Bài 32. Bắc Sơn tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế, kin...
Trang 1Bắc Sơn
(Trích hồi bốn)
Nguyễn Huy Tưởng
Trang 2Nội dung thuyết trình
1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
2. Giới thiệu Kịch
3. Tác phẩm Bắc Sơn và Trích đoạn
4. Đọc – Hiểu văn bản
5. Ghi nhớ
Trang 3Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
- Quê ở Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội.
- Viết văn trước 1945.
- Sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng
lịch sử.
- Từ sau cách mạng tháng 8, ông là một trong những nhà văn
chủ chốt của nền văn học cách mạng.
- Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
- Năm 1996, ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật.
Trang 4- Là 1 trong 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ (tự sự, trữ tình, kịch)
- Dùng ngôn ngữ trực tiếp (độc thoại, đối thoại) và hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống
- Được chia thành các hồi và lớp Mỗi hồi thể hiện 1 sự kiến hoặc 1 biến cố trong cốt truyện Lớp là một phần của hồi mà nhân vật trong lớp không thay đổi Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác
Trang 5Tác phẩm Bắc Sơn và Trích đoạn
- Được sáng tác và đưa lên sân khấu năm 1946
- Lấy bối cảnh khởi nghĩa Bắc Sơn (1940-1941) và chuyện kịch tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân dân tộc Tày ở Bắc Sơn Trong khi cụ Phương và con trai tên Sáng hăng hái tham gia chiến đấu thì vợ, con gái Thơm và con rể Ngọc lại sợ hãi lẩn tránh Sau cái chết của cha và em trai, Thơm dần hiểu bộ mặt của phản động của
Ngọc Trong một lần bị truy bắt, 2 đồng chí cách mạng Thái và Cửu vô tình chạy nhầm vào nhà Thơm Thơm đã cứu họ và đứng hẳn về hàng ngũ cách mạng
- Trích đoạn là 3 lớp của hồi 4 của tác phẩm
Trang 6Đọc – Hiểu văn bản
1 Diễn biến sự việc và hành động trong từng lớp
- Lớp I: SGK trang 159
- Lớp II: hai đồng chí cách mạng Thái và Cửu bị giặc lùng bắt và chạy nhầm vào nhà cô Thơm Cửu định bắn Thơm nhưng Thái can ngăn và tin tưởng cô Cô chỉ chỗ ẩn cho họ
- Lớp III: Ngọc về nhà Thơm và Ngọc đối thoại với nhau Qua đó, Ngọc càng lộ rõ bản chất phản động và Thơm dần đứng về hàng ngũ cách mạng
Trang 7Đọc – Hiểu văn bản
2 Tình huống được dựng thế nào? Tác dụng?
Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn lùng bắt Lúc chạy trốn, vô tình hai
người chạy nhầm vào nhà Ngọc và đối mặt với Thơm – vợ Ngọc Tạo ra một hoàn cảnh éo le.
Ban đầu, Cửu định bắn Thơm nhưng Thái can ngăn vì anh tin tưởng cô
không bán đứng họ Khi Ngọc về nhà, cô chỉ chỗ cho họ trốn.
Thể hiện phẩm cách của từng cá nhân.
Thơm và Ngọc nói chuyện với nhau trong khi Thơm sốt ruột chờ chồng
đi tiếp.
Làm nổi bật sự trái ngược về lập trường giữa hai vợ chồng.
Trang 8Đọc – Hiểu văn bản
3 Phân tích nhân vật Thơm và sự chuyển biến.
Tâm trạng:
- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hy sinh, Thơm đau xót, ân hận và day dứt “Cứ nghĩ đến chú, đến mé thì không làm sao ngủ được.”
- Thơm vẫn sống như người vợ hiền của Ngọc
- Sự nghi ngờ Ngọc của cô càng tăng Khi nhận rõ bộ mặt phản động của Ngọc, cô đã đứng hẳn về hàng ngũ cách mạng
Hành động: Khi hiểu tình cảnh của Thái và Cửu, cô không những không bắt, không khai
báo mà còn tìm cách che giấu và giúp họ trốn thoát
Trang 9Đọc – Hiểu văn bản
4 Phân tích nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
- Ngọc: lúng túng với vợ khi trả lời đi bắt cướp Qua đó, bộc lộ bản chất hám danh, tham tiền và phản động
- Thái: có bản lĩnh cách mạng, sáng suốt, bình tĩnh và có niềm tin vào những người như Thơm
- Cửu: nhiệt huyết nhưng nóng vội khi định bắn Thơm và thể hiện sự cố chấp khi không tin chị
Trang 10Đọc – Hiểu văn bản
5 Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
Tác giả thành công trong việc:
- tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột,
- tổ chức đối thoại,
- thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật
Trang 11Ghi chú
Tác giả đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù; đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của Thơm – từ chỗ thờ ơ,
sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa
Trang 12Cảm ơn Thầy và các bạn đã theo dõi