SKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọcSKKN Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc
Trang 1A TÊN ĐỀ TÀI:
“Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc’’
B PHẦN MỞ ĐẦU:
I Lý do chọn đề tài:
1 Cơ sở lý luận:
Trong chương trình Tiểu học xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc ,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hoá văn học Việt Nam và nước ngoài
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN
- Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng
bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em
được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm) Thông qua
đó học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó
Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc tiểu học
2 Cơ sở thực tiễn:
- Qua năm học này được trực tiếp giảng dạy lớp 5E , lớp có 100% HS là người dân tộc thiểu số Tôi nhận thấy còn bộc lộ nhiều tồn tại:
+ Có nhiều học sinh đọc vẫn chưa đúng, chưa lưu loát, chưa hay, ngắt nghỉ còn lộn xộn, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện Các em không hiểu được nội dung không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài chưa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc
+ Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, tiếng mẹ để nên học sinh học sinh phát âm các tiếng,từ Tiếng Việt chưa chuẩn
Trang 2+Với ý nghĩa quan trọng của phân môn Tập đọc và thực trạng về kĩ năng đọc ở lớp tôi hiện nay, tôi mạnh dạn chọn phân môn này để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy - học tập đọc ở tiểu học
- Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc’’ để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp tiểu học
II Mục đích nghiên cứu
- Để giải quyết vấn đề “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết tập đọc”
tôi khảo sát năng lực đọc của học sinh lớp 5E để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn
kỹ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc
III Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài
2 Tìm hiểu thực trạng kỹ năng đọc của học sinh ở lớp 5E Trường tiểu học Hướng Phùng năm học : 2016 - 2017
IV Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc
- Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh
V Đối tượng khảo sát thực nghiệm
- Học sinh lớp 5E trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung và phương pháp mới
VI Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2 Phương pháp thử nghiệm
3 Phương pháp điều tra
VII Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
1 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về việc đọc đúng và đọc diễn cảm của học sinh qua tiết tập đọc.
2 Kế hoạch nghiên cứu
- Kế hoạch được tiến hành từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 3 năm 2017
C PHẦN NỘI DUNG
I Thực trạng.
- Lớp 5E: Tổng số: 10 Nữ: 4
Qua khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở những tiết học tập đọc đầu năm năm học 2016- 2017 cho thấy kết quả cụ thể như sau:
Lớ
p
Tổng
số
Đọc phát
âm sai
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng Đọc diễn
cảm
L
TL
%
%
S L
TL
%
%
Trang 38 80 10 100 2 20 0 0 Đồng thời tôi trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm kỹ hơn về kỹ năng đọc của các em và tiếp tục tìm nguyên nhân dẫn đến phát âm sai, ngắt nghỉ sai, học sinh đọc diễn cảm còn yếu
II Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông
bà, bố mẹ người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế
Ví dụ: Bố mẹ các em đều là người dân tộc thiểu số nói Tiếng Việt chưa thành thạo, phát âm sai dẫn đến các em học và nói theo cách nói của bố mẹ
- Vốn từ ngữ, hiểu biết về Tiếng Việt của các em còn hạn chế
- Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của cô, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập, để mình đọc đúng
- Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc diễn cảm (đọc hay) để thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân vật như : đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ, và âm sắc
- Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kỹ, không luyện đọc nhiều lần trước khi đến lớp mà phần đa các em không bao giờ đọc bài trước khi đến lớp
III Các giải pháp và biện pháp thực hiện
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp, biện pháp những nội dung cụ thể sau:
1 Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a Đối với giáo viên :
- Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc đúng, hay (đọc diễn cảm) Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém ở những tiết tập đọc và các tiết dạy phụ đạo Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát
âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng, đọc không
có, không đúng các dấu thanh
- Giáo viên luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh Khi ngồi đọc cần ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 - 35cm, cổ và đầu thẳng Khi cô giáo gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay Tư thế đứng đọc phải đàng hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình
Trang 4- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn
- Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt
b Đối với các em học sinh :
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc, tự giác đọc
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa và tự phát hiện ra tại sao mình đọc chưa đúng và tại sao mình đọc chưa hay
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng
- Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ, các cuộc thi và các hoạt động của nhà trường
tổ chức để các em có sự giao lưu, tiếp xúc học hỏi thêm vốn Tiếng Việt ở bè bạn, thầy cô, và có cơ hội thể hiện việc đọc, nói Tiếng Việt
- Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc
2 Để thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc Tôi chú ý đến các khâu sau :
a Rèn phát âm đúng:
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh Trong giờ tập đọc tôi thường đọc mẫu chậm, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo sau đó mới tổ chức các hoạt động đọc cho các em, các em đọc tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm bạn và phát âm lại Gọi 3,4 em phát âm và giáo viên chốt lại cuối cùng
Chẳng hạn: Lớp tôi có một em là người dân tộc Thái ở Thanh Hóa chuyển đến,
em hay phát âm nhầm lẫn giữa âm n/l, giáo viên nói khi phát âm n: đầu lưỡi thẳng (vì
nó là âm tắc), l là âm sắc phát âm đầu lưỡi cong lên hoặc “tr” đầu lưỡi thụt vào “ch” lưỡi để thẳng …
Ví dụ: Dạy bài : “Một chuyên gia máy xúc”
- Tôi chia bài này làm 3 đoạn :+ Đoạn 1: Từ đầu đến êm dịu; Đoạn 2 : Tiếp đến thân mật; Đoạn 3 : Phần còn lại
- GV đọc mẫu chậm, các em theo dõi , chỉ đầu ngón tay vào từng tiếng và đọc thầm theo
- Cho học sinh đọc nối tiếp theo đoạn, tìm và nêu ra các tiếng khó đọc, đọc dễ lẫn
- Gọi học sinh trả lời (2,3 em) Giáo viên ghi bảng (nhạt loãng, buồng, A- lếch – xây, )
Trang 5- Gọi 2,3 học sinh đọc, nhận xét phát âm đúng hay sai, gọi học sinh đọc lại (Đối với từng tiếng, từ khó đọc) Giáo viên thống nhất cách đọc đúng
Do thời gian tiết tập đọc có hạn nên những học sinh phát âm sai, đọc chưa đúng
ở tiết Tập đọc tôi rèn dứt điểm ở các tiết học phụ đạo
b Rèn đọc đúng:
- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không
có lỗi Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị), nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu)
- Đầu năm tôi đã phân loại để nắm được trình độ đọc của học sinh, từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em Trước khi lên lớp, tôi dự tính các lỗi học sinh lớp tôi
dễ mắc, những từ, những câu khó lần trước chưa đọc tốt để luyện
* Luyện đọc đúng các âm đầu:
Đọc đúng các âm khó với các em, ví dụ : quẹo vô, mải miết, trẩy quân, đũa bông…Phần luyện này tôi kết hợp trong lúc đọc cá nhân.
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Cửa sông”
Học sinh A đọc khổ 2 Học sinh B nhận xét: bạn đọc sai “ Giử lại phù xa bải bồi”, sửa lại là: “Giữ lại phù sa bãi bồi ”,…Tôi cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân đọc sai (sai dấu thanh) sau đó cho học sinh A đọc lại cho đúng Tiếp đó gọi 2 đến 3 học sinh khác nhắc lại
* Một số em đọc thường không có, không đúng các dấu thanh, tôi yêu cầu các
em đó đọc chậm, đánh vần nhẩm trước khi đọc từng tiếng một để tránh không đọc bị sót, hoặc không nhầm các dấu thanh, tôi thường ghép các em đó với những em đọc khá hơn, trong hoạt động đọc nhóm đôi các em đọc tốt hơn giúp đỡ, nhắc nhở ở các tiếng bạn đọc sai, chưa có,nhầm dấu thanh để bạn đọc lại, cùng với sự nhắc nhở giúp
đỡ của tôi trong suốt giờ học để các em có thể đọc đúng hơn
Ví dụ: Trong khi đọc, nếu em đọc sai, nhầm hoặc thiếu một dấu thanh trong một
từ, tiếng thì em đó sẽ được yêu cầu đọc lại, khi nào đọc đúng rồi thì mới đọc tiếp, cứ như thế cho đến khi hoàn thanh phần đọc của mình
* Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm
Đối với văn xuôi:
Tôi dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng các câu:
Ví dụ: Bài “Kì diệu rừng xanh”
Trang 6- “Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ/ chuyền nhanh như tia chớp”.
- “Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to/ đẹp/ vút qua/ không kịp đưa mắt nhìn theo”
- Sau một hồi len lách mải miết,/ rẽ bụi rậm,/ chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp
- Luyện đọc câu dài
Sau khi học sinh phát hiện câu dài, tôi ghi vào bằng giấy hoặc bảng phụ gọi 2,3
em đọc Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại Học sinh đọc và ngắt/ nghỉ để các bạn khác nhận xét, bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc Nếu học sinh chưa biết cách đọc ngắt/ nghỉ đúng,phù hợp với câu đó thì tôi có thể đọc mẫu
- Đối với những em đọc yếu tôi chú ý cho các em đó đọc nhiều hơn Hôm nay đọc một câu, ngày mai đọc hai câu, và tăng dần số câu
- Đặc biệt với các từ mới có trong bài ở các địa phương khác, tôi cho các em hiểu từ đó ở địa phương mình có nghĩa là gì
Ví dụ : Bài “Lòng dân”có các từ: tui(tôi); ra lịnh ( ra lệnh); thiệt ( thật )
Hoặc bài “ Thư gửi các học sinh” các từ : giời ( trời) ; giở đi ( trở đi )
Đối với các bài thơ:
Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng phải biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ Khi đọc cần ngắt nhịp 2/3 hay 3/4 hay 4/4 Gọi học sinh đọc các khổ thơ cho các em nhận xét ngắt nhịp đúng chưa, ngắt nhịp ở những tiếng nào Tôi ghi khổ thơ vào bảng, giấy để học sinh nói cách ngắt nhịp, nhận xét bổ sung, giáo viên thống nhất và hướng dẫn thêm
Ví dụ : Bài “Hành trình của bầy ong”.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét, đọc lại và thống nhất cách ngắt nhịp: 4/2 hay 3/5
“Chắt trong vị ngọt /mùi hương Lặng thầm thay/ những con đường ong bay Trải qua mưa nắng /vơi đầy
Men trời đất/ đủ làm say đất trời
Ví dụ: Bài “ Ê- mi-li, con…”,
Đây là thể thơ tự do khi đọc cần chú ý ngắt nhịp đúng, phù hợp với ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ Cần đọc vắt các dòng thơ sau:
Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những na pan, hơi độc
Trang 7Đến Việt Nam
………
Đêm nay mẹ đến tìm con Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé
Trong phần rèn đọc đúng này, tôi tổ chức cho các em đọc cá nhân đọc trong nhóm, luyện đọc theo cặp, đọc trước lớp Đối với những em đọc kém tôi nhẹ nhàng gọi học sinh đọc lại để sửa, động viên khuyến khích kịp thời để các em tự tin hơn và
không chán nản, mặc cảm Tôi luôn dùng những từ “gần đúng” để các em có ý thức
tự đọc để vươn lên Ngoài ra, tôi luôn cho các em đọc tốt ngồi kèm những em đọc yếu trong khi luyện đọc ở lớp như vậy việc luyện đọc nhóm, đọc theo cặp đạt kết quả cao hơn
c Rèn đọc thầm:
Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn (nắm bắt đầy đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật)
Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, hoặc học thuộc lòng)
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ
Ví dụ: Dạy bài văn “ Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai”.
Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài xong, tôi hoặc 1 học sinh khá đọc toàn
bài, đồng thời cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm được nội dung của bài
Đọc thầm lần 2: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 1,2, cho 1 học sinh đọc đoạn
1,2 Cả lớp đọc thầm theo Giáo viên hỏi: Dưới chế độ A- pác- thai, người dân da đen
bị đối xử như thế nào?
Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3,cho cả lớp đọc thầm đoạn
3 Giáo viên giao nhiệm vụ: - Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Đọc thầm lần 4: Gọi 1 học sinh đọc toàn bài Đồng thời cả lớp đọc thầm Giáo
viên giao nhiệm vụ: Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác- thai được đông đảo mọi người dân trên thế giới ủng hộ?
Trang 8Như vậy là giáo viên đã cho học sinh đọc thầm trước khi phân tích nội dung bài, đồng thời với đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm được nội dung văn bản và từ
đó có cách đọc đúng Như vậy đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đọc thành tiếng và đọc thầm
* Đọc kết hợp giảng
- Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản trau dồi kỹ năng đọc hiểu, nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc, các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ để tạo điều kiện cho các em đọc diễn cảm cả bài
- Ngoài việc rèn đọc đúng cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ thông qua đọc và trả lời những câu hỏi thông qua từ ngữ để học sinh hiểu được nội dung bài đọc Ngoài hình thức cả lớp cùng tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên tôi còn chọn thêm những hình thức khác như:
+ Chia lớp thành các nhóm để học sinh cùng nhau đọc và trao đổi câu hỏi Sau
đó, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp Giáo viên điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét thảo luận tổng kết
+ Chỉ định 1-2 em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong sách giáo khoa Học sinh điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi như: “ Bạn cho mình biết ….” Giáo viên chỉ nói những điều cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng về những gì học sinh trao đổi, thu lượm được Giáo viên là người chốt lại cuối cùng hoặc nhất trí trả lời của các em
d Rèn đọc diễn cảm, đọc hay:
Đối với học sinh lớp 5.Yêu cầu học sinh đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu trọng tâm
* Đối với văn bản nghệ thuật ,các bài văn xuôi:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn
Trong khi đọc tôi hướng dẫn đọc đúng đối với những câu văn sau dấu chấm lửng, ngắt nghỉ thế nào? Đối với các câu cảm, câu thán, câu hỏi trong bài cần đọc như thế nào mới đúng
Khi đọc trong các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả
Ví dụ : Bài: Chú đi tuần
“Các cháu ơi ! giấc ngủ có ngon không?
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”
Trang 9Tôi hướng dẫn các em cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ
để hỏi, cao giọng ở cuối câu
Để các em đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh
Ví dụ: khi đọc bài “Hạt gạo làng ta’’cuối giờ học giáo viên hát cho các em nghe
bài hát Hạt gạo làng ta mà đã được phổ nhạc
- Thông qua hiểu được nội dung bài đọc, phải hiểu được cảm xúc của tác giả trong văn bản đó Đối với nhân vật thể hiện được tính cách của nhân vật đó
- Giọng đọc thay đổi ở từng đoạn Khi đọc câu đối thoại đọc như thế nào? Đọc thế nào thể hiện đọc giọng của từng nhân vật
- Biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở hồ hởi Để thể hiện được tính cách, cảm xúc của các nhân vật người đọc cần hoà mình vào từng nhân vật để tìm được cách đọc Khi đọc diễn cảm tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ) và biết đọc phân biệt lời các nhân vật
* Đối với văn bản phi nghệ thuật:
Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản
- Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản
- Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi biết bài văn bài thơ đó
- Tôi thấy tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp, theo nhóm, mỗi nhóm cử một bạn lên thi đọc Đối với bài: có người dẫn truyện các nhân vật trong chuyện cho học sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn truyện Gọi học sinh lên đọc, các
em ở dưới là giám khảo nghe, chấm, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay
- Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 35- 40 phút mà đối tượng học sinh chỉ là: HS đọc khá- trung bình - yếu ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc - luyện đọc là chính ở trong cả quá trình tiết học Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần Học sinh nào cũng phải được đọc trong giờ học ít nhất một lần Trong giờ học tôi tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học Muốn vậy, tôi đã nắm chắc từng đối tượng học sinh Tôi đã chú ý rèn đọc nhiều đối với học sinh đọc yếu Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài, tiến tới rèn đọc diễn cảm
- Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học sinh phát âm sai, đọc không có ,sai dấu dấu thanh, học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ Tôi cho học sinh đọc từ 1,2 câu rồi tăng dần 3,4 câu tới 1 đoạn ,2 đoạn và cả bài Mỗi tuần ở tháng 9 - 10 trong 4 tiết phụ đạo trong tuần tôi dành 3 tiết để rèn đọc Rèn em nào dứt điểm em đó, rèn từ nào dứt điểm từ đó Sau khi các em đọc khá dần tôi duy
Trang 10trì mỗi tuần 2 tiết để rèn đọc đúng, đọc hay Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra:
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu dài
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát
+ Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ
+ Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái giọng đọc phù hợp với văn cảnh và lời nhân vật
IV Kết quả thực hiện
Qua áp dụng phương pháp giảng dạy “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết tập đọc” tôi tiến hành khảo sát lần 2 lớp tôi chủ nhiệm, tôi thấy tỷ lệ học sinh đọc
tốt đã có nhiều chuyển biến so với kết quả khảo sát dầu năm học
Cụ thể kết quả khảo sát đến tuần học 28 như sau:
Lớp Tổng
số
Đọc phát âm sai,
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng Đọc diễn cảm
Qua kết quả trên cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh đọc phát âm sai giảm nhiều Số học sinh đọc đúng, đọc hay tăng lên
Để có kết quả như trên, trong mỗi giờ dạy tập đọc các biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên, giúp chất lượng dạy- học tập đọc đạt được những yêu cầu, mục tiêu của môn học ngoài ra trong mỗi tiết dạy tập đọc giáo viên cần tạo nên không khí sôi nổi thi đua động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi hơn với kết quả rèn luyện của mình Cường độ luyện đọc cho học sinh phải cao, nội dung luyện đọc phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, được củng cố nhiều lần để tạo thanh kĩ năng đọc cho học sinh
Ở buổi dạy phụ đạo mỗi tháng tôi tổ chức một lần cuộc thi đọc đúng đọc hay, đọc thuộc lòng các bài thơ, khổ thơ, đọc phân vai, đoạn văn mà mình thích nhất để thi đua và tuyên dương động viên khuyến khích kịp thời và rèn đọc phải thường xuyên liên tục Chú ý rèn đối với học sinh đọc yếu kém và rèn đọc trong các phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác Duy trì hoạt động đọc truyện trong thư viện của điểm trường mình , để rèn kỹ năng đọc cho học sinh với kết quả này chắc chắn cuối năm học lớp tôi sẽ không còn học sinh đọc yếu nữa
D PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I KẾT LUẬN
Việc rèn đọc cho học sinh là rất cần thiết và không thể thiếu trong dạy - học
Tiếng Việt Nhưng không phải chỉ đưa ra biện pháp khắc phục là có thể thực hiện