SKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCSSKKN Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng anh cho học sinh THCS
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng tiếng Anh đã trở thành một phương tiện giao tiếp quốc tế
và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Trong giao tiếp sự phát âm đúng các từ, các câu, đúng ngữ điệu là một vấn đề hết sức quan trọng và mục tiêu đặt ra với đối tượng học sinh THCS là dạy cho các em theo xu thế này qua việc luyện kỹ năng nghe và nói Cùng với sự đầu tư cho môn tiếng Anh ngày càng được chú trọng thông qua các dự án hàng trăm tỷ đồng cho việc đào tạo các giáo viên đạt chuẩn theo tiêu chuẩn châu Âu thì chúng ta cũng thấy được rằng tính cấp thiết của việc dạy tiếng Anh ở các cấp học nói chung và dạy ngữ âm nói riêng ở môn học này Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ bản xứ mà là ngôn ngữ nước ngoài, cách viết , cấu tạo các âm tiết hoàn toàn khác, cách phiên âm, cách đọc cũng khác, khi phát âm thì có nhiều âm gió, nhấn âm ở những từ có hai âm tiết trở lên khác hoàn toàn với tiếng Việt, vậy để phát âm đúng không phải là vấn đề dễ dàng đối với học sinh Trong thực tế học sinh chúng ta chưa phát âm đúng nhiều từ, nhiều câu và mắc nhiều lỗi lý do ở sách giáo khoa nhiều từ, nhiều câu khó đọc, khó phát âm mà các em chưa được hướng dẫn cụ thể và các em còn bở ngỡ với những phương pháp mới, những cách đọc mới khác xa với tiếng mẹ đẻ Đặc biệt đối với vùng điều kiện khó khăn, các trường miền núi hoặc vùng biển học sinh yếu như trường tôi thì giáo viên cần phải có sự đầu tư, hướng dẫn cụ thể đến các em thì mới giúp các em phát âm đúng được
Qua những kinh nghiệm giảng dạy ở các lớp và tham khảo các ý kiến đồng nghiệp tôi xin đưa ra một số lỗi cơ bản mà học sinh khi phát âm và một số
phương pháp khắc phục qua đề tài "Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng Anh cho học sinh THCS "
II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.Đối tượng nghiên cứu:
- Trong đề tài này tôi nghiên cứu cách khắc phục những lỗi sai cơ bản về phát
âm tiếng Anh cho học sinh THCS
- Tạo cơ hội giao tiếp tối đa cho học sinh
2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 2- Qua từng tiết dạy trên lớp và qua giao tiếp với học sinh, trao đổi, tham khảo kết hợp dự giờ đồng nghiệp
III Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh phát âm đúng các từ vựng, các câu trong sách giáo khoa để các
em thấy tự tin hơn khi nói ra một từ một câu nào đó
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh
IV.Thời gian nghiên cứu:
Thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
V Phương pháp nghiên cứu đề tài :
- Phương pháp sưu tầm
- Phương pháp thực nghiệm
- Dự giờ đồng nghiệp
- Phương pháp kiểm tra đối chiếu
- Phương pháp đánh giá
- Qua hội thảo, giao tiếp thu thập thông tin
VI Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu:
Tôi đã khắc phục được những lỗi mà học sinh mắc lỗi trong phát âm và góp phần nâng cao chất lượng học, giúp học sinh phát âm đúng tự tin hơn , đặc biệt đối với học sinh ở nông thôn
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I Cơ sở lý luận
Tiếng Anh đã trở thành một bộ môn đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường từ cấp tiểu học cho đến các cấp cao đẳng đại học Đặc biệt trong xu thế hiện nay thì tiếng anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế được sử trong trong tất
cả các lĩnh vực và các phương tiện truyền thông Cùng với sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, các cấp bộ nghành thì môn tiếng Anh đã trở thành một môn học chính và bắt buộc ở tất các cấp Đây chính là những lý do khiến cho việc học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng trở nên cấp bách và cần thiết trong mọi cấp học Đặc biệt việc học ngoại ngữ ở trường phổ thông giúp cho HS có kiến thức nhất định, làm nền tảng cho việc học ngoại ngữ nâng cao sau này Vì vậy mà ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh phải xác định được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ từ đó xác định được mục tiêu cuối
Trang 3cùng là có được vốn kiến thức vững vàng, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh Để học sinh có được vốn kiến thức vững vàng, có khả năng giao tiếp tốt giáo viên phải truyền đạt đến học sinh những kiến thức chính xác khoa học và giúp học sinh khắc phục những lỗi mà các em thường mắc phải , đặc biệt là việc đọc đúng, nói đúng tiếng anh bậc THCS để giúp các em chuẩn
bị tốt cho những bậc học cao hơn
Vì thế,mỗi một giáo viên dạy tiếng Anh cần nhận thức được điều này để có thái độ đúng đắn trong các tiết lên lớp của mình ,và quan trọng nhất là để đưa kiến thức đến với người học
II Cơ sở thực tiễn:
Qua giảng dạy nhiều năm và qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng trong các tiết học ,học sinh không đọc đúng các từ vựng, các câu
dù là câu đơn giản Thêm vào đó việc dạy học ở các cấp học này chủ yếu là chú trọng vào việc dạy ngữ pháp còn các kỹ năng nghe nói thường không được chú trọng cho nên việc học sinh phát âm sai từ nào đó thì giáo viên cũng chưa chú ý
để hướng dẫn sửa sai cho các em dẫn đến hình thành những thói quen khó sữa chữa Cũng như sự quan tâm, đầu tư của các bậc phụ huynh,chính quyền địa phương và các cấp chưa thật sự đúng với tầm quan trọng của môn học Chính vì vậy mà đây sẽ là một quá trình không dễ dàng đối với cả người dạy và người học đặc biệt là ở các trường THCS.Vậy chúng ta phải làm thế nào để xóa bỏ tình trạng này và giúp các em tự tin hơn và yêu thích môn học
Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sữa những lỗi sai mà học sinh
chúng ta thường mắc phải thông qua đề tài " Biện pháp khắc phục hiệu quả những lỗi sai cơ bản về phát âm tiếng Anh cho học sinh THCS " Mặc dù
tôi có thể khẳng định được vị trí, vai trò của việc dùng phương pháp sửa lỗi phát âm trước khi tiến hành một số phần trong các tiết dạy là quan trọng và đạt hiệu quả cao, song thực tế việc áp dụng chúng còn nhiều hạn chế gượng ép Với việc thực hiện đề tài này tôi rất mong rằng trong các giờ học GV sẽ áp dụng một số phương pháp này để tạo sự chú ý, hứng thú của HS vào môn học, và chất lượng đạt hiệu quả cao
III Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trang 4Với đặc thù là học sinh vùng nông thôn, các em còn quá rụt rè để giao tiếp với các bạn cũng như thầy cô giáo.Đặc biệt các em không có cơ hội giao tiếp với người bản ngữ Vì vậy việc phát âm của các em còn nhiều hạn chế
IV Những tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện đề tài:
1 Về phía phụ huynh học sinh:
Do điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều hạn chế,đời sống chủ yếu phụ thuộc vào nông ngư nghiệp nên hầu như bố mẹ đều phải đi làm xa ,các em chủ yếu sống với ông bà thậm chí có em chỉ sống một mình,vì vậy việc quản lý con cái còn nhiều bất cập.Dẫn đến kết quả học tập của học sinh ở trường tôi còn quá khiêm tốn so với một số trường ở thị trấn
2 Về phía nhà trường – địa phương:
Đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn,việc đầu tư cơ sở vật chất vào nhà trường hầu như không có,kinh phí thu từ phụ huynh học sinh chỉ là hỗ trợ rất nhỏ, vì vậy cơ sở vật chất của nhà trường còn rất nhiều khó khăn.Dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến các tiết dạy mà đòi hỏi phải có tranh ảnh minh họa ,các phương tiện nghe nhìn
V Để sử dụng các phương pháp sửa lỗi có hiệu quả đầu tiên giáo viên phải
nắm rõ lỗi là gì.
"Lỗi là một hình thức hay cấu trúc ngôn ngữ mà người bản ngữ không thể chấp nhận được khi nó được sử dụng không đúng" theo Klassen (1995) Tuy nhiên khi học một ngôn ngữ nước ngoài, lĩnh hội những kiến thức mới thi mắc lỗi là điều đương nhiên nhưng làm thế nào để giáo viên giúp các em nhận biết và khắc phục lỗi là những vấn đề tôi đề cập trong đề tài này
VI Một số lỗi thường gặp và các phương pháp sửa lỗi
1 Lỗi thường thêm âm vào sau các âm đuôi
a Nguyên nhân
Học sinh thường thêm âm vào sau đuôi các từ mà vốn dĩ không có trong phiên âm
Ví dụ: Từ phiên âm đúng
Is /iz/ , have /hæv/ , has /hæz/ , live /liv/ , expensive/ ikspensiv/
* sau khi thêm âm / ә / vào
Is /izә /, have/ hævә / , has/ hæzә / , live /livә / , expensive /ikspensivә /
Trang 5- Lỗi này thường mắc phải vì bị chi phối bởi tiếng mẹ đẻ vì trong ngôn ngữ tiếng việt của chúng ta tồn tại âm "v" đọc thành "vờ" và âm "z" đọc thành "dờ ", /l/ đọc thành "lờ" vv
- Thứ hai nữa do học sinh đọc quá chậm và việc đọc này được hình thành từ những thời gian đầu các em tiếp xúc với ngôn ngữ nên thành thói quen khó sữa chữa
b Giải pháp
- Hướng dẫn học sinh phân biệt đọc các âm riêng lẽ trong bảng Interactive Phonetics Chart của tiếng anh khác với tiếng Việt
- Tăng tốc độ đọc các âm tiết
- Sữa lỗi trực tiếp khi học sinh phát âm
*/ Áp dụng phần đọc bảng chữ cái vừa giới thiệu bảng chữ cái và giới thiệu bảng phonetics để học sinh so sánh sự giống và khác nhau của các cách đọc
p/pi:/ q/kju:/ r/a:(r)/ s/es/ t/ti:/ u/ju:/ v/vi:/ w/
dʌb(ə)lju:
x/eks/ y/wai/ z/zed/
2 Lỗi không phát âm các âm cuối
a Nguyên nhân
- Học sinh không phát âm các âm cuối nên người nghe sẽ hiểu nhầm sang từ khác
Eg : bad /d/ , best/st/ , miss / s/, meet /t/, think /k/ , looked/ t/ , laugh /f/, introduce/s/, watches/iz/
Nhưng do việc không phát âm các âm đuôi dẫn đến bad có thể giống như best , miss với meet , think với thing , watch với wash
Trang 6- Do học sinh giao tiếp với người Việt Nam nên không phát âm cuối mà người nghe vẫn hiểu vì cùng ngôn ngữ do đó dẫn đến cả người nghe lẫn người nói không chú trọng đến âm tiết cuối và hình thành thói quen
- Học sinh chưa được hướng dẫn cách đọc các âm riêng lẽ trong tiếng Anh khác
so với bảng chữ cái tiếng Anh các em đã được học như ở phần 1 đã nêu
b Giải pháp
- Hướng dẫn học sinh đọc các âm riêng lẽ trong tiếng anh khác với các chữ cái trong bảng chữ cái
e/i/ # e/e/, b/bi:/# b/b/, l/el/ # l/l/, d/di:/ # d/d/, i/ai/ # i/i/, p/pi:/ # p/p/ ect
- Hướng dẫn học sinh sự khác nhau giữa các âm tiết cuối trong từ và sự phiên
âm các âm cuối đó trong từ điển
ví dụ: c, ce phiên âm thành /s/ , s có khi thành /s/ hoặc /z/, es thành /iz/
đuôi ed cũng có 3 cách đọc /t/, /id/, /d/ ect
- Cung cấp cho học sinh biết những âm nào không có trong tiếng anh như âm /kh/ hoặc là có dấu /ết/
Ví dụ : can/kæn/ chứ không phải la /khen/ hay eight /eit/ chứ không phải là /ết/
*/ Áp dụng khi dạy đọc các âm đuôi khi động từ thường thêm "s" hoặc "es"
Ba gets up/ he brushes his teeth/ he goes to school
3 Lỗi phát âm các âm viết tắt
a Nguyên nhân
- Lỗi này thường mắc phải là đọc không đúng hoặc đọc thiếu các âm viết tắt
Ví dụ : It's , what's , name's, there's, he's, she's ect những âm này học sinh thường đọc thiếu âm /s/ hoặc /z/
Hoặc Aren't , isn't , wasn't , weren't , won't, shan't, haven't, hasn't những âm này đọc thiếu âm /t/
We're , there're , they're , you're thường đọc thiếu âm /ə/
I'll, he'll , we'll , you'll , she'll , they'll, It'll những âm này thì đọc không đúng thường phát âm các âm /ll/ thành âm /l/ trong tiếng việt
b Giải pháp
- Phiên âm những từ viết tắt này và hướng dẫn học sinh đọc : It's /its/, what's /wats/ , name's /neimz / , there's /ðeəz/, he's /hi:z/, she's /ʃiz/
Trang 7Aren't/ a:nt/ , isn't /iznt/, wasn't /wɔznt/, weren't/ wə:nt/ , won't/ wənt/, shan't / ʃa:nt/, haven't/ hævnt/, hasn't /hæznt/
We're/wiə/ , , there're/ðeər/ , they're /ðeiə/, you're /juə/
I'll/ail/ , he'll/hi:l/ , we'll/wi:l/ , you'll/ju:l/ , she'll/ʃi:l/ , they'll/ðeil/, It'll /itl/
*/ Ví dụ Unit 2 A4 listen and read (page 21) English 7 khi giới thiệu bài đọc và ngữ liệu mới về thì tương lai đơn với "will"
4 Lỗi khi phát âm một số âm lướt
a Nguyên nhân
- Do từ điển vẫn phiên âm các âm tiết đó
- Các em chưa được hướng dẫn
Eg : Vegetable /veʤtəbl/ , vehicle /viəkl/ , medicine/ medsn/, beautiful /bjutifl/, comfortable /cʌmfətbl/, temperature/temprə ʃt ər/, apartment /əpɑ:rtmənt/, invitation/invi'teiʃn, dificult/'difikəlt/, ect
b Giải pháp
- Liệt kê những từ trong sách giáo khoa các em sẽ gặp và hướng dẫn các em cách đọc
- Rút ra một quy tắc tổng quát có những ngoại trừ : phụ âm đi với /i/ hoặc
Ví dụ: vehicle /vi: əkl/ , medicine/ medsn/, beautiful /bju:tifl/
- Ta áp dụng phần này lồng trong phần dạy từ vựng
5 Lỗi phát âm các âm trong từng âm tiết
a Nguyên nhân
- Lỗi này cũng tương tự như việc phát âm các âm đuôi là do bị chi phối bởi ngôn ngữ mẹ đẻ có dấu của tiếng Việt
- Các em chưa được hướng dẫn về nguyên âm đơn dài,các nguyên âm đôi và các phụ âm trong tiếng anh khác với các âm ở tiếng Việt
Ví dụ: âm /ɔ:/ thường phát âm thành /ɔ /
Eg Body /bɔ:di/ , sport /spɔ:rt/
âm /i:/ thường phát âm thành /i/
Eg: meet/mi:t/, see /i:/
b Giải pháp
Trang 8- Hướng dẫn học sinh cách đọc các nguyên âm đơn ngắn và các nguyên âm đơn
dài
Ví dụ: /i/ # /i:/ , /ə/ # /ə:/ , /ɔ / # /ɔ:/ , /μ/ # / μ:/ , / ʌ/ # /ɑ:/
- Hướng dẫn học sinh đọc các nguyên âm đôi
Ví dụ: Nguyên âm đôi : /ei/ , /ou/ ,/ iə/ , /eə/ , /ai/ , /ɔi/ ,/ aʊ/
- Áp dụng phần này trong phần dạy từ vựng
6 Lỗi trong việc đọc các âm nối
a Nguyên nhân
- Do sự khác biệt về ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ không có các âm nối so với tiếng Anh thì các âm nối thường xuất hiện để làm cho sự phát âm tự nhiên hơn (natural English)
Ví dụ: think of , think about, in front of, is a, have a, live in ect
b Giải pháp
- Hướng dẫn học sinh các từ nào thì thường được nối như là giới từ hoặc mạo từ
- Các âm thường được nối khi từ trước kết thúc bằng phụ âm và từ kề sau bắt đầu bằng nguyên âm
Ví dụ : live in /lɪvɪn/, think of /θιnkəf/, have a /hævə/, is a /izə/,
think about /θinkəbaʊt/, and on/ ændɔn/
- Nối giữa một số từ và động từ ''to be ''
Ví dụ : there is/ ðeriz/ , there are /ðera/ , here is/ hiәriz/ , is it /izit/
- Áp dụng phần này vào trong các đoạn hội thoại ví dụ Unit 14 B1(page 144) English 7 Trong bài xuất hiện một số cụm từ được nối : kinds of/ most of/
kind of/ read a book/ take part in
7 Lỗi về ngữ điệu câu
a Nguyên nhân
- Các em chưa nắm được các quy tắc của cách đọc các loại câu trong tiếng Anh
- Các em ngại đọc đúng vì xấu hổ với bạn bè về giọng điệu dẫn đến câu nào cũng giống nhau không có sự lên xuống gì cả để phân biệt mình đang hỏi hay trả lời hay chỉ là thông báo hoặc tường thuật một việc gì
b Giải pháp
- Hướng dẫn cho học sinh trong tiếng Anh có 4 nguyên tắc ngữ điệu cỏ bản là :
Trang 91 Lên
2 Xuống
3 Lên xuống
4 Xuống lên
- Hướng dẫn cho học sinh cách đọc:
+ Các câu dạng thông báo trần thuật (statement) thì các em đọc với giọng điệu đều và xuống về sau
Ví dụ: He goes to school everyday
+ Các câu hỏi trả lời bằng ''yes/no" thì đầu xuống giọng và lên giọng vào cuối câu
Ví dụ: Are you a student ?
+ Các câu hỏi có từ để hỏi thì đầu câu lên giọng và xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ : What's your name ?
+ Các câu trả lời thì tùy thuộc vào ý nhấn mạnh của người nói mà chúng ta có thể lên giọng ở từ ta muốn nhấn mạnh hay xuống giọng ở những từ mà ta không muốn nhấn mạnh
Yes, I'm a doctor / Yes, I'm a doctor
*/ Áp dụng ở các bài hội thoại trong đoạn hội thoại này chứa tất cả các dạng câu
vì vậy chúng ta cần hướng dẫn cách đọc rõ ràng
Ba : What do you and Nga do after school?
Lan : We play volleyball
Ba : What do Thu and Vui do ?
Lan : They play soccer
Ba : Do girls play soccer ?
Lan: Yes, they do
Ba : Do you play soccer ?
Nga : No, I don't
Ba : Does Nga play soccer ?
Nga : No, she doesn't
8 Lỗi về '' strong form and weak form" trong câu
a Nguyên nhân
Trang 10- Do chưa biết từ nào thì được nhấn mạnh và từ nào thì thường không được nhấn mạnh
- Chưa biết khi được nhấn mạnh thì đọc như thế nào và khi không được nhấn mạnh thì đọc như thế nào
b Giải pháp
- Hướng dẫn học sinh các từ thường không được nhấn mạnh là các giới từ, mạo
từ, liên từ
Ví dụ: to, and, but, because, a, an ,the, on, at ect
- Cách đọc nhấn mạnh hay không nhấn mạnh còn tùy thuộc vào mục đích người nói
Ví dụ : Where is he from ? '' from '' trong trường hợp này được nhấn mạnh để muốn biết anh ta từ đâu đến vậy từ from sẽ được đọc /frɔm/
He is from Viet nam " from" trong trường hợp này có thể không được nhấn
mạnh vì Vietnam là từ cần được nhấn mạnh hơn nên từ from đọc là /frәm /.
- Hướng dẫn một số từ khi đọc nhấn mạnh thì đọc như thế nào và khi không đọc nhấn mạnh thì như thế nào
Ví dụ:
9 Lỗi về phân biệt sự phát âm giữa động từ và danh từ
a Nguyên nhân
- Do theo thói quen chuyển cách đọc từ động từ sang danh từ vì thường danh từ được thành lập từ động từ bằng cách thêm hậu tố hoặc biến đổi một sồ hậu tố
- Sự biến đổi này chỉ là số ít chủ yếu là ngoại lệ nên học sinh không nắm được