1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

CƠ SỞ HÓA HỌC HỮU CƠ CỦA HƯƠNG LIỆU

250 596 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 16,48 MB

Nội dung

Cuốn sách tổng hợp những kiến thức cơ bản về hóa học hữu cơ của các hợp chất đượcsử dụng làm hương liệu những hương liệu đã có những ứng dụng thực tiễn trong mỹphẩm, thực phẩm và trong y học (hương trị liệu). Cuốn sách cũng phản ánh lịch sử pháttriển của công nghiệp hóa mỹ phẩm, ngành sản xuất nước hoa và mỹ phẩm trang điểm, xemxét những nguyên lý hiện đại của quá trình tổng hợp các loại hương liệu ứng dụng trong hóamỹ phẩm và có hoạt tính dược lý. Những phương pháp tổng hợp các loại hương liệu phổbiến, có ứng dụng thực tiễn cao, được phân loại và sắp xếp có hệ thống theo nhóm, lớp cáchợp chất hữu cơ, có chú ý đến cấu tạo hóa học của chúng. Ứng dụng trong hương trị liệu, cơchế tác dụng sinh học của các phân tử hương liệu được trình bày một cách ngắn gọn và rõràng.Các tác giả mong muốn cuốn sách sẽ là một tài liệu hữu ích cho sinh viên các trườngđại học ngành hóa học, sinh học, công nghệ hóa học, hóa mỹ phẩm, dược học và y học;cũng như đối với các chuyên gia trong lĩnh vực tổng hợp hữu cơ, những người làm nghiêncứu trong ngành mỹ phẩm, hóa dược và y dược

Trang 1

A T Soldatenkov, N M Kolyadina, Le Tuan Anh,

Levov A.N, Avramenko G.V

CƠ SỞ HÓA HỌC HỮU CƠ

CỦA HƯƠNG LIỆU

Người dịch: GV Phan Trọng Đức,

TS Lê Tuấn Anh

Nguyên bản tiếng Nga: ”Основы органической химии душистых веществ для

Trang 2

A T Soldatenkov, N M Kolyadina, Le Tuan Anh,

Levov A.N, Avramenko G.V.

Base organic of odour compounds for

applied aesthetics and aromatherapy

Translaters: Phan Trong Duc

Le Tuan Anh

In Russian: ”Основы органической химии душистых веществ для

прикладной эстетики и ароматерапии”

Publish house: "Академкнига", Moscow Issue: 2006

Copyright in Vietnamese version: Phan Trong Đuc, Le Tuan Anh

Hanoi

Trang 3

Cơ sở hóa học hữu cơ của hương liệu/ A T Soldatenkov, N M Kolyadina, Le Tuan Anh,

Levov A.N, Avramenko G.V., dịch từ nguyên bản tiếng Nga: GV Phan Trọng Đức, TS Lê Tuấn Anh – Nhà xuất bản Tri thức – 2011 – 252 trang

Cuốn sách tổng hợp những kiến thức cơ bản về hóa học hữu cơ của các hợp chất được

sử dụng làm hương liệu - những hương liệu đã có những ứng dụng thực tiễn trong mỹ phẩm, thực phẩm và trong y học (hương trị liệu) Cuốn sách cũng phản ánh lịch sử phát triển của công nghiệp hóa mỹ phẩm, ngành sản xuất nước hoa và mỹ phẩm trang điểm, xem xét những nguyên lý hiện đại của quá trình tổng hợp các loại hương liệu ứng dụng trong hóa

mỹ phẩm và có hoạt tính dược lý Những phương pháp tổng hợp các loại hương liệu phổ biến, có ứng dụng thực tiễn cao, được phân loại và sắp xếp có hệ thống theo nhóm, lớp các hợp chất hữu cơ, có chú ý đến cấu tạo hóa học của chúng Ứng dụng trong hương trị liệu, cơ chế tác dụng sinh học của các phân tử hương liệu được trình bày một cách ngắn gọn và rõ ràng

Các tác giả mong muốn cuốn sách sẽ là một tài liệu hữu ích cho sinh viên các trường đại học ngành hóa học, sinh học, công nghệ hóa học, hóa mỹ phẩm, dược học và y học; cũng như đối với các chuyên gia trong lĩnh vực tổng hợp hữu cơ, những người làm nghiên cứu trong ngành mỹ phẩm, hóa dược và y dược

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành về sự ủng hộ và tài trợ của Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc đối với việc xuất bản cuốn sách này

ACKNOWLEDGEMENT

We woud like to express our sincere thanks to the support and sponsor of the Asia Research Center (Vietnam National University, Hanoi) and the Korean Foundation for Advanced Studies for the publications of this book

Trang 4

Mục lục

Mục lục 4

LỜI NÓI ĐẦU 7

Chương 1 Khái niệm chung và nguyên tắc tổng hợp chất thơm 10

1.1 Giới thiệu chung về lĩnh vực hương thơm 10

1.2 Sự phát triển của ngành hóa hữu cơ - hương liệu 12

1.3 Khái niệm chung về hoạt tính sinh học của hương liệu Hương trị liệu 21

1.4 Cơ chế cảm nhận hương thơm cấp độ phân tử 25

1.5 Nguyên tắc cơ bản tạo ra các chất thơm mới 28

1.5.1 Tổng hợp tương tự và theo kinh nghiệm 28

1.5.2 Mối liên hệ cấu trúc – hương thơm Các nhóm tạo mùi hương - odorifore 30

1.5.3 Nguyên lý tổng hợp trên máy tính và dự đoán mùi thơm 36

1.5.4 Sơ đồ nguyên lý nghiên cứu tổng hợp hương liệu mới 37

1.6 Quá trình sinh tổng hợp các hợp chất thơm tự nhiên trong thực vật 41

1.7 Quá trình chiết tách tinh dầu thơm từ các nguyên liệu thực vật 45

1.8 Phân loại các hợp chất thơm 49

Chương 2 Tổng hợp hương liệu thuộc dãy hidrocacbon mạch thẳng 54

2.1 Các dẫn xuất parafin và ankylhalogen đơn giản với vai trò là propellent của các hỗn hợp hương liệu 54

2.2 Tổng hợp hương liệu là dẫn xuất của rượu và ête đơn giản mạch thẳng 56

2.2.1 Các rượu đơn giản C 1 – C 5 với vai trò là dung môi trong nước hoa 56

2.2.2 Tổng hợp các ankanol no C 6 – C 12 với hương thơm của hoa 58

2.2.3 Rượu không no, đơn chức C 6 -C 11 Citronellol và tinh dầu geranium với hương thơm hoa hồng Hương trị liệu 64

2.2.4 Tổng hợp rượu là dẫn xuất thuộc dãy alkadien 68

2.2.5 Rượu C 15 với ba liên kết bội Nerolidol, Farnesol với hương linh lan 77

2.2.6 Tổng hợp các ête thơm 78

2.3 Tổng hợp các andehit và xeton thơm 79

2.3.1 Các ankanal bão hòa với hương thơm hoa quả Hidroxycitronellal 80

2.3.2 Ankenal Citronellal với mùi hương chanh Dầu citronellal chemotype 84

2.3.3 Andehit với hai liên kết bội trở lên Citral với hương chanh 87

Tinh dầu chemotype citral 87

2.4 Dẫn xuất của các axít béo 93

2.4.1 Este của axít đơn chức với rượu đơn chức có số nguyên tử cacbon thấp mang mùi hương thơm hoa quả đặc trưng 94

2.4.2 Geranyl-, Linalyl- và citronellylankaloat với các mùi hương hoa quả 98

2.4.3 Este của các axít hữu cơ (có số nguyên tử cacbon lớn) với mùi hương thảo mộc và linh lan 101

Chương 3 Tổng hợp các dẫn xuất thơm của dãy vòng no – alixiclic 103

3.1 Các dẫn xuất của xiclopentan 103

3.1.1 Xiclopentanon mang mùi hương hoa nhài 103

3.1.2 Xiclopenten với mùi thơm đàn hương (bạch đàn) 104

3.1.3 Xiclopentenon với hương thơm hoa nhài Jasmon 106

3.2 Tổng hợp các dẫn xuất của xiclohexan 108

3.2.1 Các dẫn xuất ankyl của xiclohexan Dẫn xuất xiclohexanol Mentol Tinh dầu bạc hà. 108

3.2.2 Xiclohexanon Menton 116

3.2.3 Xiclohexen 118

Trang 5

3.3 Marcoxiclic C12-C17 Este với mùi thơm của gỗ - long diên hương (buazambren) Xeton

muscon và civeton với mùi xạ hương 134

3.4 Dẫn xuất octa- và decahidronaphtalin với hương thơm của hoa và mùi long diên hương Long diên hương 137

3.5 Tổng hợp các dẫn xuất thơm của bixicloankan 140

3.5.1 Bixiclo[4.1.0]heptan Tinh dầu đan sâm thuion chemotype 140

3.5.2 Bixiclo[3.1.1]hepten Tinh dầu đào kim nương Tinh dầu trắc bá diệp và galbanum dạng pinen chemotype 141

3.5.3 Bixiclo[2.2.1]hepten β-Santalol Santalidol và cedrol Borneol với mùi hương của thực vật họ lá kim Camphor Fenchol 144

3.5.4 Bixiclo[3.3.1]nonenon với mùi thuốc lá Dẫn xuất bixiclo[7.2.0]undecen caryophyllen với mùi hương gỗ Tinh dầu ngọc lan tây (ylang-ylang) 152

3.6 Tri- và tetraxicloankan Tinh dầu đàn hương và tinh dầu tuyết tùng Balsam gurigumum 153

Chương 4 Tổng hợp các dẫn xuất của dãy đồng đẳng aren 157

4.1 Dẫn xuất ankyl- và bromankenyl benzen para-Xymen với hương thơm cam quýt 157

4.2.1 Dẫn xuất aryl của metanol với mùi thơm xạ hương và hoa hồng 158

4.2.2 2-Phenyletanol với hương hoa hồng Tinh dầu hoa hồng Phenylpropenol và rượu xinamic với mùi hương phong tín tử 160

4.2.3 Este của rượu arylalyphatic với axít aliphatic với hương thơm hoa và trái cây 164

4.3 Tổng hợp các arylaliphatic andehit 169

4.3.1 Arylankanal Phenyletanal và các đồng đẳng với mùi hương hoa phong tín tử Cyclamenandehit và các đồng đẳng 169

4.3.2 Arylpropenal Andehit xinamic Tinh dầu quế Jasminandehit 174

4.4 Axylbenzen Benzandehit có mùi hạnh nhân Axetophenon với mùi thơm của hoa 176

4.5 Dẫn xuất nitroankylbenzen có mùi xạ hương 177

4.6 Tổng hợp các hợp chất thuộc dãy phenol 179

4.6.1 Các dẫn xuất của monohidroxybenzen 180

4.6.2 Dẫn xuất 1,2-dihidroxybenzen Guaiacol Eugenol với hương thơm hoa cẩm chướng (đinh hương) Tinh dầu eugenol chemotype (từ đinh hương, húng và pimento obscura – hạt tiêu Jamaica) Vanilin 189

4.7 Dẫn xuất axít arylcacbonoic 200

4.7.1 Axít phenylaxetic và xinamic và các ête của chúng có mùi thơm mật ong-balsam Balsam cánh kiến trắng (an tức hương) 200

4.7.2 Axít benzoic và các ête của chúng với mùi hoa và balsam 203

4.7.3 Các dẫn xuất của axít 2-hidroxybenzoic (salixylic) và 2-aminobenzoic (anthranilic) có mùi thơm của hoa 205

4.8 Tổng hợp các dẫn xuất của indan và tetrahidronaphthalen với mùi xạ hương 208

Chương 5 Tổng hợp hương liệu với nhân dị vòng ba hoặc năm cạnh 213

5.1 Dẫn xuất của oxiran với hương thơm dâu tây Dẫn xuất furan Mentofuran Long diên hương Ambroxide 213

5.2 Dẫn xuất pirrole Hợp chất indol có mùi thối và mùi hương hoa nhài 219

5.3 Dẫn xuất 1,3-dioxalan Heliotropin Safrole Tinh dầu từ sasfras và rau mùi tây dạng hóa học benzodioxalan (benzodioxalan chemotype) 221

5.4 Dẫn xuất thiazol (với mùi cà phê) và benzoxazol (với mùi lá xanh) 224

6.1 Dẫn xuất piran 226

6.1.1 Tetrahidropiran với mùi thơm hoa hồng, hoa nhài và bơ 226

6.1.2 Piranon Malthol với mùi hương trái cây – caremen Coumarin với mùi hương cỏ mới cắt 230

6.2 Dẫn xuất pyridin Tinh dầu hạt tiêu đen 233

Trang 6

6.4 Mononucleotit thuộc dãy purin Muối inosinat và guanylat trong vai trò là chất tăng mùi

thơm 237

6.5 Dẫn xuất đại dị vòng Đại dị vòng với mùi xạ hương 240

Tinh dầu đương quy (bạch chỉ) 240

TÀI LIỆU THAM KHẢO 248

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU Trong hơn hai trăm năm tồn tại và phát triển, ngành hóa học hữa cơ, cụ thể là tổng hợp hữu

cơ đã điều chế và tạo ra hơn 20 triệu hợp chất hữu cơ Các con số thống kê này hoàn toàn không phóng đại, đặc biệt, kể từ khi phát minh ra kỹ thuật hóa học tổ hợp vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, cho phép có thể tổng hợp được hàng trăm thậm chí hàng nghìn các hợp chất mới trong một ngày Tổng hợp hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu

đa dạng phát triển thường xuyên của xã hội, bao gồm cả nhu cầu về thẩm mỹ Để đáp ứng được những nhu cầu ấy, ngành hóa hữu cơ cần xây dựng kịp thời, giải quyết thành công các vấn đề cơ bản như: nghiên cứu phát triển các phản ứng mới có hiệu suất cao, tìm kiếm các chất xúc tác có khả năng đảm bảo tính chọn lọc của phản ứng; giải thích, xác định mối quan hệ cấu tạo hóa học và khả năng phản ứng của các chất và các tính chất hữu ích như hoạt tính sinh học, màu sắc, hương thơm v.v

Một trong những hướng phát triển tiềm năng hiện nay là công nghiệp sản xuất các hóa chất

có mùi hương dễ chịu, có thể được sử dụng trong công nghiệp nước hoa, mỹ phẩm, trong các sản phẩm vệ sinh, cũng như làm hương liệu phụ gia thực phẩm Ngoài ra, cũng cần phải liên tục tiến hành các nghiên cứu để phát triển thế hệ mới những hương liệu có hiệu quả cao – chỉ với một lượng rất nhỏ cỡ vài µg nhưng có mùi thơm sâu, đậm, bền Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều loại nước hoa thể hiện hoạt tính sinh học mạnh Vì thế, trong hai thập kỷ qua, người ta quan tâm ngày càng nhiều tới y học cổ truyền phòng chống và chữa trị bằng các loại chất thơm, tinh dầu – những hợp chất được gọi chung là hương liệu Trong công nghệ mỹ phẩm, làm đẹp, vật lý trị liệu, các nhà hóa học, tổng hợp hữu cơ cần quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà dược học, các chuyên gia hóa sinh, các nhà sinh học, các y bác sĩ và các chuyên gia của ngành công nghiệp nước hoa, hóa mỹ phẩm và công nghệ hóa học

Cuốn sách này bổ sung các kiến thức cơ bản của hóa học hữu cơ, chứa đựng câu trả lời cho một trong những vấn đề chính của hóa học, đó là: tại sao chúng ta lại cần đến một ngành khoa học với tên gọi "Hóa học hữu cơ"? Cuốn sách bao gồm các vấn đề cơ bản và tinh vi của hóa học các hợp chất thơm – hương liệu, bao gồm cả các hợp chất có hoạt tính sinh học và các loại tinh dầu tự nhiên

đã và đang được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa (nước hoa, eau de cologne và

các loại nước thơm); trong công nghiệp hóa mỹ phẩm và các sản phẩm vệ sinh (mùi thơm, hương thơm cho các loại kem, son môi, mascara, xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa tổng hợp và các sản phẩm hóa chất khác); trong công nghiệp thực phẩm (tạo hương vị cho thực phẩm – phụ gia hương liệu); cũng như trong các lĩnh vực khác Cuốn sách này chủ yếu trình bày phương pháp tổng hợp

Trang 8

các hóa chất đã được kiểm nghiệm và được cho phép sử dụng rộng rãi trong thực tế với các ứng dụng trong hóa mỹ phẩm như nước hoa, nước thơm, hương liệu, phụ gia thực phẩm

Cuốn sách tập trung vào đối tượng là sinh viên hóa học với các cấp học khác nhau cũng như các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, dược học, y học, sinh học, hóa dược … cũng như cho các đối tượng sau đại học Đặc biệt, sách có thể giúp sinh viên và các giáo viên hướng dẫn có thể lựa chọn đề tài cho các nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như chủ đề cho các khóa luận tốt nghiệp Cuốn sách cũng hữu ích cho các sinh viên cao học, giáo viên

và các nhà nghiên cứu làm việc trong các lĩnh vực hóa hữu cơ, tổng hợp hóa học tinh vi, hóa hương liệu, hóa sinh học hương liệu và hóa học các hợp chất có hoạt tính sinh học

Nội dung sách cũng trình bày với người đọc về sự phát triển thực tế của việc tổng hợp tinh

vi các hợp chất hữu ích, giúp tạo điều kiện giải quyết các vấn đề đặc biệt đặt ra theo yêu cầu, kế hoạch và đường hướng tổng hợp các hợp chất hữu ích Nhìn chung, cuốn sách có thể được sử dụng như là sách giáo khoa cho các nghiên cứu ứng dụng của hóa học hữu cơ, cũng như tài liệu tham khảo cho đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực này

Dữ liệu của cuốn sách, được phân bố theo các nhóm và các lớp của các hợp chất hóa học, có

sự tương thích cao với trật tự chương trình đào tạo cơ bản về hóa học hữu cơ Chúng tôi trình bày các kiến thức theo trật tự như trên nhằm tạo thuận lợi trong việc so sánh và tiếp thu kiến thức cho sinh viên đại học và học viên cao học năm đầu Trong từng lớp các hợp chất có trình bày, lựa chọn các đơn vị cấu trúc đem lại hương thơm xác định của hương liệu Chúng tôi cũng đề cập đến cơ chế phản ứng có thể có trong sự tương tác của các chất và trong từng quá trình tổng hợp riêng biệt

Chương 1 (phần giới thiệu) trình bày ngắn gọn lịch sử phát triển của hóa học các chất thơm – hương liệu, cung cấp cơ chế sự xuất hiện mùi hương trong sự tương tác của các phân tử hương

liệu với bio-receptor, cho phép chúng ta có thể hiểu được mối liên hệ (sự tương quan) giữa cấu trúc

hóa học của một phân tử với mùi hương của nó Ngoài ra ta cũng xem xét các nguyên tắc cơ bản tổng hợp các chất thơm, phân loại theo hóa học và theo mùi hương, tình hình thị trường hiện tại của các sản phẩm mỹ phẩm và hương liệu

Cơ sở dữ liệu hóa học của từng nhóm chất thơm cụ thể được trình bày trong sáu chương Thành phần, tính chất, hương thơm và các đặc tính hương trị liệu của các loại dầu thơm, được đặc tả theo nhóm cấu trúc, tương ứng với cấu trúc của các thành phần chính của dầu thơm Chương thứ hai được dành cho việc tổng hợp các hợp chất hidrocabon mạch thẳng

(aliphatic) Trong chương này, ta xem xét các hương liệu có nguồn gốc từ anken, rượu không no và

andehit, este của các axít hữu cơ Chương thứ ba trình bày quá trình tổng hợp các hương liệu ứng dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm và các hương liệu hoạt động khác thuộc nhóm hidrocacbon

Trang 9

cập và trình bày dữ liệu về các quá trình tổng hợp các hương liệu là dẫn xuất của hidrocacbon thơm

- vòng aren như các chất dẫn xuất của benzen, indan và naphtalen (nhằm tránh nhầm lẫn, sau đây khái niệm aren sẽ được sử dụng chung cho các hidrocacbon thơm) Trong ba chương cuối, chúng tôi trình bày và thảo luận về hóa học của các chất thơm, với cấu tạo có liên quan đến các hợp chất dị vòng (dị vòng năm hoặc sáu cạnh) và các dẫn xuất đại dị vòng

Các tác giả của cuốn sách (tiếng Nga – năm 2006): GS TSKH A.T.Soldatenkov; PGS TS N.M Kolyadina và PGS TS A.N Levov – công tác tại trường Đại học Hữu nghị Mátxcơva (PFUR), Liên bang Nga; TS Lê Tuấn Anh – công tác tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS TSKH G.V Avramenko – Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Hóa dược và Mỹ phẩm,

Hiệu phó trường Đại học Công nghệ hóa học Liên bang Nga mang tên D I Mendeleev Các tác giả xin hoan nghênh và chân thành cảm ơn tất cả các ý kiến đóng góp từ độc giả giúp chỉnh sửa và hoàn thiện cuốn sách

Trang 10

Chương 1 Khái niệm chung và nguyên tắc tổng hợp chất thơm*

(* Chất thơm trong cuốn sách này không dùng để nói về dẫn xuất của hidrocacbon thơm – aren, mà được dùng với khái niệm là hương liệu, chất mang mùi thơm Các dẫn xuất của hidrocacbon thơm được gọi chung

là aren)

1.1 Giới thiệu chung về lĩnh vực hương thơm

Trong môi trường xung quanh chúng ta luôn có sự hiện hữu của các loại hương thơm, mùi vị khác nhau; tuy không nhìn thấy được, nhưng chúng đã và đang có ảnh hưởng đến hành vi của con người – mọi hoạt động thể chất cũng như tâm lý Những hương vị này lặng lẽ kiểm soát khả năng làm việc, trạng thái và cảm xúc của con người Kết quả nghiên cứu cho biết, khứu giác bình thường của một người khỏe mạnh có khả năng phân biệt được bốn nghìn mùi vị khác nhau, còn những người có khứu giác đặc biệt – phân biệt được mười nghìn dạng khác nhau của mùi vị “Ở nơi đâu đang tỏa ngát hương thơm”, thì ở đó tồn tại ngôn ngữ mùi hương là thứ ngôn ngữ thứ ba trong giao tiếp giữa con người với con người (thứ nhất – là lời nói và âm thanh, thứ hai – là hình dạng, chữ cái và mầu sắc) Do vậy, nhận thức về thế giới và nền văn minh của chúng ta không chỉ bằng thị giác và thính giác (mặc dù, đây là những cơ quan đầu tiên và quan trọng đem lại cho con người những hiểu biết về thế giới, về nền văn minh, về hành vi …) mà còn bằng cả khứu giác Có thể cho rằng, với người nguyên thủy, sự cảm nhận mùi thơm chiếm vị trí quan trọng trong việc cảm nhận môi trường xung quanh, bởi cũng chính quá trình này cung cấp oxy và duy trì sự sống Bản năng cơ bản - quá trình hô hấp với tổ hợp mùi hương, các cơ quan khứu giác có thể xác định, phân tích và có khả năng thông báo cho chủ thể đối tượng phía trước là bạn hay là thù; trước mặt là thức ăn còn tươi nguyên hay đã ôi thiu, xác định hành động – tấn công hay bỏ chạy, kết bạn hay là không … Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ở giai đoạn đầu tiên của sự tiến hóa, đàn bà nguyên thủy khi lựa chọn bạn tình không chỉ dựa vào sức khỏe, sự chiến thắng trong cuộc chiến với đối thủ khác, mà còn phụ thuộc vào sự cuốn hút bên ngoài và và

sự cám dỗ từ mùi thân thể Đàn ông của bất kỳ thời đại nào cũng bị cuốn hút bởi vẻ ngoài của người phụ nữ, vẻ đẹp của khuôn mặt, cơ thể quyến rũ và tất nhiên mùi hương cơ thể

Sử dụng những mùi hương nhân tạo (không có trong cơ thể con người) để tạo cảm tình, tăng tính hấp dẫn và để làm át đi các mùi hôi khó chịu đã có lịch sử 5 – 6 nghìn năm Tinh dầu hương liệu đã được sử dụng kín đáo, nhưng ngay lập tức khi tiếp xúc đã có thể cảm nhận được bằng khứu giác và nói lên rằng, người mang mùi hương dễ chịu sẽ rất thân

Trang 11

việc bôi các loại dầu thơm lên cơ thể và mặc những loại quần áo có mùi thơm – những túi hoa khô dường như nhắm tới việc phát triển quan hệ nam nữ, duy trì nòi giống Mặt khác, những người cổ đại nghĩ rằng, những mùi hương dễ chịu là phù hợp với ý muốn của các vị Thần Họ cho rằng “Ở đâu có mùi hương thơm ngọt ngào - ở đó có các vị Thần” và họ đốt những loại cây, nhựa cây và các loại balsam thơm trong các nghi lễ tôn giáo – thỏa mãn các

vị thần Với ý nghĩa này, có thể coi trong suốt lịch sử loài người – hương thơm tỏa ngát Tiếng Hy Lạp: θυμίαμα (phimiam - hương thơm) và tiếng La Tinh incendere có nghĩa là

các sản phẩm tỏa khói thơm (xông hương) vào trong không khí Những khói thơm này nhận được khi đốt từ từ các loại bột, nhựa cây, sáp, balsam và tinh dầu thực vật

Hương liệu mỹ phẩm theo cách hiểu hiện đại – là tạo ra các sản phẩm, các hợp phần

thơm như nước hoa, eau de cologne*, nước thơm, eau de toilet**… Mục đích sử dụng

chính là nhằm làm đẹp, thẩm mỹ, tăng hương vị của cuộc sống: đem lại cho da, tóc, quần áo

… mùi thơm dễ chịu cho chính bản thân và môi trường xung quanh Các sản phẩm hương liệu tương tự cũng được sử dụng với mục đích giữ gìn vệ sinh Hương liệu chính là những hợp chất dễ bay hơi (chủ yếu là các hợp chất hữu cơ), với nồng độ nhất định sẽ có mùi hương dễ chịu và chính nhờ đó đã được sử dụng trong mỹ phẩm trang điểm, nước hoa, nước thơm, các loại chất tẩy rửa và thực phẩm

Hương liệu trong cuộc sống hiện đại không chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ Chúng ngày càng có nhiều chức năng khác và không ngờ tới, ví dụ, bổ sung vào chất tẩy rửa tổng hợp và các hóa chất làm sạch (hoặc các hóa chất gia dụng khác) hợp chất với mùi hương chanh (limonen) hay hương nhài (jasmin) sẽ giúp sản phẩm bán chạy hơn Tác dụng tâm lý của các chất tạo mùi thơm tương tự là ở chỗ, đặc tính mùi thơm không phải là chức năng chính của hàng hóa, nhưng dường như khi cùng với chức năng chính là tẩy rửa nó khiến người mua luôn sẵn lòng trả tiền Các hiện tượng này đã dẫn đến các thí nghiệm tạo mùi thơm không chỉ cho sản phẩm hàng hóa mà còn cho cả không gian mua bán trong các siêu thị Kết quả nhận thấy ngay là lượng hàng bán ra tăng lên rõ rệt Tại một số quốc gia, có sử dụng quá trình thơm hóa không gian làm việc, sản xuất bằng các mùi hương cam chanh, có tác dụng rất tốt kích thích công nhân làm việc, tăng năng suất lao động, đặc biệt là vào buổi sáng

Trong hai, ba chục năm cuối của thế kỷ hai mươi, các hợp phần thơm, chủ yếu là tinh dầu tự nhiên và các sản phẩm tổng hợp tương tự có thêm một chức năng quan trọng đó là

Trang 12

những tinh dầu thực vật có thành phần hóa học phức tạp, có những hoạt tính sinh học đa dạng Rất nhiều những cố gắng trước đây sử dụng giác quan khứu giác để phòng và điều trị bệnh đã mở ra một hướng mới – hương trị liệu, theo phương pháp và tác dụng trị bệnh có thể cho rằng nó ở vị trí nằm giữa y học dân tộc và y học phương Tây

1.2 Sự phát triển của ngành hóa hữu cơ - hương liệu

Như chúng ta đã đề cập ở trên, từ thời xa xưa con người đã cho rằng thần thánh có ở khắp mọi nơi, nhưng thường ở những nơi có hương thơm ngát, nơi mà hương thơm cây cỏ hoa lá ngọt ngào, hơi thở thấm đẫm những màn sương trong lành của hương hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những nhành hoa tử đinh hương Hàng ngàn năm trước ở đất nước

Ai Cập cổ đã sử dụng các loại cây cỏ có hương thơm, dầu thơm, nhựa cây để thu hút sự chú

ý của các thánh thần bằng cách xông, hun hương thơm vào những gian buồng, phòng của các nhà thờ, thánh đường tôn giáo, để làm đẹp da và tóc, để chữa bệnh, để ướp các thi thể của các pharaon và những người giàu có bằng cách phủ nhựa cây Khi tiến hành khai quật khảo cổ ở Ai Cập đã phát hiện ra nhiều đồ chum vại, bình, lọ cổ xưa nhất được sản xuất vào khoảng 3 đến 5 nghìn năm trước Những bình lọ tương tự vẫn còn giữ được những gì sót lại của nghệ thuật trang điểm cổ xưa cũng được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp Một trong số bình cổ còn có in hình những người tư tế Ai Cập ở thế kỷ XIV trước công nguyên được đặt trong hầm mộ của Tu-gan-kha-môn Chiếc bình cổ đó đã được mở ra vào đầu thế

kỷ XX và tìm thấy trong đó có trầm hương sau 3300 năm vẫn còn giữ được mùi thơm đặc trưng của nó

Người Ai Cập pha chế ra các loại hương liệu bằng cách hãm, ngâm, pha các phần của các loài cây có hương thơm (trầm hương, bạc hà, đan sâm) trong mật ong hoặc rượu vang và bằng cách cô đặc tạo các loại rượu mùi Chỉ có các thầy tư tế mới nắm giữ các bí quyết pha chế hương liệu Họ bảo quản các bí quyết này rất nghiêm ngặt vì họ cho rằng các loại hương liệu và dầu thơm giống như một lễ vật dành cho các thần linh và do đó các vị thần sẽ bảo vệ, gìn giữ cuộc sống của các pharaon và toàn thể người Ai Cập Thực vật được dùng để pha chế, sản xuất hương liệu không chỉ được chở đến từ các nước khác nhau (ví dụ nhựa trầm hương, được chở đến từ miền nam Archin, Eritơria và Xômali, nơi chúng được khai thác

dưới dạng nhựa cây Boswellia Carterii), mà còn bằng cách gieo trồng thành các khu rừng

thực vật đặc biệt Cả trước kia lẫn bây giờ, trầm hương vẫn được đốt trong những đền đài

Trang 13

linh tôn kính Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong trầm hương có chứa các chất octanol

(1), incesol (3), và các dẫn xuất axetat của chúng (2, 4), cũng như các loại monotecpen khác

nhau, các chất này cùng với sản phẩm của đốt cháy của chúng tạo ra mùi thơm dễ chịu

Me

CHMeO2

OR

MeMe

(3,4)

(3) R = H, incesol (4) R = Ac

Me(CH2)6CH2OR

(1) R = H;

(2) R = Ac

Những tài liệu chữ viết sớm nhất về kiến thức trong lĩnh vực hương liệu của các nhà

hương liệu học Ai Cập cổ đại là cuốn sách y học Ebers Papyrus, được viết vào năm 1500

trước công nguyên Trong đó có miêu tả hỗn hợp có hương thơm với nhiều chức năng là

“kifi” (кифи), được hợp thành từ hàng tá những thành phần Nó được sử dụng với vai trò là

nước hoa và thay cho trầm hương trong các nghi lễ cúng tế và được sử dụng như một vị thuốc trị bệnh hen suyễn và an thần

Chất nhựa màu nâu đỏ (từ tinh dầu cây mật nhi lạp - Myrrh) được tách ra từ loại cây Commiphora mirrha, đã được biết rõ ở đất nước Ai Cập cổ đại và các thầy tư tế đã sử dụng

nó để đem đến cho các nghi lễ cúng tế với mùi thơm huyền bí Tinh dầu cây mật nhi lạp, được chở đến Ai Cập từ Yemen và Abyssinie (Ethiopia ngày nay), là một thành phần trong hương liệu của các mỹ phẩm trang điểm cổ đại, dầu bôi trang điểm và làm thuốc

Tinh dầu Myrrh về cơ bản được cấu tạo từ các sesqui-tecpen và mùi hương balsam

của nó được xác định là do dẫn xuất benzofuran, ví dụ α- và β-lindestren (5,6)

Những người Hy Lạp và Roma cổ đại đã lấy được của người Ai Cập công nghệ sản xuất các hỗn hợp hương liệu và đốt sẽ cho mùi hương trầm Để nhận được sự giúp đỡ của các thần linh những người thời đó đã bắt đầu sự giao tiếp với chốn linh thiêng của các thần

Trang 14

hương liệu học Marange đã chế tạo ra một hỗn hợp hương liệu trên cơ sở chất nhựa thơm – Murrh Nó được sử dụng rộng rãi với tên gọi megalion trong vai trò vừa là nước hoa, vừa là thuốc điều trị viêm da Một thời ở Rome cổ đại, người dân đã đốt hương liệu để tạo hương thơm dễ chịu với số lượng lớn đến nỗi mà chính quyền (các senat) đã buộc phải ra đạo luật hạn chế việc buôn bán các chất dầu, mỡ, balsam, bột tạo hương thơm cho các công dân vì sợ rằng hương liệu, đặc biệt là từ dầu quế, long não và trầm hương vì sợ sẽ không đủ dùng trong các nghi lễ tôn giáo

An tức hương (cánh kiến trắng) châu Á – loại nhựa cây (Liquidambar orientalis)

chứa một phần đáng kể axít xinamic (7), axít có trong nhựa cây và các este của nó và cùng với một lượng nhỏ vanilin (8), ở Ai Cập, Hy Lạp và Rome từ rất lâu trước công nguyên đã

sử dụng loại nhựa này để sản xuất mỡ bôi thơm và các thuốc sát trùng, còn các tín đồ thì đốt loại nhựa này trong các nghi lễ tôn giáo

Việc trồng cây hoa hồi (Pimpinella anisum L.) ở Ai Cập và Hy Lạp với mục đích thu

hoạch hạt để sản xuất hỗn hợp hương liệu đã được biết đến từ thế kỷ thứ nhất trước công

nguyên Mùi hương hoa hồi là do các hợp chất trans-anetole (9) và anisandehit (10)

Trong nền văn minh Ấn Độ cổ cũng đã sử dụng rộng rãi hương liệu, có nhiều bằng

chứng về nó trong văn bản cổ xưa Bhagavata Purana (Шримад Бхагаватам): “Khi Đức

Krishna bước vào thành phố, bầy voi đã phun nước thơm rửa đường phố sạch sẽ … tất cả mọi người dân đã tập trung tại chỗ này, chỗ kia, trên người sức dầu thơm ngào ngạt …., còn trong các ngôi nhà hương thơm, khói hương toả ra các cửa sổ, bầu không khí tràn ngập hương thơm” Từ xa xưa ở Ấn Độ cổ đại, từ những rễ cây mang mùi thơm có tên là cus-cus

– cỏ hương bài (cỏ vetiver) đã làm ra những chiếc rèm, mành, thảm trải trong các ngôi đền

Trang 15

và nơi ở nhằm tạo ra và duy trì mùi thơm dễ chịu Giả thiết rằng, một trong những thành

phần ngát hương thơm của loại rễ cây này là γ-eudesmol (11), nó là một trong những tiền

chất của lindestren (5, 6):

Nhựa benzoic hay benzen (từ các loài cây: Styrax, ví dụ Styrax Tonkinensis) được sử

dụng ở những nước theo đạo Phật để xông hương thơm trong các đền chùa và cũng để chữa bệnh cảm và bệnh hen suyễn Loại nhựa cây này đã được khai thác ở Việt Nam và các nước lân cận Vào thế kỷ XIV, nhựa benzoic đã vào châu Âu Muộn hơn, ở Nga với tên gọi là

cánh kiến trắng (an tức hương - росный ладан) cũng được xông hương trong các nhà thờ

chính thống giáo Chính este của axít benzoic cùng với rượu coniferyl alcohol (12), este của axít xinamic và vanilin (8) đã tạo ra hương thơm của nhựa benzoic

Như vậy, những vùng hương liệu chủ yếu, đã nổi tiếng từ xa xưa, là nơi cung cấp nguồn hương liệu thực vật, về lịch sử đó là phía nam của bán đảo Arab, vùng sừng châu Phi (Xômali, Eritơria, Etiopi), vùng Đông Nam Á (Việt Nam, Mianma, Indonesia, Srilanka, Ấn

Độ và Trung Quốc), từ đó các lái buôn Arab đã chuyên chở hương liệu đến Tiểu Á, Ai cập,

Hy Lạp, các quốc gia Địa Trung Hải và các nước châu Âu khác Vào thế kỷ mười hai, một làn sóng mới về nhu cầu đối với hương liệu, dầu thơm, crem, sáp đã đến châu Âu cùng với lính Thập tự chinh trở về từ các vùng Trung Cận Đông

Hương liệu có nguồn gốc từ động vật, như long diên hương (ambergris - амбра) và

xạ hương cũng được sử dụng từ lâu với vai trò là hương liệu và thuốc trị bệnh Long diên hương có được dưới dạng chất thải ra của cá nhà táng Long diên hương tồn tại lâu ngoài môi trường (không tươi), bên ngoài có mầu xám, còn bên trong có từ màu vàng đến màu đỏ tuỳ thuộc vào thời gian lưu trong nước biển và tác động của không khí Mùi hương dễ chịu

Trang 16

ambroxide (13) Xạ hương thu được từ tuyến nội tiết (tuyến hạch) của một số loài động vật

móng guốc, động vật gặm nhấm và một số động vật khác Mùi hương thơm trong xạ hương

là do các thành phần xeton vòng lớn Ví dụ, xạ hương có tên gọi là cibet được khai thác từ tuyến nội tiết của loài cầy hương Ethiopi, một loài thuộc họ mèo

Sản phẩm dạng nhựa này có chứa 3% là cibeton (14), nó gây nên mùi khó chịu rất

mạnh, mùi này chuyển thành mùi thơm dễ chịu khi pha loãng với nồng độ nhỏ Xạ hương nguồn gốc thực vật có mùi của macrolacton Trong các thư tịch châu Âu còn ghi rõ, ở nước Nga vào giữa thế kỷ XVII đã thịnh hành việc đeo các túi thơm trong quần áo, túi thơm gồm

xạ hương, trầm hương, cibet, long diên hương

Nếu nhìn chung hương liệu trên trái đất xuất hiện hơn ba nghìn năm trước, thì mỹ phẩm đầu tiên dưới dạng dung dịch của các chất thơm trong cồn là hình ảnh của sản phẩm hóa mỹ phẩm hiện đại (tức là dung dịch hương liệu trong cồn - nước hoa, sữa tắm, nước

thơm, eau de cologne), đã được sản xuất ở Hungari vào thế kỷ XIV Vào thời gian đó, nữ

hoàng Hungari Isabela đã say mê việc sản xuất các hương liệu khác nhau và chiết tách dầu

thực vật, lần đầu tiên thu được dung dịch cồn của tinh dầu từ cây mê điệt (Rosmarinus officinalis L) Loại “nước hoa nữ hoàng Hungari” tuyệt diệu, như ca ngợi thời đó là có tác

dụng bồi bổ sức khoẻ, quyến rũ và đem lại vẻ kiều diễm cho vị nữ hoàng đã đứng tuổi Sau thời gian đầu bí mật, phương thuốc và mỹ phẩm này đã dần dần phổ biến khắp châu Âu và cho đến bây giờ vẫn phục vụ mọi người Trong công thức cũ, sản xuất sữa tắm từ cây mê điệt này (theo tính toán bằng đơn vị đo hiện đại) có nêu: “ Với mỗi 100g cồn bổ sung 4g tinh dầu cây mê điệt và 10g xạ hương Hỗn hợp được khoắng đều, cẩn thận trong vòng vài giờ và giữ 3 ngày ở nơi yên tĩnh Sau đó lại được khuấy đều trong vòng 1 giờ rồi rót sang các lọ đựng nước hoa và được đậy kín” Ngày nay tinh dầu cây mê điệt có mùi cỏ tươi cùng với tông mùi gỗ dễ chịu, được sử dụng vào việc điều chế nước hoa, nước chải tóc, sữa tắm,

Trang 17

xà phòng tắm và các sản phẩm hoá học gia dụng khác Trong tinh dầu có sự kết hợp của các

dẫn xuất bixiclo ditecpen (15-18), mang lại mùi đặc trưng và các tác dụng sinh học:

(thông số trong ngoặc cho thấy hàm lượng của chất trong tinh dầu cây mê điệt)

Đầu thế kỷ XVII, tại châu Âu, đã biết cách tách tinh dầu với số lượng lớn bằng cách

chưng cất cuốn hơi nước (ví dụ như tinh dầu hoa oải hương (lavender - лаван)) Nhưng chỉ

vào giữa thế kỷ sau, lần đầu tiên, đã nhận được sản phẩm thứ hai (sau “nước hoa nữ hoàng

Hungary”) trên cơ sở dung dịch cồn mỹ phẩm – eau de cologne, nó đã xuất hiện ở thành

phố Cologne và nhanh chóng chiếm lĩnh toàn bộ châu Âu Nước hoa từ thành phố Cologne

(từ tên gọi bằng tiếng Pháp eau de cologne) đã có hơn 250 năm được sử dụng với mục đích

thẩm mỹ ứng dụng và vệ sinh Công bằng mà nói, thành phần của eau de cologne dựa trên

cơ sở công thức cổ do các thầy tu Italy tạo ra Theo các công thức này đã tạo ra được các

rượu thuốc với mùi thơm của các loại thực vật – chanh bergamot (бергамот), oải hương,

mê điệt với độ cồn 86 từ rượu nho Trong eau de cologne, hàm lượng hương liệu chiếm từ 5

đến 15%

Tuy nhiên không nên khẳng định rằng, việc chiếm lĩnh châu Âu bằng hương liệu và phổ biến sử dụng mỹ phẩm là một thắng lợi trong mọi mặt Một vấn đề có tính chất hiếu kỳ,

đó là chỉ 14 năm sau khi xuất hiện eau de cologne ở Châu Âu (tức là năm 1770) ở nước Anh

đã thông qua một đạo luật rằng, “ tất cả phụ nữ…, quyến rũ… và dụ dỗ đi đến hôn nhân bất

kỳ ai trong số công dân của Vương quốc bằng nước hoa, trang điểm, mỹ phẩm … đều bị trừng phạt trước đạo luật hiện hành về chống lại ma thuật” Sau hơn 200 năm trong bảng điều tra với phụ nữ ở Hoa Kỳ, 80% trong số họ đã trả lời “chúng tôi không tin rằng chính nước hoa đã lôi cuốn đàn ông đến với chúng tôi, chúng tôi sử dụng mỹ phẩm chỉ vì chúng tôi thích như vậy”

Trang 18

Hai nhăm năm cuối thế kỷ XIX đã tổng hợp được những hương liệu tự nhiên đầu

tiên Cụ thể, vào năm 1875 đã tổng hợp được vanilin (8), còn vào năm 1877 đã tổng hợp được coumarin (19), cấu trúc của nó đã được xác định chính xác 7 năm sau đó:

Năm 1888 người ta đã tổng hợp được xạ hương nhân tạo thuộc dãy dẫn xuất nitơ của aren Việc sử dụng rộng rãi các loại dung môi dễ bay hơi để chiết xuất tinh dầu từ thực vật được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX do sự hình thành và phát triển nhanh chóng của ngành hoá dầu, cho phép có được số lượng lớn các ête dầu mỏ, xăng nhẹ, benzen và toluen

Ở nước Nga vào thế kỷ XIX, công nghệ pha trộn các nước thơm và sản xuất nước

hoa đã đạt được đỉnh cao Ở đây, có thể nói rằng, vào năm 1819 công tước Iusup (Юсупов)

đã ra lệnh xây dựng trong trang trại của mình ở gần Mát-xcơ-va là Arkhangelsky (hiện nay

là vùng Krasnogorsky) một đền thờ tưởng nhớ Ekatherine II, một người mà ông sủng ái Trên bàn thờ được đặt một bức tượng đồng của nữ hoàng dưới dạng nữ thần Minerva (nữ thần sáng suốt, khoa học và nghệ thuật), còn bên cạnh là lư hương để trên giá ba chân, trong

đó hàng ngày đốt các loại cỏ thơm trên than cháy âm ỉ Trên bàn thờ có dòng chữ

“D.Ekaterina – Dâng tặng Ekatherine tôn kính”

Đầu thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc xuất hiện các loại hương liệu có nguồn gốc tổng hợp Từ những năm 1930 đã xuất hiện một lĩnh vực mới trong tổng hợp hữu cơ tinh vi – ngành công nghiệp hương liệu tổng hợp, sự phát triển mạnh mẽ của nó đã dẫn đến quá trình sản xuất hàng loạt về chủng loại cũng như về quy mô Một phần tư thế kỷ đầu tiên đã

tổng hợp được một loạt các nước hoa phổ biến Nước hoa khác với eau de cologne, sữa tắm

và các hương liệu khác bởi sự phức tạp trong thành phần và mùi thơm của nó Mùi thơm của hương liệu mỹ phẩm càng đơn giản bao nhiêu nó thì càng xa với khái niệm nước hoa bấy nhiêu

Nước hoa (parfum), nước thơm (eau de parfum), eau de cologne, eau de toilet (nước hoa với thành phần tinh dầu dưới 5%) là những dung dịch của hỗn hợp các hương liệu trong

cồn Thành phần hỗn hợp đã được các nhà hương liệu học chọn lựa và công thức của nó

trong đa số các trường hợp được giữ bí mật tuyệt đối Sau đó phụ thuộc vào tỉ lệ của hương

Trang 19

liệu: cồn: nước mà nhận được những mỹ phẩm nước đã nêu ở trên Trong trường hợp là

nước hoa (parfum) hàm lượng hương liệu có thể đạt tới 30% còn lại là cồn 96 độ Nước thơm (eau de parfum) và eau de cologne có chứa lượng nhỏ các chất thơm (từ 5 đến 15%), còn trong eau de toilet nồng độ của chúng chỉ vào khoảng 1 - 3% (cồn từ 75% đến 85% và một lượng nước) Nhiều loại nước hoa, eau de cologne và các sản phẩm hương liệu khác

được đưa vào chất định hương – là những chất có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp, những chất này giúp cho mùi thơm bền vững chủ yếu là nhờ khả năng làm chậm quá trình bay hơi của chất thơm Thuộc về nhóm các chất này là long diên hương, ambroxide, xạ hương Trong một số mỹ phẩm hiện đại có bổ sung các chất tạo màu và chống oxy hóa Trong công thức của nước hoa có từ vài chục đến hàng trăm chất thành phần

Chúng ta hãy xem ví dụ hai loại nước hoa có thời gian thịnh hành khá lâu, đã được

sản xuất vào đầu thế kỷ XX Loại nước hoa “Nữ hoàng yêu dấu” (Любимый букет императрицы) đã có hơn 90 năm tồn tại, loại nước hoa này được làm ra để kỷ niệm 300 năm cai trị của dòng họ Nhà Romanov (Романовых) ở Nga và loại nước hoa này sau này được đổi tên và rất nổi tiếng với tên gọi “Mátxcơva Đỏ” (Красная Москва) Mùi thơm của

nó được tạo thành bởi hơn 70 hợp phần và 20 loại tinh dầu thực vật tự nhiên Nước hoa của đầu thế kỷ XX với tên gọi nước hoa “Chanel 5” được điều chế vào năm 1920 Trong thành phần của loại nước hoa này có đến 80 hợp phần Các andehit béo (nguồn gốc tổng hợp) và tinh dầu bergamot, hoa hồng, hoa nhài và ylang-ylang thiên nhiên đảm bảo, như các nhà

hương liệu học nói, “đem lại cung bậc cao” của nước hoa; tinh dầu linh lan và hoa nhài,

“như nốt nhạc với cung bậc trung bình”, còn tinh dầu đàn hương (bạch đàn) và hương bài (vetiver) – “nốt thấp với cung bậc trầm” Trong danh sách các loại nước hoa nổi tiếng, có

tên của nhà tạo mốt (G Chanel) và số thứ tự thí nghiệm do bà chọn lựa từ 24 hợp phần thử nghiệm, chúng được nhà hương liệu học thiên tài Ernest Beaux làm theo đơn đặt hàng của

Ngày nay, các thành phần nước thơm (eau de toilet) có ba công dụng - để làm sạch

cơ thể, cho làn da có mùi thơm dễ chịu và trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng như một loại thức thực phẩm Tất nhiên là loại nước thơm như vậy không chứa chất cồn - đó là

đồ uống không cồn với mùi vị hoa quả, ví dụ dưa bở, phúc bồn tử, đào Cuối thế kỷ XX

“tông mùi (note) thực phẩm” trở thành mốt khi chế tạo thành phần hương liệu Chủ yếu là

Trang 20

được bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2) và bạc hà (20) Chất tạo mùi thơm thực phẩm –

mentol - có mùi thơm bạc hà tuyệt vời bắt đầu được sản xuất trên các xúc tác bất đối quy

mô công công nghiệp (xem phần 3.2.1) dưới dạng đồng phân quang học (-)-isomer vào đầu năm 1990

Các nghiên cứu cho rằng nhiều tinh dầu đã thể hiện hoạt tính sinh học của mình, các nhà hương liệu học hiện đại cùng với các nhà dược học đã làm việc cùng nhau để tạo ra những nước hoa, mỹ phẩm, hương liệu có tác dụng phòng chống và điều trị một số bệnh Rất dễ hiểu là loại nước thơm, hương liệu như vậy chỉ có bán ở các hiệu thuốc

Thị trường hương liệu cho sản xuất mỹ phẩm hiện nay có khoảng gần hai nghìn hợp chất với mục đích mỹ phẩm, vệ sinh và gia dụng trở nên phổ biến đối với người dân và khá

rẻ Mười năm trước giá trị sản phẩm bán ra các sản phẩm hương liệu và mỹ phẩm trên toàn thế giới đạt gần 130 tỷ đô la và tới nay đã tăng lên gấp rưỡi Trong đó, phần nước hoa dùng cho phụ nữ trong các sản phẩm mỹ phẩm chiếm 80% khối lượng bán ra, còn mỹ phẩm cho đàn ông khoảng 10%

Trong kết luận của phần này, cần nói thêm rằng đến tận thế kỷ XX các sản phẩm hương liệu chỉ được làm từ tinh dầu thiên nhiên có chứa các chất thơm (ngoại trừ 3 đến 5 chất thơm cá biệt được tổng hợp vào giữa và cuối thế kỷ XIX) Trong cả thế kỷ XX, đã thành công trong việc tổng hợp (và đưa vào sản xuất ) không chỉ tất cả các thành phần thơm thuộc tinh dầu tự nhiên mà còn sáng tạo ra được nhiều hương liệu quý giá không gặp trong thiên nhiên Quá trình tổng hợp các hợp chất riêng biệt như vậy cho phép không chỉ thoả mãn nhu cầu của đông đảo người dân mà còn giải quyết được những vấn đề về môi trường sinh thái mà quan trọng nhất là giữ được nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng Những loài thực vật và động vật này trước kia bị triệt hạ, săn bắt để chế biến các loại hương liệu và mỹ phẩm

Trang 21

1.3 Khái niệm chung về hoạt tính sinh học của hương liệu Hương trị liệu

Như chúng ta đã biết (ở phần 1.2) lịch sử sử dụng tinh dầu để tạo ra một không gian thơm ngát từ xa xưa đã gắn liền với tác dụng phòng ngừa và trị bệnh Ông tổ của hương trị liệu pháp – chữa bệnh bằng tinh dầu thơm – là người Ai Cập cổ đại, nhưng ở Trung Hoa cổ đại đã cho rằng “mùi hương – có tác dụng như một loại dược phẩm” và được bỏ vào trong các ống tay áo, đựng trong những chiếc túi nhỏ Ở Trung Hoa, từ xa xưa đã cho rằng nếu

đốt cây ngải cứu khi sinh nở (thảo mộc thuộc loại Artemisia) sẽ thúc đẩy việc sinh đẻ hoàn

tất nhanh chóng Vào thế kỷ VII, VIII, tại Trung Quốc đã ghi rõ rằng hương thơm tác động lên con người làm con người rạng rỡ, củng cố sức khỏe, tiếp thêm nghị lực, trấn an tinh thần

Trong các đền thờ Ấn Độ cổ, việc xông hương có tác dụng giảm căng thẳng thần

kinh Trong các văn tự cổ Trung Quốc, các quốc gia Arab, Ấn Độ (ví dụ trong Kamasutra –

nghệ thuật tình yêu) mô tả thủ thuật “đốt cháy lên niềm say mê yêu đương” nhờ hương thơm Ở Ấn Độ từ thế kỷ IX đã biết có thể nhận được từ cây đàn hương dầu thơm và sự dụng nó trong y học dân gian

Sử dụng hương trị liệu như là một phương tiện chữa bệnh bằng hương thơm bắt đầu

từ thế kỷ XIV, XV khi “nước thơm nữ hoàng Hungari” từ cây mê điệt được phổ biến khắp châu Âu Loại lotion này có các tác dụng phòng chống và trị bệnh rõ ràng Truyện kể lại rằng, chính nữ hoàng 72 tuổi Isabella nhờ có loại nước hồi sinh này không những phục hồi sức khoẻ của Người mà còn giữ được sắc đẹp Hơn nữa, dung dịch thơm được chưng cất từ cây mê điệt làm tăng trí nhớ, giảm đau đầu, đau bụng, thấp khớp, củng cố thị giác Vào năm

1683 “nước thơm nữ hoàng Hungari” được đưa vào dược thư London như là một phương pháp chữa cảm lạnh và nhiều bệnh khác, cũng như một phương thức chống mệt mỏi

Thật thú vị là vào thời trung cổ, ý nghĩa phòng bệnh của mùi hương tỏa ra từ hương liệu đã được khẳng định một cách thuyết phục trong thời kỳ bệnh dịch hạch đang bao trùm khắp châu Âu Số lượng người sống sót đột biến tăng lên ở những nơi thường xuyên được đốt hương xông khói và cũng như ở những nhóm người thường xuyên mang theo mình những bình hoa khô, lá, rễ cây của các loại thảo mộc thơm, đặc biệt, quy luật này thể hiện rõ ràng trong số những người chế biến cây cỏ, hoa thơm, các loại thuốc từ thảo mộc cũng như trong số các nhà hương liệu học Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, Napoleon B

Trang 22

mục đích vệ sinh, mà bởi vì ông ta tin tưởng rằng nước cây mê điệt sẽ giữ cho ông ta sự

sảng khoái suốt ngày, còn eau de cologne sẽ kích thích cơ thể và tư duy hoạt động tốt (tức là

cả hai loại nước tác dụng lên ông ta theo phương pháp hương trị liệu) Trong các liệu pháp thuộc hương trị liệu hiện đại, chỉ ra rằng dầu mê điệt thể hiện tác dụng kích thích, giảm mệt nhọc và trạng thái uể oải, lưng đau, các cơn đau phong thấp, giúp trí nhớ thêm tỉnh táo, củng

cố hoạt động của tim

Vào thế kỷ XVIII, XIX việc chữa bệnh bằng tinh dầu thơm chưa được phổ biến, và chỉ đến cuối thế kỷ XIX sự quan tâm đến nó mới được bắt đầu do việc áp dụng các quá trình xông hơi chữa bệnh (hít hơi thảo mộc thơm) Hương trị liệu có được động lực mới trong việc khẳng định vị trí và phát triển của mình trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, khi chứng minh được tính hiệu quả không chỉ do tác dụng khử trùng của tinh dầu oải hương

(lavan) và tinh dầu chanh, mà còn phát hiện những đặc tính của chúng trong quá trình làm

mau lành vết thương và các vết bỏng Khi đó chính thức xuất hiện thuật ngữ “hương trị liệu”

Từ năm 1960 ngành hương trị liệu đã được phổ biến rộng rãi (trong khuôn khổ của phương pháp học và thực tế y học phi truyền thống) dưới dạng massage và “xoa bóp thân thể” bằng cream, dầu thơm và thảo mộc thơm, xông hơi tinh dầu thực vật, tắm bằng nước thơm, hương liệu Từ cuối thế kỷ XX đến nay, đã bùng nổ sự quan tâm đến tinh dầu và hương liệu, những chức năng mới của chúng nhanh chóng phổ biến rộng rãi trong y học, giáo dục, sản xuất, buôn bán và sinh hoạt

Những nhà hương trị liệu hiện đại dựa vào các dấu hiệu sau đây để định nghĩa hương trị liệu - đó là các phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh bằng tinh dầu thơm bằng cách hít hoặc xông hơi thơm, khói hương, khói đốt, cũng như bằng cách thoa, bôi cơ thể bằng các tinh dầu trong dung dịch với dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ô liu hoặc rượu Như vậy trong các phương pháp hương trị liệu, những thành phần hương liệu có tác dụng sinh học tích cực của tinh dầu được thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay qua da Chúng ta cần nhớ rằng tinh dầu là một hỗn hợp các chất dễ bay hơi có nguồn gốc thực vật, có mùi thơm và có hoạt tính sinh học và thu được các loại thực vật cho các mục đích khác nhau, trong số đó cũng có mục đích nhằm lôi cuốn một số loài trong thế giới động vật hoặc để bảo

vệ, chống lại chúng Tinh dầu thông thường có thành phần phức tạp, chủ yếu bao gồm là các hợp chất mạch thẳng, mạch vòng (tecpen và các dẫn xuất của chúng), cũng như các hợp chất

Trang 23

nhóm aren Có một số tinh dầu thực vật rất giàu một thành phần nhất định, ví dụ như tinh dầu chanh, có thể chứa đến 90% limonen

Tinh dầu có đến hàng nghìn loại, nhưng chỉ có gần 100 loại mang những đặc tính chữa bệnh và được sử dụng trong quang trị liệu và trong ngành hương trị liệu Đa số các loại tinh dầu đã được sử dụng trong hương trị liệu đều thể hiện tác dụng chống vi khuẩn, an thần

và kích thích khả năng miễn dịch Để sử dụng tinh dầu thường dùng bình xông hương hoặc đèn xông hương nhằm làm bốc hơi tinh dầu, bể tắm (để đưa tinh dầu qua da và qua đường

hô hấp), xông hơi (hơi và sương tinh dầu vào cơ thể quá đường hô hấp), phun ngoài da, ép, bôi, mát xa, súc miệng (từ xưa, bác sĩ hương trị liệu có thể chỉ định dùng tinh dầu thơm cho viêm ruột) Ví dụ, tinh dầu myrrh được sử dụng trong hương trị liệu nhằm điều trị bệnh viêm da dị ứng, viêm loét hệ tiêu hóa và bệnh rụng tóc Loại tinh dầu này cũng thể hiện tác dụng giảm đau, an thần (không gây nghiện) Tinh dầu cam, thiên trúc quỳ, tinh dầu nhài, hoa hồng, cúc dại, khuynh diệp có tính chất an thần Tinh dầu đinh hương, nguyệt quế, chanh, khuynh diệp làm tăng trí nhớ Có khả năng kích thích tăng cường các hoạt động trí

óc cũng do tinh dầu đinh hương, thiên trúc quỳ, bạc hà, ngải, thông, khuynh diệp Tinh dầu chanh làm tăng năng lực lao động Để loại bỏ stress thì có lợi khi sử dụng trầm hương, tinh dầu thiên trúc quỳ, oải hương, nhài, hoa hồng và cúc dại Để phòng chống bệnh mất ngủ, có

thể sử dụng trầm hương và tinh dầu cam, đỗ tùng (Juniperus communis), nguyệt quế, bạc

hà Ngay từ thời trung cổ, Avicena đã miêu tả rằng tinh dầu hoa hồng có khả năng làm sảng khoái tư duy Hiện nay đã xác định được rằng, một số hương thơm có khả năng nâng cao năng suất lao động về mặt thể lực cũng như trí óc, làm giảm cảm giác mệt mỏi Khả năng này,ví dụ như mùi thơm của tinh dầu chanh, trong thử nghiệm, khi hít tinh dầu này sẽ làm giảm một nửa số lượng các động tác có lỗi của những người làm chương trình máy tính Việc hít sâu hơi tinh dầu bergamot, giúp nâng cao sự nhanh nhạy, tinh tường của thị giác, đặc biệt là vào lúc chiều tối Những loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, cam, tiểu hồi hương

là thành phần vitaon - một trong các loại balsam Caravaeva Khi bôi vitaon gần niêm mạc mũi, loại tinh dầu này bảo vệ và chữa trị các chứng bệnh viêm các đường hô hấp trên, ngoài

ra còn nâng cao đề kháng tích cực của hệ miễn dịch

Nhiều loại tinh dầu thơm có hoạt tính sinh học là do chúng chứa đựng một số lượng đáng kể hidrocacbon thuộc họ tecpen (mono-, sesqui- và ditecpen) Quả thực, những

Trang 24

chống nấm Chúng và một loạt các monotecpen khác đều thể hiện đặc trưng lợi tiểu Khả năng kích thích của chúng cũng được biết đến

Đối với các hidrocacbon sesquitecpen, ví dụ cariofyllen (4), chamazulen (5) và

những dẫn xuất khác có tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm Ngoài đặc điểm trên, chúng còn

có tính chất chống viêm nhiễm và giảm đau Nhiều dẫn xuất trong số các sesquitecpen được dùng làm thuốc an thần, chúng cũng có khả năng làm giảm huyết áp

Các hidrocacbon ditecpen có khả năng kìm hãm sự phát triển và nhân rộng của vi khuẩn và nấm gây hại Từ các dẫn xuất của tecpen, có giá trị lớn nhất trong vai trò chất có hoạt tính sinh học là rượu và andehit Những dung dịch cồn thơm của các monotecpen như

geraniol (6), nerol (7), mentol, α-tecpineol (8) và borneol (9) và một số dung dịch rượu của dãy sesquitecpen, ví dụ như farnezol (10) thể hiện hoạt tính chống vi khuẩn, chống nấm,

chống virus Chúng cũng còn có tác dụng làm tăng trương lực, lợi tiểu và tăng cường hệ thống miễn dịch

Trang 25

Este (chủ yếu là axetat) của các rượu này có tính chất chống đau co thắt và chống viêm Bên cạnh đó, chúng có tác dụng an thần

Các andehit thuộc dãy monotecpen thơm geranial (11) và neral (12) cho thấy có tác

dụng chống vi khuẩn và chống viêm loét tốt Chúng có khả năng thể hiện tác dụng tăng trương lực và giảm huyết áp Một số monotecpen chứa nhóm xeton có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng

Từ nhóm hidrocacbon thơm cần phân biệt các dẫn xuất thế hidroxyl như thimol (13), anetole (14) và eugenol (15), chúng thể hiện tính chất kháng vi khuẩn Các hợp chất này

cũng tăng cường hệ thống bảo vệ cơ thể, duy trì hoạt động bình thường của huyết áp và thể hiện tác dụng kích thích

1.4 Cơ chế cảm nhận hương thơm cấp độ phân tử

Nhà văn Rome Lucretius vào thế kỷ I trước công nguyên đã viết trong trường ca của mình “Về bản chất các sự vật” rằng: bên trong các bức ngăn trong cơ quan khứu giác, có các lỗ chân lông khác nhau về kích thước và hình dạng; và các phần tử nhỏ của hương liệu khi vào cơ quan khứu giác của chúng ta, sẽ đi vào các lỗ chân lông tương ứng và gần gũi với chúng về kích thước và hình dạng; chỉ khi đó chúng mới tạo ra cảm giác mùi thơm trong

Trang 26

trong tất cả các giác quan của con người Trải qua một thời kỳ 2000 năm, mới giải thích đuợc cơ chế thụ cảm mùi hương và công trình của các chuyên gia về “khoa học về hương thơm” và về “khoa học về khứu giác” đã mở ra (tuy chưa đến tận cùng) các bí mật của phát tán hương thơm của các chất, cách lưu giữ chúng và mối liên hệ với trí óc được đoạt giải Nobel năm 2004 Ngày nay, khoa học đã biết những điều sau đây về công thức và hệ thống khứu giác Thành bên trong của cơ quan khứu giác, thấm đẫm chất nhầy, có hệ thống niêm mạc khứu giác ngoài, trong đó có phân bố các đầu dây thần kinh khứu giác Trong chất nhầy niêm mạc, có chứa các protein và enzym khác nhau, từ đó xảy ra quá trình tương tác đầu tiên với phân tử chất thơm – nhận biết nó, lưu giữ và tan trong chất nhầy niêm mạc, tạo

phức với T-protein – một protein vận chuyển Phức này vận chuyển phân tử thơm tới các

nơron thần kinh khứu giác (nơi có tập hợp thụ cảm quan - receptor) Tiếp theo là sự tương

tác thứ 2 của phân tử thơm – lần này là với protein-receptor (R-protein), xuyên qua màng

nơron Khi phân tử phức hoàn chỉnh đem mùi hương cho phần thụ cảm quan hoạt động (theo các nhóm nguyên tử, momen lưỡng cực, cấu hình của các đoạn, yêu cầu về không gian

- sự linh động cấu hình và các tham số khác) xảy ra việc vứt bỏ T-protein vào chất nhầy niêm mạc và tạo dựng lại không gian của R-protein Động lực cải tổ tương tự như vậy được truyền vào trong các tế bào nơron đến các protein nội tế bào (được gọi là G-protein) tiếp xúc với R-tprotein Tiếp tục G-protein nội tế bào kích thích enzym adenylatecyclase, đến

lượt mình sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tổng hợp nội tế bào từ adenosintriphotphat (ATF) tín

hiệu thông tin thứ cấp của – adenosin-3’,5’-xiclomonophotphat (xiclo-AMF, 2):

Cần nhớ rằng, nucleotit dạng vòng (2) được phát hiện vào những năm 1950, đã dẫn

đến việc hình thành khái niệm tín hiệu thứ hai (khác với tín hiệu thứ nhất, ngoại tế bào – nội

tiết tố (hoormon) và dẫn truyền xung động thần kinh (neurotransmitter)) của sự truyền

Trang 27

thông tin nội tế bào Nucleotit này là thành phần phổ biến trung truyền tín hiệu hoormon trong tế bào và kich hoạt các enzym nội tế bào proteinkinase tham gia vào quá trình tổng hợp và photpho hóa protein và các enzym khác Như vậy, khi một thụ cảm quan hấp thụ một phân tử thơm sẽ gây ra một loạt các phản ứng sinh hóa ở bên trong tế bào thần kinh, các quá trình hóa học đã làm tăng độ cảm nhận của tế bào thần kinh với tín hiệu của mùi thơm Khi

đó, xảy ra sự mở kênh ionophor để chuyển cation kali vào trong tế bào (hai ion K+) và natri

ra ngoài tế bào (ba ion Na+), điều đó dẫn đến sự xuất hiện tín hiệu xung điện thần kinh dưới dạng sóng phân cực –không phân cực của màng của nơron khứu giác Tín hiệu kính thích

này sau đó được chuyển theo sợi thần kinh (axon) vào hành khứu giác gắn liền với hệ thần

kinh trung ương Khi xung động thần kinh vào đến hệ thần kinh trung ương sẽ xuất hiện tín hiệu về sự tồn tại của mùi hương thơm, dữ liệu của nó phù hợp với mức độ và tần số các xung động Sau khi phân tích tín hiệu từ bên ngoài, não bộ sẽ định hình sự đáp trả đặc biệt

của cơ thể Trong đó, các tín hiệu này được cảm nhận bằng vùng hạ đồi (hypothalamus),

điều chỉnh phản ứng đáp trả về mặt sinh lý học và xúc cảm của cơ thể (gây cảm giác thèm

ăn, kích thích sự ham muốn tình dục, giảm cảm giác u uất, mệt mỏi), cũng như được cảm

nhận bằng vùng hồi hải mã (hippocampos), kiểm soát sự chú ý và trí nhớ Sự ghi nhớ (trí

nhớ) đối với mùi hương thường được liên hệ, ghi nhớ cùng với các khung cảnh cuộc sống

mà tại đó nó được cảm nhận, tức là sự cảm nhận mùi thơm trở thành hiện tượng của nhận

thức (hình thành sự hồi tưởng (nhớ lại) dưới sự tác động của mùi hơm được gọi là “hiện tượng Prusta”)

Số phận tiếp theo của phân tử hương thơm sẽ như thế nào? Giả thiết rằng, khi tín

hiệu hoá mùi thơm, các hệ thống enzym (citochrome P450) nhanh chóng ôxy hoá các phân

tử thơm - odorant (chủ yếu do sự hidroxyl hóa) và thải các phân tử không còn hoạt tính -

các cơ chất không còn mùi thơm vào màng nhầy niêm mạc mũi

Như vậy, cơ chế sinh lý học phân tử của việc dẫn truyền mùi thơm về cơ bản đã được biết và trong nhiều trường hợp trở nên rõ ràng, chi tiết, nhưng vẫn còn nhiều điều thuộc lĩnh vực này không tìm được câu trả lời đến tận ngày hôm nay Ví dụ tại sao mùi thơm của cùng một chất lại được cảm nhận theo các cách khác nhau bởi lỗ mũi trái và phải? Lỗ mũi bên trái cảm nhận mùi thơm một cách tinh tế hơn, còn lỗ mũi bên phải tạo cảm giác thoải mái - thú vị hơn Thêm nữa, còn có cả một loạt các ví dụ khác, khi mà một chất tinh khiết với mùi

Trang 28

khác (xem ví dụ phần 5.2) Một câu hỏi khác - có thể là một điều chưa rõ ràng thuộc bản chất của việc cảm nhận sự pha tạp, hỗn hợp hương thơm, được tạo thành bởi hàng chục cho đến hàng trăm chất thơm tồn tại trong tự nhiên - hoa, quả rừng, trái cây - hoặc trong tổ hợp các chất tổng hợp Cũng liên quan đễn vấn đề này, cách đây không lâu đã phát hiện được một vùng khứu giác, vùng này không phải được thấy ở tất cả mọi người lớn (nhưng đối với mọi trẻ em đều có) Đó là cơ quan Mozer - một mô nhỏ ở trên phần giữa phía trong của

vách ngăn mũi Cơ quan Vomeronasal (Jacobson’s organ) này chỉ cảm nhận được mùi thơm của kích thích tố - pheromone (phân tử nội tương tác) Vai trò của bộ phận này đến

nay vẫn còn chưa được biết hết Nếu như ở các loài sâu bọ, côn trùng và động vật khác, mùi thơm của riêng cá thể và từng nhóm tiếp tục đóng vai trò quan trọng sống còn (ví dụ pheromone …) thì ở con người thành phần tự nhiên này bị giảm đi một phần đáng kể Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, con người bắt buộc phải sử dụng những hương liệu có nguồn gốc tổng hợp và tự nhiên đa dạng, các chất này giúp con người trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn đối với những người xung quanh, ví dụ, như trong các cuộc làm quen, cơ hội để tạo

sự gần gũi, quyến rũ để xây dựng gia đình, trong hoạt động duy trì giống nòi

Lý thuyết hoá học thống nhất về mùi thơm cho phép giải thích trong từng trường hợp

cụ thể mối liên hệ giữa cấu trúc hoá học của các chất với hương thơm của nó; cho phép tiên đoán trên cơ sở cấu trúc này của phân tử sẽ có một hương thơm cụ thể, vẫn còn chưa được

xác định Chỉ trong một số trường hợp hữu hạn, mới có thể tách ra được các nhóm odorifore

trong các hợp chất thuộc dãy aliphatic và ankylaren , những chất thuộc các nhóm rượu, este

và ête, cũng như các dẫn xuất tecpen mạch thẳng - các andehit và xeton Mặc dù đã có lịch

sử hàng thế kỷ sử dụng hương liệu trong cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn chưa có các phương pháp mô tả khách quan các mùi thơm, cường độ của chúng, tỷ lệ định lượng với các đặc tính hoá - lý của hương liệu Trong đa số trường hợp, việc dự đoán sự xuất hiện các mùi thơm đặc trưng của các chất được tổng hợp vẫn còn khó khăn, mặc dù ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này rất quan trọng, không chỉ đối với ngành hương liệu và mỹ phẩm, mà còn đối với các mặt khác của đời sống con người

1.5 Nguyên tắc cơ bản tạo ra các chất thơm mới

1.5.1 Tổng hợp tương tự và theo kinh nghiệm

Bắt đầu từ những năm 1950 đến những năm 1990, hàng năm, các nhà hoá học đã

Trang 29

hợp chất mới Cùng với sự xuất hiện những nguyên lý cơ bản của Hóa học tổ hợp vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, số lượng các chất mới được tổng hợp tăng lên nhiều lần Và mặc dù mục đích cơ bản của tổng hợp hữu cơ nói chung, và hóa học tổ hợp nói riêng là tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học; trong số lượng vô cùng lớn các chất đã tổng hợp được, chúng ta cũng thấy có những chất có hương thơm và có tiềm năng to lớn đối với quá trình thơm hóa các sản phẩm gia dụng - mỹ phẩm và thực phẩm và cũng trong ngành hương trị liệu Như vậy, một phần lớn hương liệu có thể thu được được bằng việc tổng hợp theo kinh nghiệm (tức là không có định hướng rõ ràng) Trong trường hợp này, chất tổng hợp mới được, theo kinh nghiệm chỉ cần dễ bay hơi, còn bản thân người tổng hợp ra nó có thể trở thành “nhà hương liệu”, cần phải chuyển hợp chất mới tới các chuyên gia thử nghiệm hương liệu – nhà hương liệu học để xác định mùi thơm Nếu theo thang độ

dễ chịu và cường độ mùi thơm, chất thơm này phù hợp với những yêu cầu đã được các chuyên gia đặt ra cho các hương liệu, thì nó sẽ được các nhà sinh học, độc học tiến hành những nghiên cứu toàn diện để xác định độc tính cấp và các tác dụng phụ không mong muốn Khi khẳng định không có độc tố, mới tiến hành xác định hướng áp dụng thực tiễn cho hợp chất và bắt đầu sản xuất với quy mô công nghiệp và sử dụng với vai trò là hương liệu trong các hỗn hợp mỹ phẩm trang điểm, nước hoa, các loại mỹ phẩm thương mại khác

và là chất tạo mùi thơm các sản phẩm hóa học gia dụng hay chất phụ gia tạo mùi thơm cho thực phẩm

Nguyên tắc tổng hợp tương tự là một phương pháp tổng hợp có định hướng để thu

được hương liệu Nó dựa trên cơ sở biến đổi hoá học (không nhất thiết là trực tiếp) một cấu trúc chuẩn của một hương liệu có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp đã biết Hướng tiếp cận này là có tính trực quan, suy đoán, trên cơ sở là quá trình nghiên cứu sâu sắc và tỉ mỉ cấu trúc các chất hữu cơ và các đặc tính thơm của nó Nhờ vào phương pháp này, xuất phát từ

sự tương tự giữa hai cấu trúc, hương thơm của hợp chất đã được biết đến có thể sẽ tồn tại ở hợp chất mới tổng hợp và hy vọng các đặc tính của hợp chất mới tổng hợp sẽ dễ chịu hơn và

có những tông mùi đặc biệt Trong trường hợp tổng hợp được một chất thơm mới bền mùi hoặc có cường độ mạnh hơn sẽ xuất hiện khả năng sử dụng hợp chất mới nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất hương liệu

Một ví dụ điển hình của quá trình tổng hợp tương tự là chuyển từ heraniol tự nhiên

Trang 30

dimetylheptan–2-ol (2) có mùi thơm của hoa với tông mùi dâu tây, và chất hexen-1-al (3) có mùi của lá xanh tươi

2,2,5-trimetyl-4-CMe

HO

mùi hoa hồng mùi hương mùi thơm

hoa-dâu tây lá xanh

Trong một ví dụ khác có thể đưa ra cấu trúc 2 marcoxiclic dieste không có trong tự

nhiên (sabinat 5 và muxonat 6), có mùi thơm xạ hương

Các hợp chất này được tổng hợp với vai trò là các đồng đẳng tương tự của đại dị

vòng (4) thường gặp trong các hạt và rễ cây bạch chỉ (đương quy) và cũng có mùi xạ hương

1.5.2 Mối liên hệ cấu trúc – hương thơm Các nhóm tạo mùi hương - odorifore

Trong phần 1.4 cho thấy, cơ chế cảm nhận hương thơm đã xác lập được những nét chung Tuy nhiên, với vài nghìn mùi thơm khác biệt và tồn tại hàng nghìn chất dễ bay hơi với cấu tạo đa dạng, phong phú và cho đến bây giờ, vẫn thiếu những dữ liệu về một vấn đề, bằng cách nào mà mỗi chất, trong những cấu trúc dễ bay hơi như vậy, tương tác qua lại với

chemoreceptor của nó Sự tác động qua lại này đặc thù tới mức nào, khả năng xuất hiện các

xung động thần kinh như thế nào, trình tự tương tác của chúng như thế nào trong trường hợp hỗn hợp phức tạp các chất thơm? Những câu hỏi tương tự như vậy ở một chừng mực vẫn còn để ngỏ và học thuyết giúp tiên đoán trước một cách chính xác, phân tử thơm được tạo ra

sẽ có mùi thơm như thế nào, cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện và còn đang ở trong giai đoạn tích luỹ tư liệu thực tiễn Đến nay, đã xác định được rất nhiều sự phụ thuộc cụ thể của

Trang 31

hiện mùi thơm vani phụ thuộc vào vị các đồng phân vị trí Hương thơm này chỉ có ở đồng

phân (1), ở đó nhóm para-OH là nhóm tự do Khi tiến hành este nhóm này mùi thơm biến

mất, dường như liên quan đến sự giảm của moment lưỡng cực khi chuyển sang isovanilin

(2)

Những đồng phân hình học của phần lớn các hợp chất thơm có các hương thơm khác

nhau Ví dụ ở α-ionon Е-isomer (3) có mùi hoa tím (viola), còn Z-isomer (4) lại có mùi gỗ

bá hương (tuyết tùng)

Khi nghiên cứu sự phụ thuộc cấu trúc – hương thơm trong cùng một dãy các hợp chất, đồng phân theo vị trí liên kết bội và đồng phân theo vị trí tương đối so với mặt phằng

vòng liên kết và đồng phân đối quang – enanthiomer (bất đối xứng), đã xác định được rằng,

mỗi loại đồng phân, ở mức độ nhất định, có thể quy định sự tồn tại của hương thơm, mức độ

hoặc sự thiếu vắng mùi thơm ở các chất đồng phân và các chất đối quang β-Santalol là một

ví dụ điển hình, chỉ có dạng (-)-enanthiomer và chỉ với vị trí exo- của nhóm ankenol, trong

đó hai nhóm thế lớn hơn phải ở vị trí cis- tương ứng, sẽ có hương thơm đàn hương mạnh

Trang 32

Dưới đây đưa ra số liệu về sự thay đổi hương thơm đặc trưng ở e,e,e-diastereomer

của mentol (6) phụ thuộc vào tính hoạt quang:

Ba diastereomer mentol còn lại (HOe , i–Pr e, Mea, cũng như HOe , i- Pr e, Mea) mang mùi thơm bạc hà chưa tinh khiết với tông mùi long não

Như vậy, khi tổng hợp các hợp chất thơm mới, có tâm bất đối xứng, cần lưu ý rằng, các enanthiomer khác nhau có thể mang các mùi thơm khác nhau hoặc một trong những đồng phân đó có thể không mang hương thơm Trong trường hợp có sự phụ thuộc tính đối quang của hương thơm, tâm bất đối xứng trong phân tử của chất đồng phân cần phải được định hướng bằng ba điểm trên phần đối quang của thụ cảm quan, rất nhạy cảm với sự bất đối xứng của các phân tử hương liệu Tác động qua lại giữa một chất và thụ cảm quan của

nó được đảm bảo, theo nguyên tắc, bằng các mối liên kết hidro yếu – (-O-H), liên kết tĩnh điện, liên kết Van-der-Vaals Khi chúng duy trì mối “tương tác tương hỗ bình thường”, tức

là khi có tiếp xúc toàn bộ ba cặp (W-W’, Y-Y’, Z-Z’, hình 1.1a) xuất hiện hương thơm mong đợi Chất đối quang thứ hai, tỏ ra không phù hợp với phần hoạt hóa của receptor (hình 1.1b, W-W’, Y-Y’, còn Z không có tương tác vói Z’) và có thể mang hương thơm nhẹ hơn (hoặc là hoàn toàn không thể hiện mùi thơm) Rõ ràng rằng, yêu cầu về sự tiếp xúc hai điểm giữa phân tử chất thơm với receptor sẽ giảm sự khác nhau về mùi thơm của các đồng phân quang học

dạng (-) có mùi thơm bạc hà mạnh

dạng (+) có mùi thơm bạc hà tinh khiết yếu hơn dạng (±) không hoạt quang - mùi thơm bạc hà thể hiện yếu

Trang 33

Hình 1.1 Sơ đồ sự tương tác ba điểm giữa đồng phân quang học và osmoreceptor:

a – tương tác bổ trợ (tạo cảm giác hương thơm);

b – tương tác bất thường (không có cảm giác) Một sự đóng góp rõ ràng vào hình thành và phát triển các định hướng tổng hợp các

hợp chất hương liệu là sự hình thành nguyên lý nhóm chức tạo mùi thơm – odorifore, đó là

sự kết hợp các nguyên tử, mà việc xuất hiện các nhóm này trong phân tử thường có thể dẫn đến việc tạo thành mùi thơm cho phân tử Trong dãy các hidrocacbon mạch thẳng (no cũng

như chưa no), các dẫn xuất thơm (7-9) có các nhóm odorifore (được biểu thị trong các hình

nét đứt) là các nhóm chức, nhóm phân tử: Me2CH-, -CH2OH, -CHO, -CH2C(O)-O-CH2R)

Các nhóm tương tự có thể mang lại mùi thơm trong nhóm hidrocacbon mạch vòng

Trang 34

Trong lớp indan (16-17) và tetrahidronaphtalin (tetralin) sự có mặt của nhóm

iso-propyl (Me2CH-) và đặc biệt nhóm tret-butyl (Me3C-) trong sự kết hợp với nhóm axetyl (MeC(O)-) cho mùi thơm xạ hương đặc trưng cho cả một nhóm hợp chất

Mùi thơm xạ hương xuất hiện ở các dẫn xuất metyl- và tret-butyl benzen, các hợp

chất này có hai hay ba nhóm nitro (các hợp chất 18, 19):

Trang 35

O2N NO2

OMe

Me MeMe

O2N NO2

NO2

Me MeMe

(18) mï i x¹ hö¬ng (19) mï i x¹ hö¬ng-xylene

Cuối cùng, các nhóm chức xeton (20) và lacton (21) trong các phân tử mạch vòng lớn

sẽ đảm bảo cho các phân tử mùi thơm xạ hương và tính chất định hương

Như vậy, chúng ta biết rằng, cấu trúc hoá học và không gian của một chất sẽ quy định sự tồn tại của hương thơm của chính chất đó Tuy nhiên, mức độ, cường độ của mùi thơm và hiệu ứng nồng độ (sự xuất hiện các mùi thơm khác nhau khi đậm đặc hay pha loãng) của hương liệu có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Để tạo ra được nồng độ hiệu quả nhất của hương liệu, đủ để thể hiện mùi thơm cần thiết, các phân tử, ngoài nhóm odorifore cơ bản – trực tiếp tạo ra mùi thơm, còn có thể có các nhóm hidrophile, để giúp thực hiện quá trình chuyển phân tử từ chất nhầy trong cơ quan khứu giác tới osmoreceoptor tại các đầu dây thần kinh, nằm trong lớp nước nhầy của niêm mạc mũi Khi thiết kế các hợp chất thơm, cố gắng xem xét đến những yêu cầu trên, để gắn các nhóm chức hoá học, nhóm phân tử tương ứng vào hợp chất thơm tiềm năng Như vậy, việc đưa vào cấu tạo phân tử, các nhóm phenol, các nhóm rượu, nhóm cacboxyl sẽ làm tăng tính tan trong nước của các phân tử hữu cơ, thay đổi tính axít và độ phân cực và làm tăng thêm mùi thơm của nó Sự có

mặt của các đoạn mạch n-anken và các nhóm xicloankyl làm tốt khả năng liên kết với

osmoreceptor nhờ các lực Van-der-Vaals Cần thấy rằng, trong quá trình tổng hợp các chất thơm, thường tránh đưa vào các nhóm có chứa lưu huỳnh, bởi chúng thường phân hủy và cho các loại mùi khó chịu Cũng cần phải lưu ý rằng các phương pháp đã xem xét nhằm tạo,

Trang 36

điều chỉnh, thay đổi mùi thơm của các hương liệu tiềm năng thơm không phải lúc nào cũng tuyệt đối và không phải lúc nào cũng đảm bảo một kết quả như mong đợi

1.5.3 Nguyên lý tổng hợp trên máy tính và dự đoán mùi thơm

Trong những năm gần đây các nhà hoá học và hương liệu học đã có được sự trợ giúp tích cực của kỹ thuật máy tính, cho phép tiến hành tổng hợp các chất, xác định mùi thơm tiềm năng bằng các phần mềm phân tích trên máy tính và phương pháp mô phỏng hoá Cách tiếp cận như vậy đặt cơ sở trên sự phân tích một số lượng lớn các hợp chất thơm, hương liệu

tự nhiên và tổng hợp đã biết, nhóm chúng lại theo cấu tạo phân tử hay theo dạng của mùi hương Một cách khác của việc tiên đoán bằng máy tính là mô phỏng hoá trên hệ máy tính,

cơ chế tác động qua lại của các hương liệu tiềm năng với osmoreceptor trên cơ sở những kiến thức về các mối liên hệ thực nghiệm của hương liệu đã biết với các receptor của chúng

Để dự báo được cấu trúc phân tử tiềm năng và mùi thơm của chất cần tiến hành các phân tích trên máy tính từ hàng chục đến hàng trăm các dữ liệu mô tả thành phần của từng phân

tử (molecular descriptor) - như độ dài liên kết, các gốc liên kết (theo các dữ kiện thu được

từ phân tích rơnghen đơn phân tử), đồng phân Z, E-, cấu hình tuyệt đối (R,S) của phân tử bất đối xứng, mức độ linh động của cấu hình tại các phần của phân tử, các moment lưỡng cực, thế năng oxy hóa khử, ái lực điện tử, độ phân cực, thế năng ion hóa, diện tích và thể tích phân tử và nhiều yếu tổ khác Các chuyên gia về mùi thơm cũng không cần có trong tay một hợp chất này, còn các nhà hoá học trước khi thực hiện phản ứng tổng hợp – chỉ cần đưa vào máy tính những công thức cấu tạo của nó Khi kết thúc quá trình phân tích bằng máy tính, các chuyên gia sẽ nhận được dữ liệu về mùi hương có thể của một hợp chất tiềm năng này và các khả năng có thể để tổng hợp chất đó Quá trình sàng lọc bằng máy tính như vậy,

sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, vật tư và sức lực trong việc tìm kiếm các hương liệu tiềm năng Tuy nhiên, quá trình tạo ra các mùi thơm mới và định dạng các nhóm odorifore sẽ vẫn còn dựa trên nền tảng thực nghiệm và trực giác của nhà nghiên cứu Việc hỗ trợ tổng hợp bằng máy tính, giúp định hướng cho tổng hợp các hợp chất hữu cơ với cấu tạo mong muốn

đã được áp dụng đã gần ba mươi năm Các chương trình phần mềm hiện đại dùng hỗ trợ tổng hợp đặt cơ sở trên việc miêu tả công thức của sản phẩm cuối cùng, cấu tạo của chất ban đầu, chất xúc tác, cơ sở dữ liệu về các phản ứng đã biết, cơ chế và điều kiện phản ứng xảy

ra Tiến hành việc phân tích rơnghen đơn tinh thể, xuất phát từ cấu tạo của sản phẩm cần

Trang 37

1.5.4 Sơ đồ nguyên lý nghiên cứu tổng hợp hương liệu mới

Con đường tổng hợp hương liệu bắt đầu từ ý tưởng của nhà tổng hợp đến lúc sản xuất dạng sản phẩm thương mại và sử dụng nó trong làm hương liệu, mỹ phẩm, v.v rất phức tạp, khó khăn và lâu dài Hơn nữa, tổng chi phí có thể đạt tới hàng chục triệu đô la Sơ

đồ nguyên lý tạo ra một hương liệu mới, tuân thủ theo các nhu cầu của thị trường hương

liệu, mỹ phẩm, bao gồm những giai đoạn sau (hình 1.2) Ở giai đoạn đầu tiên, tiến hành rà

soát các công thức hóa học (bằng máy tính hay con người) và lựa chọn công thức chất có tiềm năng và cơ bản Ở giai đoạn này, hình thành những ý tưởng, tổng hợp và sau đó là tổng hợp như thế nào? Tiến hành phân tích thông tin về sự có mặt của các nguyên tố khác nhau, các nhóm nguyên tử, các nhóm chức, các loại liên kết giữa chúng, về cấu trúc điện tử và sự sắp xếp trong không gian, tính bất đối xứng Tập hợp các dữ liệu này, có thể giúp định hình cấu tạo của hợp chất với tiềm năng thể hiện các đặc tính mong đợi, bao gồm, trước hết là hương thơm cần thiết, tương tự như chữ cái ghép lại thành từ và từ ghép lại thành câu có ý nghĩa Ở giai đoạn này là có thể đánh giá sơ bộ về giá thành của các chất ban đầu, độc tính của chúng Trong việc định hình các cấu trúc cần thiết có sự tham gia của các chuyên gia về tổng hợp hữu cơ, các nhà hoá học về các hợp chất thơm và hương liệu có nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp Họ sẽ thực hiện công việc ở giai đoạn hai là giai đoạn chọn lựa phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm để tổng hợp các hợp chất trung gian và sản phẩm cần thiết, các hợp chất với công thức tương tự, chọn lọc các hợp chất theo tính bền vững, tính đơn giản của phương pháp điều chế, hiệu suất và tính hoà tan… Thực hiện đánh giá sơ bộ các chỉ số kinh tế - kỹ thuật cho phép lựa chọn con đường tổng hợp với số lượng tối thiểu các giai đoạn trung gian, với chi phí lao động, thời gian, năng lượng ít nhất và hệ số an toàn cao nhất

Thử nghiệm tại giai đoạn thứ ba - là sàng lọc, trên cơ sở này loại bỏ ra một số lượng

lớn các hợp chất tổng hợp không có mùi thơm, có ít hoặc có mùi khó chịu và chỉ còn lại để tiếp tục thử nghiệm sâu hơn những hợp chất có triển vọng nhất, với hương thơm có giá trị, không thể hiện các độc tố và các hiệu ứng phụ khác đối với con người

Trang 38

Giai đoạn thứ tư là giai đoạn có trách nhiệm cao – thực hiện những thử nghiệm sâu

hơn với hợp chất thơm đã được lựa chọn, trong quá trình đó phải khẳng định được giá trị của chất nghiên cứu trong vai trò là thành phần thơm hay là chất định hương Làm sáng tỏ

sự tồn tại hoặc vắng mặt những tác động không có lợi, không dễ chịu đối với con người, xác định độc tính cấp nguy hiểm- gây đột biến, ung thư, gây quái thai và gây dị ứng v.v… Chỉ riêng quá trình thử độc tính trên tiêu bản chuột của chế phẩm đã được nghiên cứu không ít hơn ba thế hệ trong vòng hai năm Gian đoạn bốn này là dài nhất và chiếm từ 2 đến 3 năm

Từ những hợp chất được nghiên cứu, chỉ có một hoặc hai chất đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế … Những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tiến hành các thử nghiệm chủ yếu ở giai đoạn ba và bốn là các nhà hương liệu học, nhà sinh vật học và nhà nghiên cứu độc học

Trong trường hợp có kết quả thử nghiệm tốt ở cấp quốc gia, chất thơm sẽ được nhận

sự công nhận chính thức là hương liệu (được đăng ký) và chuyển sang giai đoạn nghiên cứu công nghệ tổng hợp nó - mở rộng quy mô tổng hợp tại phòng thí nghiệm, chế tạo các hệ

pilot thử nghiệm và cuối cùng là các thiết bị công nghiệp Giai đoạn thứ năm là giai đoạn

Trang 39

nghiên cứu quy trình công nghệ và tổng hợp với quy mô công nghiệp, là giai đoạn sử dụng nhiều lao động, năng lượng, cần chi phí nhiều nhất Thực hiện triển khai công việc ở giai đoạn này các nhà công nghệ, kỹ sư, hoá học, hoá-lý và chuyên gia kinh tế đảm nhiệm

Các chất thơm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn thứ sáu - giai đoạn xác nhận và chứng nhận cấp quốc gia, khi đó hợp chất nhận được

chứng nhận tư cách phù hợp hoàn toàn những tiêu chuẩn hiện đại đối với các hợp chất hoá học, mà con người có thể tiếp xúc qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp và trong trường hợp là phụ gia tạo mùi thơm cho thực phẩm – thì qua miệng, đường dẫn thức ăn và bộ máy tiêu hoá Như vậy, hợp chất thơm này đã nhận được sự cho phép sử dụng rộng rãi như các hương liệu mỹ phẩm, trong các sản phẩm hoá học thông dụng và cũng như sử dụng trong thực phẩm

Tại giai đoạn thứ bẩy - nghiên cứu và tạo ra các dạng thức ứng ụng dễ chấp nhận

nhất chất thơm trong hỗn hợp hương liệu mỹ phẩm : nước hoa, eau de cologne, eau de toilet,

mỹ phẩm trang điểm: phấn nền, son môi, cream, lotion, hóa chất dành cho tóc; trong sản phẩm hóa học gia dụng: xà bông và các hóa chất tẩy rửa tổng hợp, dung dịch tẩy mùi hôi và tạo mùi thơm cho nhà tắm và nhà vệ sinh v.v và trong thực phẩm với vai trò là các chất phụ gia tạo mùi thơm

Từ nhà máy sản xuất, các hợp chất thơm và/hoặc các sản phẩm mỹ phẩm - hương

liệu được đưa thẳng ra thị trường (giai đoạn thứ tám) Tính hiệu quả của việc quảng cáo sản

phẩm, nhu cầu của thị trường, khối lượng và thời hạn kinh doanh sẽ xác định thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường hương liệu và mỹ phẩm

Cuối cùng, cần khẳng định rằng, theo một số đánh giá thì chi phí cho công tác nghiên cứu khoa học là 15 – 20% tổng chi phí, cho sàng lọc, thử nghiệm chuyên sâu và tạo ra tổ hợp hương liệu - khoảng 20%, cho nghiên cứu độc tính - từ 20 – 30%, cho việc phát triển quy trình công nghệ - khoảng 20 – 25% Các chi phí khác được dành cho việc đăng ký, bảo

hộ và maketing Phải nói rằng, các sản phẩm hương liệu, đặc biệt là nước hoa luôn được coi

là mặt hàng rất khó trong việc quảng cáo, bởi rất khó tìn được và lựa chọn những ngôn từ thích hợp để miêu tả chúng Mặc dù trong lĩnh vực này, có những ví dụ rất hiệu quả tác động lên thị hiếu của người tiêu dùng Ví dụ, sự tồn tại rất lâu của loại nước hoa Chanel 5, gắn liền không chỉ bởi công thức pha chế tạo mùi thơm rất thành công, mà còn do sự quảng

Trang 40

nhiều phụ nữ Pháp và các nước khác Ví dụ, gần như ngay lập tức cả thế giới đã biết câu trả lời của Marilyn Monroe dành cho một nhà báo hay quấy rầy - “Bà mặc đồ gì trong đêm?” -

“Chỉ vài giọt Chanel No 5”

Đối với hương liệu, có giá trị thực tiễn, phải thực hiện rất nhiều yêu cầu khắt khe Yêu cầu đầu tiên là hương liệu phải có đặc tính thể hiện trên sản phẩm mỹ phẩm mà nó được đưa vào với lượng tối thiểu, tức là có mùi thơm dễ chịu, ổn định, mạnh mẽ Bởi vì khi

sử dụng, sẽ có sự tiếp xúc giữa hương liệu với da người và có thể đi vào cơ thể qua đường

hô hấp, qua da, thì yêu cầu sau đây là rất quan trọng - không có độc tố đối với con người Các hợp chất tương tự, được sử dụng để thoả mãn đầy đủ các nhu cầu thẩm mỹ (làm đẹp) của con người phải có độc tính rất thấp Chúng không được có tính gây đột biến, không gây ung thư, không được ảnh hưởng có hại đến hệ miễn dịch của cơ thể, đến khả năng tái tạo nòi giống (không gây quái thai) và cũng như không được tạo ra các hiệu ứng phụ không mong muốn khác Hiện nay việc nghiên cứu độc tính luôn giành được sự chú ý nghiêm túc nhất Điều này, ở mức độ nào đó, kéo dài thêm thời gian cho ra đời một hương liệu mới trong phòng thí nghiệm, cũng như trong công nghiệp và ứng dụng

Ngoài những yêu cầu nêu trên, hương liệu cần phải có độ ổn định cao khi bảo quản

và trong các quá trình sản xuất những sản phẩm hóa mỹ phẩm khác Sản xuất hương liệu phải tính đến sự khác biệt về quy trình đơn giản, chi phí lao động và chi phí năng lượng thấp Các chất được sử dụng với vai trò là chất phụ gia tạo mùi thơm, cần phải có giá thành thấp và dễ kiếm được trên thị trường Chúng phải góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, hiệu quả về mặt kinh tế tương đối cao khi sử dụng và tiêu thụ trên thị trường (có sinh lợi, tạo thu nhập tăng thêm) Nhiệm vụ này không hề đơn giản, trong thời đại hiện nay để tạo ra, sản xuất và đưa ra thị trường một nhãn hiệu nước hoa mới phải chi phí đến 50 triệu đô la Cụ thể, việc sử dụng chất định hương có ảnh hưởng đến trị giá của nhiều loại nước hoa, các chất định hương này làm giảm sự bay hơi của nhiều thành phần hương liệu dễ bay hơi Điều đó cho phép giảm đáng kể lượng nước hoa được sử dụng cho mỗi cá nhân và đồng thời kéo dài thời gian hương thơm lưu lại trên da và trên quần áo

Theo số liệu tổng kết, tổng giá trị trao đổi (mua bán) trên thị trường các hương liệu –

mỹ phẩm được xác định vào năm 2003 là hai trăm tỷ đô la Mỹ Mức tăng trưởng dự đoán cho những năm tiếp theo là 5%/năm Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay một phần ba sản phẩm hương liệu của thế giới được sản xuất ở Pháp

Ngày đăng: 13/12/2017, 16:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Хейфиц Л.А., Дашунин В.М. Душистые вещества и другие продукты для парфюмерии. М.: Химия, 1994. 256 с Khác
2. Братус И.Н. Химия душистых веществ, М. : Агропромиздат, 1992. 240с Khác
3. Шулов Л.М., Хейфиц Л.А. Душистые вещества и полупродукты парфюмерно- косметического производства М.: Агропромиздат, 1990. 208с Khác
4. Риммель Э. Энциклопедия парфюмерии. М.: Пищевая промышленность, 1998 Khác
5. Войткевич С.А. 865 душистых веществ для парфюмерии и бытовой химии. М.: Пищевая промышленность. 1994 Khác
6. Войткевич С.А. Эфирные масла для парфюмерии и ароматерапии. М.: Пищевая промышленность, 2001. 284с Khác
7. Теддер Дж., Нехватал А., Джубб А. Промышленная органическая химия. М: Мир, 1977. 702 с Khác
8. Евстигнеева Р.П. Тонкий органический синтез. М.: Химия, 1991. 184 с Khác
9. Общая органическая химия. В 12 т.: Пер. с англ./ Под ред. Н.И.Кочеткова и др. М.: Химия,1981-1988 Khác
10. Реутов О.А., Курц А.Л., Бутин К.П. Органическая химия. М.: МГУ, 1999. Ч. 1. 560 с.; Ч. 2. 624 с.; М.: БИНОМ. Лаборатория знаний, 2004. Ч.3. 544 с.; Ч.4. 726 с Khác
11. Петров А.А., Бальян Х.В., Трощенко А.Т. Органическая химия/Под ред. М.Д. Стадничука. Санкт-Петербург: Иван Фёдоров, 2003. 624 с Khác
12. Шабаров Ю.С. Органическая химия. М.: Химия, 2000. 848 с Khác
13. Березин Б.Д., Березин Д.Б. Курс современной органической химии. М.: Высшая Khác
14. Ласло П. Логика органического синтеза. М.: Мир, 1998. Т.1. 229 с.; Т.2. 200 с Khác
15. Смит В., Бочков А., Кейпл Р. Органический синтез. Наука и искусство. М.: Мир, 2001. 573 с Khác
16. Быков Г.В. История органической химии. М.: Наука, 1978. 379 с Khác
17. Пожарский А.Ф., Солдатенков А.Т. Молекулы-перстни. М.: Химия, 1993. 257 с Khác
19. Солдатенков А.Т., Колядина Н.М., Шендрик И.В. Основы органической химии лекарственных веществ. М.: Химия, 2001, 192 с. (1-е издание); М.: Мир, 2003. 192 с Khác
20. Солдатенков А.Т., Колядина Н.М., Шендрик И.В. Средства защиты, лечения и регуляции роста животных и растений. Основы органической химии. М.: Химия, 2004. 264 с Khác
21. Джилкрист Т. Химия гетероциклических соединений. М.: Мир, 1996. 464 с Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w