Hợp đồng với nông dân □

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 58)

Nguồn vốn ít 77,2 Giá bán biến động 89,2

Vận chuyển khó khăn 79,6

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Mặc dù kinh nghiệm mua bán của tác nhân thƣơng lái khá cao nhƣng trên thực tế đối tƣợng này vẫn gặp không ít các khó khăn khi thu mua mủ cao su. Khó khăn nổi trội nhất đó là việc thu mua của thƣơng lái thƣờng chỉ thông

qua hợp đồng miệng với hộ gia đình (94,1%) điều này không tạo ra sự cam kết lâu dài cũng nhƣ ràng buộc từ 2 phía. Bên cạnh đó chất lƣợng mủ cao su thu mua vào thƣờng không đồng đều (76,4%), tình trạng mủ pha tạp chất, lẫn nƣớc mƣa vẫn là vấn đề nan giải trong thu mua cao su. Mặt khác, giá bán mủ cao su biến động thƣờng xuyên (89,2%), mặc dù giá mua đã đƣợc công bố ở nhiều trang mạng khác nhau nhƣng việc tiếp cận vẫn chƣa thực sự hiệu quả.

Vấn đề vận chuyển cũng là v n đề khó khăn cho thƣơng lái, việc vận chuyển đòi hỏi thƣơng lái phải trang bị phƣơng tiện và thiết bị chuyên dùng, tuy nhiên điều này lại ảnh hƣởng đến số vốn đ u tƣ của họ, vì việc vay vốn không phải l c nào cũng dễ dàng và đƣợc tạo điều kiện.

* Doanh nghiệp chế biến

Thực hiện hoạt động thu mua từ hộ tiểu điền (7,4%) và các đơn vị thu mua, thƣơng lái (30,7%) để tiến hành chế biến, đóng gói thành các sản phẩm cao su. Mủ cao su khi thu mua về sẽ đƣợc chế biến thành mủ cốm (SVR) và mủ tờ (RSS) tùy thuộc vào từng công ty thƣơng mại chế biến. Khoảng dƣới 35% sản lƣợng mủ do các doanh nghiệp thu mua tự chế biến thành cao su SVR.

Bảng 2.9. Đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

1. Số đơn vị tham gia điều tra Đơn vị 10

2. Số tuổi bình quân của chủ Năm 43,5

3. Kinh nghiệm mua bán cao su Năm 6,8

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Tác giả tiến hành điều tra 10 doanh nghiệp chế biến, số tuổi trung bình của lãnh đạo các doanh nghiệp chế biến t m 43,5 tuổi. Kinh nghiệm mua bán của các doanh nghiệp này trung bình khoảng 6,8 năm

* Doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thƣơng mại thực hiện hoạt động thu mua, lƣu kho, đóng gói sản phẩm cao su SVR và RSS từ các nhà máy chế biến của các công ty tƣ nhân trên địa bàn. Doanh nghiệp thƣơng mại tiêu thụ 45,1% sản lƣợng trong nƣớc và 24,6% sản lƣợng cho xuất khẩu. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy trên 49.500 tấn/năm. Đ u vào của các nhà máy và cơ sở chế biến tƣ nhân với nguồn nguyên liệu chủ yếu thu mua từ cao su tiểu điền và qua thƣơng lái nên việc đảm bảo chất lƣợng chỉ mang tính tƣơng đối. Việc mua phải mủ cao su pha tạp chất làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng sản phẩm đ u ra. Theo khảo sát của tác giả đối với 6 doanh nghiệp thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum thì việc mủ cao su pha tạp chất đã ảnh hƣởng không nhỏ tới tỷ lệ hao hụt khi các công ty mua lại từ các hộ nông dân và thƣơng lái. Mặc dù các công ty thƣơng mại đã có các biện pháp hạn chế tình trạng này bằng việc áp dụng các quy chuẩn quốc gia để quản lý chất lƣợng mủ cao su nguyên liệu, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt theo khảo sát vẫn khá cao, chiếm tỷ lệ 5,33% trên tổng nguyên liệu đ u vào.

Bảng 2.10. Nguồn thu mua của DNTM

Nguồn thu mua của DNTM Tỷ lệ (%)

Từ hộ gia đình 24,1

Ngƣời thu gom tự do 37,7

Hộ cao su đại điền 32,6

Nguồn cung khác 5,6

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Từ bảng thống kê trên ta có thể thấy, nguồn cung của các doanh nghiệp thƣơng mại chủ yếu từ các thƣơng lái thu gom tự do (37,7%), các hộ gia đình và các DNTM chƣa có mối quan hệ tốt (Chỉ có 24,1% nguồn cung tới từ hộ gia đình). Việc mua bán mủ cao su đƣợc thực hiện bằng hợp đồng với các tác

nhân có liên quan.

* Các nhà hỗ trợ và thúc đẫy chuỗi giá trị cao su hiện tại

Hình 2.1 còn cho thấy, ngƣời trồng cao su, ngƣời cung cấp đ u vào (Cây giống) nhận đƣợc sự hỗ trợ th c đẩy của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngƣ của tỉnh (Hỗ trợ giá cây giống, k thuật trồng). Ngoài các chính sách dân tộc do Trung ƣơng ban hành, để từng bƣớc nâng cao đời sống cho bà con, tỉnh đã ban hành các chính sách đặc thù dành riêng cho vùng ĐBDTTS. Qua quá trình triển khai thực hiện, các chính sách đặc thù của tỉnh dành riêng cho vùng ĐBDTTS, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2016 (Theo Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh) đã phát huy đƣợc hiệu quả.

Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2016 hỗ trợ cho 6.314 hộ nghèo, hộ cận nghèo ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh trồng mới 5.841,5 ha cao su tiểu điền nhằm gi p các hộ thoát nghèo bền vững với tổng kinh phí thực hiện 253.818,9 triệu đồng (Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 61.655,2 triệu đồng, ngân sách huyện và nguồn vốn lồng ghép các chƣơng trình - dự án khác đ u tƣ trên địa bàn 50.821,4 triệu đồng, dân đóng góp 141.342,3 triệu đồng).

UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án phát triển cây cao su tiểu điền cấp tỉnh, đồng thời chỉ đạo và hƣớng dẫn cho các huyện, tỉnh thành lập BCĐ thực hiện Đề án cùng cấp. Các huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Đề án để ngƣời dân hiểu và tham gia. Đối tƣợng thụ hƣởng là hộ nghèo và hộ cận nghèo DTTS đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% cây giống, tổ chức tập huấn chuyển giao k thuật trồng và chăm sóc; Ngân sách huyện hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra h u hết các tác nhân trong chuỗi, đều tiếp cận và vay vốn từ các ngân hàng đang đóng tại địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2016, NHCSXH tỉnh Kon Tum đang thực

hiện cho vay 13 chƣơng trình tín dụng ƣu đãi với tổng dƣ tổng dƣ nợ đạt trên 1.652 tỷ đồng, với trên 61 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tƣợng chính sách còn dƣ nợ.

2.2.2. Các kênh thị trƣờng cao su tỉnh Kon Tum

Dựa vào hình 2.1 cho thấy chuỗi giá trị cây cao su ở tỉnh Kon Tum có các kênh thị trƣờng chính.

Kênh 1: Hộ trồng cao su tiểu điền Thương lái Doanh nghiệp chế biến

Doanh nghiệp thương mại Xuất khẩu và Nội địa

Hộ trồng cao su tiểu điền cung cấp 54,9% sản lƣợng cao su đƣợc sản xuất ra sẽ bán các sản phẩm mủ cao su cho các thƣơng lái thu mua trong huyện hoặc tỉnh, sau đó các đơn vị thu mua này bán lại cho các công ty chế biến. Giai đoạn cuối cùng bán cho các nhà sản xuất sản phẩm từ cao su.

Kênh 2: Hộ trồng cao su tiểu điền Doanh nghiệp chế biến Doanh nghiệp thương mại Xuất khẩu và nội địa

Hộ trồng cao su tiểu điền sẽ bán trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến (7,4%), sau đó các đơn vị này chế biến và bán lại cho các công ty thƣơng mại. Giai đoạn cuối cùng các công ty thƣơng mại sẽ xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến qua các quốc gia Đài Loan, Trung quốc, Ấn Độ hoặc bán cho các đối tác trong nƣớc.

Kênh 3: Hộ trồng cao su tiểu điền Thương lái Doanh nghiệp thương mại Xuất khẩu và nội địa

Đối với kênh này, thƣơng lái sẽ bán cao su mua đƣợc cho các doanh nghiệp thƣơng mại, sau khi họ tiến hành các hoạt động sơ chế thông thƣờng. Sau đó doanh nghiệp thƣơng mại tiến hành các hoạt động xuất khẩu.

Kênh 4: Hộ trồng cao su đại điền Doanh nghiệp thương mại Xuất khẩu và nội địa

cao su cho các công ty thƣơng mại (37,7%), sau đó, các công ty này sẽ bán cho các nhà sản xuất sản phẩm từ cao su hoặc xuất khẩu trực tiếp qua các quốc gia nhƣ Đài Loan, Trung quốc, Ấn Độ.

2.2.3. Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị cây cao su

a. Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của nguời trồng cao su

Chi phí sản xuất của ngƣời trồng cao su đƣợc phân thành 2 nhóm sau: - Chi phí đầu vào: Đây là những chi phí dùng để mua đ u vào c n thiết cho hoạt động sản xuất. Bao gồm: Chi phí thời kỳ kiến thiết, chi phí vật tƣ nông nghiệp nhƣ phân bón, thuốc; Chi phí nhiên liệu để tƣới tiêu.

- Chi phí tăng thêm: Chi phí tăng thêm là những chi phí thêm vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời trồng cao su. Chi phí tăng thêm bao gồm các chi phí: Khấu hao chi phí đ u tƣ ban đ u từ khâu chuẩn bị đất, chăm sóc cho đến khi cây cao su có thể lấy mủ; Chi phí thuê lao động; Chi phí lãi vay và các chi phí khác (Nông cụ, dụng cụ, vận chuyển…).

b. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần

Để đánh giá thực trạng phân phối lợi ích chuỗi, trong nghiên cứu này tác giả chỉ phân tích kinh tế các tác nhân từ công đoạn sản xuất đến công đoạn thƣơng mại, không cung cấp các tác nhân cung cấp yếu tố đ u vào và các tác nhân tiêu thụ cuối cùng. Đối với tác nhân sản xuất (Hộ cao su tiểu điền và hộ cao su đại điền) quy đổi chi phí kiến thiết cơ bản thành chi phí đ u vào và quy đổi chi phí thời kỳ kinh doanh làm chi phí gia tăng, giá bán đƣợc tính theo kg mủ nƣớc 2016; Đối với tác nhân chế biến (Hộ trồng cao su đại điền và thƣơng lái thu mua) chi phí đ u vào quy đổi từ giá mua mủ nƣớc, chi phí gia tăng bao gồm tất cả các chi phí từ khâu mua mủ tƣơi đến khâu chế biến để bán cho nhà thƣơng mại; Đối với các doanh nghiệp thƣơng mại, chi phí đ u vào là chi phí mua từ các doanh nghiệp chế biến, chi phí gia tăng là toàn bộ chi phí liên quan đến vận chuyển, đóng gói và đƣa sản phẩm đi tiêu thụ.

* Chi phí đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Doanh thu, chi phí là hai yếu tố đƣợc quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí đƣợc chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) và thời kỳ kinh doanh (TKKD). Thông thƣờng, theo đ ng quy trình k thuật thời kỳ KTCB của vƣờn cây cao su là 7 năm nhƣng thực tế h u hết cây cao su đến năm thứ 7 vẫn chƣa đạt tiêu chuẩn để khai thác nên các hộ gia đình tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8. Trong thời kỳ KTCB, các hộ gia đình thƣờng bỏ ra một khoản vốn rất lớn để trồng cao su bao gồm: Chi phí về Giống, Phân bón, Lao động. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 thì chi phí tƣơng đối ổn định chủ yếu là chi phí phân bón và công lao động.

Bảng 2.11. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 1 Năm2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

1. Chi phí trung gian (IC) 8.440,42 6.416,16 6.060,49 6.060,49 6.060,49 6.060,49 6.060,49 44.981,19 - Giống 3.556,66 355,67 - - - - - 3.912,33 - Phân bón 3.987,90 5.767,99 5.767,99 5.767,99 5.767,99 5.767,99 5.767,99 38.595,86 + Hữu cơ 1.445,79 2.925,73 2.925,73 2.925,73 2.925,73 2.925,73 2.925,73 19.000,16 + Vô cơ 2.542,11 2.842,27 2.842,27 2.842,27 2.842,27 2.842,27 2.842,27 19.595,70 - Thuê lao động 895,86 292,50 292,50 292,50 292,50 292,50 292,50 2.740,98 2. Lao động gia đình 2.001,40 1.128,64 1.128,64 1.128,64 1.128,64 1.128,64 1.128,64 8.773,22 3. Tổng chi phí 10.441,82 7.544,8 7.189,13 7.189,13 7.189,13 7.189,13 7.189,13 53.932,27

Chi phí qua các năm KTCB đƣợc phản ánh qua bảng 2.11 cụ thể nhƣ sau: Năm 1: Đây là năm đ u tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây cao su, do đó các khoản mục chi phí tƣơng đối cao (Chi phí về giống ban đ u, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, lƣợng phân đ u tƣ cơ bản nhiều). Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha cao su là 8,44 triệu đồng, trong đó chi phí phân bón chiếm 47,25%, chi phí giống chiếm 42,14%. Đến năm thứ 2 do điều kiện thời tiết, sâu bệnh... làm cho cây bị chết hoặc không đạt tiêu chuẩn k thuật, nên phải trồng dặm lại khoảng 10%. Chi lao động giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vƣờn cây nhƣ làm cỏ, bón phân, tỉa cành... Trong năm này chi phí lớn nhất vẫn là chi phí phân bón, khoảng 5,77 triệu đồng chiếm 89,9% trong tổng chi phí đ u tƣ. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 7, nhìn chung mức đ u tƣ tƣơng đối ổn định và chủ yếu tập trung vào chi phí chăm sóc, phân bón. Với 7 năm kiến thiết cơ bản, ph n chi phí phải bỏ ra hàng năm để đ u tƣ nhƣng chƣa đƣợc bù đắp vì cây cao su chƣa cho sản phẩm, chi phí này phải đƣợc bù đắp trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su kéo dài trong 23 năm còn lại.

* Chi phí đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kinh doanh

Bảng 2.12. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3

1. Chi phí trung gian (IC) 8.431,01 6.828,87 6.828,87

- Chi phí phân bón 6.346,48 6.346,48 6.346,48

- Dụng cụ sản xuất 1.602,14 0 0

- Thuê lao động 482,39 482,39 482,39

2, Lao động gia đình 12.710,57 12.710,57 12.710,57

3. Tổng chi phí 21.141,58 19.539,44 19.539,44

Sau 7 năm đ u tƣ chăm sóc, đến năm thứ 8 các hộ mới thu hoạch năm đ u tiên, từ đây vƣờn cây cao su bƣớc vào thời kỳ kinh doanh. Trong thời kỳ kinh doanh thì chi phí đ u tƣ cho vƣờn cây cao su tƣơng đối ổn định, riêng chỉ có năm đ u của thời kỳ kinh doanh là chi phí tƣơng đối lớn ngoài chi phí cho phân bón, lao động, thuốc BVTV, thì còn có chi phí cho dụng cụ sản xuất nhƣ: Dao cạo, máng hứng mủ, chén hứng mủ, thùng đựng...

Đ u tƣ phân bón yêu c u lƣợng tiền mặt đ u tƣ cao, trong khi lƣợng tiền mặt của các hộ vào thời điểm này lại có ph n hạn chế, điều này đã gây ra khó khăn chung cho h u hết các hộ đƣợc điều tra trên địa bàn.

Hơn nữa, h u hết lao động các hộ chƣa có kinh nghiệm trong việc khai thác mủ cao su nên họ thƣờng phải thuê lao động từ bên ngoài và giá ngày công lao động thuê ngoài tƣơng đối lớn. Đây chính là lý do làm cho chi phí đ u tƣ trong những năm đ u khai thác cao hơn các năm còn lại. Chủ yếu các hộ gia đình là sử dụng lao động gia đình để khai thác mủ, do vậy đã tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí về nhân công rất lớn. Các năm còn lại thì chi phí tƣơng đối ổn định.

Nhìn chung, tổng chi phí sản xuất qua các năm tƣơng đối ổn định do mức đ u tƣ và giá cả vật tƣ trong giai đoạn này ít biến động. Tuy nhiên, khó khăn mà tác giả nhận thấy đƣợc qua các hộ điều tra chủ yếu là do trình độ học vấn có ph n hạn chế nên việc áp dụng k thuật vào sản xuất không hiệu quả, đặc biệt là k thuật về chăm sóc và khai thác vƣờn cây cao su thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, tuy nhiều hộ đã tham gia tập huấn nhƣng vẫn phải thuê lao động ngoài để cạo mủ làm cho chi phí lao động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Bảng 2.13. Giá trị gia tăng chuỗi giá trị cây cao su Kon Tum

ĐVT: đồng

Khoản mục Hộ tiểu điền/ đại điền Thƣơng lái DN chế biến DN thƣơng mại Tổng Kênh 1: Hộ trồng cao su tiểu điền - Thƣơng lái - Doanh nghiệp chế biến - Doanh nghiệp thƣơng mại - Xuất khẩu và nội địa

Giá bán 12.300 14.500 18.500 25.000

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 58)