1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu thói quen đọc sách của sinh viên

19 5,5K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 61,35 KB

Nội dung

Nghiên cứu thói quen đọc sách của sinh viên

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÓI QUEN ĐỌC SÁCH

CỦA SINH VIÊN

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Sách là tài sản quý giá đối với mỗi con người và toàn nhân loại Đọc sách là một cách để con người tự học hỏi và trao dồi thêm kiến thức, đồng thời, giúp mỗi người luôn theo kịp xu thế của thời đại, trở thành người có tri thức tiên tiến để có thể giúp ích cho xã hội Thói quen đọc sách là một quá trình giao tiếp diễn ra một chiều thông qua những từ ngữ câu văn hay những nhân vật được tác giả nhắc tới, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn và đó là quá trình biến những thứ

có hệ thống trong sách vở thành của mình

Theo Hồ Bích Ngọc tác giả trên Telegraph trong số ra ngày 10/2012 có bài “Giới trẻ đang thay đổi thói quen đọc sách” có nói: “Giới trẻ nhiều nơi trên thế giới đang mất dần thói quen đọc sách Những phương tiện hỗ trợ đọc trên máy tính, điện thoại sẽ mở rộng khái niệm đọc sách Thực chất trong thời đại hiện nay con người đọc nhiều hơn bao giờ hết, thu lượm một khối thông tin khổng lồ một cách có ý thức và vô ý thức Tuy vậy không phải hoạt động đọc nào cũng được đánh giá cùng bản chất với việc đọc sách, ví dụ đọc thông tin từ các trang mạng xã hội Nhưng cách đánh giá này trong tương lai sẽ phải thay đổi việc đọc sách bằng công nghệ thông tin sẽ dần chiếm hết vị trí của sách in” Ý kiến của cô cho thấy

Trang 2

phương pháp đọc sách truyền thống bằng sách in nay ngày càng giảm đi

mà thay vào đó thiết bị hiện đại, mất dần thói quen đọc sách người xưa truyền dạy bao đời nay

Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình, các phương tiện nghe nhìn hiện đại,…đã làm cho sinh viên không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay Văn hóa đọc trong giới trẻ đang đứng trước nguy cơ mai một, bị lấn áp bởi văn hóa nghe và nhìn Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu lễ công

bố ngày sách Việt Nam: “Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì sách vẫn không mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn

có của nó, gắn bó với con người hàng ngàn năm lịch sử Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được”

 Từ những nguyên nhân này nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Thói quen đọc sách của sinh viên” làm nghiên cứu Hi vọng qua việc nghiên cứu này có thể giúp cho sinh viên xây dựng lại thói quen đọc sách tốt cho bản thân, đồng thời giúp cho nhà trường và các bộ phận giáo dục liên quan có thể tìm ra hướng đổi mới của giáo dục nước nhà giúp hướng giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng dần quen lại với việc đọc sách in Bên cạnh đó cũng đưa ra các giải pháp có thể áp dụng được nhằm cải thiện thói quen đọc sách cho sinh viên

Trang 3

Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu giúp cho sinh viên có cái nhìn đúng nhất về việc đọc sách Hình thành lại thói quen đọc sách trong giới sinh viên

Giúp cho nhà trường, các bộ phận giáo dục liên quan có thể nhìn thấy được thực trạng lười đọc sách và lý do của vấn nạn này từ đó lên kế hoạch hoặc thay đổi cách thức giúp hướng giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng dần quen lại với việc đọc sách in

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu:

Thói quen đọc sách

Khách thể nghiên cứu:

Sinh viên

Phạm vi nghiên cứu:

Sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung nghiên cứu.

Thực trạng đọc sách của sinh viên

Thói quen đọc sách và quan điểm của sinh viên về thói quen đọc sách

Câu hỏi nghiên cứu.

Sinh viên đọc sách vào thời gian nào?

Địa điểm đọc sách được sinh viên lựa chọn?

Thể loại sách sinh viên chọn đọc ?

Trang 4

Cách thức đọc sách của sinh viên?

Lí do sinh viên phải đọc sách ?

Các giả thuyết cần kiểm định.

Yếu tố thời gian có tác động đển thói quen đọc sách

Yếu tố địa điểm có tác động đến thói quen đọc sách

Yếu tố thể loại sách có tác động đến thói quen đọc sách

Yếu tố cách thức đọc sách có tác động đến thói quen đọc sách

Yếu tố lí do cần đọc sách có tác động đến thói quen đọc sách

Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:

Bài nghiên cứu đã chọn kích thước mẫu là 120 sinh viên ngẫu nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp thu thập số liệu:

Sử dụng dữ liệu sơ cấp được lấy từ bảng khảo sát bằng câu hỏi điều tra

Kết quả nghiên cứu

Các phân tích định lượng và định tính cho ra số liệu tốt

Độ tin cậy của các số liệu đưa ra ở mức khá cao

Trang 5

CƠ SỞ KHOA HỌC

Lược sử nghiên cứu.

Một cuộc khảo sát thể loại sách mà giới trẻ đọc hiện nay theo Cục Xuất bản cho thấy: truyện tranh (60%), truyện dịch (50%) là thể loại sách rất được ưa chuộng ở giới trẻ, tuy nhiên các thể loại còn lại là tiểu thuyết trong trước nước (30%), thơ (20%), lại chiếm tỷ lệ rất thấp.Việc này phản ánh giới trẻ hiện nay chủ yếu chỉ quan tâm đến nhu cầu giải trí, hay chỉ đọc sách mình thích, còn lại thì quan tâm rất ít hoặc không quan tâm đến những loại sách nâng cao kiến thức của mình để phục vụ cho công

Trang 6

việc, kĩ năng sống sau này Theo Cục Xuất bản, bình quân mỗi người Việt Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo một năm Trong một báo cáo khác của Vụ Thư viện, tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc chiếm

áp đảo với 44% Lý giải điều này nhiều người cho rằng thế hệ trẻ bị văn hóa nghe nhìn lôi cuốn mạnh hơn là văn hóa đọc

 Chưa nói rõ hay khẳng định được chắc chắn lý do dẫn đến việc ít đọc sách như vậy là do đâu Nên cũng chưa thể làm rõ tình trạng ít đọc sách này sẽ có hậu quả gì

Bài báo “Văn hóa đọc trong sinh viên: đang dần mai một” của tác giả Hồng Mây của bộ Lao Động ngày 18/10/2011 đã nêu ra tình trạng lười đọc sách hiện nay của sinh viên

 Tuy nêu ra được tình trạng lười đọc sách của sinh viên hiện nay, nhưng không làm rõ được nguyên nhân từ đâu hay giải pháp là gì Cần phải được phân tích chuyên sâu để làm rõ thêm vấn đề

16/9, Bộ Văn Hóa – Truyền Thông và Du Lịch đã tổ chức hội thảo

“Thực trạng và hướng giải pháp văn hóa đọc ở Việt Nam” để phản ánh thực trạng đọc sách và khắc phục tình trạng lười đọc sách này Phương pháp khắc phục như: Xây dựng tủ sách trong các doanh nghiệp, khuyến khích xây dựng tủ sách gia đình, thói quen đọc sách từ gia đình, truyền thông nên dành nhiều "chỗ" hơn cho sách, tổ chức giờ học về cách đọc sách ngay trong nhà trường, tổ chức nhiều hơn nữa những buổi thảo luận

Trang 7

về sách, củng cố mạnh mẽ hoạt động của thư viện để thư viện trở thành điểm đến hấp dẫn của những người yêu sách

 Thuận lợi, buổi hội thảo này giúp cho các bạn sinh viên có dịp trao đổi những quyển sách đọc được, những nội dung để từ đó có hứng thú hơn, theo trào lưu số đông để tạo thói quen đọc sách cho cộng đồng Bất lợi, buổi hội thảo nói ra được thực trạng lười đọc sách và cũng đưa ra các hướng khắc phục nhưng những thứ đưa ra quá chung nhất, không đi sâu vào trọng tâm nguyên nhân là gì, chưa có hoạt động nào cụ thể mang tính chuyên sâu để khắc phục và phương pháp giải quyết thiết thực nhất

Trao đổi với Giám đốc Công ty Văn hóa Phương Nam (Chi nhánh Đà Nẵng - Hội An) Lưu Văn Tuyến về vấn đề văn hóa đọc, anh vẫn không giấu sự lạc quan: “Chỉ so sánh doanh thu về sách của chúng tôi - không tính đến sách giáo khoa - trong 6 tháng đầu năm 2006 và 2007 thì mức độ tăng đến hơn 30% Điều này đồng nghĩa, văn hóa đọc vẫn không bị mai một như chúng ta lo ngại Có chăng, sự suy giảm văn hóa đọc ở các tỉnh

lẻ là đáng quan ngại”

 Bên cạnh những người không có thói quen thì đâu đó vẫn có những người đam mê đọc sách(dẫn chứng tăng 30%) Ở các tỉnh không có điều kiện như thành phố chúng ta, kiếm được một quyển sách cũ cũng khó như kiếm được một chén cơm, manh áo Vì vậy, thói quen nó cũng ảnh hưởng đến nơi mà ta đang sống

Trang 8

Năm 2015, Thứ trưởng Bộ Giáo Dục- Đào Tạo Phạm Mạnh Hùng cho biết, ở Việt Nam, trung bình 1 người dân đọc chỉ 4 cuốn/ năm; trong đó, 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn là sách khác Trong khi

đó các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm Các nước trong khu vực như Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/ năm, Malaysia là 10 cuốn/ năm Tỉ lệ cho thấy thói quen đọc sách trong cộng đồng người Việt nói chung và sinh viên nói riêng của chúng ta hiện nay còn quá ít so với các nước trên thế giới cũng như khu vực lân cận Ai trong chúng ta cũng biết sách giúp chúng ta tiếp nhận thêm nhiều tri thức nhưng chúng ta lại quá ít đọc sách việc này dẫn đến nhiều vấn nạn và đặc biệt là mức dân trí của nước ta thấp hơn với các nước Đáng nói ở đây chính là sinh viên- lớp trẻ của đất nước là những người đang cần tri thức để sử dụng cho công việc sau này, giúp đất nước phát triển lại là người lười đọc sách

 Sinh viên Việt Nam của ta có thói quen đọc sách so với các thế giới còn nghèo nàn hơn rất nhiều (chiếm khoảng 20% lượng sách các nước giàu trên thế giới đọc mỗi năm) dẫn đến tri thức kém Có phải chăng nước ta còn nghèo, điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến thói quen đọc sách?

Lý Trường Chiến - Giám đốc phía nam (dantri.com.vn) và tạp chí Trí Tri-Học viện tài chính thư viện (số báo ngày 15/09/2016) Một “khảo sát

bỏ túi” nhanh về thói quen đọc và nội dung đọc: Với nhân viên và sinh viên (lứa tuổi 20 – 30): “70% cho biết chỉ học chứ không đọc tham khảo thêm, 12% cho biết có đọc các sách, truyện khác ngoài chuyên môn, 80%

Trang 9

không đọc sách 1 năm qua, 98% không đọc sách tuần qua, gần 100% không để ý đến thơ Một số có đọc thì tiếp nhận rất hời hợt và thiếu phản biện, thiếu tư duy, tiếp nhận thông tin đơn chiều kiểu đọc tiểu thuyết chỉ thấy anh này yêu chị kia, chị kia yêu anh nọ, các câu chuyện tình tay ba, tay tư,…mà không hề nhận được tính logic của cuộc sống qua nhân cách, thái độ, hành xử và diễn biến tâm lý, các kết cuộc của nhân vật,…” Với cộng đồng: “Qua 2 lần chờ chuyến bay, tình cờ để ý tôi nhận thấy: Ở lần thứ nhất tại Việt Nam: đếm nhanh với hơn 50 người trong đó có 8 người nước ngoài (6 Âu và 2 Á) thì 4 người Âu và 2 người Á đều đọc sách, 2 người Âu còn lại trò chuyện cùng nhau Trong khi đến hơn 40 người Việt thì chỉ có 3 người đọc báo, số còn lại lang thang chờ, ngủ, xem TV hay lơ đễnh, làm những chuyện cá nhân Ở lần thứ 2 tại 1 sân bay ở châu Âu: Không đếm được số người, do quá đông, nhưng những người chờ thì khoảng 65% đều đọc sách, có 1 số ít ngủ và cuốn sách vẫn cầm trên tay hay đặt trên ngực, chỉ có 1 số rất ít không đọc sách vì bận công việc cá nhân.” Tại các hội chợ sách ở châu Âu, người ta bán vé vào cửa đến vài trăm USD (tại Thụy điển là 324USD/ vé) mà người vào vẫn nườm nượp.Qua tìm hiểu được biết ngay cả nông dân châu Âu cũng đọc rất nhiều sách hàng năm Chẳng thế mà đi đâu cũng thấy họ cầm sách và họ nói chuyện rất hay, rất thuyết phục”

 Dẫn chứng này làm rõ hơn dẫn chứng ở trên, nhấn mạnh tình trạng đọc sách của chúng ta thua xa so với các nước trên thế giới (sinh viên – tầng lớp tri thức của ta còn thua xa rất nhiều so với những người nông

Trang 10

dân) Qua đó thấy được tình trạng đọc sách của ta rất đáng báo động cần đưa ra hướng khắc phục

Các nghiên cứu có liên quan.

How to read the book- lần đầu tiên được viết vào năm 1940 bởi Mortimer Adler đưa ra nội dung như sau hướng dẫn cho phê bình đọc sách tốt và tuyệt vời của một truyền thống bất kỳ

 Tác giả trình bày chi tiết về lợi ích triết học của việc đọc “ tăng trưởng của trí tuệ”, đầy đủ hơn kinh nghiệm như là một hữu thể có ý thức và đưa ra phương pháp tiếp cận sách hiệu quả

How to effectively read a book là bài viết của tiến sĩ Jay C Polmar (1995) Trong đó ông đã đề ra các nguyên tắc quan trọng của việc đọc một quyển sách và những điều làm nên tinh thần cho đọc giả khi tiếp cận sách

Vài giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc- tham luận cho hội thảo

“NGƯỜI VIỆT CÓ MÊ ĐỌC SÁCH?", người viết báo Lý Trường Chiến

- Giám đốc phía nam (dantri.com.vn) và tạp chí Trí Tri ( đăng ngày 26/03/2008) có đưa ra thực trạng của văn hóa đọc, nhu cầu và lợi ích của đọc sách, đề xuất ra một chương trình hành động nâng cao văn hóa đọc

 Cho thấy thực trạng, nhu cầu và nêu được lợi ích của đọc sách, đưa ra các chương trình hành động nhưng chưa cho thấy rõ đối tượng hướng tới ở đây là sinh viên có tham gia hay không, cũng như tính khả quan của chương trình này có hay không

Trang 11

Nhóm tác gỉả (hanhtrinhdelta.com) (2010) “Kỹ năng đọc và phương pháp tiếp thu hiệu quả” đưa ra những phương pháp khả thi và lời khuyên hữu ích kĩ năng đọc, tiếp thu bài và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên học tốt trong môi trường đại học Nội dung các phương pháp và kĩ năng là: Như tạo ra cho mình sự tập trung: khi đọc sách cần tập trung mới hiểu được Trước khi đọc nội dung sách nên đọc sơ qua mục lục, cấu trúc, kiến thức từng phần sắp xếp ra sao Nếu chương dài bạn nên đọc phần tóm tắt trước để có cái nhìn tổng quát hơn Đừng đọc thành tiếng: cách này giúp bạn nhớ lâu nhưng làm giảm tốc độ đọc của bạn vì bạn không có thời gian chỉ cần đọc các phần trọng tâm trước Không nên đọc đi đọc lại một câu: việc đọc đi đọc lại một câu không hẳn là không tốt nhưng không nên vì nó khiến ta dễ sao lãng đi nội dung của cả những phần chúng ta đọc trước đó

mà chỉ tập chung vào một ý Thay đổi tốc độ đọc của bạn: việc đọc sách

là để giúp bạn có thêm tri thức nhưng khi đọc quá nhanh, bạn không còn thời gian để suy nghĩ, nghiền ngẫm về ý nghĩa mà từng phần, từng chương hay cả cuốn sách muốn mang lại

 Bài viết chỉ nghiên cứu các phương pháp tiếp thu tốt chứ không đi nghiên cứu thực trạng Đưa ra các phương pháp chung chưa cụ thể để

có thể áp dụng rộng rãi trong giới trẻ nói chung sinh viên nói riêng

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – khoa du lịch- Đại Học Huế (4/2011) có bài “Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc sinh viên Huế” với nội dung: sau khi khảo sát sinh viên các trường đại học ở Huế (Đại Học Sư Phạm Huế, Đại học Kinh tế Huế đặc biệt khoa du lịch, Đại học Nông Lâm Huế)

Bà Bích Vân đã phân tích và đánh giá về sở thích, thói quen đọc sách của

Trang 12

sinh viên và khả năng đáp ứng nhu cầu sách của một số thư viện ở Huế và nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nhanh và mạnh là nền kinh tế tri thức cùng với sự bùng nổ về thông tin nên nhiều vấn đề được đặt ra đặc biệt là giới trẻ cần phải nổ lực học hỏi, chắc lọc các thông tin để tồn tại và đứng vững Để làm được điều đó cần phải có sự tích luỹ về văn hóa, kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết, cách sống Sự tích lũy đó được thể hiện qua một quá trình học tập lâu dài không chỉ ở trường mà quan trọng nhất là quá trình tự học, qua việc đọc sách của mỗi cá nhân

 Bài viết đưa ra được thực trạng cũng như tầm quan trọng của việc đọc sách và đưa ra được hướng khắc phục Song hướng phân tích cũng như khắc phục đều ở mức độ vĩ mô, không thể đi sâu vào hướng khắc phục

để tìm cách giải quyết phù hợp là gì

Theo Tuyết Vân báo Dân trí (2011) “ Giúp sinh viên đọc sách có hiệu quả” Nội dung đưa ra một số hướng đọc sách có hiệu quả Điều này giúp tránh được việc đọc tràn lan tốn công sức và thời gian Mục đích đọc còn giúp sinh viên từ cách đọc hợp lý đến quyết định phương thức khai thác các vấn đề trong cùng một cuốn sách Có phương thức đọc tốt giúp sinh viên tiết kiệm thời gian, đạt được kết quả tốt trong học tập, nghiên cứu

 Bài viết chỉ đưa ra hướng đọc giúp kỹ năng đọc của sinh viên tốt hơn chứ chưa đề cập đến vấn đề lười đọc sách in Chỉ mang tính lý thuyết suông mang tính chuyên sâu để có thể áp dụng vào giáo dục hiện nay

Vũ Thu Vân báo Lao Động (4/2012) “ Giới trẻ đọc sách như thế nào? ” Đưa ra vấn đề đọc sách là một phương thức học tập rất hữu hiệu, mặt

Ngày đăng: 15/12/2017, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w