dân Pháp 1946-1954.
Trước những hành động khiêu khích và dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp, đêm 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", tỏ rõ quyết tâm kháng chiến
chống xâm lược của dân tộc Việt Nam. Đáp lời kêu gọi cứu nước của Người, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến cứu nước.
Khi chiến tranh lan rộng ra khắp cả nước, cơ sở của Đảng Dân chủ Việt Nam ở nhiều tỉnh, thành phố, thị xã thuộc Bắc bộ, Trung Bộ và Nam Bộ lọt vào vùng địch tạm chiếm nên hoạt động rất khó khăn. Trong điều kiện có chiến tranh, các cấp các ngành phải hoạt động phân tán nên tổ chức của Đảng lúc này bị thu hẹp lại, số lượng cán bộ, đảng viên sút giảm. Từ đầu năm 1947 đến cuối 1952, Đảng đã chuyển hướng tổ chức hoạt động về các thị trấn và một số huyện, xã trong vùng tự do thuộc một số tỉnh ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ và đối tượng tổ chức, vận động của Đảng thời kỳ này nhằm vào tầng lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công thương, trí thức tản cư theo kháng chiến ở các thị trấn và một số thuộc tầng lớp hữu sản, thân hào, thân sĩ ở nông thôn, lập thành các chi bộ thị trấn và chi bộ xã. Hệ thống tổ chức của Đảng lúc này gồm có: Ban Chấp hành Trung ương, Kỳ uỷ Nam Bộ, các Liên khu uỷ (Liên
khu III, Liên khu IV, Liên khu V...), các Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, Chi uỷ của các chi bộ cơ quan, chi bộ thị trấn, chi bộ xã.
Trong hoàn cảnh và điều kiện đó, từ ngày 2 đến 3 tháng 3 năm 1947, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam đã họp và ra
Nghị quyết "Tăng cường củng cố tổ chức và chấn chỉnh sự hoạt động của
đảng, nhằm góp phần đẩy mạnh kháng chiến". Trong Hội nghị này, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam đã ra "Lời hiệu triệu" toàn
Đảng đề ngày 3-3-1947. Bản Hiệu triệu có đoạn viết:
"... Cuộc kháng chiến tự vệ của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn gay go, ác liệt nhất. Theo đúng kế hoạch trường kỳ kháng chiến, các mặt trận đã lan rộng ra nhiều nơi.
Hỡi các đồng chí Dân chủ toàn quốc!
Từ khi cuộc kháng chiến của dân tộc ta nổ ra, các đồng chí ở khắp các nơi đều đã tham gia nhiệt liệt vào công cuộc kháng chiến cứu nước. Một số đồng chí lại nêu được những chiến công oanh liệt thật xứng đáng với tinh thần cách mạng truyền thống của Đảng ta. Trung ương mong rằng, các đồng chí càng cố gắng hơn nữa trong giai đoạn khó khăn này, để cùng với toàn thể đồng bào ta theo đuổi cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng..." {5 ,33}
Hưởng ứng lời Hiệu triệu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đảng bộ ở các vùng tự do thuộc Bắc Bộ, Liên khu IV, Liên khu V và Nam bộ đã tích cực tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, đảng viên và những người có liên hệ rõ: Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi - theo nội dung cuốn sách "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh xuất bản tháng 9 - 1947, nhằm động viên họ tích cực kháng chiến, tham gia Mặt trận Liên Việt, ủng hộ chính phủ, ủng hộ bộ đội, tăng gia sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thực hành tiết kiệm để tự cấp tự túc, cùng toàn dân
kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, Đảng còn vận động một số nhà tư sản công thương bỏ vốn xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp như xà phòng, giấy, nhà in... (nhiều cán bộ, đảng viên Dân chủ Nam Định đã hăng hái bỏ vốn, bỏ công xây dựng các cơ sở sản xuất như: dệt Dân Sinh, giấy Vi Giang, in Thống Nhất, xẻ gỗ Độc lập) góp phần xây dựng nền kinh tế của ta ở vùng tự do .{39}
Ở Nam Bộ, khi giặc Pháp đã chiếm đóng, các thành phố thị xã và các vùng nông thôn đã nằm trong thế chiến tranh cài răng lược hết sức quyết liệt, Kỳ ủy Nam bộ - với sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích cực tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên dân chủ, nhằm nâng cao lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, xác định dứt khoát lập trường kháng chiến cùng với
khẩu hiệu "Tranh lấy công tác kháng chiến, bám lấy công tác kháng chiến".
Với lập trường kiên định đó, Đảng Dân chủ Nam Bộ đã tích cực hoạt động, tăng cường củng cố cơ sở Đảng ở các vùng giải phóng, động viên cán bộ đảng viên tích cực tham gia công tác kháng chiến, đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc và điền chủ yêu nước tham gia kháng chiến, thực hiện chương trình sản xuất tiết kiệm của Chính phủ, đồng thời vận động họ tham gia đấu tranh chống lại âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt chống người Việt" của địch. Ở một số thành phố lớn bị địch tạm chiếm như Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Thơ... Đảng bộ Nam bộ đã chủ trương đưa một số cán bộ luồn vào hoạt động bí mật, dùng mọi hình thức tuyên truyền thích hợp, vận động những trí thức, sinh viên, viên chức, tư sản công thương yêu nước tham gia những cuộc đấu tranh hợp pháp chống lại âm mưu lừa bịp, lôi kéo, chia rẽ, đàn áp, khủng bố của địch và vận động họ hướng về cách mạng, ủng hộ kháng chiến.
Trải qua một quá trình vừa hoạt động phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến, vừa học tập, rèn luyện đấu tranh tư tưởng nội bộ để xây dựng lập trường, tư tưởng cách mạng đúng đắn, Đảng bộ Dân chủ Nam bộ đã không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước, tính cách mạng, tính chiến đấu, xác định lòng tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần thiết thực xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất, góp phần tăng cường lực lượng kháng chiến trên mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội...
Ở Trung bộ, sau Cách mạng tháng Tám, bọn phản động Quốc Dân Đảng ráo riết hoạt động chống phá chính quyền cách mạng và mặt trận Việt Minh ở một số địa phương như Quảng Nam, Đà Nẵng. Để tập hợp lực lượng yêu nước và tiến bộ trong các tầng lớp trung gian thành thị đấu tranh đập tan ảnh hưởng và hoạt động phá hoại của bọn phản động Quốc dân Đảng, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh Quảng Nam, Đà Nẵng đã giúp đỡ một số anh em trí thức, công thương có tinh thần yêu nước, cảm tình với cách mạng, với Đảng Dân chủ ở Bắc bộ và Nam bộ đứng ra thành lập Đảng bộ Đảng Dân chủ Việt Nam Quảng Nam, Đà Nẵng. Tiếp theo đó, Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam đã cử cán bộ vào phối hợp với các địa phương xây dựng cơ quan kỳ uỷ Trung bộ và Đảng bộ Dân chủ Liên khu V để chỉ đạo hoạt động. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, khu uỷ Dân chủ Liên khu V đã tích cực chỉ đạo Đảng bộ tiếp tục hoạt động, xây dựng cơ sở Đảng ở một số cơ quan cấp tỉnh và huyện thuộc vùng tự do, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động trí thức, viên chức, tư sản dân tộc tham gia kháng chiến, đoàn kết trong mặt trận, phát huy khả năng của các tầng lớp đó trong việc thực hiện sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp, góp phần xây dựng kinh tế kháng chiến.
Hoạt động của Đảng bộ Liên khu V trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã thể hiện được tính yêu nước, cách mạng của Đảng Dân chủ Việt Nam, góp phần vận động, tranh thủ một bộ phận trí thức, viên chức, tư sản đi theo cách mạng tham gia kháng chiến; đánh bại âm mưu và hành động phá hoại của bọn phản động Quốc dân Đảng; góp phần củng cố và mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc từ Việt Minh đến Liên Việt; đoàn kết thực sự và phối hợp hành động đúng đắn với các đoàn thể thành viên của mặt trận, đặc biệt là giữ được mối liên hệ đoàn kết chân thành và tin tưởng ở sự lãnh đạo của cấp uỷ và Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Liên khu V trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên của Đảng ở Bắc, Trung, Nam Bộ đã xung phong tòng quân đi chiến đấu hoặc gia nhập các đội dân quân, tự vệ giết giặc, cứu nước. Nhiều đồng chí đã nêu những tấm gương bất khuất, chiến đấu anh dũng, gan dạ trước quân thù và hy sinh oanh liệt vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc, tiêu biểu như bác sĩ Nguyễn Văn Luyện- Uỷ viên Trung ương Đảng đã cùng với hai con trai của mình chiến đấu đến viên đạn cuối cùng để bảo vệ thủ đô Hà Nội trong ngày 19-12-1946, hay các đồng chí Trịnh Sỹ Bình ở Hà Nội, Lê Trung Nghĩa ở Thừa Thiên, Cao Văn Lộc, Nguyễn Văn Năm ở Nam Bộ. Trên mọi lĩnh vực công tác kháng chiến, nhiều đồng chí Đảng viên Dân chủ đã hoà mình với nhân dân, đồng cam, cộng khổ, khắc phục mọi khó khăn, thử thách ác liệt và chịu đựng gian khổ, tiêu biểu như đồng chí Huỳnh Thiện Lộc- nguyên Bộ trưởng Bộ Canh Nông; nữ đồng chí Phi Nga- người Rạch Giá đã nêu cao tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến đến hơi thở cuối cùng, hy sinh anh dũng vì bom đạn của kẻ thù trên đường đi công tác. Các đồng chí như bác sĩ Huỳnh Bá Nhung- một trong những người sáng lập Đảng, là đại biểu Quốc hội khoá I của Nam bộ, đồng chí Đoàn Vĩnh Thuận ở Vĩnh Long, đồng chí Trần Phước Lộc ở Trà
Vinh bị giặc bắt trong khi đi công tác ở vùng địch hậu, mặc dù bị địch tra tấn, hành hạ vô cùng dã man nhưng đã nêu cao khí tiết cách mạng của người Đảng viên Dân chủ, một lòng trung thành với tổ quốc, với nhân dân và đã anh dũng hy sinh trong nhà tù của giặc Pháp .{5, 37}
Để tiếp tục vận động, tuyên truyền đắc lực cho cuộc kháng chiến chống
Pháp, mặc dầu trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, báo Độc Lập - cơ quan
tuyên truyền của Đảng đã không ngừng củng cố toà soạn cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật cho ấn loát… Toà soạn báo đã chuyển từ Hà Nội lên Vĩnh Yên, Thái Nguyên, sang Đoan Hùng, rồi lên Tuyên Quang… Tờ báo đầu tiên sau ngày Toàn quốc kháng chiến ra ngày 23 -12 -1946 chỉ có 2 trang nhưng đã được độc giả đón nhận với những tình cảm thân thương, số báo này đã đăng
"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ngày đầu kháng chiến ấy, báo Độc Lập in khổ nhỏ một tuần chỉ có 3 kỳ và mỗi kỳ dưới 1.000 tờ đã đem lại cho nhân dân niềm phấn khởi và tin tưởng với những tin chiến thắng đầu tiên của quân và dân ta ở thủ đô Hà Nội và trên các mặt trận, vận động nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến, chuẩn bị tinh thần cho một cuộc kháng chiến trường kỳ. Đến khoảng giữa năm 1947, báo ra lại hàng ngày và trong chiến dịch Thu - Đông 1947, khi quân và dân ta đánh tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc, tờ báo đã liên tục đưa tin chiến thắng trong các số ra hàng ngày của mình.
Trong suốt thời gian kháng chiến, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thiếu
thốn, để phù hợp với hoàn cảnh từng thời kỳ, báo Độc Lập đã có lúc chuyển
thành Tạp chí (ra hàng tháng từ tháng 7 - 1948 đến cuối năm 1950), lúc lại xuất bản 2 tháng 1 kỳ (khoảng cuối 1950 đến tháng 10 -1954). Thực hiện
khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", báo
Độc Lập không chỉ động viên nhân dân tham gia chiến đấu như những năm
công thương ở các thị trấn thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, đóng thuế công thương nghiệp và dùng hàng nội hoá.... Báo cũng có nhiều bài nghị luận, nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, nông nghiệp, thuỷ lợi, văn hoá, giáo
dục, tư pháp trong kháng chiến. Ở Nam Bộ thời kỳ này, ngoài tờ Độc Lập,
các đồng chí Kỳ uỷ Dân chủ còn cho xuất bản tập san Nhất trí hoạt động từ
tháng 6-1948 đến tháng 12-1949, góp phần động viên nhân dân miền Nam chiến đấu.
Cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng trở nên quyết liệt, tổ chức của Đảng Dân chủ Việt Nam cần được xây dựng và củng cố vững mạnh để cùng với nhân dân kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc vào hạ tuần tháng 9-1948 tại xã Bình Di, thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Hội nghị đã nhận định tình hình tổ chức và hoạt động của Đảng từ sau ngày 19-12-1946 - khi Đảng bắt đầu chuyển địa bàn hoạt động về các thị trấn kháng chiến và nông thôn. Trên cơ sở đó đề ra chủ trương củng cố tổ chức Đảng ở các địa bàn đó. Đồng thời đề ra phương hướng vận động những đối tượng có liên hệ với Đảng đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần đẩy mạnh kháng chiến.
Để phát huy khả năng của những đồng chí trí thức, viên chức có chuyên môn khoa học, kỹ thuật, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế kháng chiến, tháng 3 -1949, Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Hội nghị các đồng chí có chuyên môn khoa học kỹ thuật trong Đảng và xác định rõ quan điểm: Khoa học kỹ
thuật phục vụ dân sinh, phục vụ kháng chiến, chống tư tưởng "chuyên môn
tách rời chính trị". Hội nghị đã có tác dụng động viên các nhà khoa học, kỹ thuật, những người trí thức nói chung ở vùng tự do mang hết tài năng, trí tuệ phục vụ kháng chiến.
Giữa năm 1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn quốc (Hội nghị Bình Di tháng 9
năm 1948), nhận thấy tình hình tư tưởng và tổ chức cán bộ của Đảng xuất hiện những diễn biến cần phải quan tâm giải quyết.
Về tổ chức: "… cơ sở hoặc không đều qua các địa bàn, hoặc có khi
không đúng với thành phần xã hội mà Đảng phải thu hút. Ý thức Đảng viên còn kém, số lượng cán bộ còn ít ỏi. Các cấp chỉ đạo chưa thật sát, sự lãnh đạo chậm chạp và chưa được thông suốt từ trên xuống dưới, kỷ luật còn lỏng lẻo, thiếu đấu tranh nội bộ…". "Về phương diện tư tưởng trong Đảng (đường lối tiến hành cách mạng dân chủ mới, cương vị của Đảng ta…) hiện đang trải qua cuộc khủng hoảng. Sự khủng hoảng đó đã có phần làm cho sự phát triển của Đảng bị ngừng trệ và tổ chức Đảng trở nên lỏng lẻo, từ khoảng 1 năm trở lại đây nói chung"
"Đảng ta qua cuộc khủng hoảng về tư tưởng do sự không ăn khớp giữa thực tế xã hội và bản Đảng cương cũ". {5, 39}
Trên thực tế, vào những năm 1947-1948, Đảng bộ Dân chủ Nam bộ mà chủ yếu là trong bộ phận lãnh đạo của Kỳ ủy đã diễn ra cuộc đấu tranh về quan điểm và tư tưởng trong một số vấn đề như: Mục tiêu cách mạng lâu dài của Đảng là gì? Dân chủ mới rồi sẽ tiến đến đâu? Tính chất, vị trí, vai trò của Đảng Dân chủ trong cách mạng Việt Nam như thế nào?
Nhưng sau một thời gian bình tĩnh suy nghĩ và được các đồng chí lãnh