PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 26)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ

1.2.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu

Cây cao su là cây trồng đƣợc đánh giá cao về tính bền vững, tính hiệu quả kinh tế và môi trƣờng sinh thái. Trong những năm qua tỉnh Kon Tum đã có những chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ đ u tƣ phát triển cao su. Qua tham khảo tài liệu từ các Báo cáo kinh tế, Thống kê của tỉnh Kon Tum, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh để chọn địa bàn có diện tích trồng cao su tƣơng đối lớn để thực hiện nghiên cứu. Trong những năm g n đây diện tích trồng cây cao su có xu hƣớng ngày càng tăng đặc biệt là các huyện Đăk Hà 157 hộ – 123,17 ha; Sa Th y 478 hộ – 407,4 ha; Thành phố Kon Tum 158 hộ – 136,1 ha. Chính vì thế tác giả chọn các huyện này là địa bàn nghiên cứu.

1.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đặt ra của nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp nhƣ sau:

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn nhƣ niên giám thống kê, các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí, Internet,... từ các Sở/phòng, Ban ngành cấp tỉnh/huyện về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị cao su. Các thông tin này đƣợc tổng hợp, phân tích cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Thảo luận nhóm nông hộ (FGD – Focus Group Dicussion ):

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện khi đã hiểu rõ địa bàn nghiên cứu. Chia làm nhóm thảo luận, một nhóm đối tƣợng đƣợc chọn là những nông hộ sản xuất/canh tác cao su. Mỗi tỉnh/phƣờng một nhóm có 4- 5 ngƣời.

Với phƣơng pháp này, ngƣời dân đã đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ, thu nhập, đời sống. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thử thách trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Kết quả thảo luận nhóm này là cơ sở để thiết lập các chỉ tiêu nghiên cứu cho việc điều tra theo bản câu hỏi và những thông tin định tính bổ ích cho việc so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu định lƣợng.

Ph ng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi

Các số liệu tập trung khai thác thông tin về hoạt động mua, hoạt động bán, chi phí, giá bán, lợi nhuận của từng tác nhân. Nghiên cứu này đã tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ cao su bằng bản câu hỏi cấu tr c cho từng tác nhân tham gia trong chuỗi, điều tra 166 quan sát mẫu cho tất cả các tác nhân, cụ thể nhƣ sau: Bao gồm: ngƣời sản xuất (Các hộ trồng cao su); Thƣơng lái thu mua; Công ty chế biến, Các công ty thƣơng mại. Những tác nhân tham gia chuỗi đƣợc chọn có tính chất liên kết chuỗi, xuất phát từ các hộ trồng cao su. Kế đến các hộ trồng cao su bán cho những đối tƣợng nào, ở đâu tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối tƣợng tham gia trong chuỗi.

Phương pháp chọn mẫu và xây dựng bản câu hòi

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Tác giả lựa chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, tuy nhiên vẫn đảm bảo số lƣợng phân bố của mẫu tại các huyện nghiên cứu.

cứu của Sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum.

Bảng 1.1. Phân bố mẫu điều tra

Huyện Hộ trồng cao su Hộ thu gom DN CB DNTM Cộng Đắk Hà Đắk Hring 15 2 1 1 19 Đắk La 15 2 1 1 19 Đắk Mar 15 1 1 - 17 Sa Thầy Hơ Moong 15 2 1 - 18 Mô Rai 15 2 1 1 19 Rơ Kơi 15 1 1 - 17 TP. Kon Tum Chƣ Hreng 15 2 1 1 19 Đắk Cấm 15 1 2 1 19 Đắk Blà 15 2 1 1 19 Tổng cộng 135 15 10 6 166

1.2.3. Quy trình nghiên cứu

Hình 1.4. Quy trình nghiên cứu

Phân tích hoạt động tác nhân trong chuỗi giá trị

Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cao su Phân tích hiện trạng sản xuất và

tiêu thụ cao su

Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi

THU THẬP SỐ LIỆU

SỐ LIỆU THỨ CẤP SỐ LIỆU SƠ CẤP

1.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối t n số, hình,... Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu đƣợc thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi. Trong đề tài này, phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng các hộ trồng cao su và tình hình tiêu thụ cao su thời gian qua của các tác nhân (Lao động, thu nhập, số lao động tham gia, chi phí, giá bán mủ cao su, sản lƣợng, các hoạt động mua bán, hỗ trợ chuỗi,…).

b. Phân tích chuỗi giá trị

Theo Võ Thị Thanh Lộc (2013) phân tích chuỗi giá trị là phân tích mối quan hệ tƣơng tác của các tác nhân đang kinh doanh cùng một sản phẩm trên một thị trƣờng cụ thể. Phân tích chuỗi giá trị mô tả hệ thống kinh tế đƣợc tổ chức xoay quanh các thị trƣờng sản phẩm cụ thể. Phân tích chuỗi giá trị cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bí quyết sản xuất sâu sắc về các thực tiễn kinh tế cụ thể. Kết quả của các phân tích này đƣợc sử dụng để chuẩn bị cho các quyết định về mục tiêu và chiến lƣợc. Dựa trên một phân tích chuỗi đƣợc chia sẽ, các doanh nghiệp có thể xây dựng một t m nhìn chung và xác định các chiến lƣợc nâng cấp phối hợp. Các cơ quan Chính phủ sử dụng chuỗi giá trị để định dạng và lập kế hoạch về các hoạt động hỗ trợ cũng nhƣ để giám sát các tác động có thể xảy ra. Phân tích chuỗi giá trị bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trƣờng và hỗ trợ th c đẩy chuỗi.

c. Vẽ sơ đồ chuỗi và mô tả chuỗi giá trị

Nhằm mô tả một bức tranh về sự kết nối, phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau giữa các tác nhân và các quy trình vận hành trong chuỗi giá trị cây cao su ở Kon Tum.

chức năng của chuỗi đƣợc thực hiện bởi những nhà vận hành chuỗi và nó cũng mô tả đƣợc mối liên hệ của các tác nhân trong chuỗi.

2) Mô tả và lƣợng hoá chi tiết các chuỗi giá trị - chuỗi giá trị nhà cung ứng, chuỗi giá trị nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trƣờng và chuỗi giá trị khách hàng.

3) Tính giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong từng chuỗi giá trị.

d. Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi

Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian, chi phí tăng thêm, doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thu n của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi.

- Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm:

• Phân tích tình hình chi phí, cấu tr c chi phí tại mỗi tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

• Phân tích giá trị đạt đƣợc của từng tác nhân tham gia vận hành trong chuỗi giá trị .

• Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm đƣợc tạo ra trên toàn chuỗi và tỷ trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi trong chuỗi giá trị.

• Phân tích năng lực của tác nhân tham gia chuỗi giá trị (Quy mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận,…).

- Cách tính các tiêu chí trong phân tích kinh tế chuỗi giá trị.

• Giá trị gia tăng giữa hai tác nhân: Chênh lệch giá bán sản phẩm giữa hai tác nhân.

• Giá trị gia tăng trong từng tác nhân: Chênh lệch giá bán và chi phí trung gian (Hoặc chi phí đ u vào đối với ngƣời sản xuất).

Đối với nông hộ sản xuất ban đ u trong sơ đồ chuỗi thì chi phí trung gian là chi phí đ u vào bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (Giống; Phân bón; Thuốc bảo vệ thực vật; Tất cả các chi phí còn lại của các HGĐ là chi phí tăng thêm).

• Chi phí tăng thêm: Toàn bộ chi phí còn lại (Lao động nhà/thuê; Khấu hao máy móc, dụng cụ; Nhiên liệu; Giấy báo; Giấy gói;…) ngoài chi phí trung gian của mỗi tác nhân.

• Tổng chi phí: Chi phí đ u vào/trung gian cộng với chi phí tăng thêm. • Giá trị gia tăng thu n của mỗi tác nhân (Lợi nhuận): Giá bán trừ tổng chi phí.

• Phân bổ giá trị gia tăng thu n trong chuỗi: Ph n trăm lợi nhuận của mỗi tác nhân trong toàn chuỗi (Tổng lợi nhuận 100%).

Trong đó GTGT đƣợc xem là thƣớc đo về giá trị đƣợc tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tƣơng đƣơng với tổng giá trị đƣợc tạo ra bởi những ngƣời vận hành chuỗi (Doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng x số lƣợng bán ra). Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà ngƣời vận hành chuỗi bán ra trên thị trƣờng trừ đi giá mà ngƣời vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đ u vào mà ngƣời vận hành chuỗi ở công đoạn trƣớc cung cấp và giá của những trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ không đƣợc coi là mắt xích trong chuỗi. Phân tích tỷ số lợi nhuận/chi phí cho biết 1 đồng chí phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Giá trị gia tăng thu n hay lợi nhuận (NVA - Net Value Added) đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị gia tăng thu n = Giá trị gia tăng - Chi phí tăng thêm.

Trong đó, chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, điện, nƣớc, chi phí bán hàng…

e. Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi

- Liên kết ngang

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ liên kết những ngƣời nghèo sản xuất, kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm, tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lƣợng hàng bán… Tạo lập đƣợc lập liên kết ngang có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích to lớn cho các tác nhân tham gia chuỗi sản xuất nhờ mang lại các lợi thế nhƣ: Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ, nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ. Tổ, nhóm có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và số lƣợng cho khách hàng. Tổ, nhóm có thể ký hợp đồng đ u ra, sản xuất quy mô lớn. Tổ, nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững. Một điều quan trọng khi th c đẩy liên kết ngang là chuyển đổi tƣ duy về hình thành quan hệ sản xuất phù hợp sự phát triển của lực lƣợng sản xuất; Tránh áp đặt ý chí chủ quan, thực hiện rập khuôn máy móc các quy định quản lý. Thành lập và hoạt động tổ hợp tác, hợp tác tỉnh phải xuất phát từ nhu c u của ngƣời dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Nhƣ thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững. Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có đƣợc thu nhập cá nhân cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trƣờng đ u vào, đ u ra và các dịch vụ hỗ trợ. Tóm lại, liên kết ngang mang lại các lợi thế nhƣ sau:

• Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ.

• Tổ/nhóm có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và số lƣợng cho khách hàng.

• Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đ u ra, sản xuất quy mô lớn. • Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

xuất thành lập các Tổ Hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ là một vấn đề cấp bách: Thành lập tổ hợp tác phải bắt đ u từ nhu c u của các ngƣời dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Nhƣ thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững.

Tƣơng tự nhƣ các hình thức th c đẩy liên kết dọc thì các hình thức liên kết ngang cũng nhằm để các hộ có cùng nhu c u, sở thích và/hoặc mục tiêu kinh tế gặp nhau:

• Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh và hỏi kinh nghiệm về kinh tế tập thể.

• Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trƣờng cho ngƣời dân chỉ ra rõ ràng các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ.

• Tổ chức các cuộc đối thoại với những ngƣời hiện đang sản xuất, kinh doanh v.v…

Các ngành và các đoàn thể tại địa phƣơng quan tâm đến những hoạt động nhƣ sau: Thành lập Ban vận động xây dựng tổ hợp tác. Thành viên ban vận động là một phó chủ tịch làm trƣởng Ban và các thành viên gồm CB chuyên trách địa chính – nông nghiệp, kinh tế, Hội nông dân, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các Ban nhân dân ấp. Ban này có nhiệm vụ: Tuyên truyền về các lợi ích khi tham gia vào tổ hợp tác, nghị định 151, quan sát tình hình sản xuất kinh doanh của địa phƣơng và xác định đối tƣợng có nhu c u tham gia tổ. Thu thập thông tin về nhu c u của họ và tìm thêm một số hộ có nhu c u tƣơng tự. Tƣ vấn những ngƣời có nhu c u muốn thành lập tổ hợp tác về thủ tục hình thành tổ hợp tác. Áp dụng Điều 111 đến 120 Bộ Luật Dân sự 2005 thành lập tổ hợp tác và bao gồm các bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Để thành lập tổ, phải có tối thiểu 03 ngƣời, khác hộ khẩu. Tổ viên là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đ u đủ.

tổ trƣởng tổ hợp tác mang đến UBND xã, phƣờng, thị trấn chứng thực hợp đồng. Sau khi hợp đồng đƣợc chứng thực, Ban điều hành tổ tiến hành điều hành tổ theo nội dung hợp đồng đã thống nhất.

- Liên kết dọc

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi. Cụ thể nhƣ tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tạo lập đƣợc lập liên kết dọc có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích to lớn cho các tác nhân tham gia chuối sản xuất nhờ: Giảm đƣợc chi phí chuỗi; Có cùng tiếng nói hợp tác của những tác nhân, ngƣời trong chuỗi; Hợp đồng bao tiêu sản phẩm đƣợc bảo vệ bởi luật pháp nhà nƣớc; Tất cả thông tin thị trƣờng đều đƣợc các tác nhân biết đƣợc để sản xuất đáp ứng nhu c u thị trƣờng và niềm tin phát triển chuỗi cao hơn. Th c đẩy liên kết dọc c n tập trung vào các biện pháp nhƣ: Khuyến khích các tác nhân trong chuỗi tham gia vào các hội chợ thƣơng mại và tổ chức triển lãm nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi. Tổ chức các cuộc họp hoặc hội thảo giữa ngƣời bán và ngƣời mua, đi thăm các nhà mua hoặc bán sản phẩm nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh. Xây dựng website giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm kiếm ngƣời mua và ngƣời bán tiềm năng. Tóm lại, mọi hình thức th c đẩy liên kết đều nhằm đến việc làm thế nào để các tác nhân trong chuỗi sản phẩm có thể “bắt tay nhau thật chặt” nhằm mục tiêu tăng giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 26)