1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: Quan hệ Trung - Nga sau chiến tranh lạnh (từ năm 1991- nay)

17 294 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 380,9 KB

Nội dung

Sau chiến tranh lạnh, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nổi lên như một trung tâm kinh tế năng động bậc nhất thế giới, mặt khác lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên khu vực này là nơ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

- - -  - - -

HOÀNG MAI HƯƠNG

QUAN HỆ TRUNG- NGA SAU CHIẾN TRANH LẠNH

( TỪ NĂM 1991 – NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Châu Á học

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

- - -  - - -

HOÀNG MAI HƯƠNG

QUAN HỆ TRUNG- NGA SAU CHIẾN TRANH LẠNH

(TỪ NĂM 1991- NAY)

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

Chuyên ngành: Châu Á học

Mã số: 60 31 50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Tiến Sâm

HÀ NỘI - 2008

Trang 3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành được Luận văn này, trong thời gian qua tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người, vì vậy, tôi xin được dành trang đầu tiên này để bày tỏ sự biết ơn chân thành của mình

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Tiến Sâm- Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc học về sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy dành cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tất cả các Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy chương trình cao học của Khoa Đông Phương học- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan, các đồng nghiệp tại Học viện Ngoại giao, nơi tôi đang công tác và gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên, khích lệ tôi hoàn thành Luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chúc các Thầy cô giáo cùng toàn thể Học viên lớp Cao học mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống./

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đều biết, vai trò của các nước lớn và quan hệ giữa họ với nhau luôn là nhân tố quyết định của quá trình phát triển quan hệ quốc tế từ xưa đến nay, ít nhất là từ khi xuất hiện hệ thống các quốc gia dân tộc

Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc, khó lường, trong đó đáng chú ý là sự thay đổi cán cân lực lượng và quan hệ phức tạp giữa các cường quốc Ngoài Mỹ với sức mạnh vượt trội nắm giữ

vị trí siêu cường thế giới, những năm gần đây, cộng đồng quốc tế chứng kiến sự trỗi dậy và vươn lên mạnh mẽ của hai cường quốc Trung Quốc và Nga Có thể nói, với sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của mình hiện nay, Trung Quốc và Nga cũng như quan hệ giữa họ đã trở thành nhân tố quan trọng mà tất cả các quốc gia đều phải tính đến trong quá trình hoạch định chính sách của mình Quan hệ Trung Quốc- Nga là quan hệ giữa hai cường quốc đang vươn lên mạnh mẽ, quan hệ giữa một nước đông dân nhất trên thế giới với một nước có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới Mỗi sự thay đổi trong mối quan hệ này đều ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chính trị

và quan hệ kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới

Sau chiến tranh lạnh, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nổi lên như một trung tâm kinh tế năng động bậc nhất thế giới, mặt khác lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên khu vực này là nơi tập trung lợi ích cũng như mâu thuẫn của các nước lớn trong và ngoài khu vực Xuất phát từ tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Châu Á- Thái Bình Dương, từ thực tiễn những tính toán và hành động của Mỹ ở khu vực này nhằm hướng vào đe doạ, kiềm chế Trung Quốc và Nga- khiến cho cả hai nước đều có chung một tầm nhìn chiến lược với Châu Á- Thái Bình Dương, đều ra sức khẳng định mình trên bàn cờ chiến lược này Điều này đã làm cho mối quan hệ

Trang 5

Trung - Nga trở nên đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng căn bản tới toàn khu vực

So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong các nước có nền kinh tế còn kém phát triển Việt Nam luôn cố gắng thu hẹp khoảng cách đó bằng việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do đó, hơn bao giờ hết nhân dân Việt Nam cần hoà bình và ổn định

để phát triển Đó là xuất phát điểm của đường lối ngoại giao “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Trong đường lối ngoại giao chung đó, ưu tiên hàng đầu của ngoại giao Việt Nam là củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng và các nước bạn bè truyền thống Trong đó quan hệ với Trung Quốc và Nga là một trong các mối quan hệ được Đảng và Nhà nước ta đưa lên vị trí ưu tiên hàng đầu

Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “ Quan hệ Trung - Nga sau chiến tranh lạnh” có ý nghĩa quan trọng, góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện về quan hệ nước lớn nói chung và quan hệ Trung - Nga nói riêng trong bối cảnh lịch sử mới Từ đó góp phần vào việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với hai cường quốc có ảnh hưởng lớn, hai đối tác quan trọng bậc nhất của ta trong quá trình hội nhập và phát triển

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể nói, sau chiến tranh lạnh, quan hệ Trung - Nga và chiều hướng phát triển của nó là một trong các đề tài nóng hổi và cấp thiết, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Châu

Âu, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Báo nhân dân, Báo Quốc tế… Tuy nhiên, trong dòng chảy của lịch sử quốc tế, tình hình thế giới cũng như nội

bộ của hai nước Trung - Nga luôn có nhiều biến động Vì vậy, quan hệ

Trang 6

Trung - Nga vẫn luôn luôn là vấn đề mang tính thời sự, đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, cập nhật

3 Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi đề tài

Đề tài “ Quan hệ Trung - Nga sau chiến tranh lạnh” có các nhiệm

vụ chính sau:

- Khái quát diễn biến quan hệ Trung - Nga trước chiến tranh lạnh nhằm làm rõ tính kế thừa cũng như so sánh với thời kỳ sau chiến tranh lạnh

- Phân tích tình hình quan hệ Trung - Nga sau chiến tranh lạnh và các kết quả đạt được cũng như các hạn chế cần khắc phục

- Dự đoán triển vọng phát triển của quan hệ Trung - Nga trong tương lai và kiến nghị lựa chọn chính sách của Việt Nam để có vị trí tốt nhất, tận dụng được các tác động tích cực của quan hệ Trung – Nga

Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trên từ sau

khi chiến tranh lạnh kết thúc Tuy nhiên, giới hạn thời gian chỉ mang tính tương đối, vì luận văn chú trọng phân tích các nét chính và các vấn đề cụ

thể, đôi lúc không theo trình tự thời gian Về đối tượng nghiên cứu, luận

văn chủ yếu đi sâu phân tích quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Nga Ngoài ra, khi phân tích tác động của quan hệ Trung – Nga, luận văn sẽ dẫn

ra khu vực Đông Nam Á và Việt Nam với tư cách là các thực thể chịu ảnh hưởng sâu sắc của mối quan hệ này

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời đại và quan hệ giữa các quốc gia dân tộc Luận văn bám sát các quan điểm đánh giá về tình hình quốc tế và khu vực của Đảng cộng sản Việt Nam trong các Văn kiện đại hội và các Nghị quyết của Ban chấp hành TW về chính sách đối ngoại, coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý luận, định hướng tư tưởng trong nghiên cứu đề tài

Trang 7

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận phù hợp với những vấn đề lịch sử chính trị quốc tế Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề lịch

sử, vì vậy, phương pháp lịch sử kết hợp với phân tích là phương pháp được

sử dụng chủ yếu Các phương pháp khác như: tổng hợp, so sánh- đối chiếu, logic, thống kê, dự báo… được sử dụng với mức độ khác nhau để hỗ trợ cho hai phương pháp nêu trên

5 Bố cục của Luận văn

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, để làm rõ các vấn đề cần giải quyết, Luận văn có bố cục như sau:

Chương 1 Cơ sở lịch sử của quan hệ Trung – Nga và những nhân tố

tác động đến quan hệ hai nước sau chiến tranh lạnh

Trong chương này, luận văn điểm lại khái quát diễn biến quan hệ Trung - Nga trước chiến tranh lạnh để thấy tính lịch sử trong quan hệ hai nước Trên cơ sở những thăng trầm của quan hệ hai nước trong lịch sử, luận văn nêu ra những đánh giá cơ bản về quan hệ hai nước thời kỳ trước chiến tranh lạnh và bài học kinh nghiệm Phần tiếp theo Luận văn nêu và phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Trung- Nga thời kỳ sau chiến tranh lạnh, bao gồm: bối cảnh quốc tế và những xu thế lớn trong quan

hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh; So sánh lực lượng và tình hình hai nước Trung - Nga sau chiến tranh lạnh; Mục tiêu chiến lược và lợi ích của hai nước trong quan hệ với nhau

Chương 2 Quan hệ Trung - Nga từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Đây là chương chính của Luận văn Trong phần đầu của chương, Luận văn tập trung phân tích các giai đoạn phát triển trong quan hệ Trung

- Nga sau chiến tranh lạnh; phần tiếp theo Luận văn đánh giá những thành quả đạt được trong quan hệ hai nước trên các lĩnh vực: chính trị- ngoại giao, kinh tế- thương mại, an ninh- quân sự, và các lĩnh vực khác; Phần cuối chương nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước, đó là

Trang 8

các vấn đề: ảnh hưởng của hình thái ý thức, sự cạnh tranh vị thế chiến lược giữa hai nước lớn, những bất cập chưa được giải quyết trong hợp tác kinh tế- thương mại, và các vấn đề khó khăn khác như: môi trường sinh thái, phân định biên giới…

Chương 3.Triển vọng của quan hệ Trung - Nga và tác động đối với khu

vực Đông Nam Á- Việt Nam

Để đánh giá tương lai phát triển của quan hệ Trung- Nga, trước tiên, chương 3 phân tích khả năng biến động của các nhân tố có khả năng tác động đến quan hệ Trung - Nga trong thời gian tới Tiếp đó nêu lên phương hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước Phần tiếp theo rất quan trọng là dự đoán tương lai quan hệ Trung - Nga và đề xuất 5

mô hình có thể xảy ra trong quan hệ hai nước trong tương lai

Để đánh giá tác động của quan hệ Trung - Nga đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, trước tiên Luận văn phân tích vị trí của Đông Nam Á

và Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Nga Từ đó nêu lên những tác động thuận và không thuận của quan hệ hai nước đối với

khu vực Đông Nam Á và Việt Nam Phần cuối chương kiến nghị chính

sách của Việt Nam trong xử lý quan hệ với hai nước

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng tìm tòi nhiều tài liệu, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên, do thời gian có hạn, mảng kiến thức về quan hệ quốc tế đương đại lại tương đối phức tạp

và nhiều biến động, do đó, luận văn chắc chắn không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn

Trang 9

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ TRUNG- NGA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HAI

NƯỚC SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1.1 Khái quát quan hệ Trung – Nga trong lịch sử và bài học kinh nghiệm

Quan hệ Trung - Nga trước chiến tranh lạnh về mặt tính chất có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất- Thời kỳ liên minh ( từ 1950- 1959) :

Ngày thứ hai sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Liên Xô đã thừa nhận nước Trung Quốc mới Tiếp đó, ngày 14/2/1950, hai nước Trung- Xô ký kết “Điều ước đồng minh hữu hảo hỗ trợ Trung – Xô”, làm khuôn khổ cho sự hợp tác toàn diện giữa hai nước về quân sự, an ninh cũng như chính trị Hiệp ước này đã đánh dấu sự ra đời của Liên minh Trung- Xô Thời kỳ này, quan hệ hợp tác hữu hảo Trung-

Xô phát triển toàn diện Về mặt chính trị và quân sự, hai nước ủng hộ lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ để đối phó với những mối uy hiếp đến từ bên ngoài Liên Xô hỗ trợ rất nhiều cho Trung Quốc về các phương diện kinh

tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá Liên Xô đã giúp Trung Quốc xây dựng 156 dự án công nghiệp qui mô lớn, đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hoá ở Trung Quốc Thời kỳ này Liên Xô có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Trung Quốc Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc nhanh chóng phục hồi đất nước và bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1953- 1957) Tới năm 1960, các xí nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô đã sản xuất ra 40% sản lượng thép, 80% số xe vận tải, 90% số máy kéo của Trung Quốc Năm 1956, Liên Xô chiếm tới 53,3% ngoại thương của Trung Quốc [27; tr.125] Đặc biệt, tháng

Trang 10

9/1957, lò phản ứng nguyên tử thí nghiệm do Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng đã đi vào hoạt động

Có thể nói, gần 10 năm đầu của quan hệ Trung- Xô là thời kỳ “ liên minh hữu nghị, hợp tác và tương trợ”, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc thế giới

Giai đoạn thứ hai- Thời kỳ đối kháng ( từ 1960- 1979):

Cuối những năm 50 của thế kỷ trước, những mâu thuẫn giữa hai nước Trung – Xô bắt đầu bộc lộ rõ Do các nguyên nhân như: Đặc điểm tính cách của lãnh đạo, bất đồng về lợi ích,…những khác biệt và mâu thuẫn này không những không được khoả lấp ngược lại càng trở nên sâu sắc, cuối cùng dẫn đến sự tan rã của quan hệ đồng minh Hai nước bước sang con đường đối kháng Thời kỳ này, hai nước tuyệt giao về chính trị, đối lập về quân sự Liên Xô liên tục tăng cường lực lượng quân sự ở biên giới Xô – Trung Số đạn đạo bố trí ở đây chiếm 1/3 toàn bộ đạn đạo của Liên Xô Trung Quốc cũng tăng cường phòng ngự ở biên giới, tiêu tốn rất nhiều nhân lực, vật chất và của cải Đỉnh cao của mâu thuẫn biên giới là cuộc xung đột vũ trang tháng 3/1969 tại đảo Trân Bảo, khiến cho quan hệ hai nước trở nên vô cùng căng thẳng Đặc biệt, Cách mạng văn hoá- một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ Trung Quốc đã đẩy mâu thuẫn Xô- Trung lên tới cực điểm Hai nước cắt đứt hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục và văn hoá Kim ngạch thương mại hạ thấp

Sau xung đột vũ trang biên giới tháng 3/1969, mặc dù có một số dấu hiệu tích cực nhưng quan hệ hai nước vẫn tiếp tục căng thẳng Hai bên vẫn tiếp tục tuyên truyền chống phá lẫn nhau Hiến pháp năm 1975 của Trung Quốc nêu rõ, Trung Quốc chịu sự đe doạ của “đế quốc xã hội chủ nghĩa” và nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang Trung Quốc là chuẩn bị chống lại sự xâm lược của “đế quốc xã hội chủ nghĩa”

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:

1 Đỗ Minh Cao, “ Hợp tác năng lượng Nga- Trung những năm đầu thế

kỷ, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 5/2005

2 Nguyễn Hữu Cát, “ Quan hệ đối tác chiến lược Việt- Nga trong chính sách đối ngoại của hai nước đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6/2006

3 Hồ An Cương ( chủ biên), “ Trung Quốc- những chiến lược lớn”, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003

4 Hồ Châu, “ Chiến lược đối ngoại của Nga thời kỳ Tổng thống Putin”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 3/2001

5 Phan Anh Dũng, “ Những động thái mới trong quan hệ Nga- ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1/2006

6 Trần Văn Đào- Phan Doãn Nam, “Giáo trình Lịch sử Quan hệ quốc

tế 1945- 1990”, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2001

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, “ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc”, các lần thứ VII, VIII, IX và X Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8 Đại sứ Nga V.V Fêraximôv, “ Việt Nam và Liên bang Nga có thể tận dụng nhiều hơn những tiềm năng hợp tác song phương”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5/2005

9 Nguyễn An Hà, “ Chính sách đối ngoại của Nga với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6/2002

10 Học viện Quan hệ Quốc tế, Chuyên khảo “ Các vấn đề quốc tế và ngoại giao Việt Nam”, Thông tin khoa học Quan hệ Quốc tế, tập I, 6/2000

11 Quách Quang Hồng, “ Quan hệ bạn bè chiến lược Trung - Nga thời

kỳ sau Chiến tranh lạnh”, Chuyên khảo “ Các vấn đề quốc tế và

Ngày đăng: 15/12/2017, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w