1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Những cách giao tiếp khác thường của sinh vật

7 431 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 181,51 KB

Nội dung

Nhà sinh vật học người Mỹ Liuter Berbenk kể về một thí nghiệm đặc biệt thú vị. Ông đã nuôi được một loài xương rồng độc nhất vô nhị

Những cách giao tiếp khác thường của sinh vật Nhà sinh vật học người Mỹ Liuter Berbenk kể về một thí nghiệm đặc biệt thú vị. Ông đã nuôi được một loài xương rồng độc nhất vô nhị - không có gai, bằng cách hằng ngày nói chuyện với cây xương rồng là ông rất sợ những chiếc gai. Có rất nhiều chuyện thú vị về mối “giao tiếp” giữa các loài động thực vật với nhau và với con người mà các nhà khoa học đang tìm cách giải mã nhằm vén bức màn bí ẩn xung quanh thế giới sinh vật. Động vật giao tiếp, nhưng khác người Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà động vật cũng có một cái miệng và hai tai như con người. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh vật học, tất cả các loài động vật trên thế giới đều có ngôn ngữ giao tiếp của riêng chúng mà con người chỉ hiểu đơn giản đó là tiếng kêu, tiếng hót, tiếng hú . Cũng như con người, động vật đã thông qua giao tiếp để hiểu nhau và sinh tồn. Một câu chuyện thú vị kể về loài chim cánh cụt. Để tìm bạn đời, chim trống cắp một hòn sỏi. Chẳng biết hòn sỏi có gì lôi cuốn chim mái, chỉ biết là ngay lập tức chim mái bị “hút hồn”. Giao hoan xong, chim mái ra biển kiếm ăn hằng tháng trời. Về bờ, nó tìm đúng con chim trống có nhiệm vụ ấp quả trứng do nó đẻ ra để nhận con. Chim con dù lạc giữa hàng ngàn con của các cặp khác, thế mà cha mẹ vẫn tìm đúng con mình để chăm bẵm. Theo các nhà khoa học, để đạt mức độ chính xác sinh học tuyệt vời ấy, chúng phải có ngôn ngữ giao tiếp tinh tế mà với kiến thức hiện đại, loài người chưa thể giải mã. TS. Anna Szczuka, Giám đốc Viện Sinh học thực nghiệm Ba Lan, khẳng định: Động vật có một hệ thống ngôn ngữ giao tiếp đặc thù, nhờ thế mà chúng có thể truyền đi những thông báo, thậm chí đó là những thông báo rất phức tạp về hình dạng, mùi vị, màu sắc, âm thanh . Chẳng hạn, để thông báo cho bầy đàn về mối nguy hiểm đang rình rập, sói lông trắng Chim cánh cụt có thể tìm ra con trong cả một "rừng" đồng loại của mình. Ảnh: wikimedia. có thể mô tả kích cỡ, màu sắc và vận tốc di chuyển của kẻ thù. Trong trường hợp kẻ thù là con người, nó còn biết thông báo kẻ đó có mang vũ khí hay không! Hay các nhà khoa học Đức thuộc Viện Nghiên cứu Maks Planck đã khám phá ra rằng, loài chó có một hệ thống ngôn ngữ riêng, bao gồm khoảng trên 100 từ. Con chó Rico mà họ thực nghiệm đã nhận biết tới 200 từ. Với tên các đồ chơi, Rico học thuộc ngay sau hai lần chỉ dẫn và còn nhớ sau đó cả tháng trời. Ngoài 5 giác quan giống loài người, động vật còn có cả giác quan điện từ, từ tính và cái gọi là đồng hồ nội tâm. Chúng dùng tất cả các giác quan này để “giao tiếp”. Ví dụ, loài kiến sử dụng ngôn ngữ “hương vị”, chúng tiết ra hợp chất nhiều mùi với độ “nặng nhẹ” khác nhau để truyền thông tin. Hà mã có khả năng phát tín hiệu sterio để liên lạc với nhau trong môi trường nước. Lạc vào một đàn lạ, chuột phát ra cả seri âm thanh đầu hàng với tần số thấp, đồng thời tiết ra mùi vị mang thông điệp “xin làm nô lệ” . Gần đây trong vụ sóng thần xảy ra tại Indonesia, hầu hết các động vật đều thoát chết. Người ta lý giải là chúng có giác quan báo trước sự việc nên đã phòng tránh. Có thể nói, mọi âm thanh động vật phát ra đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Nó là thứ ngôn ngữ để thông báo cho đồng loại một điều gì đó liên quan đến cuộc sống. Thực vật nghe chúng ta nói Mỗi khi chúng ta ngắt một bông hoa hoặc cắn một quả táo đều không nghĩ rằng hành động đó có thể gây nên nỗi đau đớn đối với thực vật. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu thì tin rằng, thực vật tuy vô tri vô giác nhưng lại có thể nhìn thấy tất cả, nhớ và hiểu tất cả, đồng thời cũng phản ứng lại tất cả. Chỉ có chúng ta là không nghe được và không hiểu được những gì chúng “nói” mà thôi! Trong cuốn sách mang tựa đề “Thực vật nghe chúng ta nói” xuất bản năm 1999, nhà sinh vật học người Mỹ Liuter Berbenk đã kể về một thí nghiệm đặc biệt thú vị đối với cây xương rồng. Hằng ngày ông nói chuyện với cây xương rồng là ông rất sợ những chiếc gai. Cây xương rồng nghe ra và sau đó những cây con phát triển tự nhiên không có gai. Cũng bằng cách đó ông đã nuôi trồng được khá nhiều loại hoa và quả khác nhau, có màu sắc và hương vị theo ý muốn. Khi giải thích bản chất của thí nghiệm đặc biệt này. Liuter nói: Tôi không bắt buộc chúng thay đổi hình thức bên ngoài, hương vị hay màu sắc mà chỉ truyền cho chúng các rung động của tình cảm bằng cách thể hiện tình cảm trìu mến và ước vọng của mình đối với nó. Qua hàng trăm công trình nghiên cứu, ông khẳng định rằng thực vật hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau và trò chuyện với con người. Tương tự như vậy, bằng cách trò chuyện thân mật với thực vật, giáosinh học người Đức Rudonf Stainer đã trồng được một loại cải bắp nặng tới 43kg và các củ hành nặng tới 4kg. Nhờ các loại máy đo siêu nhạy giống như máy kiểm tra nói dối và các loại máy đo xúc cảm khác, ông đã chứng minh được rằng, cây cỏ có thể tiếp nhận mọi thông tin từ môi trường bên ngoài và từ những người chăm sóc chúng. Nhờ đó mà Một thí nghiệm khoa học đã chứng tỏ cây cối có hiểu tâm sự của con người. Ảnh: khoahocdoisong. chúng hiểu được tình cảm nhân hậu và mong muốn của con người đồng thời tìm cách đáp lại tình cảm đó. Không bằng âm thanh, không có những giác quan, vậy thực vật trao đổi thông tin thông qua phương thức gì? Theo nhà trồng vườn nổi tiếng người Mỹ G.Rodaile, người đã sáng lập ra một xu hướng mới trong lĩnh vực thực vật học, cây cối trao đổi thông tin với nhau và với con người nhờ các hóa chất. Thí dụ trong trường hợp có một động vật nguy hiểm đến gần thì cây acasi tiết ra chất etylen để thông báo với đồng loại . Đồng ý với quan điểm này, tiến sĩ sinh học, giáo sư Viện hàn lâm khoa học Nga Alechxan Dubrov cho biết, hóa chất là một loại “ngôn ngữ” của cây. Hàng loạt cây trồng trong vườn biết “rủ nhau” chết một khi tiếp nhận thông tin về cái chết của đồng loại hay người trồng nó. Theo ông, trong quá trình trải qua những “cảm xúc mạnh”, cây cối đã tạo ra chất độc và chính chất độc đó làm nó chết theo. Ông đã tiến hành thí nghiệm với một người trồng cây cảnh. Thí nghiệm chứng tỏ cây cảnh trong vườn nhà có khả năng tiếp nhận được thông tin và xúc cảm của chủ nhân ở cự ly 200km. Vì sao lại như vậy? Hiện đó vẫn là những bí ẩn lớn trong thế giới giao tiếp của sinh vật. Nhờ ngẫu nhiên nắm được ngôn ngữ giao tiếp của một số loài động thực vật, con người đã thu được những lợi ích bất ngờ như sử dụng âm thanh, ánh sáng ở tần số nhất định để dụ các đàn cá khổng lồ vào lưới. Có nơi thành công trong việc chấm dứt cảnh lợn từ các đàn khác nhau cắn xé nhau nhờ phun một thứ mùi “ân ái”. Cũng có người tìm được bước sóng siêu âm thích hợp khiến ngựa trong trường đua hoảng sợ và lồng lên chạy nhanh bất ngờ. Hoặc một nông dân Nhật Bản ngẫu nhiên thấy rượu vang của ông ngon hơn khi rượu được “nghe” nhạc cổ điển vào giai đoạn ủ men . Rõ ràng, nếu hiểu được “ngôn ngữ” của động thực vật, con người sẽ dễ dàng chung sống và điều khiển được thế giới muôn loài, từ đó phục vụ trực tiếp cuộc sống trên nhiều lĩnh vực. (Theo Sức khỏe và Đời sống, Focus) . Những cách giao tiếp khác thường của sinh vật Nhà sinh vật học người Mỹ Liuter Berbenk kể về một thí nghiệm. tìm cách giải mã nhằm vén bức màn bí ẩn xung quanh thế giới sinh vật. Động vật giao tiếp, nhưng khác người Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà động vật cũng

Ngày đăng: 16/10/2012, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w