Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật - Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ng
Trang 1Tiết 85 – Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT
GV: Nguyễn Văn Quý
Trang 2I Ngôn ngữ nghệ thuật
1 Tìm hiểu ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1: Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất trồng cà với anh
=> Lời nói hàng ngày, ngôn ngữ sinh hoạt
* Ngữ liệu 2: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường
học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
=> Hình ảnh so sánh, từ ngữ gợi hình, gợi cảm,
ngôn ngữ chính luận
Trang 3* Ngữ liệu 3:
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
=> Hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ nghệ thuật
Trang 42 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác
- Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin mà còn thực hiện chức năng
thẩm mĩ
Trang 5II Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật
1 Tính hình tượng:
a Tìm hiểu ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1: Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
=> Sử dụng từ láy, phép tu từ so sánh
Trang 6* Ngữ liệu 2: Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi
=> Sử dụng từ láy, phép tu từ so sánh, hình ảnh
ẩn dụ, hình tượng thơ đa nghĩa, hàm súc
Trang 7b Kết luận:
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật, chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc
- Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình tượng bằng cách dùng nhiều phép tu từ
- Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ trở nên đa nghĩa
Trang 82 Tính truyền cảm:
a Tìm hiểu ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Từ thôi: thể hiện sự ra đi của con người
Tác dụng: bộc lộ tâm trạng đau đớn của
Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn qua đời
Trang 9* Ngữ liệu 2:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
=> Thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du
với số phận và hoàn cảnh của con người, đặc
biệt là người phụ nữ
Trang 10b Kết luận:
- Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng những yếu tố tình cảm, thể hiện ở sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ: từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu…
- Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc
- Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật
có được nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan và tâm trạng chủ
Trang 113 Tính cá thể hóa:
a Tìm hiểu ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song
* Ngữ liệu 2:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
=> Ở những tình huống khác nhau, trăng cũng có
những bộ mặt tinh thần rất khác nhau.
Trang 12b Kết luận:
- Tính cá thể hóa thể hiện ở khả năng sử dụng
một giọng điệu riêng, một phong cách riêng,
không dễ bắt chước, pha trộn
- Tính cá thể hóa thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu
và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá
tính sáng tạo của người viết
- Tính cá thể hóa thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật
- Thể hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác
phẩm, tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo, mới lạ, không trùng lặp
Trang 13III Luyện tập
Bài tập 3:
a Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ
nước
=> Nhận xét: dùng từ canh cánh có nghĩa thường
trực, day dứt, trăn trở, băn khoăn
Trang 14b Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc
Giết màu xanh cả Trái Đất thiêng
Rắc: hành động đáng căm giận.
Giết: hành vi tội ác mù quáng.
Nhận xét: dùng các từ trên không chỉ gọi đúng
tâm trạng, miêu tả đúng hành vi, mà còn bày tỏ được thái độ, tình cảm của người viết
Trang 15Bài tập 4: So sánh hình tượng mùa thu trong 3 khổ thơ:
a Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
b Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Trang 16* Nhận xét:
- Giống nhau:
+ Đều lấy cảm hứng từ mùa thu
+ Đều xây dựng thành công hình tượng mùa thu.
- Khác nhau:
+ Sử dụng các từ ngữ, hình ảnh khác nhau
+ Nhịp điệu thơ khác nhau
+ Các tác giả ở các thời đại khác nhau, tâm trạng khác nhau, dấu ấn cá nhân khác nhau
Trang 17Bài tập vận dụng
Bài 1: Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?
- So sánh: Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Ẩn dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hoán dụ: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trang 18Bài 2: Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau?
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
=> Từ ngữ: thăm thẳm, đau đáu chỉ tâm trạng nhớ
thương, đau đớn của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến