Đảng Dân chủ Việt Nam trong thời kỳ xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ-Diệm ở miền Nam (1955-1960)

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong những năm 1944 - 1964 (Trang 67)

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ lịch sử mới: Miền Bắc đã được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.

Theo hiệp định Giơnevơ (ngày 21-7-1954), nước ta tạm thời chia làm hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Thực hiện chủ trương tập kết quân sự, một số cán bộ chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam ở hai Đảng bộ Nam bộ và Liên khu V đã tập kết ra Bắc. Tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong thời kỳ này tập trung vào một số thành phố và thị xã ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ, Vinh và thị xã Thanh Hoá. Thành phần đảng viên và đối tượng vận động của Đảng bao gồm những người trí thức, tư sản dân tộc, tiểu tư sản công thương.

Để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn mới, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Ngày 5-9- 1955, Đại hội Mặt trận họp tại Hà Nội quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Là một thành viên tích cực của Mặt trận, Đảng Dân chủ Việt Nam từ ngày thành lập đã liên tục tham gia xây dựng, củng cố và mở rộng mặt trận, từ Mặt trận Việt Minh đến Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ tiếp quản miền Bắc, Đảng Dân chủ Việt Nam tham gia tiếp quản một số thành phố, góp phần tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách, ổn định tư tưởng và đời sống của nhân dân, tuyên truyền thắng lợi của cuộc kháng chiến, đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch, chống âm mưu và hành động của đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ và bọn tay sai cưỡng ép đồng bào, nhất là đồng bào công giáo di cư vào Nam, chống âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

Các cán bộ, đảng viên Dân chủ không tập kết ra Bắc, có nhiệm vụ ở lại hoạt động trong các tổ chức của mặt trận ở miền Nam đều hăng hái tham gia vận động các giới trí thức, giáo dục, báo chí, văn nghệ, công chức tư sản, điền chủ đấu tranh chống lại âm mưu sâu độc, chia rẽ và lợi dụng của chủ nghĩa thực dân mới, đấu tranh đòi thả tù chính trị, đòi thực hiện hiệp thương, tổng tuyển thống nhất đất nước như Hiệp định Giơ-ne-vơ đã quy định. Cuộc đấu tranh để thực hiện tổng tuyển cử tự do thống nhất nước nhà lúc bấy giờ không những là nhiệm vụ chung và thiêng liêng nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam, mà đó cũng là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của Đảng Dân chủ Việt Nam. Mọi cuộc vận động của Đảng đều tập trung nhằm mục tiêu đó. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị cho các đảng bộ trong toàn quốc từ Bắc đến Nam tích cực vận động nhân dân, vận động các tầng lớp công thương và trí thức đấu tranh đòi mở hội nghị hiệp thương đúng thời hạn đã quy định trong Hiệp định Giơnevơ. Các đảng viên của Đảng ở cả hai miền Nam Bắc đã ra sức vận động đồng bào đấu tranh tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp xúc giữa nhân dân hai miền, đồng thời đòi các nhà đương cục miền Nam cử đại biểu gặp đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để hiệp thương được bắt đầu từ ngày 20-7-1955.

Trước tội ác man rợ của đế quốc Mỹ- Nguỵ trong vụ thảm sát tại nhà tù Phú Lợi, ngày 22-1-1959, Đảng đã ra tuyên bố kiên quyết lên án tội ác

đẫm máu của Mỹ Diệm và kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh chống Mỹ-Diệm, chống những hành động khủng bố trí thức, sinh viên, học sinh, đồng bào yêu nước ở miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1955 đến 1957, Đảng Dân chủ Việt Nam tham gia công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế quốc dân, tiếp tục hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất đã tiến hành từ thời kỳ kháng chiến ở miền Bắc. Đảng tiếp tục vận động các giới trí thức, viên chức và công thương tích cực xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, hưởng ứng cải cách ruộng đất.

Tiếp theo đó, Đảng Dân chủ Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hoá, Đảng đã xác định việc tham gia công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh và công cuộc vận động hợp tác hoá thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ là trung tâm công tác của mình.

Thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, do ý thức giai cấp của mình, tình hình tư tưởng trong nội bộ của Đảng diễn ra khá phức tạp.

Các đồng chí tiểu tư sản, phần nhiều đều mong mỏi được vào hợp tác xã thủ công nhưng không khỏi băn khoăn bởi bản thân thì vào hợp tác hoá, còn vợ con ra sao? Với những người đã đi vào hợp tác hoá, nói chung đời sống đã được ổn định và ngày càng được nâng cao, nhưng về tư tưởng cũng còn một số băn khoăn, thắc mắc. Có đồng chí chưa có quan hệ tốt với công nhân, còn coi thường khả năng lãnh đạo của công nhân trong ban quản trị, có đồng chí là tiểu chủ vào hợp tác hoá thắc mắc mình không được bầu vào ban quản trị…

Không ít những cán bộ, đảng viên còn lần khân, chưa chịu nộp đơn xin công tư hợp doanh do tư tưởng muốn lẩn trốn thành phần, muốn đưa một số vốn vào một tập đoàn sản xuất rồi hy vọng tiến lên chủ nghĩa xã hội mà

không cải tạo về mặt kinh tế. Có đồng chí tỏ ra chểnh mảng trong sản xuất, lơ là với việc quản lý xí nghiệp, dây dưa trong việc trả lương công nhân, thanh toán trích lãi. Hiện tượng phân tán tài sản đã xuất hiện…

Với những cán bộ, đảng viên đã được công tư hợp doanh, đang tiếp thu cải tạo ở xí nghiệp, cửa hàng, bên cạnh các đồng chí chịu tiếp thu cải tạo bằng lao động, cố gắng làm tròn trách nhiệm mới của mình trong xí nghiệp và có triển vọng, có đồng chí còn nhiều mắc mớ do tư tưởng, thái độ, lối “ông chủ” cũ vẫn tồn tại nặng nề, số đồng chí này ngại lao động, xa công nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm trên cương vị công tác mới, có đồng chí chưa triệt để cải tạo về kinh tế, không đem hết khả năng kinh tế của mình để phục vụ cho phát triển sản xuất. Qua học tập tiếp thu chính sách, một số đồng chí chưa liên hệ thành khẩn với bản thân, chưa mạnh dạn nói hết lịch sử tích luỹ của mình. Tư tưởng lo đời sống tương lai chưa được giải quyết căn bản, nên một số đồng chí muốn giữ lại một phần vốn.

Đứng trước tình hình đó, Đảng Dân chủ Việt Nam hết sức quan tâm giáo dục đảng viên, nhất là những đồng chí thuộc thành phần tư sản dân tộc, tiểu tư sản công thương, giúp họ nâng cao lập trường tư tưởng, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của người đảng viên Dân chủ, chấp hành và vận động các tầng lớp công thương chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đảng đã cử nhiều cán bộ trực tiếp tham gia các đội công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định..., thái độ tiếp thu cải tạo của đảng viên thuộc giới công thương nói chung là tốt, họ đã phát huy được vai trò, tác dụng của người đảng viên Đảng Dân chủ. Hầu hết các đảng viên của Đảng là thành phần tư sản dân tộc đều cơ bản hoàn thành việc cải tạo về kinh tế. Các đảng viên thành phần tiểu tư sản công thương phần lớn đều đi vào con đường làm ăn tập thể. Đây là một thắng lợi chính trị lớn của Đảng Dân chủ Việt Nam.

Cũng ở thời điểm này, trước những biện pháp của Đảng Lao động Việt Nam và Nhà nước nhằm từng bước xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất cá thể, tản mạn; trước những khó khăn trong thời kỳ khôi phục kinh tế; và những biến cố trên thế giới hồi năm 1956, đặc biệt là biến cố ở Hung- ga-ri do bọn phản cách mạng được sự ủng hộ của đế quốc gây ra, trong Đảng đã có những phản ứng mạnh mẽ của một số cấp uỷ viên, cán bộ và đảng viên. Những quan điểm tư sản về các vấn đề kinh tế, chính trị, đảng phái, văn hoá.... trước kia được che dấu dưới khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc đã chớm bộc lộ vào khoảng những năm 1952 và đầu năm 1953 nay đã bộc lộ rõ ràng. Về mặt kinh tế, những đảng viên đó muốn cho chủ nghĩa tư bản được duy trì và tự do phát triển; Về mặt chính trị thì muốn xây dựng đảng thành một đảng theo kiểu đảng phái tư sản. Về mặt văn hoá thì ít nhiều đã đồng tình với quan điểm đòi quyền tự do cá nhân, chối bỏ quyền lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, nêu cao khẩu hiệu trả lại văn nghệ về tay văn nghệ sĩ.… của nhóm Nhân văn Giai phẩm.v.v.. Trong cuộc đấu tranh gay go phức tạp giành thống nhất nước nhà, cá biệt có người có tư tưởng thoả hiệp. Tư tưởng tư sản và ảnh hưởng của tư tưởng tư sản đã khống chế tư tưởng tiến bộ trong Đảng một thời gian, làm cho hoạt động cách mạng của Đảng nhất thời bị tê liệt.

Trong hoàn cảnh và tình hình trên, Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam đã nêu ra những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội cần được đấu tranh trong nội bộ để thống nhất quan điểm, tư tưởng theo yêu cầu chính

trị, tư tưởng lúc bấy giờ. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ

(mở rộng) đã họp từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 6 năm 1957 đã kiểm điểm nghiêm túc cuộc đấu tranh nội bộ nói trên. Với tinh thần đấu tranh liên tục và không nhân nhượng, những quan điểm sai lầm đã căn bản bị đánh bại. Sau Hội nghị này, Ban chấp hành Trung ương đã gửi báo cáo lên Chủ tịch Hồ Chí

Minh và đã được Người gửi thư cho Trung ương ngày 23-6-1957. Trong thư Người viết:

"Tôi rất cảm ơn các đồng chí đã gửi cho tôi một bức thư và một bản

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương (mở rộng) của Đảng Dân chủ."

"Tôi tin chắc rằng, sau Hội nghị đó, các đồng chí sẽ lãnh đạo Đảng Dân chủ ngày càng đoàn kết chặt chẽ, (nội bộ và với các Đảng anh em trong Mặt trận Tổ quốc) ngày càng tiến bộ, để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình là góp phần vào công cuộc củng cố miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tranh thủ miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà". {5,48}

Hội nghị các cấp uỷ địa phương, hội nghị các đảng bộ, chi bộ được tiến hành để kiểm điểm kết quả cuộc đấu tranh trong Đảng, và sau đó cuộc Hội nghị cán bộ Đảng họp từ ngày 15 đến ngày 30-6-1958 tại Hà Nội đã xác định đầy đủ thêm sự cần thiết phải đoàn kết, thống nhất lập trường, quan điểm, tư tưởng cách mạng trong Đảng, ở mọi tình thế phát triển thuận lợi hay khó khăn của sự nghiệp cách mạng, để tiếp tục xây dựng Đảng Dân chủ Việt Nam tiến lên trên con đường hoạt động phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tháng 11 năm 1960, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam quyết định triệu tập Đại hội lần thứ III của Đảng. Đại hội họp tại Hà Nội từ ngày 28 đến ngày 30-11-1960, có 154 đại biểu tham dự.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam và những chuyển biến của Đảng Dân chủ Việt Nam qua cuộc đấu tranh nội bộ nói trên, Đại hội lần thứ III là một mốc lịch sử hết sức quan trọng của Đảng Dân chủ Việt Nam.

Đại hội kiểm điểm sâu sắc và đánh giá đúng mức sự hoạt động và những thành tích mà Đảng đã cống hiến vào thắng lợi chung của Cách mạng đồng thời nghiêm túc nhận định những khuyết điểm, nhược điểm còn tồn tại

của Đảng để khắc phục, rút ra những kết luận quan trọng về phương hướng phấn đấu mới nhằm củng cố và xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh .

Báo cáo Chính trị được Đại hội lần thứ III Đảng Dân chủ Việt Nam

thông qua nêu rõ: "Kiểm điểm lại sự hoạt động của Đảng từ khi thành lập

đến nay, chúng ta có nhiều thành tích, có phạm khuyết điểm sai lầm, thậm chí có lúc phạm sai lầm nghiêm trọng. Nhưng thành tích là căn bản, sai lầm là nhất thời. Bước tiến của chúng ta tuy có lúc vấp váp, nhưng ngày nay Đảng đã trưởng thành, có những tiến bộ vượt bậc" {1,24}. Báo cáo Chính trị

đã khẳng định: "Đảng Dân chủ Việt Nam không phải là một chính đảng của

giai cấp tư sản hay của giai cấp tiểu tư sản, mà là chính Đảng tiêu biểu cho xu hướng tiến bộ của những người tư sản dân tộc, tiểu tư sản công thương nghiệp và trí thức có quan hệ với Đảng, tự nguyện tham gia phấn đấu theo đường lối cách mạng của giai cấp công nhân và Đảng Lao động Việt Nam, để thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.". {1,25}

Đại hội hoàn toàn nhất trí với đường lối, nhiệm vụ cách mạng của Đại hội lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam đề ra. Nghị quyết của Đại hội đã ghi rõ: "Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh và hoàn toàn nhất trí với những nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Đảng Dân chủ Việt Nam coi những nghị quyết đó là cương lĩnh chung của dân tộc và nguyện đem hết tâm lực phấn đấu để cùng với toàn dân thực hiện cương lĩnh chung đó".{1,54}

Đại hội lần thứ III của Đảng Dân chủ Việt Nam đã giải quyết một cách thắng lợi về nhận thức và tư tưởng là hoàn toàn công nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong là Đảng Lao

động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn của Đại hội

ghi rõ: "Đảng Dân chủ Việt Nam nhận định rằng: trong thời đại chúng ta chỉ

có giai cấp công nhân và đảng tiền phong của giai cấp công nhân tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc, mới lãnh đạo được một cuộc cách mạng triệt để, mới đem lại được độc lập thực sự cho dân tộc, dân chủ thực sự và hạnh phúc lâu dài cho toàn dân". {1,41}

Về nhiệm vụ cách mạng của Đảng Dân chủ Việt Nam thời kỳ này, Nghị quyết Đại hội đã xác định: Mục tiêu phấn đấu của Đảng Dân chủ Việt Nam cũng là mục tiêu phấn đấu của dân tộc, theo đường lối của Đảng Lao động Việt Nam. Quyền lợi của đảng viên, của các tầng lớp mà đảng có quan hệ nằm trong quyền lợi chung của dân tộc, vì vậy, cùng với các chính đảng

và đoàn thể trong mặt trận, Đảng Dân chủ Việt Nam “quyết tâm ra sức phấn

đấu thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân mà Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III đã đề ra; Tích cực góp sức củng cố và mở rộng mặt trận, tăng cường đoàn kết nhất trí cao hơn về chính trị và tinh thần trong nhân

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong những năm 1944 - 1964 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)