Đảng Dân chủ Việt Nam thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong những năm 1944 - 1964 (Trang 31 - 44)

quyền cách mạng

Ngay sau cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử thách. Nền kinh tế kiệt quệ, tiêu điều, tài chính trống rỗng, nguy cơ nạn đói mới đe doạ, hạn hán, lụt lội tiên tiếp xảy ra. Hơn thế nữa, dưới danh nghĩa quân đồng minh vào Việt Nam tước khí giới quân Nhật, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam quân đội Anh kéo vào tiếp tay cho Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, phối hợp hành động này là hàng vạn tàn quân Nhật đang còn lại trên đất nước ta. Ở Nam bộ, ngày 23-9- 1945, thực dân Pháp được quân Anh giúp đỡ đã nổ súng tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.

Dựa vào thế lực của bọn đế quốc, các đảng phái phản động, tay sai của chúng như Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) của Vũ Hồng Khanh, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần, Đại Việt Quốc dân Đảng... ra sức lợi dụng thời cơ, hung hăng hoạt động, quấy nhiễu, phá phách, cướp của, tống tiền, gây rối loạn trật tự trị an. Chúng còn rải truyền đơn, ra báo công khai xuyên tạc chính sách của Đảng, của Việt Minh, vu cáo Việt Minh và Chính phủ lâm thời, chia rẽ, khiêu khích và tổ chức nhiều hành động bạo loạn chống phá hòng xoá bỏ chính quyền cách mạng .

Đứng trước tình thế hiểm nghèo của đất nước lúc bấy giờ, Đảng Dân chủ Việt Nam và các đại biểu của Đảng trong Chính phủ lâm thời và trong Tổng bộ Việt Minh đã nêu cao quyết tâm đoàn kết chặt chẽ với các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh đấu tranh bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, giữ vững và củng cố chính quyền nhân dân từ trung ương đến cơ sở, đấu tranh kiên quyết nhưng bình tĩnh chống lại những âm mưu và

hành động ngang ngược phá hoại cách mạng Việt Nam của quân đội Tưởng Giới Thạch và các đảng phái phản động của chúng ở ngoài Bắc, đồng thời động viên, cổ vũ phong trào Nam tiến trong nhân dân, chi viện sức người, sức của cho đồng bào miền Nam chống Pháp xâm lược.

Ngay từ những giờ phút đầu tiên khi giặc Pháp nổ súng quay trở lại tái chiếm Nam Bộ, Đảng Dân chủ Nam bộ đã hiệu triệu toàn thể cán bộ đảng viên cùng với đồng bào miền Nam nhất tề xông lên giết giặc cứu nước. Đầu năm 1946, khi giặc Pháp đánh chiếm rộng ra toàn Nam Bộ, Kỳ uỷ Dân chủ Nam bộ đã họp Hội nghị mở rộng ở Cao Lãnh, khẳng định lập trường chính

trị: "Kiên quyết kháng chiến chống Pháp đến cùng".

Hoạt động ở các vùng căn cứ hậu phương, các Đảng bộ Dân chủ đã cùng với các đoàn thể cứu quốc tích cực góp phần xây dựng và củng cố mặt trận, chính quyền từ cấp Nam bộ đến cấp cơ sở, xây dựng lực lượng quân sự và các đội dân quân, tự vệ vũ trang để kháng chiến lâu dài. Ở những vùng địch tạm chiếm như Sài Gòn, Chợ Lớn... tuy số đảng viên ít nhưng số người cảm tình và có quan hệ khá đông do đó sự hoạt động vừa công khai, hợp pháp vừa bí mật của Đảng viên Đảng Dân chủ trong những ngày đầu kháng chiến đã có tác dụng tích cực trong cuộc đấu tranh chung ở Sài Gòn, Chợ Lớn.

Thời kỳ này Đảng bộ Dân chủ Nam Bộ cũng đã ra tờ báo Độc lập làm

cơ quan tuyên truyền ngôn luận của Đảng.

Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên Dân chủ Nam bộ đã tích cực tham gia hoạt động trong Uỷ ban kháng chiến hành chính, trong Mặt trận Việt Minh các cấp (Trần Bửu Kiếm - Tổng Thư ký Uỷ ban Kháng chiến Nam bộ; Ca Văn Thỉnh - Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến Nam bộ, Nguyễn Thành Lê - Chủ bút báo Cứu quốc...)

Có những đồng chí tham gia hoạt động quân sự đã chiến đấu gan dạ, nêu gương dũng cảm và hy sinh oanh liệt như đồng chí Quách Văn Cự, kỹ sư

canh nông, Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Dân chủ Cần Thơ đã chiến đấu đến phút cuối cùng và hy sinh anh dũng ở mặt trận Cần Thơ, đồng chí Huỳnh Tấn Phát bị giặc bắt và tra tấn cực kỳ dã man suốt mấy tháng ròng nhưng vẫn không sờn lòng và giữ vững khí tiết của người đảng viên Đảng Dân chủ.

Đảng Dân chủ Nam bộ đã phối hợp với các đoàn thể trong mặt trận Việt Minh tuyên truyền vận động đồng bào, nhất là đồng bào thành thị, kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu của thực dân Pháp đưa ra thuyết "Nam Kỳ tự trị" để lừa bịp đồng bào, hòng tách Nam Bộ ra khỏi Tổ quốc Việt Nam.

Cuối năm 1945, đầu năm 1946, Đảng cử cán bộ vào vận động xây dựng cơ sở đảng ở một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hoá nhằm tập hợp, tranh thủ trí thức, viên chức và tư sản dân tộc tham gia kháng chiến và đấu tranh chống những hành động chống phá cách mạng của bọn Quốc dân Đảng, bọn Đại Việt ở những nơi đó.

Đối với bọn Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng và Cách mạng Đồng minh Hội của Nguyễn Hải Thần hoạt động ở ngoài Bắc, Đảng đã kiên quyết đấu tranh vạch trần bộ mặt phản động, tuyên truyền xằng bậy, khiêu khích xấu xa và những hành động bắt cóc, tống tiền, cướp của, giết người.... của bọn chúng. Ở Trung ương, đại biểu của Đảng đã tích cực tham gia đấu tranh trong các hội nghị liên tịch đảng phái, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại cách mạng của chúng.

Tờ báo Độc Lập của Đảng lúc bấy giờ chuyển thành báo hàng ngày để

kịp thời phục vụ nhiệm vụ mới. Đồng chí Nguyễn Thành Lê được cử làm chủ

nhiệm và đồng chí Đỗ Đức Dục làm chủ bút. Báo Độc Lập ra hàng ngày đã

nói lên tiếng nói của Đảng Dân chủ Việt Nam động viên các tầng lớp nhân dân ở thành thị tham gia các phong trào cách mạng, tăng gia sản xuất, thực hiện hũ gạo cứu đói, chống giặc dốt, hưởng ứng Tuần lễ vàng, tham gia và ủng hộ những đội quân Nam tiến chống giặc Pháp xâm lược Nam Bộ. Cùng

với báo Cứu Quốc, báo Độc Lập là một trong những tờ báo của Mặt trận Việt Minh, đấu tranh kiên quyết với những tờ báo của bọn phản động Việt quốc,

Việt cách. Đặc biệt, báo Độc lập đã mở những cuộc bút chiến nảy lửa chống

lại tờ Việt Nam - cơ quan tuyên truyền của bọn phản động Quốc Dân Đảng,

đập tan những âm mưu, luận điệu tuyên truyền xảo trá nhằm lôi kéo các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản, trí thức, viên chức chống lại cách mạng và vạch rõ bộ mặt làm tay sai của chúng. Bọn phản động Quốc dân Đảng đã trả thù báo

Độc lập một cách hèn hạ là đột nhập vào trụ sở đập phá và lùng bắt, hành

hung cán bộ. Nhưng báo Độc lập vẫn không lùi bước, vẫn kiên quyết đấu

tranh vạch trần bộ mặt phản động của chúng.

Báo Độc Lập đã tích cực ủng hộ chính quyền cách mạng non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, giải thích ý nghĩa Hiệp định 6/3, ổn định tư tưởng nhân dân, chống lại những lời xuyên tạc, vu cáo của kẻ địch đối với Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo đã tích cực vận động cho cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của ta và nhân đó, tuyên truyền những khái niệm mới mẻ về dân chủ mới, tuyên truyền cho Dự thảo Hiến pháp đầu tiên của ta trong nhân dân các thành thị. Có thể nói, những năm 1945-1946 là những

năm chiến đấu đầy sức trẻ và nhiệt tình cách mạng của tờ báo Độc Lập, góp

phần lôi cuốn các tầng lớp đô thị vào cuộc đấu tranh của dân tộc.

Bên cạnh tờ báo hàng ngày, tờ Độc lập Chủ nhật cũng đã được xuất bản,

với thể tài tuần báo, với tính chất nghị luận nghiên cứu, tờ Độc lập Chủ nhật

đi sâu hơn vào những quan niệm về dân chủ mới và những vấn đề văn hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu của một số độc giả có trình độ cao hơn.

Cách mạng nước ta lúc bấy giờ đứng trước một tình thế hết sức khó khăn. Nền kinh tế bị kiệt quệ, bởi hậu quả của sự bóc lột và vơ vét của thực dân. Nạn đói xảy ra nghiêm trọng, tài chính trống rỗng. Để giải quyết tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất,

thực hành tiết kiệm và kêu gọi đồng bào hữu sản tích cực hưởng ứng tuần lễ quyên vàng ủng hộ Quỹ độc lập. Đảng Dân chủ Việt Nam đã cùng với các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh tích cực vận động đồng bào tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cứu đói và đóng góp xây dựng ngân quỹ Nhà nước. Với khẩu hiệu "tấc đất tấc vàng", các cán bộ, đảng viên Đảng Dân chủ cùng với hàng ngàn thanh niên, học sinh, công nhân... đã lập thành các đội tăng gia sản xuất, tận dụng từng miếng đất nhỏ ở ngoại ô, ven đường, các bãi bồi ven đê để trồng lúa, trồng màu. Trong những ngày mở đầu "Tuần lễ vàng" diễn ra long trọng trước Nhà hát Lớn, Hà Nội (từ 16 đến 23 tháng 9 năm 1945) đảng viên Dân chủ đã tích cực tham gia, đồng thời vận động gia đình, bà con khối phố đóng góp, ủng hộ ngân sách quốc gia, có người đem cả những vật kỷ niệm như bông tai, nhẫn cưới... đóng góp vào quỹ, nữ đồng chí Vương Thị Lai (tức Lợi Quyền) là một trong những người đã góp số lượng vàng nhiều nhất trong cả nước {39}. Không chỉ hiến tặng vàng, bạc, đồ trang sức quý giá, cán bộ, đảng viên Đảng Dân chủ còn thể hiện những nghĩa cử hết sức cao đẹp là cho mượn hoặc hiến tặng nhà cửa, ruộng đất cho Chính phủ: Đó là bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã nhường cả nhà in báo "Tin mới" của ông ở Hà Nội để in báo "Cứu Quốc", hay kỹ sư Huỳnh Thiện Lộc đã hiến tặng 4 vạn mẫu ruộng của mình ở Nam bộ cho cách mạng, cho chiến khu. {20}

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ký sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Để xúc tiến các công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử, Chính phủ lân thời còn ra một loạt sắc lệnh: Sắc lệnh số 34-SL ngày 20-9-1945 về thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; Sắc lệnh 39-SL ngày 26-9-1945 về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử gồm 9 người, Đảng Dân chủ Việt Nam có hai đại biểu tham gia vào Uỷ ban là đồng chí Vũ Đình Hoè và Cù Huy Cận. {55,32}

Đảng Dân chủ Việt Nam đã động viên toàn thể cán bộ đảng viên trong toàn quốc, tích cực vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 6-1-1946. Đảng đã cử những đại biểu ưu tú của mình ra ứng cử ở các địa phương. Hơn 40 đại biểu của Đảng Dân chủ đã được nhân dân tín nhiệm bầu vào Quốc hội. Ở Hà Nội, trong số 6 người đã trúng cử đại biểu Quốc hội thì có tới 4 người là đại biểu của Đảng Dân chủ. Tại buổi lễ ra mắt của các đại biểu Quốc hội Hà Nội trước 4 vạn đồng bào Thủ đô tại Việt Nam học xá ngày 12-1-1946, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và bác sĩ Trần Duy Hưng, các đại biểu của Đảng gồm: Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, Vũ Đình Hoè, Hoàng Văn Đức, Nguyễn Thị Thục Viên đã nguyện hy sinh chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. {13}

Ngày 2-3-1946, Quốc hội khoá 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp kỳ đầu tiên lập ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến, kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-11-1946). Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên Đảng Dân chủ đã tham gia và đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng:

- Đồng chí Dương Đức Hiền, Nghị sỹ, Uỷ viên Ban Thường trực Quốc hội.

- Đồng chí Đỗ Đức Dục, Nghị sỹ, Thuyết trình viên Ban Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Đồng chí Vũ Đình Hoè, Nghị sỹ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

- Đồng chí Trần Đăng Khoa, Nghị sĩ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính

- Đồng chí Hoàng Văn Đức, Nghị sỹ, Uỷ viên Ban Thường trực Quốc hội, Cố vấn chuyên môn trong phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Phông-ten- nơ-blô (Pháp), tháng 5-1946.

- Đồng chí Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nghị sỹ, Uỷ viên Ban Thường trực Quốc hội.

- Các đồng chí Cù Huy Cận, Tôn Quang Phiệt, Huỳnh Bá Nhung, Nguyễn Thị Thục Viên là thành viên Ban Dự thảo Hiến pháp.{55}

. ...

Thực hiện chủ trương "Hoà để tiến" của Thường vụ Trung ương Đảng

Cộng sản Đông Dương: "giảng hoà với Pháp nhằm giành được giây phút

nghỉ ngơi để sửa soạn cuộc chiến đấu mới... tiến tới giành độc lập hoàn

toàn", sáng ngày 6/3/1946, tại cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ

dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại biểu của Đảng Dân chủ là các đồng chí: Vũ Đình Hoè-Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trần Đăng Khoa-Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính đã cùng các vị bộ trưởng khác trong Chính phủ bàn bạc, nhất trí và ký vào một biên bản đặc biệt quyết định việc ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp để tránh tình thế cùng một lúc phải chiến đấu với nhiều kẻ thù, tranh thủ thêm thời gian hoà bình để củng cố và phát triển lực lượng.

Tháng 5 năm 1946, Đảng Dân chủ Việt Nam tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham gia thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) - một hình thức mặt trận mới để mở rộng hơn nữa khối đoàn kết dân tộc, làm hậu thuẫn bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.

Bước sang nửa cuối năm 1946, thực dân Pháp ngày càng lộ rõ âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam, chúng không chịu thi hành Hiệp định Sơ bộ

6-3, cho quân khiêu khích, đánh chiếm nhiều nơi, chiến tranh xâm lược của Pháp trên miền Bắc nước ta có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Trong thời điểm lịch sử của đất nước như vậy, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Dân chủ Việt Nam đã quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần thứ Nhất nhằm xác định đầy đủ hơn lập trường và nhiệm vụ đấu tranh cách mạng của Đảng, củng cố và xây dựng tổ chức đảng thêm vững mạnh, chuẩn bị tinh thần và lực lượng bước vào cuộc đấu tranh quyết liệt chống thực dân Pháp xâm lược. Đại hội lần thứ Nhất Đảng Dân chủ Việt Nam khai mạc tại Nhà hát lớn Hà Nội và họp trong 6 ngày từ 15 đến 20-8-1946 tại số nhà 101 đại lộ Gambetta, nay là phố Trần Hưng Đạo.

Tham dự Đại hội gồm 235 đại biểu, thay mặt cho các đảng bộ: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hồng Gai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa, Sa Đéc, Gò Công, Trà Vinh, Bến Tre, Vình Long, Mỹ Tho, Tân An, Rạch Giá, Cần Thơ, Long Xuyên, Sóc Trăng, Hà Tiên, các chi bộ thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và một số cơ quan các tỉnh nói trên.

Đại hội đã nhận định tình hình thế giới và trong nước:

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong những năm 1944 - 1964 (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)