1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý ngân sách. Chu trình ngân sách và cân đối ngân sách nhà nước

19 401 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 306 KB

Nội dung

Quản lý ngân sách. Chu trình ngân sách và cân đối ngân sách nhà nước.I.Quản lí ngân sách nhà nước1.Các khái niệm cơ bảnCó nhiều quan niệm về Ngân sách Nhà nước (NSNN) xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau. Theo điều 1 của Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 2 năm 2002, “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.NSNN bao gồm các khoản thu chi của NN nên quản lí NSNN là quản lí việc thu chi ngân sách sao cho hiệu quảNSNN bao gồm NSTW và NSĐP+ NSTW là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương+ NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân2.Nội dung quản lí NSNN2.1. Đặc điểm quản lí NSNNHoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tếchính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã địnhHoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.2.2.Vai trò quản lí NSNNNgân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế+ Về mặt kinh tế: kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động+ Về mặt xã hội: vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.+ Về mặt thị trường: nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.NSNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với Nhà nước. Chính vì thế, vấn đề quản lí NSNN là vấn đề được đặt ra, cần một cách giải quyết tốt nhất.2.3. Nguyên tắc quản lí NSNNĐiều 3 luật Ngân sách nhà nước đã nêu rõ “Ngân sách nhà nước được quản lí thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lí, gắn quyền hạn với trách nhiệm”Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Nguyên tắc công khai minh bạch: Tính minh bạch có nghĩa là mọi thông tin về tài chính và ngân sách đều phải được công khai hoá, đảm bảo cho mọi tầng lớp dân cư có thể tham gia theo dõi và giám sát các hoạt động ngân sách. Minh bạch tài chính ở đây không chỉ là việc công bố các thông tin về ngân sách, mà còn phải đảm bảo tính tin cậy, kịp thời và dễ hiểu của các thông tin đó. Tính minh bạch được xem là cơ sở thiết yếu cho việc cải tiến công tác quản lý tài chính theo hướng nâng cao hiệu quả và hiệu lực.Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Tính trách nhiệm gồm có 2 bộ phận cấu thành là (1) trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách và (2) lường trước các tác động có thể xảy ra khi đưa ra các quyết định về ngân sách. Tính trách nhiệm được xem xét trên hai khía cạnh: trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trên và trách nhiệm đối với công chúng, xã hội. Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách, về kết quả thu, chi ngân sách.Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN: Cân đối ngân sách nhànước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu thu,chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực; các ngành; các cấp chính quyền2.4. Các cơ quan quản lí NSNNBộ tài chính cùng các cơ quan tài chính địa phươngCơ quan thuế và hải quanKho bạc nhà nước2.5. Thu – chi NSNN2.5.1.Thu NSNNKhái niệm: thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.Phân loại theo nhiều cách khác nhau+ thông thường: cân đối và thâm hụt+ phạm vi: trong nước và nước ngoài+ tính chất: thường xuyên và không thường xuyên+ hình thức động viên: bắt buộc và tự nguyệnYếu tố ảnh hưởng thu NSNN+ Thu nhập GDP bình quân đầu người:đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN;+ Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển kinh tế,tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước;+ Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN,ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu;+ Tổ chức bộ máy thu ngân sách:nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu.Giải pháp tăng thu+ Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí chính đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.+ Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.+ Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân.+ Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.+ Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.2.5.2.Chi NSNNKhái niệm: Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định, là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.Phân loại: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triểnYếu tố ảnh hưởng đến chi NSNN+ Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất+ Khả năng tích lũy của nền kinh tế+ Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị (giá cả, tỷ giá hối đoái, tiền lương,....)Giải pháp khắc phục để bù đắp bội chi+ Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước+ Vay nợ trong nước và nước ngoài để bù đắp sự thâm hụt+ Tăng phát hành trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc+ Phát hành tiền giấy3.Quản lí NSNN ở Việt Nam năm 20153.1. Dự toán thu NSNNDự toán thu NSNN năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 638,6 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô 93 nghìn tỷ đồng, thu từ xuất nhập khẩu 175 nghìn tỷ đồng, thu viện trợ 4,5 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả 10 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014 chuyển sang, thì tổng thu NSNN năm 2015 là 921,1 nghìn tỷ đồng.Các giải pháp về tăng thu NSNN:+ Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển.+ Tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường hậu kiểm; đẩy mạnh việc thực hiện khai, nộp thuế điện tử, rút ngắn thời gian thông quan,...để giảm số lần, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.+ Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống gian lận, trốn thuế, chống chuyển giá.

Trang 1

MỤC LỤC

2.1 Đặc điểm quản lí NSNN

2

2.5 Thu – chi NSNN

4

2 Liên hệ thực tế các bước trong chu trình NS ở Việt Nam 7

2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện chu trình NS ở Việt Nam 10

2 Tình hình cân đối ngân sách nhà nước trong những năm vừa qua (2013-2016) 12

3.1 Sử dụng các chính sách tiền tệ điều chỉnh nguồn thu ngân sách từ

Trang 2

I Quản lí ngân sách nhà nước

1 Các khái niệm cơ bản

- Có nhiều quan niệm về Ngân sách Nhà nước (NSNN) xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau Theo điều 1 của Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 2 năm 2002, “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

- NSNN bao gồm các khoản thu chi của NN nên quản lí NSNN là quản lí việc thu chi ngân sách sao cho hiệu quả

- NSNN bao gồm NSTW và NSĐP

+ NSTW là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các

cơ quan khác ở trung ương

+ NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân

2 Nội dung quản lí NSNN

2.1 Đặc điểm quản lí NSNN

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế-chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên

cơ sở những luật lệ nhất định;

- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;

- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;

- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

2.2 Vai trò quản lí NSNN

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội,

an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội

Trang 3

- Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế

- Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế

+ Về mặt kinh tế: kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động

+ Về mặt xã hội: vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt

+ Về mặt thị trường: nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

 NSNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với Nhà nước Chính vì thế, vấn đề quản lí NSNN là vấn đề được đặt ra, cần một cách giải quyết tốt nhất

2.3 Nguyên tắc quản lí NSNN

Điều 3 luật Ngân sách nhà nước đã nêu rõ “Ngân sách nhà nước được quản lí thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lí, gắn quyền hạn với trách nhiệm”

- Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ :

- Nguyên tắc công khai minh bạch : Tính minh bạch có nghĩa là mọi thông tin về tài chính và ngân sách đều phải được công khai hoá, đảm bảo cho mọi tầng lớp dân cư có thể tham gia theo dõi và giám sát các hoạt động ngân sách Minh bạch tài chính ở đây không chỉ

là việc công bố các thông tin về ngân sách, mà còn phải đảm bảo tính tin cậy, kịp thời và dễ hiểu của các thông tin đó Tính minh bạch được xem là cơ sở thiết yếu cho việc cải tiến công tác quản lý tài chính theo hướng nâng cao hiệu quả và hiệu lực

- Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Tính trách nhiệm gồm có 2 bộ phận cấu thành là (1) trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách và (2) lường trước các tác động có thể xảy

ra khi đưa ra các quyết định về ngân sách Tính trách nhiệm được xem xét trên hai khía cạnh: trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trên và trách nhiệm đối với công chúng, xã hội Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách, về kết quả thu, chi ngân sách

- Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN : Cân đối ngân sách nhà

nước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu thu,

chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực; các ngành; các cấp chính quyền

2.4 Các cơ quan quản lí NSNN

- Bộ tài chính cùng các cơ quan tài chính địa phương

Trang 4

- Cơ quan thuế và hải quan

- Kho bạc nhà nước

2.5 Thu – chi NSNN

2.5.1 Thu NSNN

- Khái niệm: thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước

- Phân loại theo nhiều cách khác nhau

+ thông thường: cân đối và thâm hụt

+ phạm vi: trong nước và nước ngoài

+ tính chất: thường xuyên và không thường xuyên

+ hình thức động viên: bắt buộc và tự nguyện

- Yếu tố ảnh hưởng thu NSNN

+ Thu nhập GDP bình quân đầu người:đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN;

+ Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển kinh tế,tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước;

+ Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN,ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu;

+ Tổ chức bộ máy thu ngân sách:nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu

- Giải pháp tăng thu

+ Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí chính đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt

+ Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư

+ Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân

+ Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới

+ Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư

2.5.2 Chi NSNN

- Khái niệm: Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định, là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng

- Phân loại: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Trang 5

- Yếu tố ảnh hưởng đến chi NSNN

+ Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản

+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất

+ Khả năng tích lũy của nền kinh tế

+ Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị (giá cả, tỷ giá hối đoái, tiền lương, )

- Giải pháp khắc phục để bù đắp bội chi

+ Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước

+ Vay nợ trong nước và nước ngoài để bù đắp sự thâm hụt

+ Tăng phát hành trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc

+ Phát hành tiền giấy

3 Quản lí NSNN ở Việt Nam năm 2015

3.1 Dự toán thu NSNN

- Dự toán thu NSNN năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 638,6 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô 93 nghìn tỷ đồng, thu từ xuất nhập khẩu 175 nghìn tỷ đồng, thu viện trợ 4,5 nghìn tỷ đồng Nếu tính cả 10 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014 chuyển sang, thì tổng thu NSNN năm 2015 là 921,1 nghìn tỷ đồng

- Các giải pháp về tăng thu NSNN:

+ Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng

trưởng, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển

+ Tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường hậu kiểm; đẩy mạnh việc thực hiện khai, nộp thuế điện tử, rút ngắn thời gian thông quan, để giảm số lần, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

+ Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống gian lận, trốn thuế, chống chuyển giá

Tổng

thu

NSNN

Thu nội

địa Thu dầu thô Thu từ XNK viện trợThu 0

200

400

600

800

1000911.1

638.6

4.5

Thu NSNN (nghìn tỉ đồng)

19.2

0.5

70.1

10.2

Cơ cấu thu NSNN (%)

Thu từ XNK Thu viện trợ Thu nội địa Thu dầu thô (Nguồn: Bộ Tài chính – Vụ NSNN)

3.2 Dự toán chi NSNN

- Dự toán chi NSNN năm 2015 là 1.147,1 nghìn tỷ đồng, trong đó: chi đầu tư phát triển

195 nghìn tỷ đồng, chi thường xuyên 777 nghìn tỷ đồng (bao gồm chi cải cách tiền lương 10 nghìn tỷ đồng), chi trả nợ và viện trợ 150 nghìn tỷ đồng,

- Quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả:

Trang 6

+ Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN; nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội

+ Bố trí tăng chi trả nợ; quản lý chặt chẽ các khoản vay và trả nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

+ Thực hiện điều chỉnh tăng 8% lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương

từ 2,34 trở xuống) Thời điểm thực hiện từ ngày 01/01/2015

- Bội chi NSNN và nợ công: Mức bội chi NSNN năm 2015 là 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP, giảm 0,3% GDP so với năm 2014 Dự kiến đến 31/12/2015, dư nợ công khoảng 64% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 48,9%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,6%GDP trong giới hạn cho phép, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

GD và

ĐT

Đảm

bảo X

H

Quản

lí hà

nh ch

ính Kinh t

ế

Y tế

Bảo v

ệ môi trườn

g

KHCN

0

40

80

120

160

200184.1

112.6 110.5

67.9 67

11.4 9.8

Chi thường xuyên cho 1 số lĩnh

vực (nghìn tỉ đồng)

17 67.7

Cơ cấu chi NSNN (%)

Chi trả nợ và viện trợ Các khoản chi còn lại khác Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên (Nguồn: Bộ Tài chính – Vụ NSNN)

II Chu trình ngân sách nhà nước

Gồm 3 bước: Lập dự toán  Thực hiện dự toán  Quyết toán

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Lập dự toán NSNN

- Khái niệm: Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến

toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trong một năm ngân sách (hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến) Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền quyết định

- Các phương thức thiết lập dự toán:

+ Từ trên xuống : Theo cách lập này, số liệu dự toan được đưa ra từ cấp quản trị cao cấp và sau đó được phân bố cho các cấp dưới Theo các lập này cá dự toàn thường được đưa

ra theo một chiều mà không được phản hồi từ cấp dưới Ưu điểm: Phương pháp này là nhanh chóng

Nhược điểm: Phương pháp này thường không chính xác đặc biệt là thông tin mà cấp quản trị cao cấp có được là không đầy đủ Không khuyến khính tinh thần là việc cấp dưới

Trang 7

+ Từ dưới lên: số liệu dự toán của cấp dưới được trình lên cấp quản lý cao hơn để xem xét trước khi chấp thuận

Ưu điểm: mọi cấp của doanh nghiệp đều được tham gia vào quá trình xây dựng dự toán, dự toán được lập có khuynh hướng chính xác và đáng tin cậy

Nhược điểm: mất nhiều thời gian

- Lập dự toán ngân sách còn phải dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước trong niên độ kế hoạch và dựa vào hệ thống các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức thu chi của NSNN

1.2 Thực hiện dự toán:

- Khái niệm: Thực hiện dự toán ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập ngân sách Đó chính là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực

- Việc chấp hành ngân sách nhà nước có mục tiêu là biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong

kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước

- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn về kinh tế và tài chính Đối với quản lý NSNN, chấp hành NSNN là khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định đến một chu trình ngân sách

- Thực hiện dự toán NSNN phải thực hiện tốt việc chấp hành dự toán thu và chấp hành

dự toán chi, thu ngân sách phải trên cơ sở không ngừng bồi dưỡng phát triển nguồn thu, động viên khai thác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, chi ngân sách phải tiết kiệm và đạt hiệu quả cao

1.3 Quyết toán NSNN

- Khái niệm: Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách Mục đích là nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của thu, chi NSNN, từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm

- Quyết toán NSNN thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên để đảm bảo tính hệ thống

- Quyết toán NSNN phải bảo đảm tính chính xác, trung thực và kịp thời để từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành NSNN

2 Liên hệ thực tế các bước trong chu trình ngân sách của Việt Nam

Mốc thời gian chu trình ngân sách ở Việt Nam

Tháng 6 Thủ tướng ra chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán

NSNN năm sau Tháng 6 Bộ Tài chính ra thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN

Tháng 10 Dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương được gửi đến

đại biểu quốc hội

Trước 15/11 Quốc hội quyết định dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung

ương

Trước 10/12 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án

phân bổ ngân sách cấp tỉnh

Trang 8

31/12 Hoàn thành phân bổ và giao dự toán.

1/1 – 31/12 THỰC HIỆN NGÂN SÁCH

6 tháng sau HĐND cấp huyện, xã phê chuẩn ngân sách cấp huyện, xã

12 tháng sau HĐND cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương

18 tháng sau Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN

II.1 Chu trình ngân sách nhà nước năm 2013

 Lập dự toán NSNN

Dự toán NSNN năm 2013 được Quốc hội thông qua bởi Nghị quyết số 32/2012/QH13 ngày 10/11/2012

Nội dung dự toán:

- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 816.000 tỷ đồng

- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 978.000 tỷ đồng

- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 162.000 tỷ đồng, tương đương 4,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP)

 Thực hiện dự toán NSNN

Theo ước tính sơ bộ cuối tháng 12/2013 của cơ quan thống kê, tổng thu NSNN năm 2013

ước đạt hơn 816.800 tỷ đồng, 101% dự toán năm, tăng xấp xỉ gần 10% so với cùng kỳ năm

2012 Trong đó:

+ Thu nội địa ước đạt 530.000 tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán năm Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 159.300 tỷ đồng, bằng 91,4% dự toán năm; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 111.200 tỷ đồng, bằng 103,6%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 110.200 tỷ đồng, bằng 91,6%; thu thuế thu nhập cá nhân 45.800 tỷ đồng, bằng 83,4%; thu thuế bảo vệ môi trường 11.700 tỷ đồng, bằng 81,5%; thu phí, lệ phí 15.200 tỷ đồng, bằng 146,5% Thu từ giao quyền sử dụng đất đạt 39.200 tỷ đồng, bằng dự toán và chỉ bằng 86,9% cùng kỳ năm 2012

+ Thu từ dầu thô cả năm 2013 ước đạt 115.000 tỷ đồng, đạt 102,68% dự toán

+ Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 140.800 tỷ đồng, bằng 84,6% dự toán năm và chỉ bằng 94,4% của năm 2012 Thu từ hoạt động ngoại thương giảm có nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động mạnh từ sự sụt giảm mạnh nhập khẩu các hàng hóa

có số thu thuế cao như ô tô và việc cắt giảm các dòng thuế theo yêu cầu của WTO Năm 2013, Việt Nam đã cắt giảm 214 dòng thuế nhập khẩu phù hợp với cam kết WTO

Trang 9

Có thể thấy, thu NSNN vượt dự toán khoảng 1% Sự sụt giảm mạnh của hầu hết các nguồn thu (ngoại trừ thu từ dầu khí) khiến cho nhiệm vụ thu NSNN 2013 theo dự toán là rất khó khăn, dù đã có sự chỉ đạo và đôn đốc thu quyết liệt từ Bộ Tài chính Ngân sách cũng đạt nhiệm vụ thu nhờ vào việc Chính phủ thu trên 20.000 tỷ từ khoản vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vượt thu từ tiền sử dụng đất (ước đạt 42.500 tỷ so với dự toán là 39.000 tỷ đồng)

Nguyên nhân chính của việc thu NSNN năm 2013 gặp nhiều thử thách là tình hình kinh tế khó khăn

Nếu chỉ xét về góc độ tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước thì kết quả thu NSNN

2013 có thể được coi là khả quan (năm 2009 thu cân đối NSNN chỉ tăng 5,6%, năm 2012 tăng 2,9%) Tổng chi ngân sách năm 2013 ước tính đạt 986.200 tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán năm Theo ước tính của Bộ Tài chính, chi đầu tư phát triển năm 2013 đạt 201.600 tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 196.300 tỷ đồng, bằng 115,4%); Chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 679.600 tỷ đồng, bằng 100,8%; Chi trả

nợ và viện trợ 105.000 tỷ đồng, bằng 100%

Đánh giá về tình hình thu chi NSNN năm 2013, có thể rút ra một vài bài học:

Trang 10

Một là, sự chỉ đạo điều hành kịp thời với những thay đổi của tình hình kinh tế đóng vai trò

quan trọng trong việc thực hiện dự toán NSNN

Hai là, ngay trong bối cảnh khó khăn kinh tế thì việc tăng cường kiểm tra, giám sát trong

quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; Triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới cần đặc biệt được quan tâm

Ba là, cần điều chỉnh việc lập dự toán NSNN phù hợp với những thay đổi dự kiến của tình

hình kinh tế, nhất là biến động về tăng trưởng GDP, ngoại thương và giá cả

Bốn là, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động và tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu

từ NSNN, phối hợp các bộ ngành rà soát toàn bộ các dự án đầu tư để có các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả

 Quyết toán NSNN

Nghị quyết số 90/2015/QH13 ngày 10/6/2015 được Quốc hội thông qua việc phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2013 Cụ thể:

Một là: Phê duyệt tổng số thu cân đối NSNN là 1.084.064 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển

nguồn từ năm 2012 sang năm 2013, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2012, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN

Hai là: Phê quyệt tổng số chi cân đối NSNN là 1.277.710 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển

nguồn từ năm 2013 sang năm 2014

Ba là: Phê duyệt mức bội chi NSNN năm 2013 là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% tổng sản phẩm

trong nước (GDP), không bao gồm số kết dư ngân sách địa phương Trong đó, nguồn bù đắp bội chi NSNN sẽ vay trong nước 180.347 tỷ đồng và vay ngoài nước 56.422 tỷ đồng

2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật về chu trình NSNN của nước ta.

* Ưu điểm:

– Hệ thống các văn bản pháp luật về ngân sách nhà nước khá đồ sộ, quy định khá đầy

đủ, chi tiết, rõ ràng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện các công việc trong lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước

– Các quy định của pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thay đổi trong cơ chế quản lý, thực trạng kinh tế, xã hội và yêu cầu mới trong quản lý ngân sách nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

– Gần 15 năm qua kể từ khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 có hiệu lực thi hành đã tiếp tục củng cố, nâng cao vị trí, vai trò của công tác tài chính, NSNN, góp phần ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh cấp bách như thiên tai, dịch bệnh

* Nhược điểm:

Thứ nhất, các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc lập, chấp hành và quyết toán ngân

sách nhà nước quy định ở nhiều các văn bản pháp luật khác nhau do nhiều cơ quan ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, do vậy có nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo rất khó cho việc tra cứu và thực hiện trên thực tế

Ngày đăng: 11/12/2017, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w