PHẦN 1: TỔNG QUAN............................................................................. 31.1. Đặc điểm thực vật học họ nắp ấm (Nepenthaceae). ..................... 31.2. Giới thiệu về chi Nepenthes. ......................................................... 31.2.1. Đặc điểm thực vật chi Nepenthes. .......................................... 31.2.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Nepenthes...... 41.3. Giới thiệu về cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl)........... 91.3.1. Đặc điểm thực vật. .................................................................... 91.3.2. Phân bố, thu hái và chế biến. .................................................. 101.3.3. Nghiên cứu cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl). ... 101.4. Một số bài thuốc dân gian từ các họ cây nắp ấm:....................... 101.5. Một vài nét về quinon. ................................................................... 111.5.1. Cấu trúc hóa học. .................................................................... 111.5.2. Hoạt tính sinh học của quinon. .............................................. 141.6. Một vài nét về tecpen.................................................................... 141.6.1. Các cấu trúc của tecpen. ......................................................... 141.6.2. Hoạt tính sinh học chung của terpen....................................... 16PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 172.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................ 172.2. Dung môi thiết bị và hóa chất. .................................................... 172.2.1. Thiết bị........................................................................................ 172.2.2. Hóa chất .................................................................................. 17Nguyễn Thị Thu Hoài Đồ án tốt nghiệpLớp: CN Hóa dược BVTV – K572.2.3. Dung môi. ............................................................................... 172.3.2. Cơ sở của quá trình chiết. ....................................................... 182.3.3. Qúa trình chiết mẫu thực vật.................................................. 182.3.4. Các phương pháp sắc ký để phân tích và phân lập các chất... 212.3.5. Phương pháp xác định thông số vật lý và hóa học của chất phânlập được....................................................................................................... 24PHẦN 3: THỰC NGHIỆM. .................................................................
Trang 1Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoài
Số hiệu sinh viên: 20125958
Khóa: 57 - Viện Kỹ Thuật Hóa Học
1 Đề tài nghiên cứu:
“Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học trong cây Nắp ấm
(Nepenthes annamensis Macfarl)’’
2 Các số liệu ban đầu:
3 Nội dung:
4 Họ tên cán bộ hướng dẫn:
TS Hồ Đức Cường
PGS TS Lê Minh Hà
5 Ngày giao nhiệm vụ đồ án: Ngày tháng năm
6 Ngày hoàn thành đồ án: Ngày tháng năm
Trưởng bộ môn Ngày tháng năm
(Ký, ghi rõ họ, tên) Cán bộ hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Sinh viên hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm
Người duyệt Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
Trang 2Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI
Viện Kỹ thuật Hóa học
-o0o -
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -o0o -
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ DUYỆT Họ và tên SVTH: ………
Lớp:……… Khóa:……… ……
NỘI DUNG NHẬN XÉT: 1 Về nội dung của đồ án:
Trang 3
Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
Về hình thức của đồ án :
2 Những nhận xét khác:
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM:
Ngày tháng năm 20 CÁN BỘ DUYỆT
Trang 4Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành tại Bộ môn CN Hóa dược và Bảo vệ thực vật, Viện kỹ thuật hóa học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Phòng Hóa dược, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn TS Hồ Đức Cường, Bộ môn CN Hóa dược và BVTV, Viện kỹ thuật Hóa học, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã giao đề tài
và tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Minh Hà và ThS Ngọ Thị Phương phòng Hóa dược, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bản đồ án tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn CN Hóa dược và BVTV – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bản đồ án này
Em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ
em trong quá trình học tập và làm tốt nghiệp
Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2017
Sinh viện thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hoài
Trang 5Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc điểm thực vật học họ nắp ấm (Nepenthaceae) 3
1.2 Giới thiệu về chi Nepenthes 3
1.2.1 Đặc điểm thực vật chi Nepenthes 3
1.2.2 Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Nepenthes 4
1.3 Giới thiệu về cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl) 9
1.3.1 Đặc điểm thực vật 9
1.3.2 Phân bố, thu hái và chế biến 10
1.3.3 Nghiên cứu cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl) 10
1.4 Một số bài thuốc dân gian từ các họ cây nắp ấm: 10
1.5 Một vài nét về quinon 11
1.5.1 Cấu trúc hóa học 11
1.5.2 Hoạt tính sinh học của quinon 14
1.6 Một vài nét về tecpen 14
1.6.1 Các cấu trúc của tecpen 14
1.6.2 Hoạt tính sinh học chung của terpen 16
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2 Dung môi thiết bị và hóa chất 17
2.2.1 Thiết bị 17
2.2.2 Hóa chất 17
Trang 6Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
2.2.3 Dung môi 17
2.3.2 Cơ sở của quá trình chiết 18
2.3.3 Qúa trình chiết mẫu thực vật 18
2.3.4 Các phương pháp sắc ký để phân tích và phân lập các chất 21
2.3.5 Phương pháp xác định thông số vật lý và hóa học của chất phân
lập được 24
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM 28
3.1 Chuẩn bị mẫu nghiên cứu 28
3.2 Quy trình chiết xuất phân lập 28
3.3 Dữ liệu phổ của các chất phân lập được 30
3.2.1 Dữ liệu phổ của của hợp chất Na1 30
3.2.2 Dữ liệu phổ của hợp chất Na2 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Xác định cấu trúc của Na1 34
4.2 Xác định cấu trúc của Na2 36
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 7Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1H-NRM Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Proton Magnetic Resonane
13C-NRM Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13
Cacbon 13 Nuclear Magnetic Resonance epectroscopy
DEPT Distortionless Enhancement by Polirisation Transfer ESI-MS Electron Spray Ionization
Trang 8Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Cây Nắp ấm (Nepenthes annamensis) 9
Hình 2: Phổ 1H-NMR của hợp chất Na1 30
Hình 3: Phổ 13C-NMR của hợp chất Na1 31
Hình 4: Phổ 1H-NMR của hợp chất Na2 32
Hình 5: Phổ 13C-NMR của hợp chất Na2 33
Hình 6: Phổ DEPT của hợp chất Na1 34
Hình 7: Cấu trúc hóa học của Plumbagin 36
Hình 8: Phổ DEPT của hợp chất Na2 37
Hình 9: Cấu trúc hóa học của Lupenone 39
Trang 9Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1: Quy trình tóm tắt chiết – phân lập các chất từ cây nắp ấm 29 Bảng 1: Các hợp chất hóa học đã được phân lập trong chi Nepenthes… 4 Bảng 2: Bảng so sánh dữ kiện phổ 1H, 13C-NMR của hợp chất Na1 với Plumbagin 35
Bảng 3: Bảng so sánh dữ kiện phổ 1H, 13C-NMR của hợp chất Na2 với Lupenone 37
Trang 10Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên được dùng làm thuốc chữa bệnh đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm do tính đa dạng và khả năng dung nạp tốt của chúng vào cơ thể sống Các hợp chất thiên nhiên từ thực vật cũng như các sinh vật khác rất phong phú về mặt cấu trúc hóa học và thể hiện nhiều hoạt tính đáng quan tâm như: kháng sinh, kháng viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, kìm hãm HIV, điều hòa miễn dịch, chống sốt rét… Đây là nguồn nguyên liệu lý tưởng để nghiên cứu, phát triển các dược phẩm, thuốc chữa bệnh hiểm nghèo và các chất bảo quản thực phẩm…[9]
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tới 3/4 diện tích của cả nước là rừng núi trùng điệp, địa hình chia cắt, nên điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng Đa dạng sinh học nói chung
và đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật chứa các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học là tiềm năng to lớn của hệ thực vật Việt Nam Các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý và kinh doanh ở nhiều nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ được quyết định chủ yếu bởi các lớp chất có chứa ở trong chúng [8]
Với lợi thế đó, việc điều tra, nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học của các loài cây thuốc có giá trị cao nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc phát triển các dược phẩm và sử dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả, có một tầm quan trọng đặc biệt
Cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl) là một trong những dược liệu
quý Đây là cây thuộc loài nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và phía nam của Trung Quốc Ở Việt Nam, cây nắp ấm thường được tìm thấy từ Quảng Trị trở vào, các tỉnh Tây Nguyên cho tới Cà Mau
Trang 11Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 2
Trong y học cổ truyền Việt Nam, cây nắp ấm có một số tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, lợi thủy, hóa đàm, trị viêm, hạ huyết áp, trị tiêu chảy [3]
Xuất phát từ những tác dụng vô cùng quý báu của cây nắp ấm được ứng dụng vào trong các bài thuốc dân gian chúng tôi đặt vấn đề tiến hành đề tài “Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học trong cây Nắp ấm’’ để làm phong phú thêm nguồn kiến thức về cây này
Trang 12Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm thực vật học họ nắp ấm (Nepenthaceae)
Họ nắp ấm (Nepenthaceae) là những cây bụi lá đơn không có lá kèm, gồm
một phần dẹt nom như phiến làm nhiệm vụ quang hợp, gân giữa kéo dài thành một dây tác dụng như tua cuốn để mắc cây vào các cây khác và tận cùng bằng một cái bình có nắp đậy, đựng nước tiêu hóa sâu bọ Hoa đơn tính khác gốc, đều nhỏ, màu xanh lục, mùi hôi, có 4 lá đài, không có cánh hoa, nhiều nhị liền nhau trong hoa đực; hoa cái có bầu trên, nhiều ô, đính não trung trụ Qủa nang, nhiều hạt, có mào
Chỉ gồm 1 chi Nepenthes ở nhiệt đới, chủ yếu là ở Châu Á [1]
1.2 Giới thiệu về chi Nepenthes
1.2.1 Đặc điểm thực vật chi Nepenthes
Nepenthes L., họ Nắp ấm – Nepentheaceae (Từ chữ Hy Lạp nepenthes: rũ bỏ; thời Homer, nhà thơ cổ Hy Lạp thế kỉ 9 trước Công nguyên, ám chỉ trò ảo
thuật; lá của cây biến thành bình sâu làm liên tưởng đến các ly rượu vang) Nó
còn có tên gọi khác như là: Nắp ấm, Trư lung
Cây có thân leo có khi nằm Lá mọc so le, ôm thân nhiều hay ít, có gân giữa khỏe kéo dài ra khỏi phiến cong, dạng tua cuốn, thường quần quanh giá tựa lân cận và tận cùng là một phần lồi dạng lá thành hình bình hay túi, luôn luôn mọc đứng Bình có một cái nắp, lúc non thì đóng kín và mở hoàn toàn ra khi lá trưởng thành nó ngăn được nước mưa chảy vào bình, trong bình có nhiều tế bào và tuyến tiết mật để lôi cuốn côn trùng Các tế bào tiết hoạt động khi tiếp xúc với côn trùng, ngăn không cho côn trùng đi lên các vách nhầy mà sự tiết dịch tăng lên mỗi khi côn trùng va chạm vào Vành lông răng nhẵn và cứng tạo thành phần trên của bình
có một bờ trong có gai hướng về phía dưới ngăn không cho con mồi thoát ra Con
Trang 13Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 4
mồi sẽ chìm trong chất dịch chứa vi khuẩn làm tan dần; phần tiêu thụ được của con mồi sẽ được hấp thụ
Tùy loài và nơi sinh trưởng mà cây có thể rất nhỏ hoặc vươn cao tới 20m
và cần cây gỗ lớn làm giá tựa Cây khác gốc hoa nhỏ, màu lục tới nâu tía, xếp thành chùm đơn hay kép; 4 lá đài, mùi rất hôi; bầu có 4 ô
Gồm tới 70 loài phân bố ở Madagaxca, đảo Xây-sen, Ấn Độ, Xri Lanca, Việt Nam, Malaysia, Bắc Australia và Nuven Calêđômi [1]
Ở nước ta có 5 loài: Nepenthes annamensis Macfarl, Nepenthes distillatoria
L Nepenthes mirabilis (Lour), Nepenthes thorelii Lecomte, Nepenthes geoffrayi
H.Lec [2]
1.2.2 Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Nepenthes [12], [14],
[16], [17]
Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài
trong các chi Nepenthes bao gồm các lớp chất phổ biến như: Naphthalen, quinon,
tecpenoit, glicosid, flavonoids…
Bảng 1: Các hợp chất hóa học đã được phân lập trong chi Nepenthes
Trang 14Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 5
Trang 15Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 6
Trang 16Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 7
Trang 17Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 8
Trang 18Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 9
1.3 Giới thiệu về cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl)
1.3.1 Đặc điểm thực vật
Cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl) thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae người ta còn gọi là cây Bình nước, Bình nước Trung bộ
Hình 1: Cây Nắp ấm (Nepenthes annamensis)
Cây mảnh leo, thân dài 0,2- 0,3m hay hơn, hình trụ Lá không cuống hay gần như có cuống ôm thân, hơi men xuống, rộng dần từ hai đầu, mặt dưới phủ lông sẫm và lá lấm chấm đỏ, 3-4 đôi gân phụ dọc Cuống bình khá ngắn (5-10
26 (-)-epicatechin
Trang 19Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 10
cm), mặt trên lõm và có lông Nắp hình trái xoan, ngoài mặt có lông và lấm chấm, mặt trong có ít tuyến Hoa đực có lá đài hình trái xoan có lông màu gỉ sắt ở mặt ngoài, mặt trong phủ nhiều tuyến, cột nhị có lông ở gốc, bao phấn xếp thành mọt dãy Hoa cái có 4 là đài hình mũi mác, mặt ngoài có lông, mặt trong có tuyến; bầu thượng Qủa có cuống rõ rệt màu hơi xám, dài khoảng 1,5 cm, có lông Hạt hình thoi, dài 5-6mm [1], [3]
1.3.2 Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc ở đầm lầy nước ngọt, nước tù đọng và đất chua vùng thấp cho đến
ẩm lầy dưới tán thông, rừng
Phân bố chủ yếu ở Campuchia và Việt Nam; ở nước ta có gặp từ Quảng Trị tới Lâm Đồng [1]
Thu hái toàn cây có thể dùng cả tươi và khô
1.3.3 Nghiên cứu cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl)
Hiện nay đã có một vài nghiên cứu về các cây thuộc họ nắp ấm, tuy nhiên cho đến nay ở trên thế giới và cả Việt Nam chưa thấy có bất kì kết quả nghiên cứu
nào về cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl)
1.4 Một số bài thuốc dân gian từ các họ cây nắp ấm:
Y học cổ truyền phương đông cho rằng cây nắp ấm có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu viêm, chỉ khát [11]
Lê Qúy Ngưu và Trần Thị Như Đức [10], đã giới thiệu nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đờm, chỉ thống (làm hết đau)
Theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, cây nắp ấm có tác dụng chữa vàng do viêm gan, đau do loét dạ dày, tá tràng, sỏi niệu quản huyết áp cao, ho do cảm mạo, ho gà
Trang 20Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 11
Cũng theo kinh nghiệm nhân dân miền Trung, cây nắp ấm dùng điều trị các chứng phù thũng toàn thân, hầu hết các trường hợp đều thu được kết quả cao Nếu dùng khô ngày dùng 20-40g, nếu dùng tươi ngày dùng 40-80g dưới dạng thuốc sắc Uống hàng ngày cho tới khi bệnh hết Kinh nghiệm cho thấy, dùng thuốc nắp
ấm lâu dài không có phản ứng phụ nào, tuy nhiên lưu ý không sử dụng cho phụ
nữ mang thai [7]
Một số bài thuốc có sử dụng cây nắp ấm :
- Trị viêm gan, bệnh đường tiết niệu, sỏi:
1,4-và emodin, một chất antharaquinon có màu 1,4-vàng từ cây đại hoàng 1,4-và là thuốc nhuận tràng từ vỏ một loài cây ở Bắc Mỹ [5]
Trang 21Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 12
Dựa trên cấu trúc các quinon được phân loại thành bốn nhóm chính sau [5]
-Benzoquinon: Các quinon có chứa một vòng cyclohexandiendion Cho
đến nay chỉ phân lập được các đồng phân p-benzoquinon, ví dụ như embelin và o-benzoquinon từ thiên nhiên, đồng phân m-benzoquinon còn chưa được phát
hiện
-Naphthoquinon: Các quinon dẫn xuất từ naphthalen và được chia làm ba
nhóm như sau: 1,4-naphthoquinon ví dụ như juglon, 1,2-naphthoquinon và naphthoquinon Các naphthoquinon vitamin K1 và K2 được tìm thấy trong máu và quyết định phản ứng kết máu
2,6 Phenanthraquinon: Các quinon dẫn xuất từ phenanthren Chúng có thể
được chia thành hai nhóm là o- và p-phenanthraquinon dựa trên vị trí thế cả hai
nhóm dion, ví dụ như tanshinon IIA và annoquinon A
-Anthraquinon: Các quinon dẫn xuất từ anthracen với hai nhóm dion thế
vòng thơm ở giữa, ví dụ như chrysophanol Các anthraquinon phức tạp liên quan
cấu trúc đến emodin như các dianthraquinon hypercin từ loài hypericum và skyrin
từ nấm mốc được tạo thành từ ghép cặp [5]
Trang 22Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 13
Trang 23
Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 14
1.5.2 Hoạt tính sinh học của quinon
Các quinon có hoạt tính sinh cần thiết cho điều trị các bệnh tim mạch như benzoquinon coenzym Q10 các napthoquinon như các vitamin K1, K2 gây đông
máu và được sử dụng trong điều trị chảy máu khi sinh đẻ [5]
Quinone tự nhiên hoặc tổng hợp cho thấy một hoạt tính sinh học hoặc dược học và một số trong đó cho thấy hoạt tính chống khối u Chúng thấy xuất hiện trong một số loại dược liệu thảo dược Các ứng dụng của quinon bao gồm thuốc tẩy (sennosides), thuốc chống vi trùng và thuốc chống co giật (rhein, saprorthoquinone và atovaquone) chống khối u (emodin và juglon), ức chế sinh tổng hợp PGE2 (arnebinone và arnebifuranone) và điều trị trong các bệnh tim mạch (tanshinone)
1.6 Một vài nét về tecpen
Tecpenoid là các hợp chất được tạo thành từ các đơn vị 5 cacbon, thường được gọi là các đơn vị isopren được ghép nối thành các terpen đến 25 cacbon Các terpenoid với 30 cacbon hoặc nhiều hơn thường được tạo thành bằng sự ghép nhau tiền chất terpen nhỏ hơn
Vanlac, Bayer,Zenlo và Tunan là các nhà khoa học đầu tiên đặt nền móng nghiên cứu về các terpen tự nhiên Chúng bao gồm không chỉ hydrocacbon mà cả các dẫn xuất (terpenoit) như ete, aldehyd, keton…[5]
1.6.1 Các cấu trúc của tecpen
Ban đầu terpen được định nghĩa là những hydrocarbon không no có công thức chung là (C5H8)n được tạo thành bằng các đơn vị isopren liên kết với nhau ở dạng mạch hở hoặc mạch vòng theo nguyên tắc cộng “đầu - đuôi’’
Trang 24Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 15
- Cao su thiên nhiên là một chất polyisoprenoid
Các steroid được dẫn xuất từ các triterpenoid bốn vòng Các đơn vị isopren đôi khi được tìm thấy là các thành phần của các hợp chất thiên nhiên
Trang 25Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 16
Phần lớn các terpen có cấu trúc vòng Phần lớn các sự đóng vòng terpenoid xảy ra trong các hệ sống được xúc tác bằng acid Bản chất mạch nhánh của khung terpenoid và các nhóm chức dễ bị proton hóa (ví dụ các alken) cho phép chúng dễ
bị xúc tác bằng acid trong quá trình các phản ứng sinh tổng hợp Do đó một vài khung terpenoid không được dẫn xuất từ sự tổ hợp thẳng của các đơn vị isoprenoid [5]
1.6.2 Hoạt tính sinh học chung của terpen
Terpen được biết đến như là một nhóm các hợp chất thiên nhiên rất đa dạng,
có nhiều hoạt tính sinh học như là kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, chống co thắt, chống oxy hóa… [15]
Trang 26Lớp: CN Hóa dược & BVTV – K57 17
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là cây nắp ấm (Nepenthes annamensis Macfarl)
2.2 Dung môi thiết bị và hóa chất
2.2.1 Thiết bị
- Máy siêu âm gia nhiệt Memmert GmbH + Co.KG D-91126 Schwabach
FRG (Đức)
- Máy cất quay Rotavapor R-114, Buchi (Đức)
- Máy BOTIUS (Heiztisch Mikroskop)
- Máy AGILENT 1100 LC-MSD Trap spectrometer
- Máy Bruker Avance 500
- Dung môi chiết tách: Dung môi được sử dụng để chiết tách là loại sản
xuất công nghiệp Được chưng cất lại trước khi sử dụng gồm n-hexan, etyl axetat, metanol, diclometan
-Phát hiện vết chất: đèn UV 254nm và 366nm, thuốc hiện màu xerisunphat
+ axit sulfuric
2.2.3 Dung môi
Các loại dung môi được sử dụng là: etanol, etylaxetat, metanol, n-hexan,
xyclohexan, clorofoc Các dung môi trên đều là các dung môi tinh khiết phân tích