DSpace at VNU: Khảo sát lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên học chuyên ngành tiếng Đức và các biện pháp khắc phục...
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI Và NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên Ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ KIM BẢNG
HÀ NỘI -2008
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư và các giảng viên khoa Ngôn ngữ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS
Vũ Kim Bảng đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lòng biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các đồng nghiệp cùng các em sinh viên Trường ĐHDL Phương Đông đã luôn động viên và giúp đỡ tôi
Hà nội, ngày 15 tháng 03 năm 2008
Học Viên Trần Thị Thanh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình khoa học của riêng tôi, các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác
Trần Thị Thanh
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 6MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tÀI 6
2 PHẠM VI VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 8
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8
2.2 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN 8
2.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 9
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 10
5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 01
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 11
1 CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ PHỤ ÂM 11
2 CẤU TRÚC ÂM TIẾT VÀ HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 12
2.1 CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG ĐỨC 12
2.2 HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 13
2.3 MIÊU TẢ CÁC NÉT KHU VIỆT CỦA PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 16
2.3.1 CÁC PHỤ ÂM TẮC 16
2.3.2 CÁC PHỤ ÂM XÁT 17
2.3.3 CÁC ÂM MŨI 18
2.3.4 CÁC BÁN ÂM 19
2.4 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ÂM VÀ CHỮ Ở CÁC PHỤ ÂM 20
3 ÂM TIẾT VÀ HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG VIỆT 21
Trang 73.1 ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT 21
3.2 HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG VIỆT 24
3.2.1 HỆ THỐNG PHỤ ÂM ĐẦU 24
3.2.2 HỆ THỐNG PHỤ ÂM CUỐI 25
3.2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM VÀ CHỮ CỦA HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG VIỆT 26
4 NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC VÀ TIẾNG VIỆT 27
4.1 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA CẤU TRÚC ÂM TIẾT 27
4.2 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI HỆ THỐNG PHỤ ÂM 28
4.2.1 CÁC PHỤ ÂM ĐƠN 28
4.2.2 TỔ CHỨC CÁC PHỤ ÂM 29
5 KHÁI NIỆM GIAO THOA VÀ LỖI PHÁT ÂM 31
5.1 KHÁI NIỆM GIAO THOA 31
5.2 Khỏi niệm lỗi và phõn tớch lừi 33
CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG LỖI ĐIỂN Hỡnh VỀ PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 38
1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 38
1.1 XÂY DỰNG BẢNG TỪ KHẢO SÁT LỖI 38
1.1.1 NGUYÊN TẮC XÂY DÙNG BẢNG TỪ KHẢO SÁT LỖI 38
1.1.2 BẢNG TỪ KHẢO SÁT LỖI 38
1.2 CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐỂ KHẢO SÁT LỖI PHÁT ÂM 40
1.3 CÁC BƯỚC THU THẬP TƯ LIỆU 41
1.4 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DẠNG LỖI 43
Trang 81.4.1 QUAN NIỆM VỀ LỖI PHÁT ÂM 43
1.4.2 CÁCH XÁC ĐỊNH LỖI CỤ THỂ 43
1.4.3 PHÂN LOẠI, THỐNG KÊ VÀ MIÊU TẢ CÁC DẠNG LỖI PHÁT ÂM PHỤ TIẾNG ĐỨC 45
2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 47
2.1 CÁC PHỤ ÂM ĐƠN 47
2.1.1 PHỤ ÂM ĐƠN ĐỨNG TRƯỚC NGUYÊN ÂM 47
2.1.2 PHỤ ÂM ĐƠN ĐỨNG GIỮA NGUYÊN ÂM 48
2.1.3 PHỤ ÂM ĐỨNG SAU NGUYÊN ÂM 50
2.2 CÁC CỤM PHỤ ÂM 52
2.2.1 CUM PHỤ ÂM ĐỨNG TRƯỚC NGUYÊN ÂM 52
2.2.2 CUM PHỤ ÂM ĐỨNG SAU NGUYÊN ÂM 57
CHƯƠNG 3: BƯỚC ĐẦU GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC PHỤC HỒI LỖI PHÁT ÂM 67
1 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI 67
1.1 GIAO THOA NGÔN NGỮ 68
1.2 Giỏo trỡnh tiếng ĐỨC 72
1.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY NGOẠI NGỮ 73
1.4 MÔI TRƯỜNG HỌC 73
1.5 í thức về việc rốn luyện phỏt õm 74
1.6 Đặc điểm tâm lý ngƯỜI VIỆT KHI HỌC NGOẠI NGỮ 75
2 GIÀI PHÁP ĐỀ NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC KHẮC PHỤC CÁC LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 75
2.1 TRUYỀN ĐẠT KIẾN THỨC NGỮ ÂM CƠ BẢN ĐỒNG THỜI VỚI VIỆC LUYỆN TẬP PHÁT ÂM 76
2.2 BÀI TẬP LUYỆN PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC 78
Trang 92.3 TẠO MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC NGOẠI NGỮ THUẬN
LỢI 86
2.4 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI LỖI PHÁT ÂM 89
2.5 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI 90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 1 103
PHỤ LỤC 2 112
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa như một tất yếu đối với mọi quốc gia Đất nước chúng ta cũng đang từng bước mở cửa và hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong bối cảnh chung đó,
việc làm chủ một ngoại ngữ, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, không chỉ được
xem như một nhu cầu tất yếu mà còn là một công cụ, một chìa khóa của mỗi cá nhân để hòa nhập và bắt nhịp chung với xu thế toàn cầu hóa của nhân loại
So với các ngoại ngữ khác như tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc…tiếng Đức là một ngoại ngữ “trẻ” nhưng có những tiềm năng Nó mới chỉ được phổ biến nhiều và dạy ở một số trường đại học (trong đó có
trường Đại học dân lập Phương Đông) từ những năm 90 của thế kỉ XX do
người Việt Nam có nhu cầu trong việc học nghề, học đại học và đoàn tụ với gia đình ở các quốc gia nói tiếng Đức Nhu cầu đó ngày một lớn hơn do việc nước Đức hiện có vị thế nhất định ở Cộng đồng Châu Âu (EU) cũng như trên thế giới Những điều kiện thuận lợi trong việc học đại học ở các nước nói tiếng Đức cũng là một động lực cho thế hệ trẻ học tiếng Đức Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép sinh viên phổ thông tham gia thi tuyển niên học 2007 - 2008 là một minh chứng về vai trò của tiếng Đức trong xã hội chúng ta
Cũng giống như học bất cứ một ngoại ngữ nào, trong quá trình học
tiếng Đức, việc rèn luyện kĩ năng pháp âm đúng và hay ngay từ ban đầu là
mong muốn của bất cứ người dạy và người học nào Tuy nhiên, trong học ngoại ngữ, người học luôn sử dụng những thói quen vốn trở thành bản năng của tiếng mẹ đẻ để áp dụng cho ngoại ngữ mà mình học ở tất cả các cấp độ: dùng từ, đặt câu và hiểu câu… và cả trong cách phát âm Sự khác biệt giữa
Trang 11hai ngôn ngữ cả về mặt cấu trúc nội tại của hệ thống cũng như những khác biệt về văn hóa mang tính chủng tộc luôn là rào cản của việc học ngoại ngữ Nguyên nhân này đã tạo ra những lỗi ngoại ngữ ở tất cả các bình diện của ngôn ngữ Những người Việt học tiếng Đức, trong phát âm, thường
mắc những lỗi tiêu biểu mà nguyên nhân trước tiên thói quen phát âm đơn
âm tiết của tiếng Việt sau đó là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong hệ thống nguyên âm, phụ âm và cách dùng trọng âm, ngữ điệu…
Để chỉ ra những lỗi phát âm tiêu biểu nhằm khắc phục chúng ngay từ giai đoạn đầu học tiếng Đức, việc đối chiếu, so sánh hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Đức là bước đầu tiên Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này như : Vũ Kim Bảng (1993, 1994, 1997, 2000) Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng ở mức độ so sánh cấu trúc âm tiết, hệ thống nguyên âm, phụ âm nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ
Cho đến nay, chưa có một khảo sát chi tiết mang tính thống kê nào
về thực tế lỗi phát âm của người Việt khi học tiếng Đức để chỉ ra các kiểu lỗi phát âm điển hình là gì Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi muốn tiến
hành một đề tài ứng dụng là khảo sát các lỗi phát âm các phụ âm tiếng Đức
của người học Việt Nam (các sinh viên học chuyên tiếng Đức) để từ đó tìm những nguyên nhân gây lỗi và đề xuất cách khắc phục
Việc lựa chọn các lỗi phụ âm xuất phát từ đặc điểm rất khác biệt của kết hợp các tổ hợp phụ âm trong tiếng Đức là rất phức tạp trong khi trong tiếng Việt vốn chỉ là các phụ âm đơn để tạo thành âm tiết Những kết quả
có được sẽ giúp nhiều cho việc nghiên cứu so sánh đối chiếu và khắc phục lỗi phát âm
Trang 12Đề tài này cũng là tâm huyết của chúng tôi vốn là người dạy tiếng Đức ở bậc đại học muốn học sinh thực hiện tốt kĩ năng nói và đọc bên cạnh các kĩ năng khác trong việc dạy và học ngoại ngữ
Trang 132 Phạm vi và nội dung của đề tài
2.1 Đối tượng
Đối tượng mà chúng tôi quan tâm là cách phát âm hệ thống phụ âm
tiếng Đức và những lỗi phát âm điển hình về phụ âm của các sinh viên năm
thứ hai, chuyên ngành tiếng Đức, khoa Ngoại ngữ của Đại học dân lập
Phương Đông Các sinh viên này sẽ học chuyên tiếng Đức liên tục 4 năm
để nhận bằng Cử nhân tiếng Đức Trong năm thứ nhất và đầu thứ hai, các
sinh viên này sử dụng các giáo trình Themen Neu I, II, III và EM-
Brückenkurs, EM-Hauptkurs, EM-Abschluskurrs Về lí thuyết, kết thúc
năm học thứ nhất, bắt đầu năm học thứ hai các sinh phải nắm vững kĩ năng
phát âm để thời gian tiếp theo các em tiếp tục học các vấn đề lí thuyết tiếng
Đức Việc lựa chọn thời điểm này để khảo sát năng lực phát âm của sinh
viên, chúng tôi muốn xác định: những lỗi phát âm điển hình nào còn tồn tại
sau khi kết thúc quá trình học thực hành tiếng để chuyển sang giai đoạn học lí thuyết tiếng Từ đó đề ra các biện pháp sớm khắc phục lỗi phát âm
của sinh viên Việt Nam học tiếng Đức với tư cách là một ngoại ngữ
2.2 Nội dung của luận văn
Luận văn của chúng tôi thực hiện 3 nội dung cơ bản sau:
- Xác định các dạng lỗi phát âm phụ âm mà sinh viên hay mắc phải trên cơ sở khảo sát cách phát âm các phụ âm của sinh viên năm thứ hai trường Đại học dân lập Phương Đông
- Giải thích các nguyên nhân gây lỗi trên cơ sở so sánh đối chiếu cấu trúc âm tiết và hệ thống phụ âm giữa tiếng Đức và tiếng Việt; các nguyên nhân bên ngoài gây ra lỗi phát âm, ví dụ: giáo trình dạy tiếng, môi trường dạy tiếng
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các lỗi phát
âm phụ âm của sinh viên Việt Nam học tiếng Đức Các giải pháp này có
Trang 14tính đến đặc điểm khác biệt mang tính loại hình giữa hai ngôn ngữ; đặc điểm người học; môi trường dạy ngoại ngữ… Hệ thống các bài tập dạy phát âm các phụ âm tiếng Đức được xem là biện pháp cụ thể nhằm mục đích giúp sinh viên trong một thời gian ngắn phát âm lưu loát và chuẩn xác
2.3 Giới hạn của đề tài
Luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu là cách phát âm và các
lỗi phát âm về phụ âm của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Đức Thực tế,
trong khi học tiếng Đức, do sự khác biệt về loại hình, sinh viên việt Nam
còn mắc các lỗi ngữ âm khác như: lỗi phát âm nguyên âm, lỗi trọng âm,
ngữ điệu… Những vấn đề đó cần được nghiên cứu sâu bằng các chuyên
luận khác
Các sinh viên theo học tiếng Đức tại Đại học dân lập Phương Đông phần lớn là từ các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ Do vậy, các em có cùng một đặc điểm phát âm chung đó là phương ngữ Bắc Bộ Đây được xem là
cơ sở chung giúp cho việc so sánh, đối chiếu và giải thích các lỗi phát âm phụ âm của các sinh viên khi học tiếng Đức
3 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn này là phân tích lỗi phát âm Do vậy, các bước tiến hành điều tra lỗi tuân thủ theo các bước:
- Xây dựng bảng từ điều tra (test)
- Lựa chọn đối tượng điều tra (các cộng tác viên là sinh viên - CTV)
- Tiến hành ghi âm
- Xác định lỗi phát âm
(Các bước cụ thể của phương pháp điều tra và phân tích lỗi chúng tôi sẽ trình bày kĩ ở Chương II)
Trang 15Kết quả của điều tra lỗi sẽ được trình bày bằng phương pháp: phân
loại, thống kê và miêu tả
4 Những đóng góp của luận văn
Thực trạng lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên Việt Nam lần đầu tiên được thu thập và nghiên cứu một cách có hệ thống trong luận văn này
Từ kết quả thu được, cho phép chúng tôi phân tích những nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra lỗi phát âm để từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực giúp người học phát âm đúng và hay tiếng Đức, trước hết là
các tổ hợp phụ âm trong tiếng Đức vốn là rào cản khó vượt qua của người học
5 Bố cục của luận văn
Luận văn này, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 4 chương
Chương 1: Những khái niệm liên quan Chương II: Các dạng lỗi điển hình về phát âm phụ âm tiếng Đức
Chương III: Bước đầu giải thích nguyên nhân gây lỗi
Và một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm
Trang 16TÀI LIỆU THAM KHẢO
3 VŨ KIM BẢNG [1997] : Một kinh nghiệm cho việc dạy tiếng Việt cho
người Đức Trong: Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4 VŨ KIM BẢNG [1999]: Khái niệm Ngữ âm học Ngôn ngữ, số 5
5 VŨ KIM BẢNG [2002]: Nghiên cứu trường độ phụ âm tiếng Hà Nội
6 VŨ KIM BẢNG, Hệ formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Hà Nội,
Ngôn ngữ số 15
7 ĐỖ HỮU CHÂU, BÙI MINH TOÁN (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội
8 NGUYỄN VĂN CHIẾN, [1992]: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu
các ngôn ngữ Đông Nam Á Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà
Nội
9 NGUYỄN ĐỨC DÂN (1990), Lôgic và hàm ý trong câu chỉ quan hệ nhân quả, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1990, tr 5-8
10 ĐOÀN THỊ KIM DUNG [2005]: Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của
phụ âm đầu tới Formant của ba nguyên âm { i, a, u }, Khoá luận tốt
Trang 1713 CAO XUÂN HẠO [1962]: Về cách phân tích âm vị học một số vận
mẫu có nguyên âm ngắn trong tiếng Việt, Thông cáo khoa học, Đại
Học Tổng Hợp Hà Nội
14 VŨ BÁ HÙNG [1976]: Vấn đề âm tiết của tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 3
15 TRIỆU THỊ THU HƯƠNG [2001]: Âm tiết tiếng Việt - Khả năng hình
thành và thực tế sử dụng, Khoá luận tốt nghiệp
16 DƯƠNG THỊ NGỌC THUỶ [2004]: Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng
Anh của học sinh Việt Nam Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường
ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội
17 ĐÀO THANH LAN (2002), Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc
đề - thuyết, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
18 VƯƠNG HỮU LỄ- HOÀNG DŨNG [1994]: Giáo trình ngữ âm tiếng
Việt, NXB Giáo dục
19 HOÀNG TRỌNG PHIẾN (1980), Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Đại học THCN Hà Nội
20 PHAN THUí PHƯƠNG [2005]: Lỗi phát âm phụ âm tiếng Pháp của
học sinh Khánh Hoà và một số biện pháp khắc phục Luân văn thạc sĩ
Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội
21 HỮU QUỲNH - VƯƠNG LỘC [1980]: Khái quát về lịch sử tiếng Việt
và Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục
22 LÝ TOÀN THẮNG, 1971, bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ, số 3/1971, tr 22-23
23 NGUYỄN KIM THẢN (1964), Nghiên cứu về Ngữ pháp Tiếng Việt, (tập 2), Nxb Khoa học, Hà Nội
24 LÊ QUANG THIÊM, [1989]: Đối chiếu các ngôn ngữ NXB Hà Nôi
25 ĐOÀN THIỆN THUẬT [1980]: Ngữ âm tiếng Việt (in lần thứ 2)
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
Trang 1826 NGUYỄN MINH THUYẾT, NGUYỄN VĂN HIỆP (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
27 ĐINH LÊ THƢ - NGUYỄN VĂN HUỆ [1998]: Cơ cấu ngữ âm tiếng
Việt, NXB Giáo dục Hà Nội
B Tiếng nước ngoài
28 ASANTE, M K & W B GUDYKUNST, ed [1989]: Handbook of
international and intercultural communication Newbary Park
29 CHERUBIM, D (Hrsg.) [1980]: Fehlerlinguistik Tübingen:
32 ESSEN, O.v [1979]: Allgemain und angewandte Phonetik Berlin
33 FANT, G [1970] : Phonetik der Sprachfoschung in: Handbuch der
Stimm-und Sprachheilkunde, Wien - New York
34 FISIAK, J., ed [1983]: Contrastive linguistics: Problems and projects
The Hague
35 FIUKOWSKI, H [1978]: Spercherzieherisches Elementarbuch VEB
Bibliographisches Institut Leipzig
36 GOEBL, H ET AL., ed [1996/1997]: Kontaktlinguistik Ein
internationales Handbuch zeitgenössischer Forschung (HSK 12) 2
Bde Berlin
37 GCORDER, S P [1981]: Error analysis and interlanguage Oxford
38 HINNENKAMP, V [1994]: Interkulturelle Kommunikation
Heidelberg