Thấy ý kiến nào được nhiều người ủng hộ thì tán thành *Đáp án: B Phần tự luận: 2câu Câu 1: Thông hiểu *Mục tiêu: Hiểu được việc làm thể hiện tôn trọng lẽ phải *Nội dung: Giả sử người
Trang 1THƯ VIÊN CÂU HỎI
Bộ môn : GDCD; Lớp 8
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Thế nào là tôn trọng lẽ phải
*Nội dung: Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải?
A Phê phán gay gắt những người có ý kiến khác với mình
B Chỉ làm những việc mà mình thích
C Chấp hành tốt những quy định chung nơi mình sống, học tâp, làm việc
D Khi thấy mọi người trang luận thì im lặng, không đưa ra ý kiến riêng
*Đáp án: C
Câu 2: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Thế nào tôn trọng lẽ phải
*Nội dung: Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là tôn trọng lẽ
phải:
“ Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và………những điều đúng đắn; biết điều chỉnh………,……… của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc……… ”
*Đáp án: bảo vệ; suy nghĩ; hành vi; sai trái
Câu 3: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải
*Nội dung: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?
A Thấy bất kể việc gí có lợi cho mình cũng phải làm bằng được
B Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình
C Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí
D Luôn luôn tán thành và làm theo số đông
*Đáp án: C
Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải
*Nội dung: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải
A Tán thành việc gì có lợi cho mình
B Đồng tình, ủng hộ việc làm và ý kiến đúng
C Không tham gia ý kiến vào những việc không liên quan đến mình
D Thấy ý kiến nào được nhiều người ủng hộ thì tán thành
*Đáp án: B
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu được việc làm thể hiện tôn trọng lẽ phải
*Nội dung: Giả sử người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ làm gì?
*Đáp án: Em sẽ không bap giờ bao che cho bạn, thẳng thắn chỉ rõ cái sai cho bạn, khuyên bạn và
giúp bạn sửa chữa khuyết điểm
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Vận dụng bài học tôn trọng lẽ phải để giải quyết tình huống
*Nội dung Có ý kiến cho rằng trong tập thể, cách xử sự khôn ngoan là tránh tham gia vào những việc
không liên quan đến mình và luôn tán thành, làm theo ý kiến cảu đa số Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
*Đáp án: - Không tán thành quan điểm trên
Vì:
+ Đó không phải là cách xử sự khôn ngoan mà là thụ động và ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình + Trong một tập thể, mọi người phải quan tâm, chăm lo đến công việc chung và như vậy thì mới có thể biết được đúng, sai và có suy nghĩ, hành động đúng
+ Những người luôn làm theo đa số là những người quen thói dựa dẫm, ba phải, thiếu bản lĩnh
Trang 2+ Trong thực tế, không phải bao giờ đa số cũng là đúng
Bài 2: Liêm khiết
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Thế nào là liêm khiết
*Nội dung:Thế nào là liêm khiết?
A Liêm khiết là sống giản dị, không cầu kì kiểu cách
B Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi
C Liêm khiết là sống vì mọi người, luôn quan tâm tới người khác
D Liêm khiết là sống tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí
*Đáp án: B
Câu 2: (Nhậnbiết)
*Mục tiêu: Thế nào là trái liêm khiết
*Nội dung: Thế nào là trái liêm khiết
A Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra
B Không tham tiền, tài sản của người khác
C Làm bất cứ việc gì cốt được lợi cho bản thân
D Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình
*Đáp án: B
Câu 3: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là liêm khiết
*Nội dung: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính liêm khiết?
A Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân
B.Chỉ dùng tài sản của tập thể, còn của mình thì cất đi
C Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác
D Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích của mình
*Đáp án: C
Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu liêm khiết có quan hệ như thế nào với những đức tính khác
*Nội dung: Theo em, tính liêm khiết có quan hệ trực tiếp với những đức tính nào dưới đây?
A Trung thực E Lễ độ
B Siêng năng G Giản dị
C Tự trọng H Tự tin
D Khoan dung
*Đáp án: A, C, G
Phần tự luận: (2 câu)
Câu 1: (Thông hiểu)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của tính liêm khiết
*Nội dung: Theo em, trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gướng liêm khiết có ý nghĩa
như thế nào?
*Đáp án:
- Chúng ta đang sống trong thời mở cửa và nền kinh tế thị trường, con người dễ chịu ảnh hưởng của lối sống hưởng thụ ,dễ chạy theo những nhu c6àu vật chất và bị sa ngã, đi vào con đường tội lỗi như tham ô, hối lộ, trộm cắp
- Việc học tập, rèn luyện theo những tấm gương liêm khiết giúp con người có khả năng đứng vững trước những cám dỡ vật chất để giữ mình được trong sạch
Câu 2: (Vận dụng)
* Mục tiêu:
*Nội dung Có ý kiến cho rằng chỉ những người có chức có quyền mơi cần phải rèn luyện tính liêm
khiết, vì những người này mới có những điều kiện, cơ hội để tham ô, nhận hối lộ; còn những người bình thường thì không cần rèn luyện đức tính này
Em tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
*Đáp án: - Không tán thành
Trang 3- Vì: Liêm khiết là lối sống trang sạch, thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc; ở mọi người, mọi lứa tuổi;
từ việc nhỏ đến việc lớn
Bài 3: Tơn trọng người khác
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Biết)
* Mục tiêu:
*Nội dung: Hành vi, thái độ nào dưới đây thể hiện sự tơn trọng người khác?
A Giữ yên lặng trong cuộc họp
B Hay chê bai người khác
C Nhận xét, bình phẩm người khác khi khơng cĩ mặt họ
D Xì xào bàn tán khi người khác đ1ng phát biểu ý kiến
*Đáp án: A
Câu 2: (Biết)
* Mục tiêu: Biết thế nào là tơn trọng người khác
* Nội dung: Thế nào là tơn trọng người khác
A Tơn trọng người khác là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và thĩi quen của người khác
B Tơn trọng người khác là sự đánh giá đứng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và sở thích của người khác
C Tơn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác
D Tơn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và nhu cầu của người khác
*Đáp án: C
Câu 3: (Hiểu)
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là tơn trọng người khác
* Nội dung : Em tán thành hay khơng tán thành những hành vi, thái độ dưới đây?
tán thành
A Giữ yên lặng trong cuộc họp
B.Tự cho mình là hơn mọi người
C Hay chê bai người khác
D Khơng làm điều gì ảnh hưởng đến mọi người
*Đáp án: - Táán thành: A, D
- Khơng tán thành: C, B
Câu 4: (Hiểu)
* Mục tiêu: Biết phân biệt những hành vi tơn trọng người khác với hành vi thiếu tơn trọng người
khác
* Nội dung: Hành vi nào sau đây là khơng tơn trọng người khác?
A Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp
B Chăm chú nhìn người đối diện nĩi chuyện
C Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng một nhĩm bạn
D Mải làm việc, khơng biết bạn mình đi qua nên khơng chào
*Đáp án: C
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Hiểu)
* Mục tiêu: Vì sao phải tơn trọng người khác
* Nội dung : Theo em, vì sao chúng ta phảu tơn trọng người khác?
*Đáp án: Chúng ta phải tơn trọng người khác vì:
- Người biết tơn trọng người khác sẽ được người khác tơn trọng lại
- Mọi người tơn trọng lẫn nhau sẽ gĩp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp
Câu 2: (Vận dụng)
* Mục tiêu: Biết tơn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày
Trang 4* Nội dung: Tình huống: Đã 23h, Hoà vẫn bật nhạc to Bác Trung chạy sang bảo:
- Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ
Câu hỏi:
1/ Theo em, Hoà có thể có các cách ứng xử như thế nào?
2/ Nếu là Hoà, em sẽ chọn cách nào? Vì sao?
*Đáp án:
1/ Ứng xử:
- Hoà vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước
- Hoà vặn nhỏ âm lượng đĩa nhạc
- Hoà tắt đĩa nhạc đi ngủ
2/ Nếu em là Hoà: sẽ chọn cách ứng xử thứ 3
Vì làm như vậy, tuy không được tiếp tục nghe nhạc nhưng lại không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và giữ gìn được sức khoẻ của bản thân
Bài 4: Giữ chữ tín
Phần trắc nghiệm: ( 4câu)
Câu 1: (Biết)
*Mục tiêu: Biết lựa chọn câu ngữ giữ chữ tín
*Nội dung: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung về giữ chữ tín?
A Cây ngay không sợ chết đứng
B Một sự bất tín, vạn sự bất tin
C Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật
D Sóng cả chớ ngã tay chèo
*Đáp án: B
Câu 2: (Biết)
*Mục tiêu: Thế nào là giữ chữ tín
*Nội dung: Thế nào là giữ chữ tín
A Giữ chữ tín là coi trọng lòng tốt của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tôn trọng nhau
B Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tôn trọng nhau
C Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau
D Giữ chữ tín là coi trọng lòng tốt của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết giúp đỡ nhau
*Đáp án: C
Câu 3: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là giữ chữ tín
*Nội dung: Em tán thành ý kiến nào dưới đây
A Chỉ cần giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện
B Khi cần thiết thì cứ hứa, còn thực hiện được đến đâu thì sẽ tính sau
C Phải cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình , cho dù gặp khó khăn
D Chỉ cần giữ lời hứa với những người quen, còn đối với những người lạ thì không cần giữ lời hứa
*Đáp án: C
Câu 4: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là giữ chữ tín
*Nội dung: Những biểu hiện dưới đây là giữ chữ tín hay không giữ chữ tín?
chữ tín
A Luôn hoàn thành tốt công việc được giao
B.Nói một đằng, làm một nẻo
C Có trách nhiệm về lời nói, việc làm của mình
D Làm không đúng điều đã cam kết
*Đáp án:
- Giữ chữ tín: A, C
Trang 5- Không giữ chữ tín: B, D
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là giữ chữ tín
*Nội dung: Hãy nêu những biểu hiện của giữ chữ tín và những biểu hiện không giữ chữ tín
*Đáp án:
- Giữ chữ tín: Giữ lời hứa, đã nói thì làm…
- Không giữ chữ tín: nói một đằng, làm một nẻo, nói dối…
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là giữ chữ tín
*Nội dung :Lan bị ốm, phải nghỉ học Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp
Lan ghi bài ở lớp nhưng Vân đã không thực hiện được việc đ1o với lí do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường
1/ Hãy nhận xét hành vi của Vân
2/ Em hãy khuyên Vân như thế nào?
*Đáp án:
1/Vân không giữ chữ tín, lí do Vân đưa ra không chính đáng, và do đó làm giảm sút lòng tin của các bạn và cô giáo đối với Vân
2/ Em khuyên Vân:
+ Khi nhận lời, hứa với ai điều gì thì phải làm cho được Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi người đối với mình
+ Vân phải xin lỗi cô giáo và các bạn, tiếp tục thực hiện lời hứa của mình
Bài 5: Pháp luật và kỉ luật
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Biết)
*Mục tiêu: Thế nào là kỉ luật
*Nội dung: Hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luât?
A Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
B Đốt rừng làm nương rẩy
C Chơi tú lơ khơ ăn tiền
D Đi học muộn, trốn tiết
*Đáp án: D
Câu 2: (Biết)
*Mục tiêu: Biết hành nào là vi phạm pháp luật
*Nội dung: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật
A Không làm bài tập về nhà
B Đi xe vượt đèn đỏ
C Không thực hiện nội quy lao động của cơ sở sản xuất
D Làm việc riêng trong giờ học
*Đáp án: B
Câu 3: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tôn trọng pháp luật và kỉ luật
*Nội dung: Ý kiến nào dưới đây là đúng?
A Pháp luật chỉ cần thiết đối với những người không có tính kỉ luật
B Nội quy của nhà trường, quy định của cơ quan cũng là pháp luật vì mọi người đều phải tuân theo
C Kỉ luật của tập thể phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước
D Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong cũng có thể coi là pháp luật vì Đội là một tổ chức chính trị của tuổi thiếu niên
*Đáp án: C
Câu 4: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là vai trò pháp luật và kỉ luật
*Nội dung: Chọn từ phù hợp dưới đây điền vào chỗ trống để được một câu hoàn chỉnh về vai trò của
pháp luật
Trang 6“ Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một………chung để rèn luyện và thống nhất hoạt động”
Các cụm từ cho trước: Yêu cầu; chuẩn mực; phương hướng
*Đáp án: chuẩn mực
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu tầm quan trọng của pháp luật và kỉ luật
*Nội dung : Có ý kiến cho rằng pháp luật và kỉ luật là những phương tiện để quản lí con người, nó
chỉ có lợi cho xã hội, chứ không mang lại lợi ích gì cho con người; trái lại, nó làm cho con người bị gò
bó, mất tự do, hạn chế sự phát triển
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
*Đáp án: Không đồng ý
Vì: Pl và kỉ luật bảo đảm cho xã hội có trật tự, kỉ cương, quyền lợi của mọi người được bảo đảm, không ai được vi phạm quyền của người khác, do đ1o không những tạo điều kiện cho xã hội phát triển,
mà tạo điều kiện cho cá nhân phát triển
PL và kỉ luật không làm cho con người bị gò bó, mất tự do vì: nếu mỗi cá nhân tự nguyện, tự giác…thì sẽ cảm thấy thoải mái, bình an, không bị ai xâm phạm, tước quyền của mình
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài pháp luật và kỉ luật để giải quyết tình huống sau
*Nội dung: Tùng là một học sinh lười học, ham chơi Tùng thường xuyên không học bài, làm bài
trước khi đến lớp, mất trật tự trong giờ học Thầy cô và các bạn góp ý nhưng Tùng không sửa chữa Dần dần, chán lớp và các bạn, Tùng giao du bạn xấu và thường xuyên tụ tập, phá phách Tùng còn tham gia vào việc trấn lột tiền và đồ dùng học tập của bạn Một lần, Tùng gây gổ đánh nhau với một bạn và làm bạn u đầu, chảy máu
Câu hỏi:
1/ Theo em, Tùng có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2/ Điều gì đã khiến Tùng trở thành một học sinh hư và vi phạm pháp luật?
3/ Em rút ra bài học gì qua chuyện của Tùng?
*Đáp án:
1/ Tùng có vi phạm pháp luật, vì Tùng tham gia trấn lột và đánh bạn
2/ Tùng trở thành hs hư và vi phạm pl vì vô kỉ luật, thường xuyên vi phạm kỉ luật của nhà trường lại không chịu tiếp thu sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè
3/ Bài học rút ra qua câu chuyện của Tùng: Từ chỗ vi phạm kỉ luật rất dễ đi đến vi phạm pháp luật và
sẽ bị xử lí Vì vậy, hs phải tuân theo kỉ luật của nhà trường và các quy ước ở cộng đồng Khi có sai phạm, thầy cô và các bạn góp ý thì nên lắng nghe để kịp thời sửa đổi
Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Biết)
*Mục tiêu: Thế nào là tình bạn
*Nội dung: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tình bạn?
A Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới
B Tình bạn chỉ có ý nghĩa khi nó đem lại cho con người lợi ích thiết thực
C Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
D Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở
*Đáp án: C
Câu 2: (Biết)
*Mục tiêu: Thế nào là tình bạn
*Nội dung: Em tán thành cách ứng xử nào dưới đây trong quan hệ với bạn khác giới?
A Cư xử tự nhiên, không cần giữ gìn ý tứ
B Vô tư, cư xử với bạn khác giới cũng như với bạn cùng giới
C Giữ một khoảng cách nhất định trong quan hệ tình cảm và giao tiếp
D Chiều theo mọi yêu cầu, mong muốn của bạn
*Đáp án: C
Câu 3: (Hiểu)
Trang 7*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh
*Nội dung: Theo em, biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh?
A Thường xuyên tụ tập cùng nhóm bạn vui chơi, ăn uống
B Luôn quan tâm đến nhau khi vui cũng như khi buồn
C Bênh vực bao che cho nhau trong mọi trường hợp
D Buộc mọi người trong nhóm phải có sở thích giống nhau
*Đáp án: B
Câu 4 : (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh
*Nội dung: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh
A Loan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà mình
B Thư hay giúp đỡ các bạn học kém hơn mình
C Huệ hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai các bạn khác
D Hương chỉ chơi với bạn nào học giỏi, có thể giúp đỡ mình trong học tập
*Đáp án: B
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa tình bạn trong sáng, lành mạnh
*Nội dung: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
*Đáp án: Giúp con người thấy ấm áp, tự tin hơn, yêu con người và cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện
bản thân để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn bè hơn
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Biêt xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở
cộng đồng
*Nội dung: Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều nơi Nếu
chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì?
*Đáp án:
- Không đứng nhìn, không tham gia hoặc cổ vũ các bạn đánh nhau
- Can ngăn không cho các bạn đánh nhau nữa
- Nếu không can ngăn được thì phải báo ngay cho thầy, cô giáo hoặc những người lớn khác để ngăn chặn, xử lí
Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Biết)
*Mục tiêu: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
*Nội dung: Em Tán thành việc làm nào dưới đây?
A Chạy theo mốt thời trang của nước ngoài
B Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới
C Chỉ dùng hàng ngoại, không thích dùng hàng của Việt Nam
D Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài
*Đáp án: B
Câu 2: (Biết)
*Mục tiêu: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
*Nội dung: Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học.
Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuậ, văn hoá, nghệ thuật,
……… , những truyền thống quý báu Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ………để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc
*Đáp án:
- những công trình đặc sắc
- tạo điều kiện
Câu 3: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
*Nội dung: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi dân tộc khác?
Trang 8A Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng để nước khác học hỏi
B Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác là học hỏi văn hoá cảu dân tộc đó
C Chỉ những nước có nhiều công trình văn hoá lớn mới đáng để ta học hỏi
D Một dân tộc còn lạc hậu cũng có bản sắc riêng về văn hoá đáng để ta học t6ạp
*Đáp án: D
Câu 4: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
*Nội dung: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A Học hỏi các dân tộc khác sẽ làm mất bản sắc văn hoá dân tộc
B Các nước phát triển mới có nhiều điều cho chúng ta học hỏi
C Chỉ cần học hỏi các dân tộc khác về khoa học – kĩ thuật để phát triển đất nước
D Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật để cho ta học hỏi
*Đáp án: D
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
*Nội dung: Hãy nêu 4 ví dụ về học hỏi các dân tộc khác của học sinh Theo em, việc học hỏi nào là
không nên? Vì sao?
*Đáp án:
- Ví dụ: bắt chước các mốt quần áo, đầu tóc của nước ngoài; tích cực học ngoại ngữ; tìm hiểu truyền thống các dân tộc khác…
- Nêu rõ việc học hỏi nào là không nên và giải thích lí do
VD: Bắt chước mốt ăn mặc hoặc đầu tóc của nước ngoài là không nên vì đó là sự bắt chước một cách máy móc…
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Vận dụng bài học tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để giải quyết tình huống sau *Nội dung : Hiện nay, có một số bạn bắt chước các mốt quần áo và đầu tóc của nước ngoài Em có
suy nghĩ gì trước biểu hiện đó?
*Đáp án: Không tán thành với việc làm của một số bạn đó, vì:
- Đó là sự bắt chước một cách máy móc, mù quáng
- Việc tiếp thu văn hoá nước ngoài phải có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của ta, phù hợp với truyền thống dân tộc
- Sự giản dị, chân thực là vẻ đẹp của mỗi con người
THƯ VIÊN ĐỀ KIỂM TRA GDCD 8 PHẦN TIẾP THEO
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Học sinh cần tránh những việc làm xấu trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng
đồng dân cư
*Nội dung:Chọn trong những cụm từ cho sẵn một cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống
Học sinh cần tránh những……….và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
*Đáp án: việc làm không tốt
Câu 2: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Biết thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
*Nội dung: Hành vi nào dưới đây không góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
A Tham gia tổng vệ sinh mỗi dịp cuối tuần
B Rủ hàng xóm chơi bài ăn tiền trong dịp tết
C Đi họp tổ dân phố thường xuyên
D Thân thiện với bà con xóm giềng
* Đáp án: B
Câu 3: (Thông hiểu)
Trang 9*Mục tiêu: Hiểu thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
*Nội dung: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân
cư
A Giúp nhau làm kinh tế để xoá đói giảm nghèo là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
B Tham gia đội dân phòng là góp phần giữ gìn trật tự an ninh chứ không phải là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
C Trồng cây, làm vệ sinh đường phố, làng xóm là thể hiện nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
D Học sinh dù còn nhỏ cũng có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
*Đáp án: B
Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Tán thành hoặc không tán thành việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng
dân cư
*Nội dung: Em tán thành hoặc không tán thành những ý kiến nào dưới đây?
thành
A Việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư chỉ
là trách nhiệm của người lớn
B Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư chỉ là
trách nhiệm của chính quyền địa phương
C Học sinh phổ thông có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn
hoá ở cộng đồng dân cư
D Giúp nhau làm kinh tế, xoá đói nghèo là biểu hiện của việc
xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
*Đáp án:
- Tán thành: C, D
- Không tán thành: A, B
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Hiểu)
*Mục tiêu: Nêu những việc làm của bản thân góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân
cư
*Nội dung: Hãy cho biết 4 việc em có thể làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng
dân cư
* Đáp án:
- Tham gia làm vệ sinh đường làng
- Quan tâm, đoàn kết với các bạn cùng xóm/ phố
- Tham gia tuyên truyền phòng, chống m atuý ở xóm/phố
- Lao động giúp gia đình neo đơn, khó khăn
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu:
*Nội dung: Hưng vừa học xong lớp 12 nhưng vì thi trượt đại học nên ở nhà chờ năm sau thi tiếp
Hàng ngày Hưng rủ đám trẻ con trong xóm tụ tập ở nhà mình chơi đánh bài rồi chơi điện tử, có khi còn la cà quán xá
1/ Em có đồng tình với việc làm cua 3Hưng không? Vì sao?
2/ Theo em, những việc làm như của Hưng có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng dân cư
*Đáp án:
1/ Không đồng tình với việc làm của Hưng
Vì: HS tự giải thích
2/ Ảnh hưởng của việc làm trên
Bài 10: Tự lập
Phần trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: (Nhận biết)
Trang 10*Mục tiêu: Biết thế nào là tự lập
*Nội dung: Câu thành ngư, tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự tự lập
A Thân tự lập thân
B Giấy rách phải giữ lấy lề
C Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
D Đi một ngày đàng học một sàng khôn
* Đáp án: A
Câu 2: (Nhận biết)
* Mục tiêu: Biết hành vi thiếu tự lập
* Nội dung: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự thiếu tự lập trong cuộc sống
A Nhờ bạn giải hộ bài tập
B Chờ bạn hoàn thành bài sưu tầm để tham khảo
C Tự tìm tòi phương pháp học có hiệu quả
D Tự lên kế hoạch cho việc học tập của mình
*Đáp án: D
Câu 3: (Thông hiểu)
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là tự lập
* Nội dung: Nối mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I sao cho đúng
A Tự lập là tự làm lấy 1 thường thành công trong cuộc sống và họ
xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người
B Người có tính tự lập 2 trong học tập, cộng việc và sinh hoạt hằng
ngày
C Tự lập thể hiện sự tự tin 3 tự giải quyết công việc của mình, tự lo
liệu, tạo dựng cuộc sống của mình D.Cần rèn luyện tính tự lập 4 bàn lĩnh cá nhân, dám đương đầu với
những khó khăn , thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc
và trong cuộc sống
5 không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
*Đáp án:
- 3 nối với A
- 4 nối với B
- 1 nối với C
- 2 nối với D
Câu 4: (Thông hiểu)
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là tự lập
* Nội dung: Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây?
thành
A Con nhà giàu thì không cần tự lập
B Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc
sống
C Người có tính tự lập không cần đến sự giúp đỡ của
người khác
D Người có tính tự lập phải trải qua nhiều khó khăn,
vất vả trong cuộc sống
*Đáp án:
- Tán thành: B
- Không tán thành: A, C, D
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Hiểu)