Đảng Dân chủ Việt Nam thời kỳ 1961-1964.

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong những năm 1944 - 1964 (Trang 75)

Cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược vừa giành được thắng lợi, nhân dân ta lại phải tiếp tục cầm súng tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất ác liệt, đầy hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Dân chủ Việt Nam cùng với nhân dân cả nước đoàn kết, nhất trí trong Mặt trận Thống nhất, kiên quyết đem hết sức mình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc: Giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà.

Để thực hiện nhiệm vụ ấy, Đảng Dân chủ đã chủ trương tập trung sức giáo dục cán bộ, đảng viên thấu suốt hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ, hy sinh, tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, Đảng đã ra sức vận động toàn Đảng và những người trí thức công thương tham gia phong trào đấu tranh phản đối những tội ác trả thù đẫm máu của Mỹ - Nguỵ đối với đồng chí, đồng bào kháng chiến của ta, vận động những người có quan hệ họ hàng, bè bạn ở miền Nam đấu tranh đòi lập lại quan hệ bình thường Nam - Bắc; chống âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, đòi thực hiện thống nhất nước nhà.

Ngày 20-12-1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành một tổ chức chính trị tập hợp rộng rãi nhân dân miền Nam dưới ngọn cờ chống Mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc. Đảng Dân chủ Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên tích cực làm tròn nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực và địa bàn hoạt động của Đảng, kêu gọi các nhà công thương, trí thức miền Nam nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi luận điệu vu khống, lừa bịp của Mỹ- Diệm và đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân lao động miền Nam

trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ-Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Các đồng chí Đảng viên Dân chủ cũ ở Nam bộ, hoạt động từ thời kỳ Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp đã phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng của mình, tiếp tục tham gia hoạt động chống Mỹ cứu nước, theo sự hướng dẫn và phân công của Mặt trận, nhiều

đồng chí đã tham gia công tác "Tư Trí vận" (vận động tư sản và trí thức) của

Mặt trận, góp phần đưa cuộc đấu tranh của trí thức và sinh viên miền Nam tiến lên một bước mới: từ chỗ chỉ phản đối địch bằng thái độ bất hợp tác, bằng lời nói, bài báo đến xuống đường đấu tranh sát cánh với công nhân và các tầng lớp yêu nước thành thị; Từ những khẩu hiệu đấu tranh đòi tự do dân chủ đến những khẩu hiệu cao hơn kiên quyết lên án và vạch rõ chủ trương tăng cường can thiệp quân sự và chính sách khủng bố tàn sát dã man của Mỹ- Diệm, chống đế quốc Mỹ và chế độ độc tài.

Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, do làm tốt công tác chính trị và tư tưởng trong nội bộ, các đảng viên của Đảng đã vượt qua được thời kỳ đấu tranh thử thách giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, giữ vững được vị trí người đảng viên một chính đảng cách mạng. Hầu hết các đảng viên thuộc giới công thương đều trở thành những nhân viên trong các xí nghiệp, cửa hàng công tư hợp doanh, hoặc trở thành những xã viên trong các hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp. Nhiều cán bộ, đảng viên trong hoàn cảnh khó khăn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở xí nghiệp, cửa hàng của mình, có những chị em vốn trước đây là những tiểu thư khuê các, hay chỉ biết buôn bán, nhưng qua quá trình tham gia lao động và công tác đã trở thành người công nhân viên có tay nghề vững, có nghiệp vụ vững vàng, nhiều người đã được coi là những "cây sáng kiến" vì đã đề xuất được nhiều biện pháp kỹ thuật góp phần giảm nhẹ lao động và tăng năng suất

lao động của xí nghiệp. Trong ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, nhiều đảng viên đã kiên trì con đường làm ăn tập thể, vận động và tập hợp bà con tiểu thương thành lập và phát triển hợp tác xã ...

Hướng về miền Nam trong những ngày kỷ niệm ngày đấu tranh thống nhất đất nước ngày 20-7 hàng năm, Đảng Dân chủ không ngừng động viên toàn Đảng noi gương đấu tranh bất khuất của đồng bào miền Nam, học tập tinh thần chịu đựng gian khổ, bền bỉ, hy sinh của bào miền Nam, biến lòng yêu thương đồng bào miền Nam, lòng căm thù Mỹ-Diệm thành hành động thực tế trong công cuộc lao động hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, ủng hộ đồng bào miền Nam chống Mỹ-Diệm đến thắng lợi cuối cùng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong phong trào thi đua nước để xây dựng và bảo vệ miền Bắc - tích cực ủng hộ cuộc cách mạng

giải phóng miền Nam với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai" diễn ra

sôi nổi trên toàn miền Bắc, Đảng Dân chủ Việt Nam đã phát động một đợt giáo dục vận động "Toàn Đảng phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng trong 20 năm qua, gây một khí thế cách mạng và thi đua sôi nổi mới để góp phần nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam." Cuộc vận động đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên tham gia với lòng nhiệt tình cách mạng, tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn gian khổ, tinh thần thi đua mỗi người làm việc bằng hai, góp phần tích cực hoàn thành kế hoạch nhà nước năm 1964, tiến tới hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Tháng 3 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị "Chính trị

đặc biệt", Đảng Dân chủ Việt Nam đã cử đoàn đại biểu tham gia Hội nghị lịch sử này và khẳng định hoàn toàn nhất trí với đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng Lao động Việt Nam. Đảng nhận thức nhiệm vụ

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân tộc và xác định quyết tâm chống Mỹ, cứu nước là quyết tâm sắt đá của Đảng không gì lay chuyển được. Bản tham luận do đại biểu của Đảng đọc tại Hội nghị một lần nữa khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:

"… Trước những nhiệm vụ trọng đại ấy, chúng tôi nhận thức rằng: Khó

khăn gian khổ còn nhiều và chỉ có một con đường là phấn đấu cách mạng, phấn đấu quyết liệt với tất cả sức lực và tâm hồn của mỗi người…."

"… Nhất định miền Bắc sẽ thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất định miền Nam sẽ được giải phóng và Tổ quốc ta sẽ thống nhất".

"Trong sự nghiệp vẻ vang đó và trước những khó khăn, gian khổ, lâu dài của sự nghiệp cách mạng, Đảng Dân chủ Việt Nam chúng tôi nguyện không ngừng tăng thêm phần cống hiến của mình…". {5,52}

Trước "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" do đế quốc Mỹ dựng lên để lấy cớ tấn công miền Bắc nước ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam đã ra tuyên bố lên tiếng tố cáo và kịch liệt lên án âm mưu đê hèn của đế quốc Mỹ và kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc và của Đảng, không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí cách mạng, luôn luôn trong tư thế của người chiến sĩ, không ngừng đẩy mạnh thi đua mỗi người làm việc bằng hai trong sản xuất và công tác, đồng thời khẩn trương, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi hành động phiêu lưu của đế quốc Mỹ và tay sai nếu chúng tiếp tục liều lĩnh xâm phạm miền Bắc nước ta.

Từ sau ngày hoà bình lập lại, Đảng Dân chủ Việt Nam lại tiếp tục tham gia cách mạng xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chính trị thực hiện hiệp nghị Giơnevơ để thống nhất tổ quốc. Đảng hoàn toàn ủng hộ và nỗ lực động viên cán bộ, đảng viên thực hiện tốt đường lối, chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhất là cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Đảng Dân chủ miền Nam đã không ngừng tập hợp, giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp công thương, trí thức ở miền Nam đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đấu tranh không mệt mỏi chống đế quốc Mỹ và tay sai để giành độc lập dân tộc, dân chủ và cải thiện dân sinh.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cách mạng, Đảng cũng phạm phải khuyết điểm, sai lầm. Cuối năm 1956 đầu 1957, trước những khó khăn trong thời kỳ khôi phục kinh tế và trước những biến cố trên thế giới…do chưa quan niệm đúng đắn về nội dung yêu nước và yêu dân chủ, trong lúc khó khăn lại hoài nghi, thiếu tin tưởng vào đường đi của cách mạng Việt Nam, thiếu tin tưởng vào bước đi của mình nên không ít đảng viên của Đảng đã ngả theo những quan điểm tư sản về kinh tế, chính trị, văn hóa, muốn cho chủ nghĩa tư bản được duy trì và tự do phát triển, muốn xây dựng đảng thành một đảng theo kiểu đảng phái tư sản…Nhưng nhờ có đấu tranh nội bộ liên tục và không nhân nhượng, nên những quan điểm sai lầm đó trong Đảng đã căn bản bị đánh bại.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Ba của Đảng Dân chủ Việt Nam (tháng 11 -1960) đánh dấu một mốc lớn trong quá trình tham gia đấu tranh cách mạng của Đảng, từ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, khẳng định quyết tâm tiến lên xã hội chủ nghĩa của Đảng, đề ra cho toàn Đảng những nhiệm vụ quan trọng nhằm cùng toàn dân thực hiện đường lối của Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam, ra sức củng cố và

mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết giúp đỡ các tầng lớp có quan hệ với Đảng, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa về mặt tư tưởng, phấn đấu trở thành người lao động mới, nhiệt tình tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn và thử thách nghiêm trọng nào, Đảng Dân chủ Việt Nam đều biểu thị sự nhất trí cao và ủng hộ hoàn toàn đối với đường lối chống Mỹ, cứu nước, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng tiên phong và Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng góp phần nâng cao sự nhất trí, đoàn kết về chính trị, tinh thần và thống nhất hành động trong Mặt trận Dân tộc thống nhất, động viên toàn Đảng vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận ngày càng lớn mạnh và góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước đến thắng lợi cuối cùng.

KẾT LUẬN

Ra đời trong cao trào cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Dân chủ Việt Nam là một tổ chức cách mạng tiêu biểu cho xu hướng yêu nước và tiến bộ của những người trí thức, sinh viên, viên chức và một số người thuộc các tầng lớp trung gian khác ở thành thị nguyện đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ tự do, dân sinh hạnh phúc.

Ngay sau khi ra đời, Đảng Dân chủ Việt Nam đã gia nhập Mặt trận Việt Minh, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động với các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Dân chủ Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng và phát triển tổ chức, tích cực tuyên truyền, vận động, tranh thủ các tầng lớp trung gian ở thành thị, nhất là các tầng lớp trí thức, sinh viên, viên chức và học sinh, tập hợp thêm được những người yêu nước và tiến bộ, mở rộng được khối đoàn kết nhân dân trong Mặt trận Việt Minh, tăng cường được lực lượng ủng hộ và tham gia cách mạng, vận động quần chúng cùng lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trong thời kỳ xây dựng, đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ (1945-1946), Đảng Dân chủ Việt Nam đã xây dựng tổ chức của mình ở hầu hết các địa phương Trung, Nam, Bắc để phát huy tác dụng tuyên truyền, vận động, tranh thủ các tầng lớp trung gian ở thành thị, mở rộng khối đoàn kết, tăng cường thêm lực lượng ủng hộ và tham gia cách mạng, tham gia xây dựng chính quyền, bầu cử Quốc hội, xây dựng Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm trường kỳ gian khổ của dân tộc (1946-1954), Đảng Dân chủ Việt Nam ngày càng xác định nhiệm vụ cách

mạng của mình. Khi địch chiếm đóng các thành phố, các vùng đô thị, Đảng đã chuyển hướng hoạt động về vùng nông thôn và các thị trấn công thương nghiệp, xây dựng tổ chức ở các thị trấn kháng chiến và một số xã huyện trong vùng tự do, thành lập các chi bộ xã, huyện bộ, tỉnh bộ và Liên khu bộ, thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và chính sách Mặt trận Việt Minh lúc đó. Ở vùng tự do, Đảng vận động các đối tượng tư sản công thương, giới hữu sản ở nông thôn tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc. Ở vùng tạm bị địch chiếm, nhất là ở một vài đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn-Chợ Lớn, Đảng đã vận động các giới thanh niên, trí thức, công chức, tư sản dân tộc tham gia kháng chiến và đấu tranh chống âm

mưu lôi kéo của địch. Thực hiện khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiến thắng", Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam đã động viên toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp có quan hệ với Đảng tích cực tham gia phong trào sản xuất, tiết kiệm, ủng hộ bộ đội, hưởng ứng phong trào nuôi quân, dưỡng quân, phong trào hiến điền, hiến lúa, bán lúa cho Chính phủ, đóng góp phương tiện vận chuyển (xe đạp thồ) và cử người đi dân công phục vụ tiền tuyến... góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thời kỳ từ 1954 đến 1964, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ở miền Bắc, Đảng Dân chủ Việt Nam tiếp tục vận động các giới trí thức, viên chức và công thương tham gia công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế quốc dân, tiếp tục hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, tích cực xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Cùng với toàn dân, các cán bộ, đảng viên Dân chủ lại bước vào cuộc chiến đấu đánh trả chiến tranh phá hoại dã man của địch ở miền Bắc, bảo vệ hậu phương lớn. Ở miền Nam, một số cán bộ đảng viên Dân chủ thực hiện chủ trương tập kết ra Bắc, còn hầu hết các đồng chí Dân chủ ở lại miền Nam tham gia đấu tranh chống Mỹ - Nguỵ, vận động các giới trí thức, giáo dục, báo chí, văn nghệ,

công chức tư sản, điền chủ đấu tranh chống lại âm mưu sâu độc chia rẽ và lợi dụng của chủ nghĩa thực dân mới. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra

Một phần của tài liệu Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong những năm 1944 - 1964 (Trang 75)