1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nhận định môn Chứng cứ, chứng minh và thi hành án hình sự có đáp án

10 3,4K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 20,08 KB

Nội dung

NHẬN ĐỊNH 1. Luật thi hành án hình sự điều chỉnh việc thi hành đối với mọi loại hình phạt? Nhận định SAI. Luật thi hành án hình sự chỉ điều chỉnh việc thi hành đối với hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Luật thi hành án hình sự không điều chỉnh việc thi hành đối với hình phạt cảnh cáo và phạt tiền. CSPL: Điều 1 Luật thi hành án hình sự, Điều 28 BLHS 1999. 2. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc đặc thù của luật thi hành án hình sự? Nhận định SAI. Nếu nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc đặc thù của luật thi hành án hình sự thì chỉ có riêng luật thi hành án hình sự mới có. Tuy nhiên, luật hình sự cũng sử dụng nguyên tắc dân chủ. Vì vậy, nguyên tắc dân chủ là không nguyên tắc đặc thù của luật thi hành án hình sự. CSPL: khoản 8 Điều 4 Luật THAHS, Điều 4 BLHS 1999. 3. Chỉ những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới được đưa ra thi hành? Nhận định SAI. Có những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành như Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Điều 363. Những bản án, quyết định này được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Ví dụ: Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội chưa có hiệu lực pháp luật vẫn được đưa ra thi hành. CSPL: khoản 2 Điều 2 LTHAHS, Điều 363 BLTTHS. 4. Phương pháp phối hợp kết hợp dùng để điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án với người chấp hành án? Phương pháp phối hợp kết hợp dùng để điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Còn phương pháp dùng để điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án với người chấp hành án là phương pháp quyền uy. 5. Luật thi hành án hình sự không điều chỉnh việc thi hành các biện pháp tư pháp? Nhận định SAI. . Luật thi hành án hình sự có điều chỉnh việc thi hành các biện pháp tư pháp, điều này được thể hiện trong quy định tại Điều 1 và chương X của LTHAHS. CSPL: Điều 1, chương X LTHAHS. 6. Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án hình sự? Nhận định ĐÚNG. Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án hình sự được quy định tại khoản 3 Điêu 4 LTHAHS. 7. Quan hệ phát sinh giữa trại giam và phạm nhân trong quá trình chấp hành án là quan hệ pháp luật thi hành án hình sự? Nhận định ĐÚNG. Quan hệ phát sinh giữa trại giam và phạm nhân trong quá trình chấp hành án là quan hệ pháp luật thi hành án hình sự nhóm 1: giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự và người chấp hành án. CSPL: khoản 2 Điều 3, Điểm a khoản 2 Điều 10 LTHAHS. 8. Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền giám sát hoạt động thi hành án hình sự? Nhận định SAI. Còn có Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật. CSPL: Điều 6 LTHAHS. 9. Trại tạm giam là cơ quan thi hành án hình sự? Nhận định SAI. Khoản 2 Điều 10 LTHAHS không quy định trại tạm giam giam là cơ quan thi hành án hình sự mà trại tạm giam là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự theo khoản 3 Điều 10 LTHAHS. 10. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án? Cơ quan quản lý thi hành án hình sự không có thẩm quyền ra quyết định thi hành án mà chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền này. CSPL: Điều 11, 12, khoản 1 Điều 20 LTHAHS. 11. Chỉ có trại giam mới có thẩm quyền giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân? Nhận định SAI. Ngoài trại giam còn có trại tạm giam có thẩm quyền trực tiếp quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam. CSPL: khoản 2 Điều 17 LTHAHS. 12. Viện kiểm sát là cơ quan thi hành án hình sự? Khoản 2 Điều 10 LTHAHS không quy định trại Viện Kiểm sát là cơ quan thi hành án hình sự và LTHAHS cũng không chỉ rõ Viện kiểm sát là cơ quan gì. 13. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền quản lý, giáo dục người chấp hành án treo? Nhận định ĐÚNG. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án treo. CSPL: Điều 18, khoản 1 Điều 63 LTHAHS. 14. Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh có quyền ra quyết định truy nã đối phạm nhân chấp hành án phạt tù bỏ trốn khỏi trại giam? Nhận định SAI. Giám thị trại giam mới có thẩm quyền ra quyết định truy nã đối phạm nhân chấp hành án phạt tù bỏ trốn khỏi trại giam. Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền ra quyết định truy nã đối với phạm nhân bỏ trốn khỏi trại tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. CSPL: khoản 5 Điều 13, khoản 2 Điều 16. 15. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định thi hành án? Nhận định ĐÚNG. LTHAHS chỉ quy định cho Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. CSPL: khoản 1 Điều 20 LTHAHS. 16. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt đối với phạm nhân. Nhận định SAI. Tòa án không có thẩm quyền này. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt đối với phạm nhân thuộc về Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trại giam, trại tạm giam. CSPL: khoản 7 Điều 13, khoản 5 Điều 14, điểm h khoản 1 Điều 16, khoản 7 Điều 15, Điều 20, khoản 2 Điều 40 LTHAHS. 17. Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện không có thẩm quyền ra quyết định truy nã người chấp hành án phạt tù bỏ trốn? Nhận định ĐÚNG. Chỉ có cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Giám thị trại giam có thẩm quyền ra quyết định truy nã người chấp hành án phạt tù bỏ trốn. CSPL: khoản 5 Điều 13, Điều 15, khoản 2 Điều 16 LTHAHS. 18. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù? Nhận định ĐÚNG. Chỉ có hánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. CSPL: Điều 23 Luật THAHS. 19. Người bị kết án được miễn trách nhiệm hình sự thì cũng được miễn trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật? Nhận định SAI. Việc miễn trách nhiệm hình sự không loại trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật. Người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn phải bồi thường thiệt hại hoặc bị kỷ luật theo pháp luật hành chính. 20. Người bị kết án phạt tù có quyền kháng cáo bản án đã có hiệu lực pháp luật? Người bị kết án phạt tù chỉ có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án phạt tù chỉ có quyền khiếu nại. 21. Thời gian chấp hành án treo có thể được tính vào thời gian công tác? Có thể. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật. CSPL: khoản 1 Điều 65 LTHAHS. 22. Thời gian chấp hành án treo được tính vào thời gian nâng lương, nâng bậc? Không biết. Chắc không đâu. 23. Thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ không được tính vào thời gian công tác? Nhận định SAI. Vẫn có thể được tính. Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật. CSPL: khoản 2 Điều 76 LTHAHS. 24. Hội đồng thi hành án tử hình là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình? Không có thẩm quyền, thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình chỉ thuộc về Tòa án. CSPL: Điều 20, Điều 56 LTHAHS. 25. Bản án tử hình được thi hành trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật? Nhận định SAI. Không xác định được thời hạn bản án tử hình được đưa ra thi hành. Chỉ biết là sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước hoặc sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm chứ không xác định rõ sau khi là bao lâu. CSPL: Điều 367 BLTTHS. 26. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù? Nhận định SAI. Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định. Như vậy nếu Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì có thẩm quyền tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. CSPL: khoản 4 Điểu 31 LTHAHS. 27. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù cho phạm nhân? Nhận định SAI. Tòa án không có thẩm quyền này. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù đối với phạm nhân chỉ thuộc về trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. CSPL: khoản 2 Điều 40 LTHAHS. 28. Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách đối với những người chấp hành án treo? Nhận định SAI. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu mới có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. CSPL: khoản 3 Điều 62 LTHAHS. 29. Phụ nữ mang thai đều được hoãn chấp hành án phạt tù? Đối với phụ nữ mang thai bị kết án phạt tù đang được tại ngoại thì mới có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù. Nếu họ đang chấp hành án thì chỉ có thể tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trường hợp phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ. CSPL: Điều 61, 62 BLHS, Điều 23, 31, 45 LTHAHS. 30. Trại giam không có quyền ra quyết định truy nã đối với phạm nhân chấp hành án phạt tù bỏ trốn? Nhận định SAI. Nếu phạm nhân chấp hành án phạt tù tại trại giam thì Giám thị trại giam có thẩm quyền ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam. CSPL: Điểm d khoản 2 Điều 16 LTHAHS. 31. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định thi hành án? Nhận định ĐÚNG. Điều 20 LTTHAHS. 32. Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đều được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù? Nhận định SAI. Nếu họ không đang chấp hành án thì có thể được hoãn chấp hành án phạt tù. Nếu họ không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ. CSPL: Điều 61, 62 BLHS, Điều 23, 31, 45 LTHAHS. 33. Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có quyền rút ngắn thời gian thử thách đối với người chấp hành án treo? Nhận định SAI. Chỉ có Tòa án có thẩm quyền này. CSPL: khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 65 LTHAHS. 34. Chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù? Nhận định SAI. Chỉ có Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án mới có quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. CSPL: khoản 3 Điều 31 LTHAHS. 35. Chánh án đã ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định hoãn thi hành án tử hình? Nhận định SAI. Chỉ Hội đồng thi hành án tử hình có thẩm quyền quyết định hoãn thi hành án tử hình. CSPL: khoản 1 Điều 58 LTHAHS.

Trang 1

NHẬN ĐỊNH

1 Luật thi hành án hình sự điều chỉnh việc thi hành đối với mọi loại hình phạt?

Nhận định SAI

Luật thi hành án hình sự chỉ điều chỉnh việc thi hành đối với hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Luật thi hành án hình sự không điều chỉnh việc thi hành đối với hình phạt cảnh cáo và phạt tiền

CSPL: Điều 1 Luật thi hành án hình sự, Điều 28 BLHS 1999

2 Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc đặc thù của luật thi hành án hình sự?

Nhận định SAI

Nếu nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc đặc thù của luật thi hành án hình sự thì chỉ

có riêng luật thi hành án hình sự mới có Tuy nhiên, luật hình sự cũng sử dụng nguyên tắc dân chủ Vì vậy, nguyên tắc dân chủ là không nguyên tắc đặc thù của luật thi hành án hình sự

CSPL: khoản 8 Điều 4 Luật THAHS, Điều 4 BLHS 1999

3 Chỉ những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới được đưa ra thi hành?

Nhận định SAI

Có những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành như Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Điều 363 Những bản án, quyết định này được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị

Ví dụ: Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội chưa có hiệu lực pháp luật vẫn được đưa ra thi hành

Trang 2

CSPL: khoản 2 Điều 2 LTHAHS, Điều 363 BLTTHS.

4 Phương pháp phối hợp - kết hợp dùng để điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án với người chấp hành án?

Phương pháp phối hợp - kết hợp dùng để điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan

Còn phương pháp dùng để điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án với người chấp hành án là phương pháp quyền uy

5 Luật thi hành án hình sự không điều chỉnh việc thi hành các biện pháp tư pháp?

Nhận định SAI

Luật thi hành án hình sự có điều chỉnh việc thi hành các biện pháp tư pháp, điều này được thể hiện trong quy định tại Điều 1 và chương X của LTHAHS

CSPL: Điều 1, chương X LTHAHS

6 Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án hình sự?

Nhận định ĐÚNG

Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án hình sự được quy định tại khoản 3 Điêu 4 LTHAHS

7 Quan hệ phát sinh giữa trại giam và phạm nhân trong quá trình chấp hành

án là quan hệ pháp luật thi hành án hình sự?

Nhận định ĐÚNG

Quan hệ phát sinh giữa trại giam và phạm nhân trong quá trình chấp hành án là quan hệ pháp luật thi hành án hình sự nhóm 1: giữa cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự và người chấp hành án

Trang 3

CSPL: khoản 2 Điều 3, Điểm a khoản 2 Điều 10 LTHAHS.

8 Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền giám sát hoạt động thi hành án hình sự?

Nhận định SAI

Còn có Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật

CSPL: Điều 6 LTHAHS

9 Trại tạm giam là cơ quan thi hành án hình sự?

Nhận định SAI

Khoản 2 Điều 10 LTHAHS không quy định trại tạm giam giam là cơ quan thi hành

án hình sự mà trại tạm giam là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự theo khoản 3 Điều 10 LTHAHS

10 Cơ quan quản lý thi hành án hình sự là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án?

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự không có thẩm quyền ra quyết định thi hành

án mà chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền này

CSPL: Điều 11, 12, khoản 1 Điều 20 LTHAHS

11 Chỉ có trại giam mới có thẩm quyền giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân?

Nhận định SAI

Ngoài trại giam còn có trại tạm giam có thẩm quyền trực tiếp quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam

CSPL: khoản 2 Điều 17 LTHAHS

Trang 4

12 Viện kiểm sát là cơ quan thi hành án hình sự?

Khoản 2 Điều 10 LTHAHS không quy định trại Viện Kiểm sát là cơ quan thi hành

án hình sự và LTHAHS cũng không chỉ rõ Viện kiểm sát là cơ quan gì

13 Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền quản lý, giáo dục người chấp hành án treo?

Nhận định ĐÚNG

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án treo

CSPL: Điều 18, khoản 1 Điều 63 LTHAHS

14 Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh có quyền ra quyết định truy

nã đối phạm nhân chấp hành án phạt tù bỏ trốn khỏi trại giam?

Nhận định SAI

Giám thị trại giam mới có thẩm quyền ra quyết định truy nã đối phạm nhân chấp hành án phạt tù bỏ trốn khỏi trại giam Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh chỉ

có thẩm quyền ra quyết định truy nã đối với phạm nhân bỏ trốn khỏi trại tạm giam hoặc

cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện

CSPL: khoản 5 Điều 13, khoản 2 Điều 16

15 Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định thi hành án?

Nhận định ĐÚNG

LTHAHS chỉ quy định cho Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án

CSPL: khoản 1 Điều 20 LTHAHS

Trang 5

16 Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt đối với phạm nhân.

Nhận định SAI

Tòa án không có thẩm quyền này

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt đối với phạm nhân thuộc về Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trại giam, trại tạm giam

CSPL: khoản 7 Điều 13, khoản 5 Điều 14, điểm h khoản 1 Điều 16, khoản 7 Điều

15, Điều 20, khoản 2 Điều 40 LTHAHS

17 Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện không có thẩm quyền ra quyết định truy nã người chấp hành án phạt tù bỏ trốn?

Nhận định ĐÚNG

Chỉ có cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Giám thị trại giam có thẩm quyền ra quyết định truy nã người chấp hành án phạt tù bỏ trốn

CSPL: khoản 5 Điều 13, Điều 15, khoản 2 Điều 16 LTHAHS

18 Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù?

Nhận định ĐÚNG

Chỉ có hánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù

CSPL: Điều 23 Luật THAHS

19 Người bị kết án được miễn trách nhiệm hình sự thì cũng được miễn trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật?

Nhận định SAI

Trang 6

Việc miễn trách nhiệm hình sự không loại trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật Người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn phải bồi thường thiệt hại hoặc bị kỷ luật theo pháp luật hành chính

20 Người bị kết án phạt tù có quyền kháng cáo bản án đã có hiệu lực pháp luật?

Người bị kết án phạt tù chỉ có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án phạt tù chỉ có quyền khiếu nại

21 Thời gian chấp hành án treo có thể được tính vào thời gian công tác?

Có thể

Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc

mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật

CSPL: khoản 1 Điều 65 LTHAHS

22 Thời gian chấp hành án treo được tính vào thời gian nâng lương, nâng bậc?

Không biết Chắc không đâu

23 Thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ không được tính vào thời gian công tác?

Nhận định SAI

Vẫn có thể được tính

Trang 7

Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật

CSPL: khoản 2 Điều 76 LTHAHS

24 Hội đồng thi hành án tử hình là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình?

Không có thẩm quyền, thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình chỉ thuộc về Tòa án

CSPL: Điều 20, Điều 56 LTHAHS

25 Bản án tử hình được thi hành trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật?

Nhận định SAI

Không xác định được thời hạn bản án tử hình được đưa ra thi hành

Chỉ biết là sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước hoặc sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm chứ không xác định rõ sau khi là bao lâu

CSPL: Điều 367 BLTTHS

26 Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?

Nhận định SAI

Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

Trang 8

quyết định Như vậy nếu Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì có thẩm quyền tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

CSPL: khoản 4 Điểu 31 LTHAHS

27 Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong

án phạt tù cho phạm nhân?

Nhận định SAI

Tòa án không có thẩm quyền này

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù đối với phạm nhân chỉ thuộc về trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh CSPL: khoản 2 Điều 40 LTHAHS

28 Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách đối với những người chấp hành án treo?

Nhận định SAI

Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu mới có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách

CSPL: khoản 3 Điều 62 LTHAHS

29 Phụ nữ mang thai đều được hoãn chấp hành án phạt tù?

Đối với phụ nữ mang thai bị kết án phạt tù đang được tại ngoại thì mới có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù Nếu họ đang chấp hành án thì chỉ có thể tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Trường hợp phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt

tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ

Trang 9

CSPL: Điều 61, 62 BLHS, Điều 23, 31, 45 LTHAHS.

30 Trại giam không có quyền ra quyết định truy nã đối với phạm nhân chấp hành án phạt tù bỏ trốn?

Nhận định SAI

Nếu phạm nhân chấp hành án phạt tù tại trại giam thì Giám thị trại giam có thẩm quyền ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam

CSPL: Điểm d khoản 2 Điều 16 LTHAHS

31 Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định thi hành án?

Nhận định ĐÚNG

Điều 20 LTTHAHS

32 Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đều được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?

Nhận định SAI

Nếu họ không đang chấp hành án thì có thể được hoãn chấp hành án phạt tù

Nếu họ không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ

CSPL: Điều 61, 62 BLHS, Điều 23, 31, 45 LTHAHS

33 Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có quyền rút ngắn thời gian thử thách đối với người chấp hành án treo?

Nhận định SAI

Trang 10

Chỉ có Tòa án có thẩm quyền này.

CSPL: khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 65 LTHAHS

34 Chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?

Nhận định SAI

Chỉ có Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án mới có quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

CSPL: khoản 3 Điều 31 LTHAHS

35 Chánh án đã ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định hoãn thi hành án tử hình?

Nhận định SAI

Chỉ Hội đồng thi hành án tử hình có thẩm quyền quyết định hoãn thi hành án tử hình

CSPL: khoản 1 Điều 58 LTHAHS

Ngày đăng: 12/12/2017, 21:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w