ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TỈNH KONTUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 76)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TỈNH KONTUM

3.1.1. Dự báo thị trƣờng, khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam

Theo báo cáo phân tích ngành cao su Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu công ty CP chứng khoán MB năm 2015:

Dự báo diện tích gieo trồng cao su sẽ tăng trƣởng bình quân 9%/năm trong giai đoạn 2015 – 2017, để đạt 1.373 nghìn ha năm 2017.

Dự báo sản lƣợng khai thác cao su sẽ tăng trƣởng bình quân 8,3%/năm trong giai đoạn 2015 – 2017, để đạt 1.263 nghìn tấn năm 2017.

Dự báo giá trị xuất khẩu cao su sẽ tăng trƣởng bình quân 16,7%/năm trong giai đoạn 2015 – 2017, để đạt giá trị 3.997,4 triệu USD năm 2017.

Trong 20 ngày đ u tháng 10/2016, giá cao su thành phẩm tại Bình Phƣớc, Bình Dƣơng, Tây Ninh diễn biến tăng mạnh cùng với xu hƣớng thị trƣờng cao su thế giới. Cụ thể: Cao su SVR3L tăng từ 30.100 đ/kg (5/10) lên 34.300 đ/kg (19/10); Cao su SVR10 tăng từ 29.100 đ/kg lên 33.300 đ/kg.

Hệ thống cung cấp giá tại địa phƣơng ghi nhận giá mủ cao su dạng nƣớc tại Bình Phƣớc cũng đã tăng trở lại sau 1 tháng không biến động, từ 7.040 đ/kg lên 7.360 đ/kg đối với mủ tạp 32 độ.

Những tháng g n đây, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi. Hiện, giá cao su thiên nhiên tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 37 – 38 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân là do giá d u mỏ đang nhích lên, nhu c u của các nƣớc tiêu thụ cao su lớn trên thế giới nhƣ Trung Quốc, M , Ấn Độ… đang tăng.

Tuy nhiên, do một thời gian dài giá cao su đứng ở dƣới mức thấp nên nhiều hộ cao su tiểu điền ngƣng khai thác hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác. Còn các công ty cao su lớn trong tỉnh thì tiết giảm việc khai thác, tập trung chăm sóc cây. Dự báo từ nay đến cuối năm 2016, giá cao su có thể tiếp tục tăng. Vì vậy, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên thận trọng trong việc chặt bỏ cây cao su, tránh thiệt hại về sau.

Khối lƣợng cao su xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc trong 20 ngày đ u tháng đạt trung bình 11.300 tấn. Giá sản phẩm đạt chuẩn SVR3L ở mức 10.100 NDT/tấn.

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ƣớc tính khối lƣợng xuất khẩu cao su tháng 10/2016 đạt 140 nghìn tấn với giá trị đạt 183 triệu USD, đƣa khối lƣợng xuất khẩu cao su 10 tháng năm 2016 đạt 1 triệu tấn và 1,28 tỷ USD, tăng 15,8% về khối lƣợng và tăng 4,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng năm 2016 đạt 1.258 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trƣờng tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đ u năm 2016, chiếm 65,5% thị ph n. Chín tháng năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trƣờng này tăng l n lƣợt là 20,3% và 14,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Ƣớc khối lƣợng nhập khẩu cao su trong tháng 10/2016 đạt 35 nghìn tấn với giá trị đạt 57 triệu USD, đƣa khối lƣợng nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đ u năm 2016 đạt 338 nghìn tấn với giá trị đạt 523 triệu USD, tăng 6,6% về khối lƣợng nhƣng lại giảm 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Bốn thị trƣờng nhập khẩu cao su chủ yếu trong 9 tháng đ u năm 2016 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Đài Loan, chiếm 57% thị ph n. Trong 9 tháng đ u năm 2016, khối lƣợng cao su ở tất cả các thị trƣờng nhập khẩu đều tăng. Về giá trị, 4 thị trƣờng có giá trị nhập khẩu cao su tăng trong 9 tháng đ u năm 2016 là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Malaixia với giá trị tăng l n lƣợt

là 22,8%, 9,5%, 7,4% và 3,9%. Các thị trƣờng còn lại có giá trị nhập khẩu cao su trong 9 tháng đ u năm 2016 giảm, trong đó giá trị nhập khẩu cao su của Nga là giảm mạnh nhất, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2015.

3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển cây cao su ở Kon Tum

a. Định hướng

- Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của tỉnh Kon Tum trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mô hình cao su tiểu điền.

- Thực hiện đa dạng hoá hình thức đ u tƣ, đa sở hữu (Kể cả đ u tƣ nƣớc ngoài) nhằm khai thác tốt hơn lợi thế đất đai, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su.

- Định hƣớng đến năm 2017 là cùng với việc mở rộng diện tích cao su, nâng cao năng suất và mở rộng thêm một số nhà máy sơ chế mủ cao su để đáp ứng nhu c u chế biến mủ trên địa bàn tỉnh.

Định hƣớng cho hoạt động sản xuất cao su hàng hóa của tỉnh trong thời gian tới c n xuất phát từ một só căn cứ chủ yếu sau:

Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg, ngày 05/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011- 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng đã và đang đƣợc xây dựng, dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng đạt khoảng 12-13%. Các tỉnh trong vùng đều dự báo có mức tăng trƣởng cao (Đăk Nông 15-16%; 12-13% đối với Đăk Lăk, Lâm Đồng là 12,5-13,5% và Gia Lai 11,5-12,5%).

Quy hoạch các ngành sẽ tập trung phát triển các ngành hàng có lợi thế nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ,... Phát triển công nghiệp chế biến, thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, nhất là bôxit. Xây dựng và nâng cấp hạ t ng giao thông nhƣ hoàn thành xây dựng đƣờng Hồ Chí Minh, nâng cấp các quốc lộ 14, 19, 24, 25, 27 và 28. Đ u tƣ cải tạo các sân bay hiện có; Chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống đƣờng sắt đến một số tỉnh Tây Nguyên. Đ u tƣ xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nƣớc và xử lý rác thải, nhất là rác thải nguy hại... Xây dựng trung tâm thƣơng mại ở các đô thị và huyện trọng điểm; Xây dựng các chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu với Lào và Campuchia. Đồng thời tập trung xây dựng tốt hệ thống cơ sở hạ t ng xã hội thiết yếu nhƣ trƣờng học, bệnh viện, trạm y tế... Phát triển Tây Nguyên sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực mũi nhọn, đó là: Nông lâm nghiệp công nghệ cao, thủy điện, công nghiệp khai khoáng và du lịch.

Những định hƣớng, mục tiêu của vùng là cơ sở để xem xét trong xây dựng quy hoạch tỉnh gắn với phát triển của vùng, tham gia hợp tác liên tỉnh.

Trong giai đoạn tới hợp tác với các trung tâm kinh lớn của cả nƣớc cũng nhƣ các tỉnh ven biển miền Trung, g n với Kon Tum tiếp tục đóng vai trò quan trọng, th c đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. Các địa phƣơng dự kiến hợp tác chặt chẽ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ph Yên, Khánh Hòa. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu bao gồm: Đ u tƣ sản xuất (Công nghiệp, nông nghiệp...), kinh doanh dịch vụ (Du lịch, giao thông vận tải...), khoa học k thuật, công nghệ và môi trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác phát triển văn hóa, xã hội.

- Thị trƣờng là yếu tố rất quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa. Tại địa bàn của tỉnh không những thuận lợi về thị trƣờng đ u vào mà thịtrƣờng đ u ra cũng đảm bảo do hệ thống thu mua mủ cao su từ Thƣơng lái, Hợp tác

tỉnh, Công ty chế biến rất đảm bảo.

- Dựa vào lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mô hình cao su tiểu điền. Toàn tỉnh h u hết diện tích trồng cây lâu năm là trồng cây cao su. Cây cao su trên địa bàn của tỉnh phát triển rất tốt, sản lƣợng và năng suất rất cao. Cây cao su là cây trồng chính của tỉnh, cây cao su đã làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, gi p công tác xóa đói giảm nghèo đƣợc đảm bảo bền vững.

- Lực lƣợng lao động thiếu việc làm trong địa bàn tỉnh khá cao chiếm 20% trong tổng số lao động. Vì yêu c u sản xuất cây cao su c n phải có lực lƣợng lao động dồi dào, ổn định, hơn nữa trình độ lao động trong sản xuất cao su không c n phải cao, nên đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất cây cao su.

- Một lợi thế nữa, đó là truyền thống của ngƣời lao động Việt Nam có tính c n cù, chất phát, chịu khó học hỏi…Ngoài ra còn có, những định hƣớng, chính sách, biện pháp của huyện, tỉnh trong quy hoạch và phát triển cây cao su cũng nhƣ phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh đến năm 2015 và t m nhìn năm 2020.

Tuy nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trƣởng và phát triển mới về chất, nhƣng tỷ lệ tƣơng đối trong cơ cấu GDP sẽ tiếp tục giảm xuống; Tƣơng ứng là khu vực phi nông nghiệp tăng lên. Nông nghiệp giảm từ mức 47,3% năm 2008 xuống còn 33% năm 2015 và 25,1% năm 2020, trong khi khu vực phi nông nghiệp tăng từ mức 52,7% năm 2008 lên 67% năm 2015 và 74,9% năm 2020.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ dân doanh vẫn là chủ yếu; Kinh tế hợp tác đƣợc xây dựng phát triển để làm chức năng dịch vụ đ u vào và ra, tƣ vấn, chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân và một số các dịch vụ khác. Với hƣớng phát triển nhƣ vậy, kinh tế hợp tác và hộ dân doanh tăng

dân, trong đó có cả kinh tế trang trại chiếm tỷ trọng khá.

Quan hệ tỷ lệ giữa khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý hơn theo hƣớng gia tăng khu vực dịch vụ từ mức 33,6% năm 2008 lên 36,4% năm 2020.

- Phát triển mạnh các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc và gia tăng tỷ trọng xuất khẩu trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản, lâm sản hàng hoá; Sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây công nghiệp; Du lịch, thƣơng mại; Dịch vụ bƣu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng,...theo hƣớng hiện đại, bảo đảm chất lƣợng sản phẩm, quy mô sản xuất và hiệu quả cao.

- Hình thành và phát triển hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hệ thống các khu du lịch, hệ thống dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và tƣ vấn bảo đảm địa bàn phát huy các nhân tố động lực khoa học và công nghệ, thị trƣờng và không gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Sử dụng phổ biến các công nghệ, thiết bị, hệ thống điện tử, tin học mới.

Trong công nghiệp và dịch vụ, nhà nƣớc trực tiếp định hƣớng và chi phối sự phát triển các ngành nhƣ điện, nƣớc, bƣu chính, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ t ng và các cơ sở ph c lợi xã hội khác, an ninh, quốc phòng. Sự chuyển dịch các hình thức sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cho đến năm 2020 theo xu thế loại hình thu n tuý kinh tế nhà nƣớc giảm các hình thức kinh tế khác tăng d n.

Tƣơng ứng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phân công lao động xã hội trong tỉnh cũng sẽ có bƣớc thay đổi quan trọng. Với xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh là có dung lƣợng lao động nông nghiệp lớn nên đến năm 2020, cơ cấu sử dụng lao động ở tỉnh sẽ có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng lao động dịch vụ và công nghiệp và tỷ lệ này chiếm khoảng trên 40%.

Bảng 3.1. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp và giữa khu vực sản xuất và dịch vụ

Cơ cấu 2008 2010 2015 2020 Mức chuyển dịch (%) 2009 -2010 2011- 2015 2011- 2020

1. N.nghiệp & phi NN 100 100 100 100 - - -

+ Nông nghiệp 47,3 42,5 33,0 25,1 -4,8 -9,5 -7,9 + Phi nông nghiệp 52,7 57,5 67,0 74,9 +4,8 +9,5 +7,9

2. Giữa KVSX & DV 100 100 100 100 - - -

+ KV sản xuất vật chất 66,3 65,5 64,5 63,6 -0,8 -1,0 -0,9 + Khu vực dịch vụ 33,7 34,5 35,5 36,4 +0,8 +1,0 +0,9

Bảng 3.2. Phương án chọn về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Kon Tum đến năm 2020

Chỉ tiêu Dự báo Tốc độ tăng bình quân thời kỳ (%) 2008 2010 2015 2020 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 1. Tổng GDP (SS 94) 1.930,3 2.503,0 5.034 9.908 14,5 15,0 14,5 2. GDP hiện hành 4.197,3 6.159,0 14.301 31.910

3. Cơ cấu kinh tế (hh,%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông,lâm, ngƣ nghiệp 47,3 42,5 32,6 24,8 7,4 8,8 8,0 - Công nghiệp – XD 19,1 23,1 29,3 34,4 25,2 20,0 17,5 - Khối dịch vụ 33,6 34,5 38,0 40,8 15,8 16,0 15,6 4. GDP/ngƣời (ng.đ hh) 10,38 13,9 27,9 53,2

% so với Tây Nguyên 88,7 86,2 91,7 94,9 5.Nhu c u ĐT thời kỳ (tỷđ) 32.568 70.434

b. Mục tiêu

- Tổng diện tích cao su toàn tỉnh đạt 80.138 ha vào năm 2017.

- Năng suất mủ bình quân tăng từ 11,2 tạ/ha năm 2014 lên 12,3 tạ/ha năm 2016 và đạt trên 12,3 tạ/ha vào năm 2017.

- Sản lƣợng mủ cao su đạt 48,432 tấn vào năm 2015 và đạt 64.484 tấn vào năm 2017.

- Giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động vào năm 2017

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt 14,7% thời kỳ 2011-2020, trong đó thời kỳ 2011-2015 đạt 15,0%; Thời kỳ 2016-2020 đạt 14,5%. GDP công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 20,0% thời kỳ 2011-2015, 17,5% thời kỳ 2016-2020; Tƣơng ứng với 2 thời kỳ trên, nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,8% và 8,0%, khu vực dịch vụ tăng 16,0% và 15,6%.

- GDP/ngƣời của Kon Tum vào năm 2015 đạt 27,9 triệu đồng/ngƣời, gấp 2 l n so với năm 2010; Năm 2020 đạt 53,2 triệu đồng/ngƣời, gấp 1,9 l n so với năm 2015.

- Cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng công nghiệp-xây dựng; Nông- lâm-thủy sản; Dịch vụ vào năm 2015 là 31,5%; 33,0% và 35,5%, năm 2020 là 38,5%; 25,1% và 36,4%.

- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2015 khoảng 13,5-14,0% (Năm 2008 là 13,9%; Năm 2010 khoảng 13,8%) và năm 2020 khoảng 14,0- 15,0%.

- Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 16-17%/năm thời kỳ 2011-2015 và 18-19% thời kỳ 2016-2020; Theo đó, giá trị xuất khẩu của tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 125-130 triệu USD và năm 2020 khoảng 300-320 triệu USD.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực, toàn tỉnh đã trồng đƣợc g n 29.000 ha cao su.

Trong đó, tập trung có trọng điểm tại vùng quy hoạch phát triển cao su xã Mô Rai, huyện Sa Th y, nâng tổng diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh lên trên 72.800 ha, vƣợt 4% chỉ tiêu phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2015.

Hiện tại, đã có khoảng 30% tổng diện tích cao su, tƣơng đƣơng với 24.270 ha cao su cho thu hoạch. Tại địa bàn tỉnh, bƣớc đ u đã hình thành và duy trì hoạt động của các nhà máy chế biến, chủ yếu mủ cốm, mủ tờ với sản lƣợng bình quân hơn 35.000 tấn/năm, đạt 75% chỉ tiêu đặt ra đến năm 2015. Để th c đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn và sản phẩm chủ lực cao su, tỉnh đặt ra mục tiêu thu h t đ u tƣ vào địa bàn dự án sản xuất, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su trong thời gian tới

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CẤP, CẢI THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 76)