MỤC TIÊU: - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài.. thừ nào khó hiểu thi chúng ta cùn
Trang 1Tiết 103
I MỤC TIÊU:
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài
HS thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn xuôi
Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, yêu con người lao động
II CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên: Giáo án – Tranh ( SGK)
2 Học sinh: Soạn bài.
III PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, đàm thoại, gợi tìm
IV TIẾN TRÌNH:
1 Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bà thơ “ Mưa” (Trần Đăng Khoa)?Nét đặc sắc của bài thơ mưa là gì? (10đ) ( GV nhận xét và chấm điểm)
3 Giảng bài mới:Việt Nam ta có nhiều cảnh đẹp Cô Tô là 1 trong những cảnh ấy Đó là
quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ nằm trong vịnh bắc bộ Cách bờ biển Quảng Ninh 100km Cô Tô nổi tiếng về hải sản: mực, bào ngư, hải sâm…Chúng ta sẽ cảm nhận dược qua bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân- một cây bút tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc niềm say mê trước cảnh sắc và phong vị của đất nước quê hương qua tác phẩm này
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS đọc: Đọc chậm ,rõ ràng
Gv đọc mẫu, gọi HS đọc
Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nao?
Phương thức nào là chính?
Miêu tả và tự sự trong đó miêu tả là phương
thức biểu đạt chính
Văn bản miêu tả đối tượng nào?
Vậy văn bản có thể chia mây phần? Nội
dung của mỗi phần?
+ Đoạn 1: Từ đầu ->ở đây: Vẽ đẹp trong
sáng của Cô Tô
+ Đoạn 2: Tiếp -> Trong đất liền: Cảnh mặt
trời mọc trên biển
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao
động trên biển buổi sáng
HS đọc chú thích (*) Em hãy nêu đôi nét về
tác giả tác phẩm
Ngoài các từ dược chú thích trong SGK còn
I Đọc - hiểu văn bản
1 đọc văn bản
2 Tìm hiểu chú thích
a Tác giả, tác phẩm
- chú thích (*)
CÔ TÔ
Nguyễn Tuân
Trang 2thừ nào khó hiểu thi chúng ta cùng giải thích.
Hoạt động 2:
Bức tranh toàn đảo Cô Tô đã được tác giả
nói đến trong thời gian nào? Không gian đảo ra
sao?
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi
trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào?
Em hãy nhận xét những từ ngữ, hình ảnh
trong đoạn đầu của bài diễn tả cụ thể vẻ đẹp
ấy?
Em có suy nghĩ gì về cảnh sắc ở vùng đảo
Cô Tô?
b Giải nghĩa từ khó
II Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1 Bức tranh toàn đảo Cô Tô:
- Không gian: một ngày trong trẻo, sáng sủa
- Thời gian: sau một trận giông bão
- Bầu trời trong sáng
- Cây trên núi đảo thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đậm đà
- Cát lại vàng ròn
- Lưới càng thêm nặng mẻ
→ từ gợi tả, màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của quần đảo Cô Tô 4 Củng cố và luyện tập: Đoạn trích Cô Tô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A Biểu cảm B Tự sự C Miêu tả D Nghị luận Tính từ chỉ màu sắc nào không được dùng trong đoạn đầu bài kí? A Hồng tươi B Xanh mượt C Lam biếc D Vàng giòn 5 Hướng dẫn HS tự học: - Học bài, đọc lại toàn bộ văn bản - Chuẩn bị phần còn lại của tác phẩm ( Đọc đoạn 2, 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi SGK) V RÚT KINH NGHIỆM:
Trang 3
Tiết 104
I MỤC TIÊU:
Như tiết 103
II CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên: Giáo án – Tranh ( Sgk)
2 Học sinh: Soạn bài.
III PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, gợi tìm, đàm thoại, thảo luận
IV TIẾN TRÌNH:
1 Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ:
Trong đoạn đầu , để làm nổi bật bức tranh cảnh toàn cảnh Cô Tô, nhà văn đã sử dụng thủ pháp miêu tả nào?( 10đ )
- Miêu tả không gian qua chi tiết có màu sắc so sánh:……
- Sử dụng nhiều tính từ: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng…
- Ngoài ra tác giả còn lựa chọn điểm nhìn đã phần nào tạo ra sức bao quát toàn cảnh Cô Tô
2 Giảng bài mới:
Hoạt động 1:
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh mặt
trời mọc trên biển
Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng và
màu sắc, những hình ảnh mà tác giả dùng để
vẽ nên cảnh mặt trời mọc đó?
Em có nhận xét gì về những hình ảnh so
sánh được tác giả sử dụng trong đoạn văn miêu
tả trên?
Hãy cho biết cảm nghĩ của em về bức tranh
thiên nhiên tuyệt đẹp này? Nếu em đã từng
ngắm mặt trời mọc trên biển, em có thấy hình
ảnh này là chính xác và độc đáo không? Vì
sao?
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân
trên đảo đã được miêu tả như thế nào trong
đoạn cuối bài văn?
Em hiểu như thế nào về sự so sánh của tác
giả trong câu “cái giếng trong đất liền”?
2.Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô:
- Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính
- Mặt trời nhú lên dần → tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai y như một mâm lễ phẩm
- Vài chiếc nhạn mùa thu trên mâm bể sáng dần chất bạc nén
→ so sánh, từ gợi hình, gợi sắc, gợi cảm bức tranh trên biển đẹp, rực rỡ, đường bệ và đầy chất thơ
3 Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo Cô Tô:
- Cái giếng nước ngọt cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà, mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền
- không biết bao nhiêu là người đến gánh
CÔ TÔ ( tt)
Nguyễn Tuân
Trang 4Hoạt động 2:
Hoạt động 2
Bài văn này gợi cho em những cảm nghĩ gì
về thiên nhiên, đất nước?
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn
và múc
- Từng đoàn thuyền lũ con lành
→ so sánh, từ gợi cảm: cuộc sống bình yên, giản dị, hạnh phúc
III Tổng kết:
* Ghi nhớ : ( SGK/91)
IV Luyện tập:
Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em đã quan sát được
4 Củng cố và luyện tập:
Cảnh mặt trời mọc trên biển được miêu tả như thế nào?
A Duyên dáng và mềm mại
B Rực rỡ và tráng lệ
C Dịu dàng và bình lặng
D Hùng vĩ và lẫm liệt
Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân đảo Cô Tô?
5 Hướng dẫn HS tự học:
- Học bài – Viết đoạn văn
- Chuẩn bị bài để làm bài viết số 6
Xem lại cách làm bài văn miêu tả ( Tả người)
V RÚT KINH NGHIỆM: