1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo thực tập cấu tạo ô tô 1, đại học Công nghệ GTVT

41 949 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập, cấu tạo ôtô 1, đại học Công nghệ GTVT

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá,với sự phát triểnkhông ngừng của nền kinh tế.Các ngành công nghiệp mũi nhọn được quan tâm và đầu tưphát triển.Trong đó công nghiệp ô tô luôn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốcdân.Kỹ thuật ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển.Với các nhà máy ô tôtrong nước và các liên doanh lắp ráp với nước ngoài ngày càng được mở rộng.Vấn đề đặt

ra đó là sự hội nhập,tiếp thu những công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các nước có nền côngnghiệp phát triển vào việc lắp ráp sản xuất cũng như sử dụng bảo dưỡng xe ô tô

Sau khi học xong môn Thực tập cấu tạo ô tô 1 giúp chúng em cũng củng cố kiến thức lýthuyết, nắm vững cấu tạo để lập và thực hiện quy trình tháo, lắp các cụm, tổng thành, hệthống trên ô tô Trong quá trình thực tập bước đầu chúng em đã gặp không ít khó khăn bỡngỡ nhưng cùng với sự nỗ lực của bản thân, và sự hướng dẫn hết sức tận tình của thầy

giáo Vũ Thế Truyền , cho nên em cũng đã cố gắng đã hoàn thành xong đợt Thực tập cấu

Qua đợt thực tập cấu tạo 1 này bản thân em đã có ý thức hơn cho nghề nghiệp của mình,

đã dần hình thành cho mình phương pháp học tập và nghiên cứu mới Cảm ơn sự giúp đỡ

tận tình của thầy giáo Vũ Thế Truyền đã giúp em sớm hoàn thành tốt môn Thực tập cấu

Trang 2

Lê Đình Thành

MỤC LỤC

PHẦN I : CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 4

1.1.Phổ biến đề cương thực tập : 4

1.2 Phổ biến nội quy nơi thực tập : 4

1.3.Giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất ,bố trí thiết bị ,nhà xưởng : 5

PHẦN II : THỰC TẬP CẤU TẠO ĐỘNG CƠ Ô TÔ 6

2.1 Mở đầu : 6

2.1.1 Nội quy phòng thực hành cấu tạo động cơ : 6

2.1.2.Giới thiệu các dụng cụ,thiết bị chuyên dùng trong tháo,lắp động cơ : 6

2.2.Cơ cấu trục khuỷu ,thanh truyền : 7

2.3.Hệ thống phân phối khí : 8

PHẦN III :THỰC TẬP CẤU TẠO HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU 14

3.1 Mở đầu : 14

3.1.1 Nội quy phòng thực hành cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu: 14

3.1.2 Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong tháo, lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu : 14

3.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ cháy cưỡng bức : 14

3.2.1.Bơm xăng : 14

3.2.2.Bộ chế hòa khí: 15

3.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel: 16

3.2.1 Bơm tiếp tế nhiên liệu : 16

3.2.2.Bơm cao áp : 17

3.2.3.Vòi phun : 17

3.3.4 Thùng lọc bầu lọc,đường ống dẫn dầu 19

3.3.5 Bầu lọc không khí,ống hút ống xả 19

3.3.6 Hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel điều khiển điện tử 19

PHẦN IV :THỰC TẬP CẤU TẠO HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ 21

4.1.Mở đầu : 21

4.1.1 Nội quy phòng thực hành cấu tạo điện ô tô : 21

4.1.2 Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong tháo, lắp hệ thống điện ô tô: 21

4.2.Hệ thống cung cấp điện : 21

Trang 3

4.3.Hệ thống đánh lửa : 23

4.4.Hệ thống khởi động 24

4.5 Các thiết bị điều khiển tự động động cơ, gầm ô tô 25

4.6 Hệ thống kiểm tra theo dõi 25

4.7 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu 25

4.8.Hệ thống thiết bị tiện nghi 25

PHẦN V :THỰC TẬP CẤU TẠO HỆ THỐNG GẦM Ô TÔ 27

5.1.Mở đầu : 27

5.1.1 Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong tháo, lắp hệ thống gầm ô tô : 27

5.1.2 Nội quy phòng thực hành cấu tạo hệ thống gầm ô tô : 27

5.2.Hệ thống truyền lực : 28

5.2.1.Ly hợp: 28

5.2.2.Hộp số : 28

5.2.3 Trục các đăng : 30

5.2.4.Cầu chủ động : 33

5.2.5 Truyền lực cuối cùng : 33

5.3.Hệ thống di chuyển 34

5.4.Hệ thống treo 34

5.5.Hệ thống lái 35

5.6.Hệ thống phanh: 37

PHẦN 6 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 4

PHẦN I : CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.1.Phổ biến đề cương thực tập :

* Kiến thức:

- Vận dụng được sâu hơn những kiến thức của các môn học, mô-đun trong chương trình

đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt kết quả và hiệu quả theo đề cương thực tập đã được duyệt

* Kỹ năng:

- Tập sự làm được những công việc của người thợ khi có sự hướng dẫn, góp ý của thầy giáo tại nơi thực tập Thực hiện đúng quy trình, quy phạm vận hành, bảo trì, bảo dưỡng

và vệ sinh công nghiệp tại nơi thực tập

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ nghề tại nơi thực tập

- Có thể góp ý được với tổ trưởng sản xuất về quy trình công nghệ, phương pháp tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn trong phân xưởng thực tập

- Tổ chức được hoạt động sản xuất theo nhóm, tổ - đội trong quá trình thực tập

- Đánh giá được kết quả sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế

- Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ, nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả

* Thái độ:

- Rèn luyện tác phong làm việc, thích nghi với môi trường và văn hóa tại xưởng thực tập

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử

1.2 Phổ biến nội quy nơi thực tập :

+ Sinh viên phải có mặt tại xưởng đúng giờ Sinh viên có mặt trễ sau 15 phút sẽ khôngđược thực tập buổi đó, vắng một buổi học trở lên sẽ không có điểm thực tập

+ Sinh viên phải ăn mặc đúng quy định : mặc áo bảo hộ màu xanh dương đậm ngắn tay,mang giày, tóc phải gọn gàng, nữ không để tóc xoã phải cột tóc gọn gàng Sinh viên phảiđeo thẻ sinh viên trước ngực áo

Trang 5

+ Sinh viên phải ở đúng vị trí thực tập theo thời khoá biểu Sinh viên không được tự tiện

đi lại ở những nơi khác trong xưởng, không được hút thuốc lá và không dùng điện thoại

di động trong khu vực thực tập

+ Tập vở, sách, cặp phải để ngăn nắp trên kệ

+ Sinh viên không được tiếp xúc, vận hành thiết bị khi chưa được hướng dẫn hoặc chophép của giáo viên phụ trách

+ Sinh viên phải chấp hành nội quy an toàn – PCCC của xưởng thực tập và nội quy antoàn của từng môn học

+ Sinh viên không làm mất trật tự, đùa giỡn, không chữi thề, nói tục và làm việc kháctrong giờ thực tập

+ Khi sinh viên có nhu cầu làm gì phải xin phép và phải được sự đồng ý của giáo viênphụ trách

+ Khu vực thực tập phải được giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ Sinh viên phải vệ sinh máy, trảdụng cụ sau mỗi buổi thực tập và tổng vệ sinh sau mỗi đợt thực tập

+ Sinh viên phải làm báo cáo thực tập đúng nội dung của đề cương và nộp báo cáo đúngthời hạn

1.3.Giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất ,bố trí thiết bị ,nhà xưởng :

+ Các máy móc, thiết bị phải được xếp đặt một cách liên tục theo đúng qui trình công nghệ+ Đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị với thiết bị, giữa thiết bị với tường, để dễ thaotác, dễ sửa chữa và thay thế

+ Các thiết bị có cùng chức năng thường đặt thành một cụm (rây, sàng, …)

+ Tất cả các thiết bị phải có hệ thống nối đất để tránh tình trạng tích điện trên thiết bị.+ Các bộ phận chuyển động của các máy, thiết bị phải có tấm che

+ Những máy, thiết bị có trọng lượng lớn, rung động mạnh ở tầng dưới, máy nhẹ đặt ở tầngtrên, máy cao cần đặt ở giữa, thấp đặt gần cửa → Lợi dụng thông gió và ánh sáng tự nhiên.+ Những thiết bị nóng, thoát nhiều bụi, chất độc hại phải có tường ngăn cách hoặc thôngthoáng tốt

+ Hệ thống điều khiển, cần gạt, tay gạt phải bố trí ngang tầm tay thực tập viên (0.8 – 1.2m)

Trang 6

PHẦN II : THỰC TẬP CẤU TẠO ĐỘNG CƠ Ô TÔ

2.1 Mở đầu :

2.1.1 Nội quy phòng thực hành cấu tạo động cơ :

+ Đến phòng đúng giờ, ra vào trật tự, ngồi đúng vị trí giáo viên hướng dẫn đã quy định Không ra khỏi chỗ khi giáo viên hướng dẫn chưa cho phép

+ Khi vào phòng, sinh viên phải kiểm tra các thiết bị của máy móc,đồ dùng cơ khí được

phân công sử dụng, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng trong giờ

+ Nếu có hỏng hóc, mất mát hoặc bị làm bẩn, phải báo cáo ngay cho giáo viên hướng dẫnlớp Làm hỏng, làm bẩn hoặc mất thiết bị của phòng phải bồi thường theo quy định.+ Tuyệt đối tuân thủ yêu cầu thực hành của giáo viên hướng dẫn,không mang những vật dụng không cần thiết vào phòng

+ Ăn mặc quần áo bảo hộ lao động và trang thiết bị một cách an toàn gọn gàng đầy đủ với công việc được giao

+ Có tinh thần trách nhiệm cao về an toàn bản thân và an toàn cho các đồng nghiệp

+ Luôn luôn giữ sạch máy và dụng cụ cầm tay Các bề mặt dính dầu mỡ có thể gây nguy hiểm Các phoi kim loại dinh trên bề mặt bàn máy có thể gây nguy hiểm

+Thường xuyên quét sạch sàn xưởng Các phoi vụn trên sàn có thể dính vào đế giày và gây trơn trượt khi đi trên sàn lát đá hoặc bê tông

+ Dụng cụ cầm tay và tay dính dầu mỡ phải lau sạch

+ Sử dụng đúng dụng cụ cho mỗi loại công việc

+ Phải đảm bảo nhà xưởng sạch sẽ,thông thoáng tốt

2.1.2.Giới thiệu các dụng cụ,thiết bị chuyên dùng trong tháo,lắp động cơ :

+ Thiết bị cầm tay : dùng để tháo lắp và thay thế bu lông ,đai ốc ,hoặc tháo các chi tiết khác bao gồm : bộ đầu khẩu ( tuýp) ,tay quay cóc,chòng , cờ lê, mỏ lết ,tu vít, tay quay nhanh…

+ Dùng máy móc : dùng để tháo ,lắp các chi tiết khó bao gồm : Máy ép thủy lực , máy tháo bulong ,đai ốc dùng khí nén ,Giá tháo hộp số,

+ Dụng cu đo kích thước : dùng để đo kích thước ngoài và trong của chi tiết bao gồm : Thước cặp,thước Pame,thước lá…

Trang 7

2.2.Cơ cấu trục khuỷu ,thanh truyền :

Dụng cụ cần thiết : Cờ lê các loại : Cờ lê tuýp ,cờ lê vòng, kìm,búa nhựa ,tuốc nơ vít,dụng cụ tháo xéc măng,…

Phương pháp tiến hành :

1.Xả nước và dầu bôi trơn ra khỏi động cơ

2.Mở các đường ống nước, dầu,nhiên liệu

3.Mở các dây điện,các cụm hay chi tiết lắp vào thân máy như máy phát điện,két

nước,quạt gió…

4.Tháo bu lông liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực ,tháo bu lông chân máy trước và sau ,dùng cần cẩu máy ra ngoài

5.Chùi rửa sơ bộ bên ngoài động cơ

6.Tháo nguyên các cụm lắp vào thân động cơ như máy phát điện,bơm nước,bơm cao áp,kim phun,máy khởi động,bơm trợ lực

7.Tháo nắp đậy bên trên nắp quy lát.Tháo cơ cấu phân phối khí là xuppap treo ,tháo cò

mổ rút đũa đẩy ra.Tháo xuppap treo ,dùng cảo xuppap ép chén chặt lấy hai móng hãm,xả cảo lấy chén chặn và lò xo xuppap ,lấy xuppap ra đánh số thứ tự

8.Tháo lắp quy lát ( phải nới đầu tất cả bu lông từng bước (1/4 vòng ) theo thứ tự từ hai bên đầu máy vào bên trong giữa máy

9 Lật lại động cơ tháo bu lông cate ,lấy cate ra ngoài

10.Quay trục khuỷu để máy ở ĐCD ,cạo sạch mội than bám ở thành xy lanh ở phía trên miệng Mở đai ốc đầu to thanh truyền ,lấy nắp đầu to thanh truyền ,lấy bạc lót và đẩy thanh truyền ,cho thành truyền và piston ra khỏi xy lanh về phía trên.Lần lượt làm vậy với cho các cụm piston và thanh truyền khác

11.Mở các bu lông xiết nắp cổ trục,lấy các nắp cổ trục ra khỏi thân máy,lấy trục khuỷu rakhỏi động cơ

12.Lắp lại cơ cấu :

+Lau sạch toàn bộ chi tiết ,cụm chi tiết,thông các đường dầu sạch sẽ,

+Kiểm tra lại toàn bộ hao mòn hư hỏng của các chi tiết ,kiểm tra lại khe hở lắp ráp ,sửa chữa phục hồi các chi tiết hỏng

Trang 8

+Lắp ngược lại quá trình tháo

2.3.Hệ thống phân phối khí :

A - Chuẩn bị :

Dụng cụ tháo lắp: clê tròng miệng các loại, tuýp 10 ;12 ;14; 17 ; 19 ;27 , kìmbằng đầu, kìm mỏ nhọn, kìm tháo phe hãm, cảo ba chấu, búa đồng, kìm tháo lắpxéc măng, vam tháo lắp lò xo xupáp, …

Dụng cụ đo kiểm : panme đo trong, panme đo ngoài, căn lá, thước lá, thước cặp,thước vuông, đồng hồ xo, bàn máp, thước vuông, khối thép v ,…

Dụng cụ sửa chữa : khoan tay, dũa mịn, bộ dao doa ba kích thước …

Nguyên vật liệu : xăng, dầu rửa, xà bông, bột màu, bột rà xupáp, giấy nhám, rẻlau, dầu nhờn, mỡ, khay đựng dụng cụ, khay vệ sinh dụng cụ…

B – Các bước tháo :

1 Xả dầu bôi trơn động cơ

2 Xả dầu trợ lực lái

3 Xả nước làm mát

4 Tháo dây của hệ thống điện lắp trên động cơ, tháo bình ắc quy, bộ chia…

5 Tháo dẫn động bướm ga, bướm gió, các ống dẫn nhiên liệu ống dẫn không khí,ống dẫn chân không

6 Tháo bơm dầu trợ lực lái

7 Tháo két mát dầu, nước làm mát

8 Tháo bơm nén khí

9 Tháo bu lon cố định động cơ với khung xe

10 Đưa động cơ ra khỏi xe đặt lên giá phù hợp

11 Vệ sinh bên ngoài động cơ sach sẽ

12 Xếp dụng cụ phù hợp, thuận tiện cho quá trình tháo

13 Tháo bộ chế hoà khí (hoặc dàn phun xăng )đối với động cơ xăng

14 Tháo vòi phun, bơm cao áp đối với động cơ dầu

15 Tháo nắp dàn cò

16 Tháo đáy các te

Trang 9

17 Tháo đai ốc cố định bu ly trục khuỷu.

18 Tháo bu ly trục khuỷu

19 Tháo đai ốc cố định khớp bu ly trục khuỷu (dùng cảo để cảo khớp cố định bu

ly trục khuỷu ra ngoài)

20 Tháo trục bộ chia điện

21 Tháo nắp đậy hộp bánh răng phân phối

22 Tháo dây đai hoặc xích dẫn động đối với cơ cấu phân phối khí truyền độngxích hoặc dây đai (chú ý dấu, nếu mất dấu phải xác định và đánh dấu lại )

23 Tháo dàn cò

24 Tháo đũa đẩy

25 Tháo bơm nước làm mát

26 Tháo nắp máy (chú ý các đai ốc theo đúng quy trình tháo từ ngoài vào trong)

27 Nhấc nắp máy ra ngoài (chú ý giữ đệm nắp máy tránh làm hư hỏng đệm)

28 Tháo buly đầu trục động cơ (tháo đai ốc giữ bu ly, dùng cảo để tháo)

29 Tháo con đội

30 Tháo bộ căn dịch dọc trục cam (chú ý kiểm tra cặp dấu của bánh răng cam vàbánh răng đầu trục khuỷu, nếu không còn phải xác định lại dấu)

31 Lựa tháo trục cam ra ngoài (chú ý: nếu động cơ dùng loại con đội hình nấmphải đẩy từng con đội lên mới tháo trục cam ra ngoài được)

32 Tháo cụm xupáp : (chú ý: trước khi tháo đánh dấu thứ tự các cây xupáp trênnắp máy, chú ý cẩn thận khi tháo lò xò xupáp không để móng hãm bật ra ngoàirất nguy hiểm Một số xupáp xả có thân rỗng được đổ vào chất sodium để làmmát Không được làm mẻ hoặc làm gãy xupáp được làm mát bằng sodium Chấtsodium thoát ra có thể gây nổ và làm bị thương rất nghiêm trọng) Đặt nắp máylên giá dùng dụng cụ chuyên dùng ép lò so xupáp và tháo các xupáp và lò sokhỏi nắp máy Đặt các bộ phận theo thứ tự trong một giá đỡ Nếu một xupápkhông thể tháo ra được, kiểm tra phần cuối đỉnh của xupáp xem nó có bị bẹpđầu hoặc bị đập búa trên đầu không Nếu có, sử dụng một cái đũa hoặc đá màinhỏ để vạt cạnh sắc một cách nhẹ nhàng phần cuối đỉnh xupáp Nếu ép mạnh

Trang 10

xupáp qua ống dẫn hướng sẽ làm vỡ ống dẫn hướng.

33 Tháo rời các chi tiết dàn cần bẩy xếp theo thứ tự số máy

C – Vệ sinh:

1 Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ các chi tiết vừa tháo bằng dầu và xăng Chú ý khônglàm trầy xước các bề mặt làm việc như thân xupáp, ống dẫn hướng, con

đội,cam…

D – Kiểm tra - sửa chữa

(xem phần kiểm tra và sửa chữa)

E – các bước lắp:

1 Chú ý: trước khi lắp phải lau thật sạch tất cả các chi tiết Bề mặt làm việc củatất cả các chi tiết phải bôi một lớp dầu máy Trục cam phải có khe hở theohướng nhất định Trục cam và bánh răng phân khối (bánh răng định thời) phảilắp lên thân xilanh cùng một lúc, phải hết sức chú ý lắp đúng các ký hiệu đãđược đánh dấu, nếu không sẽ không thể bảo đảm chính xác góc phân phối khí

và thời gian phun dầu, đánh lửa Lắp supáp phải chú ý an toàn, đề phòng lò xobắn vào người, yêu cầu các chi tiết của supáp đều nằm theo bộ, sau khi tháo rakhông được để lẫn lộn, khi lắp lại vẫn lắp theo bộ Có một số máy dieden vì đểtránh cho lò xo supáp khi làm việc không xảy ra hiện tượng cộng hưởng và khimáy chạy với tốc độ cao vẫn có thể làm việc trên toàn bộ chiều dài của nóngười ta đã dùng lò xo bước xoắn khác nhau, khi lắp loại lò xo này đầu có bướcxoắn ngắn được lắp vào phía tán supáp

2 Các bước lắp ngược lại các bước tháo

F – yêu cầu:

1 Cụm xupáp, con đội, cò mổ phải lắp đồng bộ, đúng dấu khi tháo

2 Sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra thử các cơ cấu hoạt động nhẹ nhàng mớicho khởi động động cơ Động cơ hoạt động đạt công suất cao theo yêu cầu,không có tiếng ồn tiếng gõ từ cơ cấu phân phối khí

2.4.Hệ thống làm mát ,bôi trơn :

Trang 11

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật tư thay thế.

- Clê, kìm kẹp

- Găng tay, kính bảo vệ

- Két nước mới

Bước 2: Xác định các điểm cần phải tháo két nước trong hệ thống làm mát

Hình dạng của một vài két nước có thể thay đổi nhưng về bản chất thì chúng đều giống nhau Bạn cần phải xác định vị trí các bu lông cần phải tháo như vòng kẹp ống dẫn, bu lông giá đỡ phía trên, bu lông bình chứa nước làm mát… Một điều quan trọng là bạn chỉ được tiến hành khi động cơ đã nguội vì khi nóng áp suất của hệ thống làm mát có thể lên tới 15 PSI (1PSI ≈ 0,07 kG/cm2) và gây nguy hiểm cho bạn Hãy đeo găng tay và kính bảo vệ trước khi tiến hành Kiểm tra nắp két nước và vặn ra từ từ để xả bớt áp suất Bước 3: Tháo cực âm của ắc quy ra

Tắt hoàn toàn khóa điện của ôtô, nới lỏng bu lông cực ra và tháo cực âm ắc quy ra để tránh bị chập mạch trong quá trình tháo và đừng bao giờ để clê tiếp xúc với cực đối diện của ắc quy Kiểm tra ắc quy để đảm bảo nó luôn sạch, nếu có hiện tượng ăn mòn phải súcrửa bằng nước và xút để trung hòa a-xít còn dư

Bước 4: Xả hết nước làm mát trong hệ thống

Tìm vị trí van xả nước làm mát phía dưới két nước, vặn nó theo chiều ngược kim đồng hồ

để tháo nó ra và xả hết Ở một số loại ôtô có một miếng bảo vệ van xả bằng chất dẻo, bạnphải tháo nó ra trước khi tiến hành tháo van xả

Bước 5: Tháo ống nối phía dưới

Sau khi nước làm mát đã xả hết, bạn cần xác định vị trí ống nối dưới để tháo các kẹp và ống ra khỏi két làm mát Nếu xe của bạn có giá đỡ phía dưới két làm mát hoặc giá đỡ của quạt làm mát thì phải tháo các bu lông ở đó ra trước khi kết thúc bước này

Bước 6: Tháo ống nối phía trên

Tháo ống nối phía trên két nước lám mát bằng cách tháo các bu lông và vòng kẹp trên ống đồng thời tháo các bu lông của giá đỡ quạt làm mát phía trên

Bước 7: Tháo giá đỡ két nước phía trên

Trang 12

Tìm vị trí giá đỡ két nước phía trên và tháo các bu lông giá đỡ ra Nếu bạn quyết định tháo quạt làm mát cùng với két nước thì phải tìm vị trí giắc nối điện và tháo ra trước, sau

đó mới tiến hành tháo các bu lông giá đỡ

Bước 8: Tháo két nước làm mát ra khỏi xe

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn hãy kiểm tra kỹ khu vực xung quanh két làmmát xem còn vướng mắc gì không trước khi nâng két làm mát ra khỏi xe Nếu cần bạn có

thể tháo quạt làm mát ra

*Hệ thống bôi trơn :

Quy trình tháo lắp :

Tháo ra

1.Việc đầu tiên mà người thợ sửa chữa máy xúc, sửa chữa máy công trình cần làm

là tháo rời dây âm bình ắc quy

6.Hạ cạtte xuống và lấy rời ra ngoài

Trang 13

Lắp lại :

7.Cẩn thận cạo sạch lớp joint cũ, bám vào mặt tiếp xúc của các te và khối xilanh

8.Trước hết người thợ sửa chữa máy xúc, sửa chữa máy công trình cần bôi một lớp keodán vào joint bơm nhớt và joint phía đuôi cốt máy Rồi mới tiếp tục bôi quanh mép

Trang 14

cacste và bốn góc của khối xilanh Chờ khoảng 5 phút rồi ráp cacste lại Siết các bulonggiữ theo thứ tự và đúng áp lực.

PHẦN III :THỰC TẬP CẤU TẠO HỆ THỐNG CUNG CẤP

NHIÊN LIỆU

3.1 Mở đầu :

3.1.1 Nội quy phòng thực hành cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu:

- Phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về ATLĐ, PCCC, bảo hộ và vệ sinh lao động

- Yêu cầu người phụ trách trang bị đầy đủ thiết bị và phương tiện bảo hộ lao động cho đơn vị mình

- Tích cực tham gia khắc phục các sự cố về cháy nổ và ATLĐ

3.1.2 Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong tháo, lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu :

+ Thiết bị cầm tay : dùng để tháo lắp và thay thế bu lông ,đai ốc ,hoặc tháo các chi tiết khác bao gồm : bộ đầu khẩu ( tuýp) ,tay quay cóc,chòng , cờ lê, mỏ lết ,tu vít, tay quay nhanh…

+ Dùng máy móc : dùng để tháo ,lắp các chi tiết khó bao gồm : Máy ép thủy lực , máy tháo bulong ,đai ốc dùng khí nén ,Giá tháo hộp số,

+ Dụng cu đo kích thước : dùng để đo kích thước ngoài và trong của chi tiết bao gồm : Thước cặp,thước Pame,thước lá…

3.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ cháy cưỡng bức :

3.2.1.Bơm xăng :

+Quy trình tháo

* Tháo ra khỏi xe:

B1: Tháo các ống xăng nối vào bơm

B2: Nới và tháo đai ốc bắt giữ bơm trên động cơ

B3: Tháo đệm và làm sạch bề mặt lắp bơm trên động cơ

Trang 15

* Tháo rời chi tiết

B1: Tháo nắp bơm (đánh dấu trước khi tháo, nới đều đối xứng)

B2: Tháo thân bơm (đánh dấu trước khi tháo, nới đều đối xứng)

B3: Tháo màng bơm

B4: Tháo chốt cần bơm máy

B5: Tháo cần bơm tay

B6; Tháo lò xo thanh đẩy

B7: Tháo van xăng

*Quy trình lắp và điều chỉnh Khi lắp ta tiến hành theo thứ tự ngược lại với tháo và cần chú ý những việc sau:

- Lắp đúng yêu cầu kỹ thuật không lắp ngược chiều van hút, van xả - Lắp nắp bơm đúng dấu để khi lắp các ống dẫn xăng dễ dàng

- Đối với bơm xăng có cốc lọc dùng tay vặn đai ốc kẹp giữ cốc lọc xăng

- Lắp màng bơm đúng kỹ thuật

- Vặn chặt các vít cố định nắp bơm với đầu bơm, đầu bơm với thân bơm (đều và đối xứng) Dùng tay vặn vào ren tất cả các vít rồi mới dùng dụng cụ xiết, để tránh làm chờn hỏng ren của các vít

3.2.2.Bộ chế hòa khí:

*Các bước tháo lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

B1: Tháo các đường ống nhiên liệu, ống chân không, ống không khí và các đường dây điện ra khỏi bộ chế hoà khí, chú ý bịt các đầu ống nối sau khi tháo, đánh dấu và ghi nhớ

để khi lắp lại không bị nhầm lẫn;

B2: Tháo bầu lọc gió ra khỏi bộ chế hoà khí;

B3: Tháo các cần nối bướm gío và cần nối bướm ga;

B4: Tháo các bulông bắt giữ bộ chế hoà khí trên cụm ống nạp và lấy bộ chế hoà khí ra khỏi động cơ;

B5: Làm sạch đệm cũ và keo dính còn bám trên mặt lắp ghép bộ chế hoà khí của cụm ốngnạp rồi dùng giẻ sạch bịt lỗ lắp bộ chế hoá khí trên ống nạp để tránh bụi bẩn rơi vào độngcơ;

Trang 16

B6: Tháo hệ thống vận chuyển xăng gồm thùng xăng, bơm xăng, bầu lọc xăng và các ốngdẫn xăng Nâng xe lên để dễ thao tác từ phía gầm xe (nếu cần).

*Lắp các bộ phận lên động cơ

- Quy trình lắp ngược với quá trình tháo;

- Không được lắp lẫn các chi tiết, nhất là các chi tiết có các bề mặt làm việc với nhau;

- Đảm bảo an toàn trong quá trình lắp

3.2.3 Thùng xăng, bầu lọc, đường ống dẫn xăng

Quy trình tháo lắp :

+ Tháo thùng chứa

- Xả xăng trong thùng chứa

- Tháo các đường xăng đến và đi từ thùng chứa tới các bầu lọc

+ Lấy thùng chứa ra khỏi ô tô

+ Tháo các lược lọc và ống thông hơi

+ Tháo các bầu lọc

+Tháo các đường ống dẫn

+Lấy bầu lọc ra khỏi ô tô

+ Nới đều các bu lông

+ Tháo võ bầu lọc

3.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel:

3.2.1 Bơm tiếp tế nhiên liệu :

A Tháo

ST

T

7 Tháo lò xo, thanh đẩy và

pittông, con đội

Trang 17

8 Tháo van hút van xa Búa đột Đóng nhẹ nhàng

hỏng van

3 Tháo đế đỡ lò xo : lấy lò xo,

pittông ra

Tuốc nơ vít Để theo từng bô

a) Quy trình tháo vòi phun ra khỏi thân động cơ.

- ống dẫn cao áp nối từ bơm cao áp vào vòi phun ở hai đầu có 2 đai ốc

- trước hết ta tháo đai ốc trên, nối ống dẫn nhiên liệu cao áp với vòi phun ra, chúng tách khỏi nhau hoàn toàn, sau đó lới lỏng đai ốc dưới với bơm cao áp

- Ở động cơ thực tập đường dẫn dầu thừa từ vòi phun ra thùng nhiên liệu không có, trường hợp nếu có ta phải tháo đường dầu thừa

Trang 18

- Như vậy chỉ còn vòi phun được bắt chặt với thân động cơ nhờ 2 bu long thông qua 1 mặt bích ép chặt vòi phun vào thân động cơ.

- Ta phải tháo tiêp 2 bu lông ra, nhấc mặt bích ra khỏi vòi phun Do muội, bẩn và lực xiết bu lông nên vòi phun bị kẹt vào lỗ trên thân máy, ta phải dùng một số dụng cụ tháo lắp để đẩy vòi phun ra khỏi thân động cơ

+) Làm sạch vòi phun:

- Ta tháo bu lông và nắp chụp khỏi đầu trên của vòi phun và nhấc vòng đệm ra

- Ta tháo tiếp vít ốc điều chỉnh và lò so ra khỏi trong thân vòi phun

- Lần lượt nhấc chốt tì và kim phun ra

- Ta mang các bộ phận vừa trên vòi phun làm bằng cách ngâm trong dầu và rửa sạchcho hết bụi bẩn

- Sau đó ta lắp lại các bộ phận vào vòi phun như cũ ( trừ vòng đệm, bu lông và nắp chụp), để lộ ra phần vít điều chỉnh

b) Quy trình điều chỉnh áp suất phun.

- Sau khi làm sạch vòi phun, ta lắp lại đai ốc của ống dẫn cao áp với vòi phun, và vặn chặt lại đai ốc ở phía dưới bắt ống dẫn với bơm cao áp

- Sau đó xoay cho hướng vòi phun quay về phía sau máy ( nơi nhiên liệu phun ra)

- Dùng tuốc vít vặn vít điều chỉnh đi vào, lò so chịu nén qua chốt tì ép kim phun đi xuống

- Một người dùng tay quay quay động cơ với số vòng quay thấp cho nhiên liệu phun

ra vòi phun Dùng tuốc vít vặn vít điều chỉnh đi ra từ từ cho đến khi thấy nhiên

liệu phun ra vòi phun ở dạng sương mù Bằng cách điều chỉnh này ta dã thay đổi

được áp suất phun nhờ thay đổi sức căng lò so

c) Quy trình lắp vòi phun vào thân động cơ.

- Sau khi đã điều chỉnh xong áp suất phun, ta phải lới lỏng hai đai ốc ở 2 đầu ống dẫn ra và lắp vòi phun vào thân động cơ

- Dùng 2 bu lông thông qua 1 mặt bích, siết chặt bu lông cho đều để đẩy vòi phun vào lỗ trên thân động cơ

Trang 19

- Ta bắt lại phần ống dẫn cao áp vào vòi phun nhờ đai ốc vặn Kiểm tra lại 2 bu lôngxiết chặt vòi phun với thân động cơ Nắp các nắp chụp và bu lông vào đuôi vòi phun

- Sau khi đã lắp vòi phun lên động cơ, ta tiến hành quay tay quay cho máy nổ

3.3.5 Bầu lọc không khí,ống hút ống xả

3.3.6 Hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel điều khiển điện tử

Hệ thống nhiên liệu dùng bơm phân phối VE

Trang 20

2 Tháo các đường ống dẫn cao

áp, thấp áp vào đường dầu hồi Clê dẹt Tránh làm bẹp ống

6 Tháo vòi phun ra khỏi động cơ Chòong Nút giẻ vào lỗ lắp vòi

phun

Ngày đăng: 13/12/2017, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w