SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện SKKN Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Công nghệ lớp 9 là một môn học rất thiết thực cho học sinh về phương pháp học cũng như vận dụng vào thực tiễn
Thực tế cho thấy học sinh ở các trường THCS vùng khó khăn thì mức độ tiếp cận thông tin mới còn chậm, bên cạnh đó giáo viên bộ môn Công nghệ còn thiếu và một số giáo viên kiêm nhiệm chưa được đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật điện Nhiều giáo viên và học sinh coi môn này là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu, đầu tư cho các giờ dạy lý thuyết và đặc biệt là các giờ thực hành
Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Module nghề nên thời lượng thực hành khá nhiều, đây là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS
Một thực trạng chưa tốt là hiện nay là học sinh THCS ở vùng khó khăn điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có phòng thực hành riêng, không có điều kiện mua sắm thêm dẫn đến chất lượng học tập của học sinh nói chung, kỹ năng thực hành cho học sinh nói riêng là chưa cao
Mục tiêu nhằm giúp học sinh nắm vững quy trình thực hành, thao tác thực hiện thành thạo đúng kĩ thuật, gọn gàng, sản phẩm hoạt động tốt, hiệu quả và an toàn, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ lớp 9, trăn trở với công việc làm sao để nâng cao chất lượng môn học, phục vụ cho cuộc sống, tương lai của học sinh Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm, giải pháp trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy một tiết thực hành: “Lắp đặt mạng điện trong gia đình”.Sáng kiến này đã được áp dụng thành công tại trường THCS tôi đang công tác
Kết quả cho thấy giải pháp này hiệu quả cho học sinh vùng khó khăn thì trên cơ sở khoa học tôi nhận thấy phương pháp này cũng sẽ đóng góp rất nhiều cho các giáo viên dạy công nghệ và rèn luyện kĩ năng thực hành thành thạo cho học sinh tất cả các vùng miền, tạo tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp
Trang 2tốt hơn, có thêm kĩ năng để giúp cuộc sống tương lai các em và sẽ đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao mà chúng ta đang cần
II PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1 Phạm vi: Đề tài được thực hiện ở khối 9 Trường THCS
2.Thời gian thực hiện Học kỳ I năm học 2013-2014
B NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Môn Công nghệ 9 được thiết kế theo module nghề
- Module nghề điện dân dụng nói riêng cũng như các module nghề khác của môn Công nghệ 9 có thời lượng thực hành khá cao Các bài thực hành đó
thường có hai dạng:
+ Vận dụng lý thuyết để giải bài tập tình huống, thực hành rèn luyện kỹ năng + Thực hành tạo sản phẩm: Chủ yếu là thực hiện đúng quy trình công nghệ, các thao tác kĩ thuật tạo ra sản phẩm
- Cấu trúc chung của các bài thực hành: Có phần chuẩn bị, nội dung thực hành, trình tự tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá Cấu trúc này đã đảm bảo được những yêu cầu của nội dung thực hành tuy nhiên để vận dụng vào thực tế, nhằm giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt theo từng nội dung cụ thể
- Một thực tế là sau khi hoàn thành chương trình thì đa phần học sinh thao tác thực hành đạt trung bình, để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu của môn học là rất khó khăn vì môn học này đòi hỏi người học phải được trang bị nhiều kỹ năng khác nhau như cách sử dụng các loại dụng cụ kìm điện, sử dụng khoan, sử dụng cưa mặt khác còn phải tính toán được các thông số kĩ thuật của mạch điện, có óc quan sát, bố trí thiết bị thẩm mĩ, dự tính được số lượng dụng cụ, vật liệu và thiết bị phù hợp sao cho hiệu quả cao nhất
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Việc hướng dẫn thực hành đối với học sinh các trường THCS ở vùng khó khăn nói chung, ở các trường THCS nói riêng làm sao cho hiệu quả là khó vì cơ sở vật chất còn hạn chế Cụ thể như phòng học bộ môn chưa có, đồ dùng phục
Trang 3vụ cho học sinh học tập ở trên trang cấp chỉ đáp đủ cho cơ số bốn; trong lúc đó học sinh lại đông hơn (40 em/lớp) Mặt khác các đồ dùng, thiết bị dạy học có chất lượng không cao, các vật liệu tiêu hao nhiều
Môn học Công nghệ lại là môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp, việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là không dễ Tâm lí các em học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, điều này đã được kiểm nghiệm khi thực hiện chương trình trong các năm học: 2010-2011 và 2011- 2012
1 Về đối tượng:
Các em học sinh vùng khó khăn đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp hoặc ngư nghiệp Nhưng mọi thiết bị, đồ dùng trong gia đình hiện nay đều gắn với điện năng.Việc hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính Công nghiệp như môn Công nghệ: Lắp đặt mạng điện trong nhà là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ phải thực hiện để các em làm quen, hiểu biết rồi vận dụng vào thực tế hàng ngày cho an toàn và hiệu quả Tuy nhiên các em còn ngại, còn sợ khi tiếp xúc với điện, với các thiết bị điện, mặt khác các thiết bị điện đối với các em là còn khá mới mẽ
2 Về khách quan:
Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ đảm bảo cho việc thực hiện bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia, các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều chủng loại, đặc biệt các thiết bị được cấp về có chất lượng không cao, có thiết bị chỉ sử dụng một lần đã hư hỏng hoặc không dùng được nữa bởi chỉ có giá trị dùng 01 lần
Địa phương lại là một xã khó khăn nên điều kiện sinh hoạt còn hạn chế, các trang thiết bị điện trong gia đình chưa nhiều, sự hiểu biết về điện còn tương đối mới lạ Các dụng cụ nghề điện, thiết bị điện, vật liệu điện phổ biến nhưng học sinh ít được tiếp xúc, thời gian phân bố các tiết học 45 phút đối với thực hành môn công nghệ là không đủ cho nên hạn chế về việc rèn luyện kỉ năng cho học sinh
III.THỰC TRẠNG
1.Đối với nhà trường:
Trang 4Mặc dù BGH nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng trong điều kiện hiện nay vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình đổi mới
- Thiết bị dạy được cung cấp không đáp ứng đủ về số lượng, (cơ số 4), một số thiết bị có chất lượng không tốt
- Trường chưa có phòng học bộ môn nên việc dạy thực hành đang được thực hiện trên phòng học truyền thống gặp không ít khó khăn trong việc sắp xếp bố trí phân công vị trí học thực hành
- Số lượng học sinh trong một lớp đông (gần 40 em/lớp) nên khi phân chia trang thiết bị không đáp ứng đủ cho các em tự tìm hiểu để tự chủ động trong học tập
Từ đó dẫn đến công tác hướng dẫn quản lý các em gặp nhiều khó khăn
2 Đối với giáo viên:
Giáo viên còn gặp khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng những yêu cầu cần thiết về đổi mới phương pháp dạy học, nhiều kiến thức lí luận của nội dung chương trình sách giáo khoa mới, đòi hỏi ở người giáo viên một sự nổ lực phấn đấu say mê nghề nghiệp liên tục nhằm khắc phục những thói quen dạy học theo phương pháp cũ
3 Phụ huynh học sinh:
Đa số phụ huynh chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết của việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới Mặt khác điều kiện kinh tế thuộc vùng khó khăn nên sự quan tâm trong việc đáp ứng các điều kiện cho việc giảng dạy còn hạn chế Đặc biệt phụ huynh còn có tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ (môn không tham gia các kỳ thi cử quan trọng như chuyển cấp)
4 Đối với học sinh:
Sau khi tham khảo tìm hiểu học sinh về môn Công nghệ tôi thấy đa số các em gặp nhiều khó khăn cơ bản sau:
a.Về tâm lý:
Trang 5Các em còn ngại môn học, không có hứng thú học tập bởi vì đây là môn học có nội dung mới lạ, một phần các em nhận thức chưa đúng môn học, một phần nữa xem đây là môn học không mang lại lợi ích cho việc học để thi chuyển cấp Xem những điều được học sẽ không giúp ích được gì cho cuộc sống, sản xuất và hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp THCS
b.Về kiến thức:
Đây là môn học được xây dựng dưới dạng module kỷ năng nghề, đơn vị kiến thức còn mới và mang tích chất thực hành nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu biết, nắm bắt kiến thức và vận dụng vào thực hành
c.Về kỷ năng:
Học sinh chưa được tiếp xúc với thực nghiệm nên những dụng cụ thực
nghiệm quả là mới mẽ, có thể nói đối với các em đó giống như là những thứ đồ chơi mới lạ Do đó quá trình thực hành của học sinh để hoàn thành một công đoạn hay một sản phẩm trong một tiết học đạt được theo yêu cầu kĩ thuật theo mục tiêu, nội dung chương trình đặt ra gặp nhiều khó khăn
d.Về điều kiện cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng mỗi học sinh tự thực hành mà phải thực hành theo nhóm lớn (cơ số không đủ) Mặt khác điều kiện kinh tế và nhận thức nhiều gia đình không cho các em tự mua sắm thêm đồ dùng để phục vụ cho học tập Lấy kết quả thực hành kiểm tra của học kỳ I năm học: 2011-2012 để làm căn cứ áp dụng sáng kiến vào học kỳ I năm học: 2013- 2014
Do những nguyên nhân trên nên dẫn đến kết thu được là tỉ lệ học sinh yếu kém cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp
Từ tình hình thực tế như vậy, bản thân tôi suy nghĩ và đặt câu hỏi cho bản thân Mình là phải làm gì? Làm như thế nào, để học sinh học có kết quả học tập tốt? Cuối cùng câu hỏi đó đã được trả lời bằng giải pháp mà tôi đã áp dụng sau,
Trang 6đó là giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy một
tiết thực hành : “Lắp đặt mạng điện trong gia đình” môn Công nghệ 9.
Sau khi áp dụng giải pháp này tôi thấy các em có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và vận dụng vào thực hành có hiệu quả tốt
IV.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Thực tế dạy học môn Công nghệ 9:“Lắp đặt mạng điện trong nhà” tại trường
THCS học kỳ I năm học 2014-2015 tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm riêng khi dạy một bài thực hành cụ thể như sau:
1.Về mặt tâm lý:
- Trong giờ học thực hành phải tạo cho các em một tâm lý thoải mái mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”
- Luôn luôn tìm hiểu, nắm bắt, những suy nghĩ nguyện vọng học tập của từng học sinh từ đó động viên, giúp đỡ các em thỏa mãn được ý nguyện bản thân để các em có một tâm lý thoải mái, có hứng thú học tập tốt
- Xây dựng cho các em có mối quan hệ bạn bè tốt để giúp đỡ nhau trong học tập, tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những học sinh có thành tích tốt
- Khi giảng bài, truyền tải những đơn vị kiến thức cần thiết để các em tiếp thu vững vàng, tránh được hai thái cực: hoặc tự ti hoặc tự tin đến mức kiêu ngạo
- Trong kiểm tra đánh giá, luôn tạo ra sự công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh
- Khi học sinh mắc phải những sai lầm không quở phạt, chê bai, la mắng mà thay vào đó là những lời động viên, khích lệ và hướng dẫn lại từng bước để các
em nhận thấy được những cái lỗi của mình và tự khắc phục, sữa chữa
- Tìm hiểu điều kiện sống, điều kiện học tập của các em Luôn gần gũi với học sinh để các em thấy được sự quan tâm, chăm lo, thân thiện từ người thầy mà học sinh hăng say, đam mê môn học
- Kết hợp linh hoạt tốt các phương pháp dạy học để phù hợp với mỗi đối tượng học sinh như phương pháp: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức
Trang 7thảo luận, tạo điều kiện cho những em học giỏi có điều kiện hăng say sáng tạo tìm ra cái mới, còn những em yếu, kém có ý thức phấn đấu vươn lên
- Sử dụng hiệu quả triệt để các đồ dùng dạy học, đồng thời tôi còn sưu tầm và hướng dẫn các em tự làm thêm đồ dùng phục vụ cho việc học tập trong điều kiện còn khó khăn hiện tại của trường như làm thêm tranh ảnh, mô hình tạo cho hứng thú học tập của các em tăng dần
- Hơn thế nữa là dù trong giờ lên lớp hay ngoài giờ lên lớp tôi luôn luôn gương mẫu trước từng em học sinh từ lời nói đến công việc
- Trong các giờ dạy học không chỉ truyền thụ kiến thức đến cho các em bằng những công thức, những câu, chữ có sẵn mà tôi còn dạy bằng cả tâm hồn
2 Về mặt kiến thức:
Trong một giờ dạy, tôi thường tổ chức nhiều hình thức dạy-học phù hợp mục tiêu mỗi tiết, giúp học sinh phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động lĩnh hội kiến thức để hình thành, rèn luyện kỷ năng cơ bản trong lắp đặt mạng điện, như:
- Các quy tắc an toàn lao động khi lắp đặt mạng điện
- Công dụng, cách sử dụng một số dụng cụ thông thường trong lắp đặt mạng điện trong nhà: như tua vít, kìm cắt dây, kìm tuốt dây, bút thử điện, búa, cưa sắt, khoan
- Một số kí hiệu quy ước thông thường trong sơ đồ điện, khái niệm về sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt mạch điện cơ bản trong nhà
- Quy trình và những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của công việc lắp đặt mạng điện trong nhà
3 Về mặt kỷ năng:
- Luôn bám sát mục tiêu bài học để hình thành và rèn luyện cho các em một số kỷ năng lao động nghề nghiệp tới mức độ nào đó để hoàn thành bài tập của mình, cụ thể:
+ Kỷ năng vẽ sơ đồ lắp đặt của một số mạch điện đơn giản thuộc mạng điện trong nhà
Trang 8+ Kỷ năng sử dụng được một số dụng cụ lắp đặt điện đúng kĩ thuật, như cách cầm và thao tác các dụng cụ (tua vít, kìm cắt dây, kìm tuốt dây, bút thử điện, búa, cưa sắt, khoan )
+ Kỷ năng nối dây dẫn điện đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật (Từ cách bóc vỏ cách điện đến cách luồn dây vào các đầu nối của thiết bị, cách đặt dây )
+ Kỷ năng phân tích mạch điện: kỉ năng này đa số học sinh thực hiện còn yếu nhưng nó có tính quyết định khi thục hành lắp đặt cho nên khi dạy lí thuyết giáo viên cần phải đi sâu và cho học sinh tự phân tích độc lập sau đó cho học sinh khác đánh giá chéo, từ đó bổ sung được các kiến thức còn thiếu cho các em Ví dụ: các em phải xác định đúng dây nào là dây nguồn vào, dây nào là dây pha, dây trung tính
+ Kỷ năng lắp đặt mạch điện trong nhà đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật (công đoạn nào trước, công đoạn nào sau, từng khâu để hoàn thành các công đoạn đó )
- Và trong mỗi kỷ năng đó bản thân tôi phải phân tích, xác định những thao tác của kỷ năng mới và làm mẫu cho học sinh quan sát Trong quá trình làm mẫu tôi đã chú ý:
+ Nói cho học sinh biết được chính xác thao tác nào được làm mẫu
+ Liên hệ thao tác đó với những công việc trước đây
+ Coi trọng thao tác mẫu, trong quá trình làm mẫu phải chuẩn xác để học sinh làm theo, và quá trình làm mẫu của tôi được thực hiện trong 3 lần Lần đầu với tốc độ bình thường, lần thứ hai làm chậm kết hợp giải thích, lần thứ 3 làm với tốc độ bình thường để học sinh biết nhịp độ công việc
+ Dừng lại ở những chổ chủ chốt, hỏi học sinh để biết chắc chắn các em đã nắm vững vấn đề
+ Sau khi làm mẫu xong tôi gọi một học sinh làm thử cho cả lớp xem và bản thân giáo viên uốn nắn từng bước, nếu sai sót theo yêu cầu
+ Nêu những chú ý cho học sinh những lỗi thường mắc phải khi thực hiện những kỷ năng đó và giải pháp khắc phục
Trang 9- Sau khi biết chắc chắn học sinh đã hiểu quy trình, tôi tiến hành cho học sinh thực hành Trong quá trình học sinh làm việc tôi hướng dẫn thường xuyên cho các nhóm, uốn nắn những sai sót, khi thấy nhiều học sinh mắc phải, tôi cho cả lớp ngừng công việc để hướng dẫn lại
+ Khi cho học sinh thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh bố trí các thiết
bị trên bảng, trên mạch điện sao cho khoa học, cân đối, tiện sử dụng và đấu nối + Nhắc nhở các em phải lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt mà các em đã vẽ chứ không phải theo sơ đồ nguyên lý
- Khi học sinh kết thúc bài thực hành tôi cho học sinh tự kiểm tra và đánh giá chéo về công việc thực hành nhằm mục đích:
+ Tạo cho học sinh có thói quen tự đánh giá công việc của mình
+ Nâng cao tích tích cực chủ động trong học tập của học sinh
+ Học sinh tự rút cho mình bài học kinh nghiệm để khắc phục những sai sót mà mình chưa đạt được trong bài học
- Khi đánh giá kiểm tra sản phẩm của học sinh giáo viên cần căn cứ vào sơ đồ lắp đặt trên cơ sở sơ đồ nguyên lý
4 Về mặt điều kiện cơ sở vật chất:
Trong điều kiện cơ sở vật chất của trường còn khó khăn, chưa có phòng học bộ môn và đồ dùng dạy học như đã nói ở trên thì tôi áp dụng như sau:
- Tại phòng học truyền thống tôi luôn đến trước giờ học 3-5 phút động viên, khích lệ học sinh để bố trí, sắp xếp ghép bàn học hợp lý cho tiết học thực hành để tiện cho quá trình hướng dẫn và theo dõi của giáo viên
- Về đồ dùng phục vụ cho học sinh chỉ đáp ứng cơ số 4 trong lúc học sinh đông nên việc thực hành để mỗi em tự độc lập là rất khó Nên tôi bố trí theo nhóm đông hơn và quá trình hướng dẫn thường xuyên tôi giám sát, theo dõi, động viên, khích lệ các em, uốn nắn kịp thời khi mắc phải sai lầm để đẩy nhanh tiến độ công việc, mục đích em nào cũng thực hiện được
- Bên cạnh đó tôi hướng dẫn các em gây quỹ đồ dùng học tập để mua thêm bổ sung kịp thời những vật liệu tiêu hao phục vụ cho bài học có đạt kết quả tốt
Trang 10Quá trình áp dụng các giải pháp trên giúp các em hình thành và rèn luyện cho bản thân một số kỷ năng lao động nghề nghiệp để các em làm quen với nghề điện Đồng thời giúp các em có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày và góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở
V KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng phương pháp trên để giảng dạy một bài thực hành mô đun
“Lắp đặt mạng điện trong gia đình” môn Công nghệ 9 tôi thấy tỉ lệ học sinh khá
giỏi cao và tỉ lệ học sinh yếu còn với con số rất nhỏ
Kết quả qua kiểm tra bài thực hành số 1 ở học kỳ I năm học 2014-2015 khi áp dụng phương pháp mới cho khối 9 cụ thể như sau:
So sánh đối chiếu kết quả của năm trước và kết quả của học kỳ I năm nay khi áp dụng phương pháp mới ở bảng trên tôi nhận thấy chất lượng cao hơn hẳn so với khi chưa áp dụng phương pháp mới
VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thực tế để đạt được kết quả cao nhất thì đòi hỏi giáo viên cần phải thực sự có
sự chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành tổ chức cho học sinh học thực hành Nếu thấy cần thiết thì phải thao tác nhiều lần để nâng cao kỹ năng làm việc cũng như phán đoán được các nguyên nhân hư hỏng hoặc mạch điện không làm việc có thể xảy ra
Giáo viên hướng dẫn thực hành phải quán xuyến được học sinh, phải đảm bảo được các điều kiện an toàn cho học sinh khi học sinh thực hiện thực hành
Trong quá trình giảng dạy trực tiếp, trước khi tiến hành cho học sinh thực hành bao giờ tôi cũng làm thử trước, quan sát và chuẩn bị trước nơi làm việc
Đặc biệt là kiểm tra thật kĩ phần chuẩn bị của học sinh Khi sản phẩm hoàn thành thì giáo viên phải trực tiếp kiểm tra và vận hành thử