3.1.2 Hệ thống ngành du lịch Việt Nam là tập hợp các tổ chức du lịch từ quản lý nhà nước tầm vĩ mô như Bộ VHTTDL ,đến TCDL, các cơ quan nghiên cứu , đào tạo nhân lực du lịch ở Trung ư
Trang 1CÁC TỔ CHỨC DU LỊCH VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ - DL20031
Tín chỉ 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH VÀ CÁC TỔ CHỨC DU LỊCH
Chương 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1 Du lịch thế giới :
- Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC – World Travel and Tourism Council), du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng
Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và phát triển với tốc độ nhanh, song cho đến ngày nay khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất GS TS Berneker –
một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Điều này không sai, vì mỗi
hoàn cảnh khác nhau (về thời gian và không gian), mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có cách hiểu khác nhau về du lịch nhưng lịch sử của nó chỉ có một mà thôi
1.1 Thời kỳ cổ đại: - Xuất hiện du lịch vãn cảnh, du lịch tín ngưỡng là hình thức sơ khai nhất của du lịch Nơi đó các bộ lạc thị tộc tổ chức các lễ hội tín ngưỡng, hoặc hành hương đến các điểm thờ tự mà họ coi đó là nơi mà Vật tổ của họ trú ngụ VD:
ở Việt Nam có các lễ hội từ xa xưa như Đâm Trâu, cầu mưa, đua thuyền…
1.2: Thời kỳ Chiếm hữu nô lệ:
- 776 TCN, đã tổ chức hình thức hình thức thi đấu Olympic, đây là sự kiện lớn, đánh dấu bước ngoặt cho lĩnh vực cung cấp dịch vụ
- Bên cạnh đó, các tầng lớp có địa vị xã hội muốn khám phá các danh thắng, địa điểm tôn giáo ở vùng đất của mình hay các địa điểm khác cũng tạo nên xu hướng
du lịch Từ đó, dẫn đến sự ra đời của nhà ăn, nhà nghỉ và vận chuyển
- cùng với sự phân chia giai cấp, du lịch công vụ cũng xuất hiện với việc các thành viên cầm quyền đi nghỉ, đi thị sát dân chúng
1.3 Trung Đại
- Thời khắc có nhiều biến động của lịch sử nhân loại Song có 2 sự kiện lớn nhất là Marco Polo – khám phá xuyên lục địa và xuất bản cuốn sách : M.P Du ký
- 1492 – 1504, Clombo đã vượt biển khám phá ra Châu Mỹ
- 1499 De Garma khám phá ra lục địa Ấn Độ
1.5 Cận Đại
- Các phương tiện vận chuyển mới ra đời, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nhân loại về KHKT như tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu thủy, tàu cánh ngầm…
- Sau cách mạng tư sản, các nền kinh tế tìm kiếm các thị trường mới
- Phát minh ra điện thoại của Alexander Graham Bell , sinh tại Scotland năm
1847 Ông đã đăng ký phát minh của mình vào tháng 2 năm 1876
- Thomas Cook, sinh năm 1808, được coi là ông tổ du lịch, khi khởi nguồn từ 1841
đã đứng ra tổ chức các đoàn du lịch
1.6 Thời Hiện đại
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang đến cho nhân loại nhiều ứng dụng mới như Internet, fax, xuất hiện tàu vũ trụ…
- Cách mạng sinh học đã cho thế giới những cảnh quan du lịch mới lạ VD: các khu du lịch nhân tạo ở Nha Trang, Sapa, Đà lạt, Bà Nà
Trang 2- Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập các quốc gia trở nên dễ dàng VD: Xuất nhập cảnh,
đi lại bằng máy bay
1.2 Du lịch Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có tài nguyên du lịch lớn với hệ thống cảnh quan hữu tình và các giá trị nhân văn sâu sắc Nhưng suốt thời gian phong kiến ngành du lịch gần như không phát triển
Sau 1858 – 1888, khi người Pháp đô hộ những manh nha du lịch xuất hiện VD : Các bãi tắm Cửa Lò, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Nha Trang, các khu nghỉ dưỡng Đà Lạt,
Bà Nà
Giai đoạn 1945 - 1954 – 1960 :
- Đất nước chia cắt bởi chiến tranh, kinh tế khó khăn, song thanh niên, học sinh
SV vẫn có 1 số chương trình vui chơi dã ngoại Ở Miền Nam, các khách sạn lớn được xây dựng VD :
- Tại TP Sài Gòn, Được các kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp thiết kế và xây dựng năm 1880, Continental toạ lạc ngay trung tâm TP.HCM, được trung tâm Sách
kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) trao giấy chứng nhận là khách sạn cổ nhất Việt Nam.
Tại Huế, Khách sạn do một doanh nhân người Pháp, ông Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh từ năm 1901 Năm 1904, sau khi được tu sửa do thiệt hại bởi cơn bão năm Thìn, khách sạn được nhượng quyền cho nhà tư sản A.Guerin, được đổi tên thành A.Guerin - khách sạn lớn của Huế (A.Guerin- Grand hotel
de Hue).Năm 1907, khách sạn được một gia đình thương gia Pháp, anh em nhà Morin mua lại
Giai đoạn 1960 -1975
- 9/7/1960 Công ty Du lịch Vn thành lập, đây được coi là ngày thành lập Ngành
Du lịch Việt Nam
Giai đoạn 1975 – 1990
- Sau năm 1975 tiếp quản các cơ sở dịch vụ từ chính quyền Việt Nam Cộng Gòa
- 23/ 01/ 1979 thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam
Giai đoạn 1990 – Nay:
- Trải qua nhiều thăng trầm từ TCDL thuộc Bộ VH-TT- Thể thao – Du lịch năm 1990
- 1991, Bộ Thương Mại – Du lịch
- 12/1992, thành lập Tổng cục Du lịch thuộc chính phủ
- 31/7/2007, thành lập Bộ VH-Thể thao và Du lịch
Chương 2 TỔ CHỨC DU LỊCH
2.1 Tổ chức và tổ chức du lịch
2.1.1 Tổ chức
- Một tổ chức (organization) được định nghĩa là hai hay nhiều người làm việc, phối hợp với nhau để đạt kết quả chung, chẳng hạn một công ty may mặc, trạm xăng, cửa hàng bách hoá, hay siêu thị, vv… Trong khi đó, tổ chức (organize) là một quá trình đề ra những sự liên hệ chính thức giữa những con người và tài nguyên để đi đến mục tiêu Theo các giáo sư George P Huber và Reuben R McDaniel, chức năng tổ chức là sự phối hợp các nỗ lực qua việc thiết lập một cơ cấu về cách thực hiện công việc trong tương quan với quyền hạn Nói một cách khác, chức năng tổ chức là tiến trình sắp xếp các công việc tương đồng thành từng nhóm, để giao phó cho từng khâu nhân sự có khả năng thi hành, đồng thời phân quyền cho từng khâu nhân sự tùy theo công việc được giao phó Qua cách
Trang 3định nghĩa trên, chúng ta thấy những cụm từ quan trọng trong chức năng tổ chức là “sắp xếp công việc”, “khâu nhân sự”, và “phân quyền”.
2.1.2
Tổ chức du lịch là 1 khái niệm chỉ các pháp nhân, có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch ( Nghiên cứu, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, lữ hành du lịch,nghiệp đoàn, hiệp hội nghề nghiệp ) và đem lại cho du lịch những giá trị tích lũy
2.2 Các tổ chức tham gia gián tiếp vào hoạt động du lịch
2.2.1 Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch :
- Cấp Bộ , cấp Tổng cục/cục, các Vụ thuộc Tổng cục
- Cấp các tỉnh,thành phố
Thông tư số 48/2005/TT-BNV ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp
Uỷ ban Nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương thì Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh); tham mưu, giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật
2.2.2 : Các tổ chức xã hội nghề nghiệp
- Các hiệp hội Du lịch Châu Lục, khu vực, quốc gia
- Các hiệp hội chuyên ngành Khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, Lữ hành
2.2.3 : Các tổ chức đào tạo nhân lực du lịch
2.2.4 : các đơn vị cung cấp dịch vụ bổ trợ cho ngành du lich
2.3 Các tổ chức tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch
2.3.1 Các công ty khách sạn
2.3.2 : Các công ty Lữ hành
2.3.3 Các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giải trí cho khách du lịch 2.4 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý du lịch ở một số nước
Thái Lan :
- Bộ Thể Thao – Du lịch
- Tổng Cục du lịch TAT : Cảnh sát du lịch – các vụ chuyên ngành,các văn phòng TAT, các viện nghiên cứu
- Cơ quan quản lý du lịch các khu vực : Miền Bắc, Đông Bắc, Trung Tâm, Miền Nam
- Cơ quan quản lý du lịch 76 tỉnh của cả nước
Lào :
- Tổng Cục du lịch Lào thuộc chính phủ : Cảnh sát du lịch, VP,các vụ chuyên ngành
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các tỉnh
Trang 4Tín chỉ 2.
MỘT SỐ TỔ CHỨC DU LỊCH VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ Chương 3 CÁC TỔ CHỨC DU LỊCH VIỆT NAM.
3.1 Hệ thống ngành du lịch Việt Nam
3.1.1 Khái Niệm : Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể Từ đó
xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không
có hoặc có không đáng kể
* Để nhận biết phần tử ta căn cứ vào hai đặc trưng sau:
- Mỗi phần tử phải có chức năng nhất định
- Mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó
3.1.2 Hệ thống ngành du lịch Việt Nam là tập hợp các tổ chức du lịch từ quản lý nhà nước tầm vĩ mô như Bộ VHTTDL ,đến TCDL, các cơ quan nghiên cứu , đào tạo nhân lực du lịch ở Trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương có quan hệ với các doanh nghiệp du lịch: Khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, lữ hành du lịch, tạo ra ngành kinh tế du lịch của Việt Nam
3.2 Các tổ chức quản lý du lịch của Việt Nam
- Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch :
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một bộ thuộc Chính phủ CHXHCN Việt Nam Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam Bộ trưởng
là Đ/c Hoàng Tuấn Anh
Các thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái
Lê Khánh Hải
Hồ Anh Tuấn
Vương Duy Biên : nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đặng Thị Bích Liên: nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương
3.3 Tổng cục Du lịch
Tổng Cục Du lịch (Việt Nam) (tên giao dịch trong tiếng Anh: Vietnam National
Administration of Tourism) là một cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, (trước năm 2007 trực thuộc Chính phủ Việt Nam) có nhiệm vụ quản lý ngành du lịch ở Việt Nam
Tổng Cục Du lịch (Việt Nam) chính thức được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 1978 Tiền thân của Tổng cục là Công ty Du lịch Việt Nam (ra đời năm 1960)
Tổng Cục Du lịch Việt Nam đặt trụ sở ở số 80, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch hiện nay là ông Nguyễn Văn Tuấn, nguyên Chủ tịch UBND TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)
Các Phó Tổng Cục trưởng: Nguyễn Mạnh Cường,Hoàng Thị Điệp
3.4 Các hiệp hội Du lịch
Hiệp hội Du lịch Việt Nam – VITA :
Trang 5Hiệp hội Du lịch Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 18/2002/ QĐ-BNV của
Bộ Nội vụ, trụ sở Tầng 7, nhà 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Có 2 Hiệp hội trực thuộc
là Hiệp hội Khách sạn Việt Nam và Hiệp Hội Lữ hành Việt Nam
Hiệp hội Du lịch Việt Nam chủ tịch là Ông Nguyễn Hữu Thọ - Nguyên Tổng Giám đốc Saigontourist
Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, chủ tịch Bà Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nguyên Vụ trưởng Vụ Khách sạn
Hiệp hội Lữ hành Vista, chủ tịch Ông Vũ Thế Bình, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Lữ hành
Chương 4 MỘT SỐ TỔ CHỨC DU LỊCH QUỐC TẾ 4.1 Một số tổ chức du lịch thế giới
4.1.1 Tổ chức du lịch thế giới
Tổ chức Du lịch Thế giới (viết tắt như UNWTO) là một cơ quan của Liên Hiệp
Quốc có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha, nắm bắt mọi vấn đề liên quan đến du
lịch trên toàn thế giới UNWTO biên soạn Những xếp hạng của Tổ chức Du lịch
Lịch sử
Tiền thân của Tổ chức Du lịch Thế giới là Đại hội quốc tế Hiệp hội các Cơ quan Vận
chuyển Du lịch được thành lập vào năm1925 tại Hague Sau Chiến tranh Thế giới II,
tổ chức này đổi tên thành Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành(IUOTO)
và được chuyển tới Geneva
Cơ quan tối cao của UNWTO là Đại Hội đồng gồm các đại biểu đại diện cho các thành viên chính thức của UNWTO Giúp việc cho Đại hội đồng có các cơ quan, uỷ ban chuyên môn Các hoạt động của UNWTO được triển khai thông qua 6 Uỷ ban khu vực của UNWTO (Ủy ban Trung Đông, châu Phi, Đông Á - Thái Bình Dương, Nam
Á, châu Âu và châu Mỹ)
Tổ chức Du lịch Thế giới có 03 loại thành viên: Thành viên chính thức (tất cả các quốc gia có chủ quyền đều có thể làm thành viên chính thức), thành viên liên kết (là
các lãnh thổ hoặc nhóm lãnh thổ được quốc gia chủ quyền cho phép tham gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ chuyên ngành du lịch và các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội có hoạt động liên quan)
Kết thúc Đại hội đồng lần thứ 19, năm 2011 tại Hàn Quốc, UNWTO chính thức có
155 thành viên chính thức và trên 400 thành viên liên kết
Những dấu mốc lịch sử của UNWTO
1970: Ngày 27/9/1970 phiên họp Đại hội đồng đặc biệt của IUOTO, ngày 27/9/1970
tại Mê-hi-cô đã thông qua Điều lệ của Tổ chức Du lịch thế giới - WTO Cũng chính vì vậy, ngày 27/9 hàng năm đã trở thành Ngày Du lịch thế giới
1975: Tổng thư ký đầu tiên của WTO đã được bầu ra và Đại hội đồng đã chính thức
chọn Madrid là nơi đặt trụ sở của Tổ chức
1976: WTO đã ký một thỏa thuận để trở thành cơ quan thực thi của Chương trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) để triển khai các chương trình hợp tác kỹ thuật với các Chính phủ
1997: Đại hội đồng lần thứ XII của WTO tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) thông qua sách
trắng xác định chiến lược của WTO nhằm đương đầu với các thách thức của thế kỷ 21
1999: Hội nghị thế giới về những biện pháp đánh giá tác động về kinh tế của du lịch tổ
chức tại Nice (Pháp) đã thông qua hệ thống Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) Đại hội đồng WTO lần thứ XII tại Santiago (Chile) thông qua Bộ quy tắc ứng xử toàn cầu về
du lịch
Trang 62000: Các nhà Lãnh đạo thế giới họp tại Trụ sở của UN đã thông qua Tuyên bố Thiên
niên kỷ Liên hợp quốc, cam kết hướng tới những mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm
2015 Ủy ban thống kê của UN đã thông qua các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Tài khoản vệ tinh về du lịch (TSA)
2001: Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thừa nhận Bộ quy tắc ứng xử toàn cầu
về du lịch
2002: WTO tham gia Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững và chính thức công
bố sáng kiến Du lịch bền vững - Giảm đói nghèo (ST-EP)
2003: WTO tham gia hệ thống của Liên hợp quốc, trở thành một Cơ quan Chuyên
trách về Du lịch của Liên hợp quốc với thay đổi trong viết tắt từ WTO thành UNWTO
2005: Văn phòng Quỹ ST-EP được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc.
2009: Tại Đại hội đồng lần thứ 18, UNWTO thông qua Lộ trình khôi phục giúp du
lịch toàn cầu khắc phục tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đóng góp hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu
2011: Tại Đại hội đồng lần thứ 18, UNWTO thông qua sách trắng về cải cách
UNWTO và nghiên cứu về định hướng du lịch toàn cầu tới năm 2030
4.1.2 Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế
- Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (World Tourism anh Travel
Council/WTTC, www.wttc.org) là một liên minh toàn cầu gồm hơn 100 thành viên.
Các thành viên là các chủ tịch, giám đốc điều hành của hơn 100 công ty nổi tiếng nhất thế gới trong các ngành: lưu trú, ăn uống, du lịch biển, giải trí, vận chuyển và lữ hành Trụ sở chính của WTTC đặt tại Bruxell (Bỉ), ngoài ra còn có các văn phòng hoạt động tại Canada, Anh, Mỹ
Mục tiêu của WTTC là làm việc với các Chính phủ để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và ưu tiên giải quyết việc làm, xóa bỏ những rào cản phát triển du lịch Bên cạnh đó, WTTC còn có mục tiêu là làm cho du lịch được công nhận là ngành có tiềm năng kinh tế và tạo ra nhiều việc là, phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ, kết nối cơ sở hạ tầng với nhu cầu khách hàng
4.1.3 Hiệp hội khách sạn quốc tế
Hiệp hội khách sạn quốc tế ( International Hotel Association/ IHA, www.ih-ra.com) được thành lập năm 1969 thay thế cho hiệp hội các nhà kinh doanh khách sạn và Liên hiệp khách sạn quốc tế
Hiệp hội có trụ sở đặt tại Paris (Pháp)
4.1.4 Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association viết
tắt IATA) là một nhóm nghề nghiệp quốc tế của cáchãng hàng không có trụ sở
tại Montreal, Quebec, Canada (nơi ICAO ngẫu nhiên cũng đóng trụ sở, dù đây là cơ quan khác hẳn)
IATA được thành lập tháng 4 năm 1945, ở Havana, Cuba Đây là tổ chức kế nhiệm
của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (tên tiếng Anh: International Air
Traffic Association) được thành lập ở Den Haag năm 1919, năm có dịch vụ theo lịch
trình quốc tế đầu tiên Vào thời điểm thành lập, IATA có 57 thành viên từ 31 quốc gia, phần lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ Ngày nay, hiệp hội này có 270 thành viên từ 140 quốc gia ở khắp nơi trên thế giới
Mục đích chính của tổ chức này là trợ giúp các công ty hàng không đạt được sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả Để phục vụ cho việc tính toán giá cước vận tải, IATA chia thế giới ra 3 khu vực:
Trang 71 Nam, Trung và Bắc Mỹ.
2 Châu Âu, Trung Đông và châu Phi Châu Âu theo IATA bao gồm châu Âu theo địa lý và các nước Ma Rốc, Algérie và Tunisie
3 Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương
Để đạt được mục tiêu này, các hãng hàng không đã được bảo đảm một sự miễn thuế đặc biệt bởi mỗi một cơ quan điều chỉnh cạnh tranh chính trên thế giới để tham khảo
về giá thông qua cơ quan này Tuy nhiên, tổ chức này đã bị cáo buộc là hoạt động như một cartel, và nhiều hãng hàng không giá rẻ không phải là thành viên đầy đủ của IATA Các cơ quan thẩm quyền về cạnh tranh của Liên minh châu Âu hiện đang điều tra tổ chức này Năm 2005 Neelie Kroes, Cao ủy châu Âu về cạnh tranh, đã kiến nghị
bỏ sự ngoại lệ tham khảo giá Tháng 7 năm 2006 Bộ Giao thông Hoa Kỳ cũng đề nghị rút bỏ quyền miễn trừ chống độc quyền IATA cùng phối hợp với Sita để đưa ra giải pháp vé điện tử
IATA ấn định mã sân bay IATA gồm 3 chữ cái và mã chỉ định hãng hàng không
IATA (tiếng Anh: IATA airline designator) gồm 2 chữ cái được dùng phổ biến khắp
thế giới.ICAO cũng ấn định mã sân bay và hãng hàng không Đối với các hệ
thống đường ray và đường bay IATA cũng ấn định mã nhà ga xe lửa IATA Đối với các mã cho các chuyến trễ, IATA ấn định mã chậm trễ IATA
IATA làm nòng cốt cho việc xác nhận hợp cách các hãng lữ hành (ngoại trừ Hoa Kỳ), khi điều này được Hội đồng Báo cáo Hàng không thực hiện Dù đối với mục đích trên thực tế, và sự cho phép bán vé máy bay từ các hãng vận tải tham gia vào tổ chức, điều này đạt được thông qua các tổ chức thành viên quốc gia
Các thành viên cũng quy định việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và xuất bản Sổ tay các quy định Hàng hóa Nguy hiểm IATA, một sách tham khảo nguồn được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu cho các hãng hàng không vận chuyển các chất nguy hiểm
4.1.5 Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một
trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích
"thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo
sự tôn trọng công lý, luật pháp,nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO)
UNESCO hiện có 193 quốc gia thành viên Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn
50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới
Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
4.1.6 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tiếng Anh: International Civil Aviation
Organization; viết tắt: ICAO) là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm
soạn thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế được thành lập năm 1947, có tổng hành dinh đặt tại Montreal, Canada ICAO là một cơ quan của LHQ hệ thống hóa các nguyên tắc
và kỹ thuật của dẫn đường hàng không quốc tế cũng như tạo điều kiện về kế hoạch và phát triển ngành vận tải hàng không quốc tế để đảm bảo an toàn và lớn mạnh một cách
Trang 8có thứ tự Ủy ban ICAO đưa ra những tiêu chuẩn và những điều thực tế liên quan đến dẫn đường hàng không, và ngăn chặn mọi sự xuyên nhiễu trái luật cũng như làm thuận tiện quy trình bay từ nước này sang nước khác trong hàng không dân dụng Thêm vào
đó, ICAO cũng định nghĩa những cách thức để điều tra tai nạn hàng không dựa theo Công ước hàng không dân dụng quốc tế (còn gọi là công ước Chicago) để các cơ quan hàng không ở các quốc gia có thể dựa vào đó thực hiện
Không nên nhầm lẫn giữa ICAO với IATA là Hiệp hội giao thông vận tải quốc tế, đó
là một tổ chức thương mại của các hãng Hàng không
4.2 Một số tổ chức du lịch trong khu vực
4.2.1 Hiệp hội du lịch châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) được thành lập từ năm 1951 Đây là một tổ chức du lịch quốc tế có uy tín cao trên thế giới với sự tham gia của trên 2.100 thành viên và 82 Chi hội Chức năng chính của PATA là phát triển sản phẩm và
hỗ trợ xúc tiến du lịch vì mục tiêu phát triển lâu dài của ngành du lịch và của các hội viên
Năm 1994, được sự đồng ý của Chính phủ và của Tổng cục Du lịch, được PATA
TW chấp thuận, Chi hội PATA Việt Nam chính thức được công nhận và là một bộ phận của Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương
4.2.2 Hiệp hội du lịch ASEAN
Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA) thành lập ngày 27/3/1971 ASEANTA là hiệp hội du lịch phi lợi nhuận bao gồm các tổ chức du lịch khu vực công và tư của các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Trụ sở của ASEANTA hiện nay đặt tại Kuala Lumpur (Malaysia) và có 9 nước thuộc khối ASEAN tham gia: Brunei, Cămpuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
Tôn chỉ, mục đích
• Liên kết các hội viên vì mục đích chung, làm việc chặt chẽ trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, hỗ trợ để tăng cường và bảo vệ lợi ích của các hội viên;
• Nỗ lực đạt được chất lượng sản phẩm dịch vụ cao nhất cho khách du lịch;
• Nâng cao tính trung thực và đạo đức trong kinh doanh du lịch và phấn đấu đạt được tính chuyên nghiệp;
• Thúc đẩy và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân và các quốc gia ASEAN;
• Khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ phát triển du lịch trong khu vực ASEAN;
• Là tiếng nói của các hội viên và đề xuất với các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức khác những vấn đề liên quan đến các hội viên và ngành du lịch trong các nước ASEAN;
• Đề xuất và đáp ứng các hỗ trợ cho các chính phủ và cơ quan quốc tế về những vấn đề liên quan đến du lịch
Hội viên
Các hội viên của ASEANTA bao gồm các Cơ quan du lịch quốc gia, các Hiệp hội khách sạn quốc gia, các Hiệp hội lữ hành quốc gia, các Hãng hàng không quốc gia và các pháp nhân quan tâm kinh doanh khác trong khối ASEAN
Có 4 loại hội viên:
1 Hội viên chính thức
2 Hội viên thường xuyên
3 Hội viên liên kết
Trang 94 Hội viên danh dự
Ban lãnh đạo ASEANTA gồm Ban chấp hành, Ban chấp hành bầu ra Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký và một người phụ trách tài chính Nhiêm kỳ của Ban chấp hành
là 2 năm Mỗi quốc gia thành viên có một đại diện tham gia Ban chấp hành Mỗi năm Ban chấp hành họp trung bình 4 kỳ theo hình thức luân phiên tại các nước thành viên nhằm tạo ra sự thân thiện, gắn kết và hợp tác giữa các cộng đồng doanh nghiệp du lịch với nhau
ASEANTA tổ chức 3 nhóm chuyên môn gọi là Liên đoàn: Liên đoàn Lữ hành, Liên đoàn Khách sạn – Nhà hàng và Liên đoàn Hàng không quốc gia
Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) gia nhập ASEANTA từ tháng 4 năm 2004
Trang 10Nội dung
học phần
Hình thức tổ chức dạy học Lên lớp
Lịch trình dạy học cụ thể
Hình thức
tổ chức
dạy học Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Thời gian, địa điểm
Ghi chú
Lý thuyết
Chương 1: Lịch sử phát triển của du lịch Việt Nam và du lịch Quốc tế
4,6,7 ở phần học liệu
Lớp học
Tuần 1
Tự học Các xu thế phát triển du lịch trên thế
ở nhà
Lý thuyết
1.2 Du lịch Việt Nam
- Đọc các tài
liệu: 1, 4, 6, 7 ở phần học liệu
Lớp học
Tuần 2
Tự học
Tìm hiểu các loại hình du lịch Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển
du lịch Việt Nam
Thư viện,
ở nhà
Lý thuyết
1.2 Du lịch Việt Nam (tiếp)
Chương 2: Tổ chức du lịch
2.1 Tổ chức và tổ chức du lịch
- Đọc các tài
liệu: 1, 4, 6, 7 ở phần học liệu
Lớp học Tuần 3
Tự học Tìm hiểu các loại hình du lịch Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển
du lịch Việt Nam
Thư viện,
ở nhà
Lý thuyết 2.2 Các tổ chức tham gia gián tiếp
1,3,4,5 ở phần
học liệu
Lớp học
Tuần 4
Tự học Vai trò của tổ chức du Lịch đối với
hoạt động du lịch nói chung.
Thư viện,
ở nhà
Lý thuyết 2.3 Các tổ chức tham gia trực tiếp vào
hoạt động du lịch
Đọc các tài liệu:
ở phần học liệu
Lớp học
Tuần 5
Tự học Đặc điểm của các tổ chức tham gia
trực tiếp vào hoạt động du lịch.
Thư viện,
ở nhà
Lý thuyết 2.4 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
tài liệu: 1,5,8 ở
phần học liệu.
cương vấn đề thảo luận.
luận theo nhóm.
Lớp học
Tuần 6
Tự học Tìm hiểu về quản lý nhà nước và các
vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước.
Thư viện,
ở nhà