1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU hình trầm cảm và các yếu tố liên quan

36 2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 97,2 KB

Nội dung

Theo Tổ chức Y tế Thế giới trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú hoặc niềm vui, có cảm giác tội lỗi hay tự đánh giá thấp giá trị bản thân, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung 33. Trầm cảm hiện nay đang là vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng và xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới(2008) 32 khuyến cáo đến năm 2030, trầm cảm sẽ trở thành một trong hai nguyên nhân hàng đầu đưa đến những năm sống mất đi do tàn tật trên toàn thế giới. Trầm cảm làm cho người bệnh bị gián đoạn học tập, lao động và tách rời xã hội, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.Sinh viên Y Khoa nói chung được xem là đối tượng có nguy cơ caođối với trầm cảm12, 14, 15, 20.Theo các nghiên cứu ở sinh viên Y tiến hành tại Ai Cập và Malaysia cho thấy tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm lần lượt là 63,6% và34,9%11, 28. Là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất để thực hiện những y lệnh của bác sĩ trong tương lai. Sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học trong quá trình đào tạo tại trường phải chịu áp lực học tập cao, chương trình đào tạo nặng nề, thực hành lâm sàng và thường xuyên chứng kiến sự đau đớn của bệnh nhân tại các khoa phòng.Do đó, sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học là đối tượng phải đối mặt với nguy cơ cao về trầm cảm. Một nghiên cứu ở sinh viên Điều Dưỡng tiến hành tại Iran cho thấy tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm là 38,7%27. Tỷ lệ này ở sinh viên Điều Dưỡng của Hy Lạp là 43,9%22. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên y khoa. Theo tác giả Trần Quỳnh Anh nghiên cứu trên 8 trường đại học y của Việt Nam năm 2013, cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên y đa khoa là 43,2%10. Một nghiên cứu khác về trầm cảm ở sinh viên Điều Dưỡng đại học y Thái Nguyên năm 2012, 45,6% sinh viên được báo cáo điểm số cho thấy có trầm cảm 18.Từ đó cho thấy trầm cảm ở sinh viên y khoa của Việt Nam là tương đồng với các kết quả tìm thấy trên thế giới và ở mức cao. Tình trạng này sẽ gây ra các hậu quả như ảnh hưởng đến khả năng và kết quả học tập; kỹ năng thực hành lâm sàng, thực hành nghề nghiệp trong tương lai và nặng nề hơn có thể dẫn tới hành vi tự tử. Vì vậy, việc nhận thức được thực trạng của rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn cho công tác dự phòng, chăm sóc và điều trị.Mặt khác, nghiên cứu về trầm cảm trên đối tượng sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học Trường Đại học Y Dược Huế vẫn chưa từng được thực hiện. Do đó, việc thực hiện một nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học là cần thiết nhằm cung cấp những bằng chứng có giá trị cho nhà trường, giảng viên và các sinh viên trong việc dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên. Từ đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn cán bộ y tế trong tương lai. 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.1.1. Đối tượng nghiên cứuSinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học hệ chính quy từ năm 1 đến năm 4, Trường Đại học Y Dược Huế năm học 20152016.Tiêu chuẩn lựa chọn : Sinh viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu và có mặt tại thời điểm lấy số liệu nghiên cứu.Tiêu chuẩn loại trừ:Sinh viên không đồng ý tham gia vào nghiên cứu hoặc không có mặt tại thời điểm lấy số liệu nghiên cứu.Sinh viên các chuyên ngành khác và sinh viên

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu tình hình trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học hệ chính quy Trường Đại

học Y Dược Huế

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặctrưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú hoặc niềm vui, có cảm giác tội lỗi hay tự đánh giáthấp giá trị bản thân, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kémtập trung [33] Trầm cảm hiện nay đang là vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâmcủa cộng đồng và xã hội Tổ chức Y tế Thế giới(2008) [32] khuyến cáo đến năm

2030, trầm cảm sẽ trở thành một trong hai nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhữngnăm sống mất đi do tàn tật trên toàn thế giới Trầm cảm làm cho người bệnh bị giánđoạn học tập, lao động và tách rời xã hội, không những ảnh hưởng đến sức khỏe,bệnh tật cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội

Sinh viên Y Khoa nói chung được xem là đối tượng có nguy cơ caođối vớitrầm cảm[12], [14], [15], [20].Theo các nghiên cứu ở sinh viên Y tiến hành tại AiCập và Malaysia cho thấy tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm lần lượt là 63,6%và34,9%[11], [28] Là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất để thựchiện những y lệnh của bác sĩ trong tương lai Sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Yhọc trong quá trình đào tạo tại trường phải chịu áp lực học tập cao, chương trình đàotạo nặng nề, thực hành lâm sàng và thường xuyên chứng kiến sự đau đớn của bệnhnhân tại các khoa phòng.Do đó, sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học là đốitượng phải đối mặt với nguy cơ cao về trầm cảm Một nghiên cứu ở sinh viên ĐiềuDưỡng tiến hành tại Iran cho thấy tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm là 38,7%[27] Tỷ lệnày ở sinh viên Điều Dưỡng của Hy Lạp là 43,9%[22] Ở Việt Nam trong nhữngnăm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên ykhoa Theo tác giả Trần Quỳnh Anh nghiên cứu trên 8 trường đại học y của ViệtNam năm 2013, cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên y đa khoa là 43,2%[10] Mộtnghiên cứu khác về trầm cảm ở sinh viên Điều Dưỡng đại học y Thái Nguyên năm

2012, 45,6% sinh viên được báo cáo điểm số cho thấy có trầm cảm [18]

Từ đó cho thấy trầm cảm ở sinh viên y khoa của Việt Nam là tương đồng vớicác kết quả tìm thấy trên thế giới và ở mức cao Tình trạng này sẽ gây ra các hậuquả như ảnh hưởng đến khả năng và kết quả học tập; kỹ năng thực hành lâm sàng,

Trang 3

thực hành nghề nghiệp trong tương lai và nặng nề hơn có thể dẫn tới hành vi tự tử.

Vì vậy, việc nhận thức được thực trạng của rối loạn trầm cảm và các yếu tố liênquan ở sinh viên y khoa có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn cho công tác dự phòng,chăm sóc và điều trị

Mặt khác, nghiên cứu về trầm cảm trên đối tượng sinh viên Điều Dưỡng và Kỹthuật Y học Trường Đại học Y Dược Huế vẫn chưa từng được thực hiện Do đó, việcthực hiện một nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học làcần thiết nhằm cung cấp những bằng chứng có giá trị cho nhà trường, giảng viên vàcác sinh viên trong việc dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên Từ

đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn cán bộ y tế trong tương lai

Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học hệ chính quy Trường Đại học Y Dược Huế”.

Nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau đây:

1 Xác định tỷ lệ trầm cảm theo các mức độ ở sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học hệ chính quy tại Trường Đại học Y Dược Huế.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên Điều Dưỡng

và Kỹ thuật Y học hệ chính quy tại Trường Đại học Y Dược Huế.

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 TRẦM CẢM

1.1.1 Một số khái niệm về trầm cảm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổbiến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú hoặc niềm vui, có cảm giác tội lỗi hay tựđánh giá thấp giá trị bản thân, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi

và kém tập trung [33]

Các giai đoạn trầm cảm điển hình (Major depressive period)[1]: giai đoạn trầmcảm thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện của hội chứng suy nhược

và khí sắc ngày càng suy giảm sau đó xuất hiện đủ bộ 3 triệu chứng trầm cảm:

- Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect): là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiệnbằng cảm xúc buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thất vọng, cótrạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, buồn không lối thoát dễ dẫn đến tự sát

- Tư duy bị ức chế (Depressed thinking): quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi

ức khó khăn, tư duy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm, bi quan, xấu hổ, tủinhục, bất hạnh nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội hoặc tựbuộc tội dễ dẫn đến tự sát

- Hoạt động bị ức chế (Depressed activity): bệnh nhân ngồi im hoặc nằm imlìm hàng giờ, khom lưng, cúi đầu, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạtđộng bị ức chế hoặc những hành vi đơn điệu, đi lờ đờ, quanh quẩn trong phòng

1.1.2 Nguyên nhân và ảnh hưởng của trầm cảm

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần (National Institude of Mental Health)nguyênnhân của trầm cảm là do các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và các sang chấn

về mặt tâm lý [25]

Có nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm, có thể tập trung vào các nhóm nguyênnhân chính sau đây:

Trang 5

Di truyền và sự thay đổi các chất sinh hóa não: các nghiên cứu ở những cặpsinh đôi và những người cùng huyết thống cho thấy có vai trò của yếu tố di truyềntrong bệnh nguyên của trầm cảm Theo Kaplan và Sadock, các cặp sinh đôi cùngtrứng nếu một người mắc trầm cảm thì người còn lại có nguy cơ mắc trầm cảm là50%, trong khi tỷ lệ này ở những cặp sinh đôi khác trứng là 25% Thay đổi các chấtsinh hóa não do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não nhưserotonin, dopamin, norepinephrin, epinephrin, thường dẫn đến trầm cảm nặng cóthể có ý tưởng và hành vi tự sát kèm theo các rối loạn loạn thần như hoang tưởng bịtội, ảo thanh sai khiến tự sát[1].

Do bệnh thực thể ở não và sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác độngtâm thần: chấn thương sọ não, viêm não, u não, những rối loạn và tổn thương cấutrúc này làm giảm ngưỡng chịu đựng các sang chấn tâm lý của cơ thể, chỉ cần mộttác động nhỏ cũng có thể gây ra các rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm Heroin,Amphetamin (thuốc lắc), rượu, thuốc lá, đặc điểm chung của các chất này là giaiđoạn đầu thường gây kích thích, sảng khoái, hưng phấn nhưng sau đó thường rơivào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế hoạt động tâm thần(giai đoạn ức chế)[1]

Các yếu tố tâm lý xã hội và môi trường: các sang chấn tâm lý là nguyên nhânthường gặp gây trầm cảm Sang chấn tâm lý có thể đến từ bên ngoài cơ thể nhưnhững mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, công việc, cuộc sống, hoặc cũng có thểđến từ bên trong cơ thể do bị các bệnh nặng, bệnh nan y (ung thư, ) Môi trườngsống, văn hóa, kinh tế, xã hội, áp lực công việc, học tập, là những yếu tố có ảnhhưởng liên lục và kéo dài đến tâm lý của mỗi người Các điều kiện bất lợi trong cuộcsống hàng ngày có thể làm khởi phát cũng như tái phát các gia đoạn trầm cảm [1].Trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố xã hội, tâm lý

và sinh học Ngoài ra còn có mối tương quan giữa trầm cảm và sức khỏe thể chất.Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy yếu đáng kể khả năng của mộtngười để thực hiện các hoạt động học tập, làm việc hoặc đối phó với khó khăn trongcuộc sống hàng ngày Nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến hành vi tự

tử Khi trầm cảm ở mức độ nhẹ, mọi người có thể được điều trị mà không cần dùng

Trang 6

thuốc nhưng khi trầm cảm ở mức độ vừa hoặc nặng thì cần phải kết hợp giữa điềutrị thuốc và phương pháp tâm lý trị liệu [33].

1.1.3 Chẩn đoán trầm cảm

1.1.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm trên lâm sàng

Dù ở mức độ nào điển hình hay không điển hình, mức độ nặng, trung bình haynhẹ thì chẩn đoán trầm cảm ở Việt Nam trong những năm gần đây đều áp dụng cácnguyên tắc chẩn đoán đã được mô tả trong ICD-10 [7] Trong đó phải có các triệuchứng đặc trưng sau:

1 Khí sắc trầm

2 Mất quan tâm thích thú

3 Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ

và thường có những triệu chứng phổ biến khác là:

1 Giảm sút sự tập trung và chú ý

2 Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin

3 Có ý tưởng bị tội, không xứng đáng

4 Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan

5 Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại cơ thể hoặc tự sát

6 Rối loạn giấc ngủ

7 Ăn ít ngon miệng

Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng "sinh học" đó là: sút cân (5% trọnglượng cơ thể trong vòng 4 tuần), giảm dục năng, ít ngủ, thức giấc sớm, sững sờ.Tình trạng bệnh lý thường kéo dài ít nhất 2 tuần

Trang 7

Trầm cảm mức độ vừa: khi bệnh nhân có ít nhất hai trong số ba triệu chứng đặctrưng và ít nhất ba trong số các triệu chứng phổ biến Các triệu chứng này gây khókhăn đáng kể trong việc tiếp tục các chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc các sinhhoạt trong gia đình Bệnh nhân có thể có hoặc không có các triệu chứng cơ thể [7].Trầm cảm mức độ nặng: khi bệnh nhân có cả ba triệu chứng đặc trưng và ítnhất bốn trong số các triệu chứng phổ biến, vài triệu chứng trong số này phải ở mức

độ nặng Trong giai đoạn trầm cảm mức độ nặng bệnh nhân không thể tiếp tục sinhhoạt và làm việc được [7]

1.1.3.2 Chẩn đoán sàng lọc trầm cảm

Bên cạnh các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm trên lâm sàng thì cũng có nhữngthang điểm trắc nghiệm được sử dụng để chẩn đoán trầm cảm có thể sử dụng rộngrãi ở cộng đồng như một công cụ sàng lọc hữu hiệu nhằm tìm ra một số lượng nhỏnhững đối tượng trong quần thể được dự đoán là có trầm cảm và đưa đến nhữngchẩn đoán chuyên khoa cao hơn Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá cácmức độ trầm cảm, trong đó có các thang điểm trắc nghiệm được dùng phổ biến như:trắc nghiệm của Beck và Hamilton, thang đánh giá trầm cảm The Centre forEpidemiological Studies- Depression Scale (CES-D), thang đo Depression AnxietyStress Scales (DASS),…

Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton, ra đời năm 1960, là một phương phápđơn giản để đánh giá bằng định lượng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trầmcảm, để chứng minh những chuyển biến của rối loạn này trong quá trình điều trị.Thang điểm được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi gồm 14 câu, trong đó 7 câu để đánhgiá mức độ trầm cảm và 7 câu đánh giá mức độ lo âu

Thang tự đánh giá trầm cảm Beck Depression Inventory (BDI), được Beck AT(Mỹ) và cộng sự xây dựng năm 1961, gợi ý từ những quan sát lâm sàng bệnh nhântrầm cảm, nhất là từ liệu pháp tâm thần Thang đo gồm 21 câu hỏi có các đề mục để

đo lường mức độ của các triệu chứng cả về mặt tâm lý và về mặt cơ thể Test này đãđược dùng rất phổ biến trên thế giời trong nhiều năm qua, được WHO công nhậnđểđánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị Ở ViệtNam thang đo này đã được chuẩn hóa và dùng phổ biến tại Viện Sức Khỏe Tâm

Trang 8

Thần Quốc Gia từ năm 1989.

Thang đánh giá trầm cảm CES-D, ra đời năm 1977 Ưu điểm của thang đánhgiá này là sử dụng được ở cộng đồng để phân biệt các trường hợp có nguy cơ trầmcảm cần phải có can thiệp tiếp Thang đo này đã được đánh giá về tính giá trị và độtin cây đối với đối tượng vị thành niên ở Việt Nam.Thang đánh giá gồm 20 câu.Các câu hỏi trong thang đo ngắn gọn và dễ sử dụng Được thiết kế bao gồm cáctriệu chứng chính của trầm cảm được xác định với sự nhấn mạnh vào các phần tìnhcảm : trầm cảm tâm trạng, cảm giác tội lỗi và vô dụng, cảm giác bất lực và tuyệtvọng, chậm phát triển tâm thần, mất cảm giác ngon miệng và rối loạn giấc ngủ Haimươi câu hỏi về cảm xúc thanh thiếu niên hoặc hành vi liên quan đến triệu chứngtrầm cảm CES-D được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu ở cộng đồng [26].Thang đo tự đánh giá về trầm cảm, lo âu, stress trên đối tượng vị thành niên vàngười trưởng thành – DASS được phát triển bởi Livibond and Livibond năm 1995,nhằm đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress mà chủ thể nhận thấy về cuộc sốngcủa họ trong tuần vừa qua Thang đo bao gồm hai phiên bản DASS-42 và DASS-21.Phiên bản DASS-21 thang đo được chia là 3 phần mỗi phần 7 câu để hỏi về trầmcảm, lo âu và stress Sử dụng thang đo này có thể đo lường đồng thời cả 3 triệuchứng [15]

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN

Y KHOA

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Cùng với nhịp phát triển kinh tế, xã hội của thế giới trầm cảm ở thanh niên và

vị thành niên cũng xuất hiện và ngày càng phổ biến Bên cạnh các yếu tố tác độngnhư những đối tượng khác, sinh viên y khoa (SVYK) còn phải chịu áp lực học tậpcao hơn Do đó, trầm cảm ởSVYK cũng nhận được sự quan tâm lớn

Các nghiên cứu về trầm cảm ở đối tượng SVYKđã được thực hiện ở rất nhiềunơi trên thế giới Trong những năm gần đây cũng được tiến hành phổ biến ở Châu Á,Châu Phi và cho thấy một tỷ lệ trầm cảm ở mức cao Trong đó có thể kể đến một vàinghiên cứu mà kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm thuộc nhóm cao điển hìnhlà: nghiên cứu cắt ngang của Ayat R.Abdallah [11]tiến hành trên 379 SVYK năm thứ

Trang 9

nhất, đại học Menoufiya, Ai Cập, nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress và xácđịnh các yếu tố liên quan Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS-21, kết quả nghiêncứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm trong sinh viên (SV) là 63,6% và mức độ vừa phải chiếm

ưu thế.Nghiên cứu cắt ngang của Shawaz Iqbal, Sandhya Gupta và E Venkatarao[19] thực hiện tạiViệnKhoa học Y khoaởBhubaneswar, Orissa, Ấn Độ, nhằm nghiêncứu về stress, lo âu và trầm cảm trong số SV y chưa tốt nghiệp và mối liên quan vớicác đặc điểm xã hội - nhân khẩu học, sử dụng thang đo DASS-42 Kết quả nghiêncứu cho thấy hơn một nửasố người được hỏiđã bị ảnh hưởngbởitrầm cảm51,3% (trầmcảm mức độ vừa trở lên là: 36,5%)

Tỷ lệ trầm cảm thấp hơn được tìm thấy trong kết quả của các nghiên cứu như:Nghiên cứu về trầm cảm, lo âu và các nhân tố liên quan ở SV y của Tabassum Alvi

và cộng sự [9], tiến hành trên 279 SV y tại đại học Wah, Pakistan, năm 2010, sửdụng thang đo BDI cho thấy trầm cảm tìm thấy ở 35,1% SV trong đó trầm cảm nhẹ19,7%, vừa 11,1% và nặng 4,3% Nghiên cứu cắt ngang của Saravanan C và Wilks

R [28] tiến hành năm 2014 nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm và lo âu trong một mẫugồm 358 SVYK học tại một trường đại học tư nhân ở Malaysia, nghiên cứu có sửdụng thang đo DASS-21 cũng cho biết rằng34,9% (� = 125) SVđã được báo cáo là

có trầm cảm

Bên cạnh những nghiên cứu ở đối tượng SVYK nói chung thì một số nghiêncứu ở đối tượng SV Điều Dưỡng (ĐD) cũng đã được tiến hành và kết quả nghiêncứu thể hiệntỷ lệ trầm cảm ở mức còn cao hơn kết quả nghiên cứu ở Pakistan vàMalaysia tiến hành trên đối tượng SV y như: Nghiên cứu ở 142 SVĐD của KhoaĐiều Dưỡng Viện Giáo dục Công nghệ Thessaloniki, sử dụng thang đo BeckDepression Inventory – II (BDI-II) Kết quả nghiên cứu cho thấy 43,9% đối tượngnghiên cứu có trải qua các triệu chứng trầm cảm (mức độ nghiêm trọng: 30% nhẹ,6% trung bình, 8% nặng) [22] Nghiên cứu cắt ngang của FatemehRezayat và Nahid Dehghan Nayeri [27] về mức độ của trầm cảm và sự quả quyếttrong SV ĐD được tiến hành tại đại học Khoa học y tế Tehran, Iran, năm 2012, sửdụng thang đo BDI Kết quả nghiên cứu cho thấy 38,7% SV đã bị trầm cảm từ nhẹ

Trang 10

đến nặng.

Bên cạnh tỷ lệ trầm cảm thì các yếu tố liên quan đến trầm cảm cũng được tìmthấy trong các nghiên cứu trên với các yếu tố điển hình được khảo sát thuộc về cácyếu tố nhân khẩu học, yếu tố liên quan đến học tập của đối tượng nghiên cứu như:nghiên cứucủa Tabassum Alvi [9] cho biết trầm cảm phổ biến hơn ở SV năm 2 (tỷ lệ43%), tuổi (p=0,013), giới (p=0,016), không bằng lòng với kết quả thi cử (p=0,002),quá sức với thời hạn kiểm tra (p=0,002) có sự liên quan đáng kể với trầm cảm.Nghiên cứu của Ayat R.Abdallah[11] kết luận các yếu tố có mối liên quan với trầmcảm là: nam giới, ở nông thôn, sống một mình, khó khăn trong học tiếng anh cónguy cơ cao mắc trầm cảm Nghiên cứu của Shawaz Iqbal[19] cũng cho biết điểm

số cao hơn của bệnh trầm cảm được tìm thấy có liên quan với giới tính nữ, học kỳthấp (tỷ lệ mắc bệnh đã được tìm thấy nhiều hơn ở học kỳ thứ 5) Khác với kết quảcủa Alvi [9] kết quả nghiên cứu của Melassa-HalikiopoulouC.[22] ở SV ĐD lại ghinhận điểm số trầm cảm thấp nhất ở SV năm 2 trong khi đó lại tăng cao hơn ở năm 1

và năm 3 Mặt khác, nghiên cứu của Saravanan C và Wilks R.[28] lại cho thấy rằngkhông có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa giới tính, năm học hoặc giai đoạn đào tạovới sự tồn tại hay không tồn tại của trầm cảm

Các yếu tố liên quan khác cũng được tìm hiểu như: liên quan giữa sự quyếtđoán và trầm cảm ở nghiên cứu của Fatemeh Rezayat và Nahid Dehghan Nayeri

[27] trong số SV ĐDcho thấy một mối tương quan nghịch đảo ở mức trung bình (r =0,314 và p<0,001) giữa sự quyết đoán và trầm cảm và mối quan hệ có ý nghĩa giữatrầm cảm và quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu (p = 0,001).Hơn nữa theo nghiêncứu của Shawaz Iqbal [19] thì các yếu tố:tuổi trẻ, không hút thuốc, học sinh hàilòng với nền giáo dục thì có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn

1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Cùng với quá trình đi lên của đất nước từ một nước nghèo gia nhập vào nhómcác nước đang phát triển thì sự xuất hiện và gia tăng của trầm cảm đặc biệt là trầmcảm ở đối tượng thanh thiếu niên cũng được chú ý với một loạt các nghiên cứu vềtrầm cảm và các yếu tố liên quan với nó trên các đối tượng khác nhau Tương tựnhư ở các quốc gia khác thì đối tượng SV y của Việt Nam cũng là đối tượng đượclựa chọn tham gia nhiều vào các nghiên cứu về trầm cảm với quy mô nghiên cứu

Trang 11

lớn nhỏ và sự phân bố trải dài trên khắp các trường y của nước ta.

Kết quảcác nghiên cứu đưa ra cũng cho thấy một tỷ lệ ở mức tương đối caocủa trầm cảm trong SV các trường y tại nước ta nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấphơn so với tỷ lệ trầm cảm tìm thấy ở đối tượng SV y trên thế giới cụ thể: kết quảcủanghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2099 SV y các năm 1, 3 và 5 tại tám trường ycủa Việt Nam do nhóm tác giả Trần Quỳnh Anh, Michael P Dunne, Hoạt Lưu Ngọc[10] thực hiện về hạnh phúc, trầm cảm và ý định tự sát trong số SV y của Việt Nam,

sử dụng thang đo CES-D để đo lường mức độ trầm cảm Kết quả nghiên cứu chothấy khoảng 25% SV có trải qua trầm cảm mức độ nhẹ trong thời gian gần đây.Mộtnghiên cứu nhỏ hơn ở đối tượng SV yđa khoa trường đại học Y Hà Nộicủa tácgiảNguyễn Thị Bích Liên [3], sử dụng thang đo CES-D cho thấy tỷ lệ SV có nguy

cơ trầm cảm cao là 47,6%

Tỷ lệ trầm cảm thấp hơn được tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả Trần ThịKim Trang [8]tiến hành trên 483 SV năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt Đại học YDược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM)trong tháng 6/2011nhằm khảo sáttình trạng stress, lo âu và trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu Sử dụng thang đánh giáDASS -21 Kết quả cho thấy tỷ lệ SV bị trầm cảm 28,8% (mức độ nhẹ, vừa, nặng vàrất nặng lần lượt là: 11,2%, 8,1%, 0,8%, 2,3%).Nghiên cứu của tác giả Nguyễn VănHùng [16] về mối liên quan giữa chiến lược học tập tự điều chỉnh với thành tích họctập và sức khỏe tâm thần trên 1246 SV y khoa từ năm 1 đến năm 5 trường Đại học YDược Huế có sử dụng thang đo DASS-21 Kết quả nghiên cứu cho biết tỷ lệ trầmcảm trong SV ở mức độ vừa trở lên là: 22,8%

Ngoài các nghiên cứu tiến hành trên đối tượng y đa khoa, nghiên cứu về trầmcảm ở các đối tượng khác cũng đang được chú trọng như: nghiên cứu về trầm cảm

và các yếu tố liên quan đến trầm cảm trong SV ĐDtại trường đại học Y TháiNguyên, năm 2011 của tác giả Hoàng Minh Hương [18], sử dụng thang đo CES-D.Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 45,6% SV ĐDcó điểm số được báo cáo là trầmcảm (CES-D ≥ 16) Cũng báo cáo tỷ lệ trầm cảm ở SV là 45,6%(trong đó trầm cảmmức độ vừa trở lên là 24,3%) là kết quả củanghiên cứu về trầm cảm, lo âu và stress

ở đối tượng SV y học dự phòng hệ chính quy năm 2015 của tác giả Nguyễn Tất Hòa

Trang 12

[2] được thực hiện tại trường Đại học Y Dược Huế, sử dụng thang đo DASS- 21.Các yếu tố liên quan đến trầm cảm rất đa dạng cũng được tìm hiểu trong cácnghiên cứu này chủ yếu thuộc về các yếu tố nhân khẩu học và các yếu tố thuộc vềlối sống, mối quan hệ cá nhân và đặc điểm môi trường học tập Các yếu tố có liênquan đến trầm cảm được tìm thấy trong các nghiên cứu như: nghiên cứu của tác giảTrần Quỳnh Anh[10]cho thấy SV nữ nói chung và SV năm nhất trải qua mức độtrầm cảm cao hơn Khó khăn về tài chính, có vấn đề với các mối quan hệ bao gồm

cả sự chia tay với người yêu và xung đột với bố mẹ có ảnh hưởng bất lợi mạnh mẽtới sức khỏe tâm thần cũng có liên quan đến trầm cảm

Theo nghiên cứu cắt ngang về trầm cảm, ý định tự sát và lo âu ở SVYK miềntrung Việt Nam: tỷ lệ và các yếu tố liên quan được thực hiện bởi nhóm tác giả VõVăn Thắng, Trần Bình Thắng, Trần Quỳnh Anh và Michael P Dunne[6]đã tìm ra cácyếu tố liên quan đến trầm cảm là: giới tính (nữ), hôn nhân bố mẹ (ly dị/ly thân), nghềnghiệp mẹ (nông dân), điểm tổng kết năm học và những sự kiện căng thẳng trongcuộc sống.Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên [3] thì cho kết quả SV nữ có nguy

cơ trầm cảm lớn hơn 0,51 lần so với nam Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầmcảm: không hài lòng trong các mối quan hệ với gia đình; mất người thân, bạn thân;giảm sút sức khỏe; tăng áp lực học hành theo đó SV có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2lần ở những bạn có tăng áp lực học hành Nghiên cứu không tìm thấy sự liên quangiữa trầm cảm với các yếu tố: năm học và các biện pháp ứng phó với khó khăn.Trái ngược với các kết quả rằng SV nữ cho thấy tỷ lệ trầm cảm cao hơn thì kếtquả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, Michael Dunne[5]lại cho thấy

SV nữ ít trầm cảm hơn SV nam Những yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến mức độtrầm cảm của SV nam trong khi những yếu tố liên quan đến môi trường học tập cómối liên hệ mạnh mẽ với mức độ trầm cảm của SV nữ Nghiên cứu của Trần ThịKim Trang [8]cho thấy không khác biệt giữa các mức độ trầm cảm theo nguồn cưtrú và giới tính, riêng với giới tính thì trầm cảm nhất là ở mức độ nặng và rất nặngthì nam nhiều hơn nữ

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hùng [17]cho thấy phương pháp học tập

có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của SV, cụ thể là việc áp dụng chiến lược họctập tự điều chỉnh giúp giảm mức độ nghiêm trọng của trầm cảm ở SV, từ đó góp

Trang 13

phần nâng cao thành tích học tập.Nghiên cứu còn tìm được các yếu tố khác liênquan với trầm cảm, lo âu và stress là tài chính khó khăn, mất người thân và tiền sửgia đình Nghiên cứu không tìm được mối liên quan giữa trầm cảm với giớitính.Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tất Hòa [2] cũng đã tìm được các yếu tố nguy

cơ với trầm cảm: ở trọ (nhất là ở trọ với người quen hoặc với bạn), cảm thấy áp lựchọc tập nặng nề, gặp khó khăn trong tìm kiếm phương pháp học tập phù hợp, thiếutrang bị máy vi tính phục vụ học tập, tình trạng tài chính khó khăn, hiện tại đang bấthòa với người yêu, tiền sử gia đình, chọn biện pháp ứng phó với tiêu cực là tự giảiquyết hoặc không làm gì khi gặp khó khăn Các yếu tố bảo vệ được tìm thấy là: cóbạn thân, tập thể dục thường xuyên, hài lòng với mối quan hệ gia đình, bạn bè, chọnbiện pháp ứng phó tích cực là tâm sự với bạn bè khi gặp khó khăn

1.3.Mô tả địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Y Dược Huế

Trường Đại học Y Dược Huế là một trong số 8 trường đại học thuộc đại họcHuế nằm ở trung tâm thành phố Huế được thành lập vào năm 1957 Hiện nay cóhơn 10.000 SV đang học tập và nghiên cứu tại trường Các đối tượng đang đượctrường đào tạo gồm: hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm và hệ sau đại học Năm

2004, khoa Điều Dưỡng, trường Đại học Y Dược Huế được thành lập trên cơ sởcủa bộ môn Điều Dưỡng (1998) Từ đó bắt đầu đào tạo cử nhân Điều Dưỡng chínhquy hệ 4 năm Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Y Học (KTYH) hệ chính quy 4năm, gồm 3 mảng chính: xét nghiệm, vật lý trị liệu và chẩn đoán hình ảnh Hiệnnay, nhà trường chính thức tách ngành KTYH thành hai chuyên ngành riêng biệt

đó là kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học nhằm đào tạo đượcnhững kỹ thuật viên y học có đạo đức, có kiến thức và giỏi về kỹ năng nghềnghiệp chuyên môn

Trang 14

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên Điều Dưỡng và Kỹ thuật Y học hệ chính quy từ năm 1 đến năm 4,Trường Đại học Y Dược Huế năm học 2015-2016

Tiêu chuẩn lựa chọn : Sinh viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu và có mặt tạithời điểm lấy số liệu nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Sinh viên không đồng ý tham gia vào nghiên cứu hoặc không có mặt tại thờiđiểm lấy số liệu nghiên cứu

- Sinh viên các chuyên ngành khác và sinh viên không nằm trong hệ đào tạochính quy không nằm trong mẫu nghiên cứu này

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng, mô tả cắt ngang

2.2.2 Phương pháp tính cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể:

n = Z2(1 - ) x Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra trên SV

α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 thì Z(1-α/2) = Z0,975 = 1,96 (trị số từ phânphối chuẩn)

d: sai số cho phép giữa tỷ lệ trầm cảm thu được từ mẫu nhiễn cứu (p) và tỷ lệtrầm cảm thực của quần thể (P), ở đây ta lấy d= 0,05

p: tỷ lệ ước đoán của quần thể =0,456 (theo nghiên cứu “Tỷ lệ và các yếu tố

Trang 15

liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên y học dự phòng hệ chính quy Trường Đại học Y Dược Huế” của tác giả Nguyễn Tất Hòa năm 2015, kết quả thu

được là có 45,6% SV có trầm cảm trong tổng số 423 SV tham gia nghiên cứu) [2].Thay vào công thức trên, ta được:

n = Z2(1 - ) x = 1,962 x = 382 SVThêm 10% số mẫu tối thiểu dự trù trường hợp một số mẫu có thể bị mất trongquá trình thu thập số liệu Khi đó, ta tính được cỡ mẫu là: 382 + 382 x 0,1 = 421 SV

Để tăng độ chính xác của nghiên cứu ta chọn cỡ mẫu của nghiên cứu là:n=450 SV

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ gồm 2 giai đoạn:Giai đoạn 1: Phân tầng theo tỷ lệ đối với từng năm học theo ngành

Giai đoạn 2: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo tỷ lệ đối với từng lớp

2.2.3.1 Tính toán số mẫu phù hợp với tỷ lệ cho mỗi tầng

Số mẫu phù hợp theo tỷ lệ cho mỗi tầng được tính toán dựa trên công thức:

ni = n x Trong đó:

ni: Cỡ mẫu của tầng i

n: Cỡ mẫu nghiên cứu

Ni: Số lượng quần thể tầng i

N: Số lượng của quần thể

Sinh viên ngành Điều Dưỡng năm 1 có Ni = 151 sinh viên, cỡ mẫu của nghiên cứun=450, số lượng SV của cả hai ngành là N=870 Thay vào công thức trên ta có:

n(Điều Dưỡng 1) = 151 x = 78 SV

Trang 16

Tương tự vậy, ta có thể tính số SV được chọn vào mẫu trong mỗi ngànhnhư sau:

Bảng 2.1.Số sinh viên được chọn vào mẫu nghiên cứu

2.2.3.2 Chọn số sinh viên vào mẫu trong mỗi lớp

Sau khi có danh sách các lớp theo ngành học và theo năm học Tiến hành lậpkhung mẫu bằng cách sắp xếp lại thứ tự tất cả các SV theo trật tự a, b, c, của từngnăm theo ngành học Sau đó, ta tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra đủ

số mẫu cần thiết

2.3 CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU

2.3.1 Công cụ thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền ẩn danh đã được thiết kế sẵn, bộ câu hỏi gồm 3 phần:Phần 1: Thu thập thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giớitính, dân tộc, ngành học, năm học,…)

Phần 2: Thu thập thông tin về các yếu tố liên quan đến trầm cảm bao gồm cảthang đo áp lực học tập Education Stress Scale for Adolescents (ESSA)

Phần 3: Hỏi về sự tự nhận thức tình trạng trầm cảm của đối tượng qua thang

Trang 17

đo mức độ trầm cảm BDI-II.

Để đánh giá mức độ trầm cảm của SV nghiên cứu sử dụng thang đo BDI-IIcủa Aaron T.Beck đã được chuẩn hóa và sử dụng ở rất nhiều nghiên cứu về trầmcảm trên thế giới Ở nước ta cũng được chuẩn hóa và sửdụng phổ biến tại Viện SứcKhỏe Tâm Thần Quốc Gia từ năm 1989

Để đánh giá áp lực học tập của SV nghiên cứu sử dụng thang đo áp lực học tậpESSA được phát triển năm 2010 Những yếu tố cấu trúc, tính thống nhất nội bộ, giátrị đồng thời và giá trị tiên đoán cũng như đánh giá độ tin cậy và sự vững mạnh củacác yếu tố cấu thành thang đo ESSA đã được kiểm chứng trong nghiên cứu tại SơnĐông, Trung Quốc [21]

2.3.1.1 Thang đo mức độ trầm cảm BDI-II

Thang đo BDI-II là công cụ dùng để đo lường sự tự nhận thức về mức độ trầmcảm được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến trên thế giới [9], [22], [27].BDIđược xây dựng vào năm 1961, chuẩn hóa vào năm 1969, đăng ký bản quyền vàonăm 1979 Phiên bản hai của bộ trắc nghiệm này BDI-II được xây dựng theo nhữngsửa đổi trong phiên bản sửa đổi lần thứ tư của sổ tay thống kê và chẩn đoán các rốiloạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ

Thang đo được xây dựng để đánh giá cường độ, mức độ và sự nhận thức vềtrầm cảm ở những người có nguy cơ, nhằm đo lường mức độ trầm cảm mà đốitượng tự nhận thấy về cuộc sống của họ trong 2 tuần vừa qua Thang đo gồm 21 đềmục, mỗi đề mục gồm bốn lựa chọn Mỗi lựa chọn được ấn định một điểm từ 0 đến

3, cho biết mức độ của các triệu chứng Các đề mục từ 1 đến 13 đánh giá các triệuchứng về mặt tâm lý, trong khi các đề mục từ 14 đến 21 là về các triệu chứng cơthể.Tổng điểm trầm cảm là tổng điểm thành phần của 21 câu Vì vậy, ta có điểmthấp nhất là 0 điểm và cao nhất là 63 điểm

Tổng điểm sẽ được so sánh với bảng thang điểm của của thang đo BDI-II đểđưa ra mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Trang 18

Bảng 2.2 Thang điểm phân chia mức độ trầm cảm theo BDI-II

Mức độ tin cậy của thang đo BDI-II :

Thang đo II có hệ số Cronbach’s alpha ở hầu hết các nghiên cứu về

BDI-II trung bình khoảng 0,9 (dao động trong khoảng 0,83-0,96) Điều này đảm bảo tínhnhất quán của thang đo khi hệ số Cronbach’s alpha > 0,7 Về mặt giá trị, thang đoBDI-II được so sánh với các thang đo khác sử dụng để đánh giá trầm cảm như thang

đo CES-D, HAM-D, SDS, MADRS, GDS cũng cho thấy tính đồng thời và hiệu lựccủa BDI-II ở mức khá cao, dao động 0,66-0,86 Về độ nhạy của thang đo, cácnghiên cứu về BDI-II đã báo cáo độ nhạy ≥ 0,7 và độ đặc hiệu là khoảng 75% vàcao hơn [31]

2.3.1.2 Thang đo áp lực học tập ESSA

Thang đo áp lực học tập ESSA là công cụ mới để đánh giá áp lực học tập được

sử dụng để đo lường tính chất đa chiều của căng thẳng trong học tập bao gồm: áplực từ việc học, lo lắng về điểm số, sự thất vọng, sự tự kỳ vọng và khối lượng côngviệc Với mục đích để xác định học sinh có nguy cơ rối loạn tâm thần thì thang đoESSA có thể phục vụ như là một công cụ hữu ích [24]

Thang đo này gồmcó 16 câu được chia thành 5 phần: áp lực từ việc học; lolắng về điểm số; sự thất vọng; sự tự kỳ vọng và khối lượng công việc Mỗi câu sửdụng thang điểm từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý) nhằm đo lườngmức độ stress trong học tập của đối tương nghiên cứu Tổng điểm stress là tổngđiểm thành phần của cả 16 câu Vì vậy, điểm thấp nhất là 16 và cao nhất là 80 điểmvới điểm số cao hơn chỉ mức độ căng thẳng hơn

Đánh giá độ tin cậy của thang đo ESSA :

Tính nhất quán giữa các câu hỏi: Hệ số Cronbach’s Alpha cho tổng số 16 câuhỏi của ESSA là 0,81 và các hệ số là 0,74, 0,71, 0,66, 0,66 và 0,75 cho năm yếu tốtương ứng Kết quả này cho thấy một mức độ tốt về nhất quán giữa các câu hỏi, nóđảm bảo tính nhất quán của thang đo khi hệ số Cronbach’s alpha chung > 0,7 tất cả

Ngày đăng: 15/12/2017, 08:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Tran Quynh Anh, Michael P.D., Luu Ngoc Hoat (2014), “Well-being, depression and suicidal ideation among medical students throughout Viet Nam”, Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy, 6(3), pp. 23-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Well-being,depression and suicidal ideation among medical students throughout VietNam”, "Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy
Tác giả: Tran Quynh Anh, Michael P.D., Luu Ngoc Hoat
Năm: 2014
11. Ayat R.Abdallah and Hala M.Gabr (2014), “Depression, anxiety and stress among first year medical students in an Egyptian public university”, International Research Journal of Medicine and Medical Sciences, 2(1), pp.11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Depression, anxiety and stressamong first year medical students in an Egyptian public university”,"International Research Journal of Medicine and Medical Sciences
Tác giả: Ayat R.Abdallah and Hala M.Gabr
Năm: 2014
12. Bayram N., Bilgel N., (2008),“The prevalence and socio-demographic correlations of depression, anxiety and stress among a group of university students”, Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol, 43, pp.667-672 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The prevalence and socio-demographiccorrelations of depression, anxiety and stress among a group ofuniversity students”, "Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol
Tác giả: Bayram N., Bilgel N
Năm: 2008
13. Crawford J.R., Henrry J.D. (2003), “The Depression Anxiety Stress Scales (DASS): Normative data and latent structure in a large non-clinical sample”, British Journal of Clinical Psychology, 42(2), pp. 111-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Depression Anxiety Stress Scales(DASS): Normative data and latent structure in a large non-clinical sample”,"British Journal of Clinical Psychology
Tác giả: Crawford J.R., Henrry J.D
Năm: 2003
14. Dahlin M., Joneborg N., Runeson B. (2005), “Stress and depression among medical students: a cross-sectional study”, MedicalEducation, 39(6), pp. 594–604 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress and depression amongmedical students: a cross-sectional study”, "MedicalEducation
Tác giả: Dahlin M., Joneborg N., Runeson B
Năm: 2005
15. Dyrbye L.N., Thomas M.R., Shanafelt T.D. (2006), “Systematic review of depression, anxiety, and other indicators of psychological distress among U.S.and Canadian medical students,” Academic Medicine, 81(4), pp. 354–373 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Systematic review ofdepression, anxiety, and other indicators of psychological distress among U.S.and Canadian medical students,” "Academic Medicine
Tác giả: Dyrbye L.N., Thomas M.R., Shanafelt T.D
Năm: 2006
16. Nguyen Van Hung (2013), “The relationships betwwen self-regulated learning and academic achivement and mental health among Vietnamese medical students: An accelerated prospective cohort study”, Doctoral dissertation on Public Health, Graduate School, Khon Kaen University, Khon Kaen, Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The relationships betwwen self-regulated learningand academic achivement and mental health among Vietnamese medicalstudents: An accelerated prospective cohort study”
Tác giả: Nguyen Van Hung
Năm: 2013
17. Nguyen Van Hung, Laohasiriwong W., Saengsuwan J., Thinkhamrop B., Wright P. (2014), “The relationships between the use of self-regulated learning strategies and depression among medical students: An accelerated prospective cohort study”, Psychology, Health and Medicine, 20(1), pp.59-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The relationships between the use of self-regulated learningstrategies and depression among medical students: An accelerated prospectivecohort study”, "Psychology, Health and Medicine
Tác giả: Nguyen Van Hung, Laohasiriwong W., Saengsuwan J., Thinkhamrop B., Wright P
Năm: 2014
19. IqbalS., Gupta S., VenkataraoE. (2015), “Stress, anxiety and depression among medical undergraduate students and their socio-demographic correlates”, Student IJMRIndian J Med Res,141, pp. 354 – 357 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress, anxiety and depression amongmedical undergraduate students and their socio-demographic correlates”,"Student IJMRIndian J Med Res
Tác giả: IqbalS., Gupta S., VenkataraoE
Năm: 2015
20. Jadoon N.A., Yaqoob R., Raza A., Shehzad M.A., Choudhry Z.S. (2010),“Anxiety and depression among medical students: A cross-sectional study”, Journal of the Pakistan Medical Association, 60(8), pp. 699-702 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety and depression among medical students: A cross-sectional study”,"Journal of the Pakistan Medical Association
Tác giả: Jadoon N.A., Yaqoob R., Raza A., Shehzad M.A., Choudhry Z.S
Năm: 2010
21. Jiandong S., Michael P.D., Xiang-Yu H., Ai-qiang X. (2011), “Educational stress scale for adolescents: development, validity and reliability with Chinese students”, Journal of Psychoeducational Assessment, 29(6), pp. 534-546 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Educationalstress scale for adolescents: development, validity and reliability with Chinesestudents”, "Journal of Psychoeducational Assessment
Tác giả: Jiandong S., Michael P.D., Xiang-Yu H., Ai-qiang X
Năm: 2011
22. Melassa-HalikiopoulouC., TsigaE., KhachatryanR., Papazisis G. (2011),“Suicidality And depressio symptoms among nursing students in northern Greece”,Health science journal, 5(2), pp. 90 – 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suicidality And depressio symptoms among nursing students in northernGreece”,"Health science journal
Tác giả: Melassa-HalikiopoulouC., TsigaE., KhachatryanR., Papazisis G
Năm: 2011
23. Mental Health Association NSW Inc (2009), “Building Resilence”, Mental health Week – FactSheet, pp. 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Building Resilence”, "Mentalhealth Week – FactSheet
Tác giả: Mental Health Association NSW Inc
Năm: 2009
24. Michael P.D., Sun J., Nguyen Do Nguyen (2010), “The influence of educational pressure on the mentalhealth of adolescents in east asia:Methods and tools for research”, Journal of Science Hue University, pp.109-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The influence of educationalpressure on the mentalhealth of adolescents in east asia:Methods and tools forresearch”, "Journal of Science Hue University
Tác giả: Michael P.D., Sun J., Nguyen Do Nguyen
Năm: 2010
25. National Institude of Mental Health (2015), Depression, Available online at http://www.nimh.nil.gov/health/topics/depression/index.shtml, Accessed in January 10, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Depression
Tác giả: National Institude of Mental Health
Năm: 2015
26. Radoloff L.S. (1977), “The CES-D scale: A self – report depression scale for research in the general population. Applied Psychological measurement 1977”, 1(3), pp. 385-401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The CES-D scale: A self – report depression scale forresearch in the general population. Applied Psychological measurement1977
Tác giả: Radoloff L.S
Năm: 1977
28. SaravananC., Wilks R.(2014),“Medical Students’Experience of and Reaction to Stress: The Role of Depression and Anxiety” The Scientific World Journal, 73, pp.73-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medical Students’Experience of and Reactionto Stress: The Role of Depression and Anxiety” "The Scientific World Journal
Tác giả: SaravananC., Wilks R
Năm: 2014
29. Sidana S., Kishore J., Gulati D., Jiloha R., Anand T. (2012), “Prevalence of depression in students of medical college in New Delhi: Across-sectional study”, Australasian Medical Journal, 5(5), pp. 247-250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence ofdepression in students of medical college in New Delhi: Across-sectionalstudy”, "Australasian Medical Journal
Tác giả: Sidana S., Kishore J., Gulati D., Jiloha R., Anand T
Năm: 2012
32. WHO (2008), Global Burden of Disease: 2004 update. Available at http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/2004-reportupdate/en/index.html Link
33. World health organization (2012), Depression, Available online at http://www.who.int/topics/depression/en, Accessed in December 15, 2014 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w