được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng).
+ Chức năng giai cấp (trấn áp): được thực hiện vớ mọi tội phạm, kẻ thù để bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và an ninh xã hội, tao ra những điều kiện cơ bản để ở rộng dân chủ trong nhân dân. + Chức năng xã hội (tổ chức, xây dựng): thể hiện ở việc quản lí tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ yếu bằng pháp luật, chính sách, pháp ché XHCN và thông qua hệ thống quyền lực Nhà nước từ TW đến cơ sở, cải tạo xã hội, xây dựng thành công xã hội mới.
Hai chức năng thống nhất và gắn bó mật thiết với nhau, trong đó, chức năng xã hội (tổ chức, xây dựng) là căn bản, chủ yếu
Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước đó phải là một tổ chức có đủ năng lực để quản lý và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó việc tổ chức quản lý kinh tế là quan trọng, khó khăn và phức tạp nhất.
V.I. Lênin cho rằng, giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền, xác lập địa vị thống trị cho đại đa số nhân dân lao động, thì vấn đề quan trọng không chỉ là trấn áp lại sự phản kháng của giai cấp bóc lột, mà điều quan trọng hơn cả là chính quyền mới tạo ra được năng suất sản xuất cao hơn chế độ xã hội cũ, nhờ đó mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại đa số các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Vì vậy, vấn đề quản lý và xây dựng kinh tế là then chốt, quyết định.
Câu 3: Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay ?
***** Câu hỏi vận dụng
Câu 1: So sánh dân chủ XHCN với dân chủ tư sản?
Giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản có những đặc điểm giống nhau và khác biệt về chất:
●Những điểm giống nhau:
Cả hai hình thức dân chủ XHCN và dân chủ tư sản đều tuân theo nguyên lý chung của dân chủ là quyền lực thuộc về dân, đều là phạm trù lịch sử và đều mang tính giai cấp.
●Sự khác biệt về chất:
Dân chủ XHCN và dân chủ tư sản khác nhau về chất ở nội hàm phạm trù “dân”. Phạm trù “dân” trong hình thức dân chủ tư sản về mặt thực chất chỉ là những người tư hữu, tức là quyền lực thực sử chỉ giành cho thiểu số những người tư hữu. Còn hình thức dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chính vì vậy mà Lênin khẳng định: “Dân chủ XHCN là nên dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”.
Sự khác biệt về chất giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản còn được thể hiện ở nội dung dân chủ XHCN phát triển theo xu hướng tự tiêu vong. Xu hướng tự tiêu vong của dân chủ XHCN là công cụ của giai cấp công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Khi giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử thì dân chủ với tư cách là phạm trù quyền lực sẽ tự mất đi.
Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa Nhà nước XHCN và nhà nước tư sản?
Trả lời:
Nhà nước XHCN và Nhà nước tư sản có những đặc điểm giống nhau và những nội dung khác nhau về bản chất:
Những đặc điểm giống nhau:
Chúng đều ra đời và tồn tại trên cơ sở của các mâu thuẫn giai cấp không thể “điều hòa”, đều là nền chuyên chính của giai cấp thống trị, đều thực hiện các chức năng chính trị và chức năng xã hội.
Nhà nước tư sản là nền chuyên chính của giai cấp tư sản, của thiểu số những người tư hữu đối với đa số nhân dân lao động. Nhà nước XHCN là nền chuyên chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với những người sử dụng tư hữu của mình để nô dịch lao động của người khác.
Đối với Nhà nước tư sản thì chức năng chuyên chính là chủ yếu. Đối với Nhà nước XHCN thì chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu. Nhà nước XHCN là công cụ của giai cấp vô sản để thực hiện sứ mệnh lịch sử và xây dựng thành công xã hội XHCN và xã hội CSCN. Do đó, chức năng tổ chức xây dựng của Nhà nuơc XHCN là cơ bản nhất.
Sự khác nhau về bản chất giữa Nhà nước XHCN và Nhà nước tư sản còn được thể hiện ở nội dung Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước cuối cùng của lịch sử, nhà nước “tự tiêu vong”.
Câu 3: Tại sao lên giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa cộng sản, nhà nước có thể tự tiêu vong?
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của nhà nước là mâu thuẫn giai cấp kông thể điều hòa được và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhà nước mang bản chất giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, nhà nước XHCN mang bản chất của GCCN, bằng quyền lực của mình thực hiện chức năng giai cấp và xã hội để cải tạo xã hội. Tuy nhiên, khi đi đến giai đoạn cao nhẩt của chủ nghĩa cộng sản, xã hội không có giai cấp, mọi người tự do bình đẳng lao động trên tinh thần tự giác, xã hội mang chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chính điều này dẫn đến các hiện tượng: