tr.4] Ví dụ cuộc xung đột giữa hai luồng tư tưởng: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trong văn học nước ta những năm 30 của thế kỉ XX Ở tầm
vĩ mô, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của không gian văn hóa rộng: văn hóa phương Đông, văn hóa dân tộc: văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa phương Đông, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa (thể hiện
ở tư tưởng trung quân ái quốc trong văn học trung đại, ở số lượng các bài thơ văn sáng tác bằng chữ Hán, ở thể thơ, từ ngữ Hán Việt,…) Ở tầm vi mô, văn học chịu ảnh hưởng và hấp thụ những yếu tố của không gian văn hóa hẹp như: văn hóa tộc người, văn hóa vùng miền (những sáng tác của các tác giả miền Nam như Hồ Biểu
Chánh (Cha con nghĩa nặng), Nguyễn Thi (Người mẹcầmsúng, Những đứa con trong gia đình),… mang đậm những nét văn hóa vùng miềnNam, từ cung cách ứng
xử, quan điểm sống, giọng điệu,… của con người) “Những vùng văn hoá giao nhau sẽ tạo ra những nét chung trong văn học của từng vùng, đồng thời nó vẫn giữ lại những nét riêng làm căn cước giúp ta nhận diện bộ mặt của từng vùng văn hoá,
từ đó phân biệt “lãnh thổ” trên bản đồ văn học” [72, tr.4]
1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học
1.3.1 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học
Nghiên cứu văn học đã trải qua quá trình lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu
Vì vậy, có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm khác nhau Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn thiên về việc giảng giải từ ngữ, phân tích văn pháp, chưa chú ý tới những vấn đề có liên quan đến nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học Cách nghiên cứu theo phân tâm học Feurd chỉ
Trang 25tập trung khám phá những ẩn ức tâm lí, ẩn ức tình dục ẩn tàng trong tác phẩm mà chưa chú ý đến những thành tựu về nghệ thuật Chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích
“cái biểu đạt” (hình thức) bỏ qua “cái được biểu đạt” (nội dung) Những người theo chủ nghĩa xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc hiện thực khách quan với nội dung tác phẩm văn học Chủ nghĩa ấn tượng lại có quan niệm tác phẩm văn học nghệ thuật không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực mà chẳng qua chỉ ghi dấu lại những ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực và vì thế nghiên cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn tượng ấy Mỗi phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học đều có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng, không phương pháp nào là ưu việt hoàn toàn Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp đúng đắn, có khả năng bao quát nhiều phương pháp khác sẽ giúp cho người nghiên cứu có được chìa khóa để thành công, mở được cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập, cùng phát triển với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với những cải tổ và cải cách, đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu, cần có một cách nhìn, cách đánh giá mới hơn, hữu hiệu, chân xác, khoa học hơn về tác phẩm văn chương
Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa học là Mikhail M Bakhtin - Giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học Sarask
Bakhtin quan niệm: “Trước hết khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn
bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, và trực tiếp gắn bó với các nhân tố xã hội - kinh tế, vượt qua đầu văn hóa Những nhân tố xã hội - xã hội tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, mới tác động được tới văn học” (M Bakhtin, Mỹhọc sáng tạo ngôn từ) Đây là quan điểm đề cao
vai trò của văn hóa Năm 1940, ông đã viết một công trình để rồi 25 năm sau (năm
1965) mới được xuất bản: Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gianthời Trung đại và Phục hưng Trong công trình này, lần đầu tiên M.Bakhtin dùngquan
điểm văn hóa để phân tích tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Rabelais Những quan điểm của M.Bakhtin đã có tác động rất to lớn tới giới phê bình văn học phương Tây
Trang 26Và những nhà nghiên cứu văn học cùng có quan điểm coi những phân tích, lý giải của M.Bakhtin là những bước khởi đầu cho một phương pháp mà rất có ưu thế hiện nay: phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa Nguyên tắc của phương pháp này là không chỉ đi tìm ảnh hưởng của văn hóa đương thời đối với văn học mà còn truy nguyên đến các truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng
Phương pháp tiếp cận văn hóa học lấy con người làm trung tâm để xây dựng
hệ thống vấn đề miêu tả tác phẩm Con người với tư cách là một thực thể văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ căn bản: quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình Trong các quan hệ ứng xử, con người luôn có ý thức lựa chọn những giá trị Trong tiến trình phát triển của mình, con người không ngừng tìm kiếm, xác lập các nguyên tắc ứng xử cho ba mối quan hệ này Đến lượt mình, các quan hệ ứng xử ấy luôn chi phối các phương diện thi pháp của một tác phẩm văn học Vì vậy, nghiên cứu tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa học là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải
mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm Tiếp cận văn hóa học thực chất là phương pháp tiếp cận liên ngành, nơi yêu cầu vận dụng tổng hợp các tri thức về lịch sử, nhân học, tôn giáo, khảo cổ,… để giải mã các hiện tượng thi pháp tác phẩm văn học Tiếp cận văn hóa học không đứng tách biệt hoàn toàn với các phương pháp tiếp cận khác, mà ở nó có sự giao thoa của nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên nó vẫn có những nguyên tắc riêng
1.3.2 Đặc điểm và ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa
Tiếp cận đối tượng nghiên cứu là văn chương theo hướng văn hóa (cũng có thể gọi cách khác: nghiên cứu văn hóa học văn học) thực chất là một cách nói chưa có một nội hàm thật xác định và ổn định Lý do nằm ở chỗ: bản thân từ “văn hóa” là một khái niệm rất rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau với những độ chênh khác nhau; đã vậy, khi đem ứng chiếu vào văn học - lĩnh vực của nghệ thuật ngôn từ - lại càng có “độ mờ” nhất định Tuy nhiên, trong nghiên cứu văn học Việt Nam những năm gần đây, qua một số công trình nghiên cứu trực tiếp theo hướng này, đã thấy hiện lên dáng dấp một
khung sườn nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa (Từ cáinhìn văn hóa, Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thựccủa Đỗ Lai Thúy; Văn học trung đại Việt Nam dưới
Trang 27góc nhìn văn hoá của Trần Nho Thìn; Giải mã văn học từ mã văn hóacủa Trần Lê Bảo,Bản sắc văn hóa Việt Nam qua giao lưu văn họccủa Nguyễn Bá Thành…) Mỗi
tác giả, trên tinhthần chung, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu cụ thể của mình, đã phải tiến hành xây dựng một bộ khái niệm công cụ phù hợp và hiệu quả để khám phá đối tượng Trên thực tế, các công trình nghiên cứu này, bằng những cách khác nhau đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận
Là một bộ phận quan trọng của văn hóa và hiện thân cho nền văn hóa, văn học được coi là một “sản phẩm khá đặc biệt” của văn hóa Điều đó đã đặt ra những yêu cầu với người đọc, người nghiên cứu tác phẩm văn học Trong công trình nghiên
cứu của mình, Đỗ Thị Ngọc Chi đã cụ thể hóa những yêu cầu đó như sau: “1) Phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với các hiện tượng văn hóa khác; 2) Xem văn học là bộ phận của văn hóa thì văn bản văn học cũng là một sản phẩm văn hóa vì thế cần giải mã
nó trong ngữ cảnh văn hóa; 3) Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng bao quát, chạm tới cả mạch ngầm sâu thẳm của đời sống văn hóa cũng như chiều sâu tư tưởng của người nghệ sĩ” [12, tr.17])
Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học
Cách tiếp cận văn hoá học như vậy thực chất là đặt văn học trong không gian văn hoá với những đặc trưng của nó đã thâm nhập một cách tinh vi vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Ở những người nghệ sĩ lớn, đó không phải là sự
“ăn tươi nuốt sống” mà là sự tiêu hoá và thẩm thấu vào từng hình tượng, chi tiết của tấm thảm dệt ngôn từ Sự thẩm thấu này truyền đi cả theo hai chiều lịch đại và đồng
Trang 28đại Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống rì rầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình tượng và ngôn từ của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một cách tự giác Mặt khác, những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức, đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực tiếp hay gián tiếp, bằng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình Đối với những tài năng bậc thầy, cả hai chiều thẩm thấu ấy hoà trộn một cách nhuần nhuyễn đến mức khó mà tách bạch rõ ràng
1.3.3 Biểu hiện của văn hóa trong văn học
Văn hóa như một mạch nguồn lặng lẽ thẩm thấu vào từng hình tượng, chi tiết trong tác phẩm văn học, nhiều khi người viết cũng không ý thức được sự truyền tải văn hóa của mình mà cần đến sự tìm tòi, phát hiện của những người đọc, người nghiên cứu văn chương Văn hóa có mặt ở khắp mọi nơi trong tác phẩm văn học, từ việc chi phối chủ đề; đề tài; hành động, suy nghĩ của nhân vật; tình tiết; sự kiện… đến hình ảnh; ngôn ngữ; giọng điệu… Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm, chúng ta có thể nhận ra giá trị văn hóa thể hiện rõ hơn ở mặt này hay mặt khác Văn hóa biểu hiện trong tác phẩm văn học rõ nhất ở nhân vật (với thơ đó là nhân vật trữ tình) sau đó mới đến ngôn ngữ, giọng điệu
Trường hợp cụ thể truyện ngắn Kim Lân mà luận văn nghiên cứu, văn hóa biểu hiện qua rất nhiều khía cạnh trong tác phẩm Đặc biệt, phông văn hóa của người viết có sự ảnh hưởng rất sâu sắc đến những giá trị văn hóa trong tác phẩm Kim Lân là một người con của đồng bằng Bắc Bộ vì vậy mà những yếu tố văn hóa mang nét Bắc Bộ được thể hiện khá rõ ràng trong tác phẩm của nhà văn Những biểu hiện nổi bật của văn hóa trong sáng tác của Kim Lân thể hiện ở không gian, thời gian, con người với những giá trị về nét văn hóa trong sinh hoạt, văn hóa ứng
xử, ở những biểu tượng văn hóa được hình thành mang ý nghĩa nghệ thuật, cách xây dựng hình tượng nhân vật và miêu tả tâm lý nhân vật, ở ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm Luận văn sẽ tiến hành tìm hiểu, phân tích những biểu hiện văn hóa nổi bật nhất trong truyện ngắn của Kim Lân ở những chương sau
1.4 Vùng văn hoá Bắc Bộ và quá trình sáng tác của nhà văn Kim Lân
1.4.1Vùng văn hoá Bắc Bộ
Trang 29Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống và sản xuất của người dân trồng lúa nước, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành
và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc với nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật là tính cộng đồng, tính tự trị, tính dung hợp trong tư duy Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có vai trò to lớn đối với việc hun đúc nên tâm hồn Việt, các giá trị đạo đức, nhân văn
Với Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc bộ nói riêng, cái hồn cốt được thể hiện trong văn hóa làng Làng vốn là một từ thuần Việt, dùng để chỉ một cộng đồng dân cư được hình thành trên cơ sở liên hiệp tự nguyện giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục tự nhiên từ mấy thiên niên kỷ trước, quá trình hàng nghìn năm đấu tranh chống xâm lược để giữ gìn môi trường sản xuất và sinh hoạt của con người Vậy điều gì đã làm cho làng có sức mạnh bền vững và dẻo dai như thế? Đó là văn hóa làng Văn hóa làng chính là hằng số đồng hành cùng người dân qua những thăng trầm của đất nước
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất nằm giữa lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình
và sông Mã, nơi tụ cư lâu đời nhất của người Việt (Kinh) Trong quá trình chinh phục tự nhiên và chống xâm lược, người dân ở đây đã sống quần tụ thành làng Xét
về hình thức, làng là một điểm tụ cư, nhưng thực chất nó là một hình thức tổ chức
xã hội nông nghiệp Một mặt, nó được hình thành trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc, mặt khác, nó là mẫu hình xã hội phù hợp đảm bảo
sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy Văn hóa làng là bầu không khí quen thuộc mang sinh khí mạnh mẽ mà người nông dân hít thở hàng ngày Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ là hệ thống những quan niệm, chuẩn mực đạo đức, hành vi được hình thành trong quá trình tổ chức, giữ gìn cuộc sống của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được bộc lộ trong lối sống, phong tục, tâm tính con người, trong kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng - tôn giáo, hương ước Nó thể hiện ra ở đình, chùa, miếu, lũy tre, cây đa, bến nước, Những yếu tố vật thể và phi vật thể trên không đứng đơn lập mà hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản chất, đặc trưng văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa
Trang 30làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ khác biệt so với văn hóa làng các vùng khác trong
cả nước vì hai lý do sau: Thứ nhất, đây là vùng văn hóa hình thành đầu tiên của cả nước Ngay từ thuở sơ khai, đây là vùng đất đai trù phú, từng là cái nôi của Văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ, Văn hóa Đại Việt thời trung cổ với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt Cùng với lịch sử mở cõi của dân tộc, nó cũng là cội nguồn của văn hóa Việt ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này Thứ hai, văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ là tế bào cơ bản, là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc Văn hóa dân tộc chính là sự mở rộng và nâng cao của nền văn hóa xóm làng của vùng Điều kiện sinh thái và dân số là một lý do cơ bản làm cho làng đồng bằng Bắc
Bộ chặt chẽ hơn những nơi khác Do đó, bản chất văn hóa làng được hình thành, bộc lộ cũng đậm nét hơn các vùng còn lại của Việt Nam
Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều đặc trưng, trong đó có 3 đặc trưng nổi bật là tính cộng đồng, tính tự trị và tính dung hợp trong tư duy
Tính cộng đồng là đặc trưng cơ bản nhất của của văn hóa làng đồng bằng Bắc
Bộ Tính cộng đồng có thể hiểu là sự liên kết các thành viên trong làng với nhau; trong sự liên kết đó mỗi người đều hướng tới những người khác trong tập thể, ứng
xử của mỗi người thường theo các tiêu chuẩn mà cộng đồng đó quy định Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa Ở các làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hầu như làng nào cũng có ít nhất một trong ba biểu tượng này Đây là những không gian tập trung nhất của làng về mọi phương diện: hành chính, hội họp; văn hóa, tôn giáo và tình cảm, là chỗ hàng ngày mọi người gặp nhau, vừa làm việc vừa chuyện trò, giao lưu Tinh thần cộng đồng thể hiện tiêu biểu trong quan hệ huyết thống là gia đình và dòng họ Người Việt, đặc biệt ở đồng bằng Bắc Bộ, rất coi trọng gia đình Mỗi người trong gia đình trước hết sống vì nghĩa vụ và trách nhiệm với những thành viên, đồng thời, họ lấy gia đình làm nòng cốt để tạo lập kỷ cương xã hội Với ý nghĩa đó, gia đình Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ vừa là đơn vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế, cũng là đơn vị giáo dục và là tế bào của xã hội Tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện trong quan hệ theo địa bàn cư trú (xóm, làng) Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, sản phẩm của lối liên kết này tạo ra xóm, làng Cộng
Trang 31đồng xóm, làng bổ sung hữu hiệu và kịp thời cho người nông dân trong việc đồng áng, trong đời sống vật chất và tinh thần Do vậy, bên cạnh quan hệ huyết thống, người dân cũng sống theo quan niệm “bán anh em xa, mua láng giềng gần” Tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện tiêu biểu qua việc thờ Thành hoàng làng và tổ chức lễ hội hàng năm Hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm lễ và hội khác nhau Lễ, hội là dịp để dân làng tập trung lại tổ chức biểu diễn văn nghệ và thể thao dân gian Cùng với lễ, hội thì tết, hiếu, hỉ,… được tổ chức liên miên đã làm cho dân làng luôn bận rộn, cuốn hút, hòa vào cộng đồng, dù tốn kém cũng không nề hà Do vậy, các loại lễ hội cũng góp phần tăng cường mối đoàn kết tương thân Có thể nói, đặc trưng tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ không chỉ tìm thấy trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn thể hiện rõ trong đời sống tinh thần
Bên cạnh tính cộng đồng, văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có tính tự trị, tự quản, tức là tự điều chỉnh - tự điều khiển của làng trong quá trình vận động của kinh tế - xã hội, ít chịu sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền bên trên Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre và cổng làng Mỗi làng ở đồng bằng Bắc Bộ xưa thường có lũy tre bao bọc khiến làng như một thứ thành lũy kiên
cố Cùng với lũy tre là cổng làng Trước đây vào làng rất khó, nhiều khi chỉ có một lối đi vào duy nhất là qua cổng làng, cổng được làm chắc chắn, bên trên có mảnh chai làm vũ khí tự vệ, hai bên đường có ao Từ xa xưa, làng Việt đã được bảo vệ một cách có ý thức Tính tự trị của làng thể hiện ở việc: mỗi làng có một luật pháp riêng (thể hiện qua hương ước) Tính tự trị của làng được biểu hiện ở lệ làng Lệ làng là những quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội và tín ngưỡng đòi hỏi dân làng phải tuân theo Lệ làng có thể được chép thành văn bản, được gọi là hương ước Hương ước là công cụ tự quản Hương ước như một bộ luật của làng, quy định chuẩn mực ứng xử, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với làng và đối với nhau Hương ước nhằm ràng buộc con người để duy trì trật tự chung của làng Nó tạo ra thế mạnh của của cộng đồng bằng hai con đường: vừa kiểm soát hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong cộng đồng, vừa quy định trách nhiệm cho cộng đồng kiểm soát các thành viên
Trang 32Văn hoá làng vùng đồng bằng Bắc Bộ còn mang trong mình tư duy dung hợp Vấn đề này có thể được giải thích ở khía cạnh xã hội và nhận thức Về mặt xã hội, đồng bằng Bắc Bộ là vùng có kết cấu xã hội đa dạng, đã từng trải qua nhiều thăng trầm lịch sử Điều đó làm cho con người ở đây có khả năng thích nghi cao với mọi biến động Có thể nói, người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ có sự dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó; họ rất linh hoạt, uyển chuyển, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể Trong ứng xử với tự nhiên, người dân
quan niệm “mùa nào thức nấy”, sống hài hòa với tự nhiên Trong ứng xử xã hội,
người dân đồng bằng Bắc bộ từ xa xưa thường phải đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược nhưng họ luôn hiếu hòa Ngay cả lúc phải chiến đấu, mỗi khi thế thắng cha ông ta thường dừng lại, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự Tính dung hợp trong tư duy đời sống tinh thần được thể hiện ở tinh thần khoan dung tôn giáo, tinh thần hoà nhập, học tập tiếp thu những giá trị văn hoá bên ngoài trên cơ sở những giá trị văn hoá bản địa Tinh thần khoan dung tôn giáo của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện đậm đặc trong việc tiếp nhận Phật giáo Phật giáo
là một tôn giáo nước ngoài được du nhập vào đồng bằng Bắc Bộ khá sớm và được người dân tiếp nhận một cách dễ dàng Đa phần các làng ở đồng bằng Bắc Bộ đều
có chùa thờ Phật Dân làng nào cũng tin Phật, họ thường đi trẩy hội chùa ở nơi khác hoặc đi lễ ở chùa gần nhất Bên cạnh đình và chùa, làng quê Bắc Bộ còn có miếu, quán, nhà thờ Tuy vậy, các tôn giáo, tín ngưỡng này ở đồng bằng Bắc Bộ cùng
song song tồn tại, nhiều khi bổ sung, hỗ trợ nhau
1.4.2 Quá trình sáng tác của KimLân
Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 01 tháng 08 năm
1920 tại một miền quê giàu truyền thống văn hóa, làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Xứ Kinh Bắc quê hương ông vốn là đất nghìn năm văn hiến, nơi có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hóa lâu đời với những hội hè, đình đám, cũng là nơi có những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, sâu lắng đắm
mê lòng người Cậu bé Tài đã được nuôi dưỡng tài năng trong một không gian đậm chất văn hóa nghệ thuật như thế Và chính cái bút danh của ông cũng phần nào là hệ quả tất yếu từ không gian đó Tên gọi Kim Lânchính là sự lựa chọn rút ngắn từ tên
Trang 33một nhân vật trong vở tuồng nổi tiếng mà ông đam mê từ những buổi hội làng thuở
bé: Đổng Kim Lân trong vở tuồng SơnHậu
Là con của một người vợ lẽ trong một gia đình bình dân, hồi nhỏ, cậu bé Tài chỉ được học hết bậc Tiểu học Rồi cụ thân sinh mất, cậu phải đi phụ việc cho các lớp thợ đàn anh để giúp gia đình kiếm sống bằng rất nhiều nghề khác nhau Những tháng ngày lang bạt này cũng chính là một nguồn tư liệu dồi dào về muôn mặt cuộc sống, thôi thúc một anh Tài với lòng ham viết, thích viết cầm bút để khẳng định một
điều gì đó với cuộc đời, với xung quanh
Kim Lân đến với Cách mạng khá sớm Năm 1944, ông đã được giác ngộ và tham gia Hội Văn hóa cứu quốc Cách mạng tháng Tám thành công, ông tiếp tục cống hiến tích cực cho đất nước Môi trường sống mới này cũng giúp ông có cái nhìn dày dặn và sâu sắc hơn về con người trong cuộc sống
Và bản sắc văn hóa quê hương, trải nghiệm cuộc đời cùng với niềm yêu thích văn chương đã hun đúc nên một con người, một nhà văn Kim Lân khá kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc, đặc biệt, gắn bó máu thịt với mảnh đất dưỡng nuôimình
Gia tài văn chương của Kim Lân không nhiều Ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1942 và viết đều tay cả sau Cách mạng tháng Tám Ông là một trong số ít nhà văn trung thành suốt đời với một thể loại sáng tác: truyện ngắn Kim Lân để lại khoảng trên 30 tác phẩm Tuy không đồ sộ, nhưng truyện ngắn của ông luôn có một dấu ấn đặc biệt trong đời sống văn học dân tộc Năm 2001, Kim Lân được trao tặng
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệthuật
1.4.2.1 Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám1945
Truyện ngắn đầu tay của Kim Lân có tên là Đứa con người vợ lẽ Viết xong,
ông gửi cho báo Trung Bắc chủ nhật và được đăng trên số 120 ra ngày 26-7-1942
Câu chuyện phản ánh tình trạng đa thê và thân phận tủi nhục của những đứa con ngườivợlẽ,mộthiệntượngkháphổbiếntrongxãhộithờiấy.Tácphẩmngaylậptức đã có một tiếng vang nhất định bởi tính chân thực và khái quát của nó Cũng không khó để bạn đọc nhận ra câu chuyện có ít nhiều dáng dấp từ cuộc đời thực của nhà văn Bởi vậy, nó cũng là một dấu mốc quan trọng trong nghiệp văn củaông, gắn ông với một
Trang 34lối viết đặc trưng mà sau này ông theo đuổi: lấy chính chuyện của mình, quanh mình làm đề tài cho tác phẩm Thành quả là hàng loạt truyện ngắn mang khuynh hướng
xã hội ra đời sau đó như: Đứa con người cô đầu, Cô Vịa, Cơm con,
Một năm sau, cũng tờ báo Trung Bắc chủ nhật đã khơi một nguồn cảm hứng
mới cho nhà văn: đặt ông viết một truyện ngắn cho số đặc biệt về chủ đề thú chơi đồng ruộng Liên hệ với những hội hè nơi làng chợ Dầu trù phú ấy, Kim Lân đã
viết Đôi chim thành, câu chuyện về thú chơi thả chim bồ câu của quê hương đầy
tao nhã Đọc tác phẩm, bạn đọc không chỉ hiểu về một nét văn hóa đặc thù của làngquê mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn đầy chất nghệ sĩ của những con người làm nên thú chơi ấy Câu chuyện đã nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của nhà
văn, nhà báo Vũ Bằng Ông khuyến khích Kim Lân: “hãy viết về thú chơi và phong tục nông thôn thì một mình ông một chiếu” và mời ông cộng tác với Tiểu thuyết thứ bảy Thành quả là hàng loạt tác phẩm đã ra đời, đóng đinh nhà văn Kim Lân trên
“chiếu” phong tục tập quán làng quê Bắc Bộ: Đuổi tà, Con Mã Mái, Người kép già, Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật,
Dù không có những lời tuyên chiến mạnh mẽ như những nhà văn cùng thời, song đọc tác phẩm của Kim Lân giai đoạn này, chúng ta vẫn có thể thấy chất hiện thực hiện lên rất rõ nét và sâu sắc Ông không có những trang văn phê phán, những
thái độ lên án, đả kích gay gắt như những Giông tốcủa Vũ Trọng Phụng, Tắt đèncủa Ngô Tất Tố, Chí Phèocủa Nam Cao , cũng không có những tiếng cười trào phúng kiểu Số đỏ(Vũ Trọng Phụng) Nhà văn gần như không đi sâu khai thác mâu
thuẫn xã hội đặc thù của thời đại, mâu thuẫn giữa người nông dân với tầng lớp thực dân, địa chủ phong kiến như các bạn văn thời ấy Trang văn của ông nhẹ nhàng, bình lặng mà vẫn đầy ắp những vấn đề nhức nhối, đầy ắp những trái ngang do xã hội đương thời đẩy xô tới số phận những con người nghèokhổ
Không dừng ở đó, trang văn Kim Lân còn đề cập tới những mảnh đời vốn dĩ rất nhạy cảm trong bối cảnh xã hội phong kiến dù đã ảnh hưởng nhiều của thói thực
dân Đó là những kiếp cô đầu (Đứa con người cô đầu), những kiếp kép hát (Người kép già), những người phụ nữ “chửa hoang" (Nỗi này ai có biết, Thượng Trần Quang Khải - Trạng Vật), hay cả những “tay anh chị" (Trả lại đòn) Viết về họ,
Trang 35nhà văn không đi khai thác sâu vào cuộc sống lam lũ mà họ phải đối mặt Điều ông đau đáu chính là sự xô đẩy của thói tật xã hội lên những phận người ấy Một Thạ
(Đứa con người cô đầu) trở nên tiều tụy không hẳn vì mẹ không gửi tiền về mà còn
vì sự ghẻ lạnh của chính những người sống xung quanh Một Lan (Nỗi này ai có biết) thùy mị, đẹp nết, đẹp người phải bỏ nhà ra tỉnh theo người bạn làm cô đầu chỉ
vì mấy trò thách đố chim chuột của đám trai làng rỗi việc Rồi một ông kép Trạch
từng nổi danh (Người kép già) với bao háo hức, mê say, bao kỳ vọng khôi phục lại
truyền thống đất tuồng, phải rơi vào cảnh dở khóc dở cười: không có người tập hát, chỉ vì những lời hứa hươu vượn của lũ thanh niên “nhãi ranh" trong làng Cuộc sống đầy những hờn tủi, chua xót chốn làng quê Bắc Bộ xưa kia đã hiện lên khá chi tiết qua những câu chuyện, những lát cắt cuộc đời tưởng chừng đơn giản, vụn vặt như thế Những tập tục cổ hủ, những nếp nghĩ cục bộ, cay nghiệt của một bộ phận người nông dân xưa cũng đủ sức dồn đẩy con người ta ghê gớm lắm, chẳng kém gì những chính sách, những mưu mô xảo quyệt của bộ máy xã hội thực dân phong kiến Nó ngấm ngầm ăn sâu, gặm nhấm, bào mòn cái đời sống tinh thần của con người Nó cũng khiến con người ta bị tha hóa, biến chất, bị dồn đẩy vào chốn cùng đường không giữ nổi cả nhân phẩm Chất hiện thực toát ra từ trang văn Kim Lân cũng nhẹ nhàng như chính con người ôngvậy
Bên cạnh đó, Kim Lân cũng viết khá nhiều tác phẩm ngợi ca những thú chơi văn hóa cổ truyền đầy tự hào của vùng quê Kinh Bắc văn vật của ông Đọc những chùm truyện ngắn này, người đọc như được đắm mình vào một nhịp sống náo nức, sôi động của một miền nông thôn trù phú Đó là nhịp sống của một vùng miền triền miên hội hè đình đám những ngày xuân năm mới, là không khí ngọt ngào của nhữngcâuhátquanhọgiaoduyên,làkhônggiantưngbừngnhộnnhịpcủanhững trò chơi dân gian ngày hội Ngay cả những nghi thức cúng tế dân gian cũng được ông đề cập
trên trang viết với một sự hiểu biết cặn kẽ và một niềm yêu thích tự hào Đuổi tàlà
một câu chuyện như thế Dưới ngòi bút của ông, chuyện cúng tế trừ tà không còn là chuyện dị đoan mê tín, nó là chuyện của ước mơ, của hi vọng, của niềm tin thiêng liêng cho một năm mới thịnh đạt, bình an mà người dân nông thôn quê ông đã gửi gắm
Trang 36Cũng với một tâm thế ấy, những thú chơi trong ngày hội trên quê hương ông
đã nghiễm nhiên đi vào trang sách như một nét đẹp văn hóa cổ truyền lâu đời cần
gìn giữ: thú thả chim trong Đôi chim thành, thú đấu vật trong Thượng tướng TrầnQuang Khải - Trạng Vật, thú chọi gà trong Con Mã Mái Đời sống của
người nông dân xưa như đã bớt nghèo, bớt khổ bởi những thú chơi tao nhã ấy
Viết về đề tài này, nhà văn như đã bộc lộ trọn vẹn con mắt tinh tường và sự
am hiểu sâu sắc về chúng, cũng bộc lộ một niềm yêu, niềm tự hào sâu sắc và một ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa quê hương Những tâm huyết này giúp Kim Lân tạo được một dấu ấn rất riêng không trộn lẫn trên văn đàn: Nhà văn của những thú
phong lưu đồng ruộng.Cho dù viết ở mảng đề tài nào, bạn đọc vẫn thấy từ sáng tác
kim lân toát lên hình ảnh những con người nông dân dù nghèo khổ nhưng thuần hậu, chất phác, lạc quan, yêu cuộc sống Nhà văn không đi sâu khai thác hoặc xây dựng nhân vật của mình bị dồn đẩy đến cùng đường không lối thoát, cũng không đề cập nhiều tới những mâu thuẫn xã hội đặc thù của thời đại Người nông dân trong tác phẩm của ông giai đoạn này cứ bình lặng, dung dị như chính cái không gian đời sống làng xã Việt bao đời nay vậy
1.4.2.2 Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám1945
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn Ông tích cực
hoạt động trong hội Văn hóa cứu quốc và vẫn chuyên về truyện ngắn, vẫn chuyên
về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc Thời đại, cuộc sống, tư tưởng mới đã khiến những tác phẩm của nhà văn mang những hơithở mới, hơi thở của thời đại làm chủ, dựng xây và đổi đời nhờ Cách mạng Tác phẩm
của ông đến với bạn đọc cũng dày dặn hơn với Nên vợ nên chồng(tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí(tập truyện ngắn, 1962) Ngoài ra còn một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi như Anh chàng hiệp sĩ gỗ(1958), Ông Cản Ngũ(1984)
Kim Lân vẫn viết về làng quê, về những cảnh đời nghèo khổ, nhưng bằng cái nhìn của con người đã chứng kiến tất cả sức mạnh của người nông dân trong cuộc Cách mạng vĩ đại tháng Tám 1945 Vì vậy, các nhân vật của ông thường có những bước chuyển mình đáng kể, từ tư tưởng đến lối sống, đến việc làm Đặc biệt, nhà văn thường đi sâu vào khám phá và thể hiện những thay đổi tình cảm của họ trong
Trang 37những bối cảnh lịch sử mới của dân tộc Nổi bật hơn cả ở giai đoạn này là hai
truyện ngắn nhà văn viết năm 1948: Làngvà Vợ nhặt Tác phẩm đã thực sự mở ra
cho rất nhiều thế hệ bạn đọc một cái nhìn khác về hình ảnh người nông dân trong
cuộc sống Ở Làng, đó là sự đổi mới nhận thức và tình cảm của người nông dân về
thời cuộc đất nước, về quê hương xứ sở và về cả chính bản thân họ Thông qua câu chuyện nhân vật ông Hai tự hào rồi đau đớn, rồi lại tự hào, hãnh diện về làng Chợ Dầu của mình trong kháng chiến, nhà văn đã dựng lên được chân dung người nông dân trong thời đại mới bình đẳng, tự tin, trách nhiệm trong từng việc làm, từng nếp
nghĩ Đến Vợ nhặt, câu chuyện lại gợi ra nhiều điều thật ý nghĩa, thật lớn lao Một
anh cu Tràng ngụ cư thô kệch, một chị con gái đói, nghèo theo không về làm vợ, một người mẹ già cũng nghèo xơ xác và một nạn đói quắt quay đang bủa vây quanh một đám cưới Mượn cái đói, nhà văn đã vừa đề cao được nhân phẩm con người, vừa nói lên được niềm tin vào tương lai tươi sáng Người nông dân lao động,
dù họ có rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát thì cũng vẫn hướng tới cuộc sống gia đình, vẫn muốn cưu mang nhau và vẫn không thôi hivọng
Nên vợ nên chồng, tác phẩm được viết năm 1954, ngay sau Cải cách ruộng
đất đã phản ánh rất đậm không khí của đất nước, không khí của sự đổi đời cho những thân phận người bị hắt hủi Nhà văn đã có những cái nhìn rất tinh tế và thể hiện cái thời cuộc một đi không trở lại đó của đất nước một cách đa dạng Có thể đó
là cái nhìn mang đậm màu sắc chính trị của thời điểm hiện tại, cũng có thể chỉ cần
sau đó vài năm, Kim Lân đã nhìn cuộc cải cách đó khác đi (Ông lão hàng xóm),
nhưng những gì viết trong tác phẩm thực sự là nguồn tư liệu quý báu với bạn đọc về không khí làng xã thời ấy
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Kim Lân có viết một số truyện dài hơi hơn
Và cũng vẫn những vấn đề nóng hổi của thời cuộc lại được đưa vào trang sách, nhưng thường là những vấn đề dưới góc nhìn của một người nông dân, một người dân bình thường của cuộc sống thời chiến Điều được ông quan tâm hơn cả chính là đời sống của họ
ở hậu phương Họ cũng như những chiến sĩ nhưng là trên mặt trận xây dựng đất nước và điểm tựa cho tiền tuyến Cuộc sống của họ cũng sôi nổi không kém nơi chiến trường Cái tài tình của nhà văn là ở chỗ ông đã đi sâu khám phá cuộc sống, công việc của những con
Trang 38người rất bình dị mà lớn lao, lặng thầm mà không kém phần ý nghĩa Đó là những ông Cả
Luốn với phong trào gia nhập Hợp tác xã (Ông Cả Luốn gốc me), là ông Tư Mủng với
cái việc tưởng nhỏ nhoi lại hóa ra vô cùng quan trọng: đánh kẻng báo tin cho dân làng mỗi
khi có máy bay càn qua (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê), rồi bà mẹ bộ đội tận tình vá áo cho các anh (Bà mẹ Cẩn)
Cũng trong thời gian này, nhà văn có một số sáng tác dành cho đối tượng khá
đặc biệt: thiếu nhi (Ông Cản Ngũ, Anh chàng hiệp sĩ gỗ) Dù hướng tới những độc
giả nhỏ tuổi nhưng không khó để nhận ra rằng, tác phẩm của Kim Lân vẫn đau đáu một nỗi niềm hướng tới việc hoàn thiện nhân cách con người và khơi gợi, vun đắp ý thức các em hướng vào không khí của thời cuộc, của đấtnước
Bút pháp nghệ thuật sáng tác Kim Lân giai đoạn này cũng có những đổi thay đáng kể Đặc biệt là việc tạo dựng những bước ngoặt cho cuộc đời, số phận các nhân vật và cách thức tổ chức cốt truyện có những gấp khúc, đan xen đa dạng nhằm phù hợp với vấn đề biểu hiện trong tácphẩm
Trong cả hai giai đoạn sáng tác, Kim Lân viết chuyên về truyện ngắn và viết không nhiều Tuy nhiên, ở chặng đường nào, ông cũng có tác phẩm hay dành cho bạn đọc Nhắc đến văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX, đặc biệt là nhắc đến truyện ngắn, không thể không nhắc đến Kim Lân bởi những đóng góp của ông Dường như ở mỗi trang văn ấy, ta lại cảm thấy không có một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới, dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn là truyện ngắn Ông chính là minh chứng
tiêu biểu cho quan điểm quý hồ tinh bất quý hồ đa từ thuở cha ông ngàytrước
1.5 Tiểu kết
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm các nhà văn viết ít nhưng đóng góp không nhỏ cho thể tài truyện ngắn Cả đời văn, Kim Lân thủy chung với làng quê, với những người lao động nghèo Đọc sáng tác Kim Lân, chúng ta không khỏi xót xa, thông cảm cho những mảnh đời “đầu thừa đuôi thẹo” nhưng đằng sau những giọt nước mắt khổ đau là niềm vui khi khám phá ra ở họ những nét đẹp, nét quý tiêu biểu cho truyền thống đạo lý của người Việt Nam Sáng tác Kim Lân lôi cuốn, hấp dẫn vì nó được chắt ra từ chính cuộc đời nhà văn, được
Trang 39kết tinh từ những yếu tố văn hóa làng quê, cộng đồng và thời đại Thành công của sáng tác Kim Lân không chỉ dựa vào vốn sống dày dặn, sự am hiểu tinh tế mà còn phụ thuộc vào rất nhiều vào cái tài biến hóa chữ nghĩa và nghệ thuật dựng truyện theo phong cách riêng củaông
Những sáng tác về làng quê của Kim Lân mang hơi thở của thời đại - đó là một văn hóa, phong tục của đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ kháng chiến Đây là cái nhìn mới của Kim Lân so với các nhà văn trước cách mạng, qua đó người đọc thấy được thế vận động, đi lên của những số phận con người trong sáng tác của Kim Lân, biểu hiện được niềm tin của con người trong kháng chiến, gắn những vui buồn, cảm xúc, tình cảm cá nhân với tình yêu nước, yêu quêhương
Trang 40CHƯƠNG 2 NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 2.1 Không gian từ góc nhìn văn hoá
2.1.1 Bức tranh quê hương và không gian làng -xóm của đồng quê Bắc Bộ
Kim Lân là nhà văn của nông thôn làng quê Việt Nam nói chung, của nông thôn làng quê Bắc Bộ nói riêng Vốn sinh ra và lớn lên ở một làng quê thuộc không gian Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa, văn vật với các tập tục lễ hội, âm nhạc, sân khấu dân gian… Nên có thể nói, nhà văn được ấp ủ, được nuôi dưỡng giữa cái nôi văn hóa của làng quê ấy Và đây được xem như một quá trình thẩm thấu để hình thành một hồn văn Kim Lân độc đáo Tuy nhiên, làng quê trong sáng tác của Kim Lân lạikhông được đặc tả hoặc nhấn mạnh cái nét đặc trưng Kinh Bắc, mà nhà văn lại hướng tới không gian làng quê Bắc Bộ nóichung Do đó, không gian trong truyện ngắn Kim Lân về căn bản là thế giới nhìn từ nông thôn làng quê, hay từ một
mô hình “nông thôn làng Việt” mang bản sắc rất riêng
Có rất nhiều người đã viết về làng quê Việt Nam xưa kia, từ kho tàng đồ sộ của văn học dân gian với những ca dao, tục ngữ, những khảo cứu phong tục tập quán, những phóng sự việc làng cho đến những tác phẩm trong văn học viết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… mà trong đó làng không phải chỉ là một đơn vị hành chính, địa lý mà còn là tất cả cuộc sống xã hội đối với người nông dân xưa Làng quê trong truyện ngắn Kim Lân cũng vậy Tuy nhiên, nhà văn đã tạo một linh hồn riêng cho tác phẩm của mình, ông đã đưa vào văn học một bức chân dung rất
sống động, một vẻ đẹp rất riêng, rất “nguyên thủy” mà cũng rất đặc thù của nông
thôn làng quê Việt Nam nói chung Chúng ta thấy Kim Lân có một sự tiếp nối xuất sắc của các nhà văn đàn anh như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…, nhưng Kim Lân không lặp lại lối mòn của họ bởi Kim Lân tiếp cận làng quê trên bình diện phong tục sinh hoạt văn hóa cùng với những câu chuyện đời tư, đời thường sau lũy tre xanh Ở đó, người đọc không thấy được cái lo âu sợ hãi vì gánh nặng của lệ làng, của hủ tục mà chỉ thấy dù trong đói nghèo, dù còn nhiều cơ cực nhưng người nông dân vẫn hòa mình vào không khí tưng bừng của những lễ hội sinh hoạt văn hóa làng quê để quên đi những lo âu, vất vả của cuộc sống thường ngày Do vậy, không gian