Một trong những giải pháp được Bộ Chính trị đề cập tới nhằm phấnđấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắcdân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 5
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 5
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 5
1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN THPT 5
1.3 NHỮNG YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ, PHẨM CHẤT: 8
1.4 SỰ CẤN THIẾT NẦNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẬC THPT: 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT ĐAN PHƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 10
2.1 ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B 10
2.2 QUÁ TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B 12
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 18
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG 18
THPT HOÀI ĐỨC B 18
3.1 GIẢI PHÁP 18
3.2 KIẾN NGHỊ 26
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trongviệc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của Đảng Họ là người thực thi nhữngnhiệm vụ, các kế hoạch của đơn vị, họ quyết định chất lượng giáo dục đàotạo của một nhà trường Bàn về vị trí, vai trò của người thầy giáo trong sựnghiệp giáo dục, cố Thủ tướng Phạm văn Đồng viết “ Thầy giáo là nhân vậttrung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những conngười mới XHCN”
Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá VIII nêu một trong những tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục -đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá là cần thực sự coi giáodục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; giáo dục - đào tạo cùng với khoa họccông nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Nghị quyết TƯ 4 khóa VIII đã
khẳng định: “Khâu then chốt thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là
phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lí giáo dục về chính trị, tư tưỏng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”.
Một trong những giải pháp được Bộ Chính trị đề cập tới nhằm phấnđấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắcdân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước trong bối cảnh hội nhập quốc tế là phải xây dựng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng
Trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo giáo viên là một trongnhững chủ thể có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của công tác giáo dục,đào tạo Giáo viên là người tác động trực tiếp đến quá trình phát triển về đạođức, tri thức và hình thành nhân cách của người học Trong quá trình giáodục đào tạo, giáo viên không chỉ dùng tri thức mà còn dùng nhân cách củachính mình để tác động vào học sinh Có thể nói “dùng nhân cách để giáo
Trang 3dục nhân cách” là đặc trưng của nghề dạy học Mỗi giáo viên phải là tấmgương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ,năng lực chuyên môn, hết lòng vì thế hệ trẻ, tận tụy và sáng tạo trong côngviệc xứng đáng là những tấm gương để học sinh noi theo.
Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo ngàycàng đông đảo, phần lớn các thầy cô là những người có phẩm chất đạo đức
và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nângcao Đội ngũ này đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi chung sự nghiệpcách mạng của đất nước
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo hiện nay còn cónhững hạn chế, bất cập Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở cácvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viên đangmất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền Chất lượng chuyênmôn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; một bộphận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nên chưa trở thànhtấm gương sáng cho học sinh noi theo Chế độ, chính sách của nhà nước đốivới thầy cô giáo cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý nên chưa tạo được độnglực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáomột cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừamang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công Chiến lược pháttriển giáo dục 2011 - 2020 và chấn hưng đất nước với mục tiêu là xây dựngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chấtlượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bảnlĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thôngqua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáodục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đũi hỏi
ngày càng cao của sự nghiệp cụng nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
Trang 4Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên vàcăn cứ vào tình hình thực tế về đội ngũ giáo viên của trường THPT Hoài
Đức B, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Hoài Đức B trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp”
với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc xây dựng vàphát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT Hoài Đức B, huyện Hoài Đức,thành phố Hà Nội
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực tiễn chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT HoàiĐức B, huyện Hoài Đức, thành Phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường
3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPTHoài Đức B, huyện Hoài Đức, thành Phố Hà Nội
4 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêntrong trường phổ thông
Chương 2: Thực trạng quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên trường THPT Hoài Đức B trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên trường THPT Hoài Đức B
Trang 5CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1 Một số khái niệm
Tại điều 70 của Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về giáo viên: “Nhà giáo là nhữngngười làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác".Đội ngũ giáo viên là một tập thể người được gắn kết với nhau bằng hệthống mục đích, có cùng nhiệm vụ trực tiếp dạy học và giáo dục học sinh,được tổ chức thành lực lượng và họat động theo mục đích của ngành giáodục đào tạo đề ra
Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáodục nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học và sự phát triểntoàn diện xã hội
Để khẳng định vị trí hàng đầu của vấn đề giáo dục, đào tạo thì vấn đềđặt ra với các cấp, các ngành và đặc biệt là ngành Giáo dục – Đào tạo là phải
có chất lượng đào tạo tốt, có đội ngũ giáo viên tương ứng, có đầy đủ phẩmchất, tư cách cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Như vậy, chấtlượng đội ngũ giáo viên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nước
ta trong giai đoạn hiện nay
1.2 Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên THPT
1.2.1 Vai trò của giáo viên THPT
Việc đào tạo con người mới với những phẩm chất đáp ứng được vớiyêu cầu của sự phát triển đất nước là trách nhiệm chung của toàn xã hội, tuynhiên đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng nhất Giáo viên là những người
có trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi, có khả năng tổ chức các hoạt động cho học sinh để giáo dục họcsinh; những tác động của giáo viên đến học sinh là những tác động đúngđắn, có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ, sấu sắc, có tác dụng làm chuyển biến
Trang 6tư tưởng, tình cảm, nhận thức, thái độ của học sinh Lứa tuổi học sinh là lứatuổi hình thành nhân cách, có nhiều ảnh hưởng và tác động, nhiều lực lượngtham gia nhưng ảnh hưởng, tác động của giáo viên giữ vai trò quyết địnhnhất bởi vì hoạt động của giáo viên bao giờ cũng có kế hoạch, nội dung,mục đích, nghệ thuật sư phạm Người giáo viên được chuần bị về mọi mặt
có đầy đủ phẩm chất và năng lực để dạy dỗ và giáo dục học sinh Hơn nữa,giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động và giao lưu để học sinhhình thành nhân cách
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT được xem là nềntảng và có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn nhân lực của đất nước; bởi lẽgiáo dục THPT là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quảcủa giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểubiết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên
và đầu thanh niên Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu
có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể… Tuynhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng địnhnhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức Khi có thành công thì dễ
tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tựtin bị giảm sút… Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việcđịnh hướng giáo dục đối với học sinh trung học là rất cần thiết
1.2.2 Nhiệm vụ của giáo viên THPT :
Tại Điều 72 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định về nhiệm vụ củanhà giáo thì nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy
đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật
và điều lệ nhà trường;
Trang 7Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cáchcủa người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi íchchính đáng của người học;
Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêugương tốt cho người học;
Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Đối với học sinh cấp THPT việc học như thế nào, học khối gì là rấtquan trọng, quyết định cho ngành nghề tương lai từng học sinh Giáo viênTHPT phải thật sự gắn bó, quan tâm tới học sinh mới nắm rõ đặc điểm tâmsinh lý và tình hình học tập của từng em Từ kết quả học tập, năng khiếu,tính cách của mỗi học sinh mà giáo viên góp ý kiến với từng học sinh vềviệc lựa chọn nghề nghiệp cho mình thật phù hợp
Giáo viên THPT cần phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục,
kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp bao gồm từ việc học tập, rènluyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chínhtrị xã hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội Giáoviên cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trongtình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệtđối với các lớp cuối cấp
Người giáo viên làm công tác giảng dạy còn phải tích cực tìm tòi,nghiên cứu sách vở, học hỏi nơi đồng nghiệp những người đi trước để biếtlinh hoạt, khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài,từng phần Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụngcác đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mìnhcảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về đổi mới phương pháp dạy học cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như để lôicuốn, tạo hứng thú và đam mê học tập cho học sinh
Trang 81.3 Những yêu cầu về trình độ, phẩm chất:
1.3.1.Về trình độ:
Tại điểm b, khoản 1 điều 33 Điều lệ trường Trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy địnhnhư sau: Giáo viên THPT cần có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc cóbằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lýgiáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn Giáo viên
có trình độ trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chính sách theoquy định của Nhà nước, được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điềukiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục
1.3.2 Về phẩm chất đạo đức
Tại Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộtrưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viêntrung học có quy định:
Về phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hànhđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thamgia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân
Về đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấphành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức
kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhàgiáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh
Về ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng vớihọc sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt
Về ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồngnghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục
Về lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bảnsắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học
Trang 91.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bậc THPT:
Duy trì đội ngũ nhà giáo là nhằm đảm bảo số lượng, cơ cấu, tính đồng
bộ của đội ngũ đáp ứng yêu cầu của giáo dục, đào tạo Các cơ quan quản lýgiáo dục thường xuyên chú ý thực hiện các biện pháp quản lý đội ngũ đểđảm bảo yêu cầu này, kịp thời bổ sung khi có sự biến động về cơ cấu, tỷ lệ,
số lượng và đào tạo trước, đào tạo đón đầu
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một yêu cầu quan trọng bứcxúc và thường xuyên trong thời gian tới Hiện nay, việc chuẩn hóa về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ đó được hoàn tất Trong thời gian tớicần tập trung cho nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, vềnhận thức, chú ý cập nhật hóa, hiện đại hóa về kinh nghiệm, kỹ năng vậndụng các phương pháp giảng dạy, năng lực và thói quen sử dụng đồ dùngdạy học Trong đó, một bộ phận nhà giáo cần được bồi dưỡng về kỹ năngnghiên cứu khoa học và có trình độ trên chuẩn để làm nồng cốt trong cáccấp học, ngành học Thực hiện phổ cập Tin học, Ngoại ngữ cho đội ngũ.Khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt
Tóm lại, để đào tạo xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, đủ về sốlượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc xây dựng đội ngũ nhàgiáo là điều không thể thiếu, hơn thế nữa có thể nói rằng chất lượng của độingũ nhà giáo có tính chất quyết định đối với chất lượng đào tạo nguồn nhânlực trong thời gian tới
Vì vậy, trước và ngay trong quá trình đào tạo xây dựng nguồn nhânlực là việc xây dựng đội ngũ nhà giáo vừa hồng vừa chuyên đáp ứng đượcyêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo nước nhà nói chung và địa phươngnói riêng
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm trường THPT Hoài Đức B
Trường THPT Hoài Đức B nằm trên địa bàn xã An Khánh huyệnHoài Đức B, thành phố Hà Nội, được thành lập năm 1978, đến nay nhàtrường đã có một quá trình 38 năm xây dựng và phát triển với những thànhtích nhất định đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của Thủ đô
Trường nằm ở phía Nam huyện Hoài Đức, kinh tế còn nhiều khókhăn, một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc họctập nên chất lượng đầu vào của học sinh so với các trường trong cùng khuvực còn thấp Các năm học nhà trường đều tuyển đủ học sinh so với chỉ tiêu
Đa số học sinh của nhà trường say mê học tập, chấp hành nghiêm túc cácquy định của lớp, của trường, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ,thể thao, rèn luyện kỹ năng sống Bên cạnh đó do những tác động tiêu cựccủa nền kinh tế thị trường, của việc đô thị hoá nên một bộ phận học sinhchưa tự giác học tập, chưa chuyên cần, ý thức rèn luyện kém dẫn đến kếtquả giáo dục của một số em chưa cao
Trong 5 năm qua nhà trường đã đạt được kết quả hai mặt giáo dục đốivới học sinh như sau:
Năm học
Số học Sinh
thi đỗ tốt nghiệ p (%)
Tỷ lệ thi đỗ ĐH đợt I (%)
Số học sinh đạt giải cấp thành phố
Hạnh kiểm Học lực
T (%)
K (%)
TB (%)
G (%)
K (%)
TB (%)
Y (%)
-3 giải Ba -2 giải KK
Trang 11Nhà trường có tổng số 94 giáo viên, nhân viên (82 nữ, 8 nam) Độingũ giáo viên của nhà trường gồm 83 thầy cô giáo được đào tạo từ nhiềunguồn đào tạo khác nhau: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ HàNội, Đại học Sư phạm II, Đại học Khoa học và tự nhiên, ĐH khoa học xãhội nhân văn (có chứng chỉ sư phạm) và một số trường đại học khác
- Số lao động dôi dư : Không
- Số lao động còn thiếu so với định mức biên chế : 2 giáo viên, 5 nhân viên
- Số giáo viên đạt trình độ chuẩn THPT: 83 (100%)
- Số giáo viên đạt trình độ thạc sĩ: 19 (22,9%)
- Số giáo viên đang học thạc sĩ, tiến sĩ: 01
- Số giáo viên, nhân viên là đảng viên: 26
- Ban Giám hiệu nhà trường có 4 đồng chí: 1 Hiệu trưởng và 3 PhóHiệu trưởng
- Nhà trường có các tổ chức chính trị xã hội như: Chi bộ, Công đoàn,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Chi bộ
12 năm liền được cấp trên công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh Chi
bộ làm tốt vai trò lãnh đạo trong mọi hoạt động của nhà trường, chỉ đạo xâydựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở Các tổ chức đoàn thể phốikết hợp thực hiện nhiệm vụ một cách nhịp nhàng, xây dựng khối đoàn kếttốt, phát huy được tiềm năng, sức mạnh của các cá nhân và tập thể
Toàn bộ giáo viên của trường được chia làm 6 tổ, mỗi tổ có 1 tổtrưởng và từ 1 đến 2 tổ phó Số lượng phân bổ ở các tổ như sau:
Tổ Số lượng Nữ Đạt chuẩn Trên chuẩn Đang học
Trang 12Về cơ sở vật chất: nhà trường có đủ các phòng làm việc chức năng vàcác phòng học cho học sinh đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học Nhàtrường đã được trang bị các phòng học bộ môn với máy tính, máy chiếu, cácdụng cụ thí nghiệm cần thiết, có nhân viên thiết bị chuyên trách đối với các
bộ môn Vật lý, Hoá học, Sinh học
Đội ngũ giáo viên của trường gồm nhiều thầy cô giáo đã công tác lâunăm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục, có tâmhuyết với nghề, gắn bó với nhà trường Đa số các thầy cô giáo đều có đờisống ổn định, an tâm công tác
Toàn thể giáo viên chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng vàpháp luật Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn, đáp ứngcác yêu cầu về phẩm chất đạo đức nhà giáo
Nhà trường có 26 thầy, cô giáo là đảng viên đều đang giữ các chức vụchủ chốt trong nhà trường: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công
Trang 13đoàn, Bí thư chi đoàn, tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng và là các giáoviên nòng cốt tại các tổ chuyên môn
Hầu hết đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng,nghiệp vụ sư phạm tốt, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng sángkiến kinh nghiệm vào giảng dạy, tích cực thăm lớp dự giờ để nâng cao trình
độ chuyên môn Song số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn so với các trườngtrong khu vực còn thấp đạt tỷ lệ 21%
2.2.2 Kết quả đạt được
Nhận thức của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy
và học được nâng lên và trở thành ý thức tự giác trong từng hoạt động Mỗigiáo viên đã có ý thức thường trực về công tác bồi dưỡng để nâng cao trình
độ, năng lực sư phạm, chủ động tự học để nâng cao trình độ chuyên môn,tầm hiểu biết để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục
Chất lượng đội ngũ giáo viên đang được nâng cao Trong các kỳ kiểmtra, thanh tra do nhà trường hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiến hànhngày càng có nhiều giáo viên được đánh giá xếp loại giờ dạy loại giỏi Sốgiáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùngdạy học cũng tăng lên.( có phụ lục kèm theo)
2.2.3 Nguyên nhân những kết quả đạt được
Nhà trường đã có kế hoạch dài hạn và lộ trình cụ thể cho vấn đề nângcao chất lượng đội ngũ và cố gắng thực hiện đúng theo kế hoạch đó
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà trường đã có phươngthức quản lý các hoạt động chuyên môn một cách sâu sát và có hiệu quả: cácđồng chí trong Ban Giám hiệu được phân công phụ trách trực tiếp hoạt độngchuyên môn của một số tổ nhất định: đồng chí Hiệu trưởng phụ trách chỉđạo chung và phụ trách chuyên môn tổ Toán - Tin; một đồng chí Phó hiệutrưởng phụ trách quản lý chuyên môn tổ Lý - Công nghệ và tổ Hoá - Sinh -CN; một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý chuyên môn tổ Ngoại
Trang 14ngữ - TD - QPAN và tổ Văn; một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách quản
lý chuyên môn tổ Sử - Địa -GDCD và tổ Hành chính
Các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng đội ngũ đãđược nhà trường duy trì thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tuần,hàng tháng để giáo viên trao đổi, toạ đàm, rút ra các bài học kinh nghiệm vềnội dung, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học và giáodục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập củahọc sinh ở cả ba đối tượng: giỏi, khá, trung bình Mỗi giáo viên đã dạy ítnhất 2 tiết / học kỳ để Ban Giám hiệu và tổ dự giờ, đánh giá Mỗi giáo viên
dự ít nhất 9 tiết / học kỳ để học hỏi kinh nghiệm và góp ý cho đồng nghiệp.Trong năm học mỗi tổ chuyên môn đã thực hiện được từ 2 đến 4 tiết dạychuyên đề cho các bài khó để cùng nhau rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quảcủa tiết dạy
Giáo viên tích cực tham gia vào các kỳ hội giảng, thao giảng nhân cácngày lễ lớn trong năm học (ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 26/3…) Sau mỗi tiếtdạy đều tổ chức rút kinh nghiệm, bàn luận, trao đổi giúp giáo viên nâng caonăng lực sư phạm và nghệ thuật giảng dạy Thông qua thao giảng, thăm lớp,
dự giờ, Ban Giám hiệu đã nắm được chất lượng của đội ngũ giáo viên đểđịnh ra những kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng có hiệu quả
Các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp cụm, cấp thành phố đã đượcgiáo viên nhiệt tình tham gia Thông qua hoạt động này, không những trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân giáo viên dự thi được nâng cao màtất cả các giáo viên cùng tổ chuyên môn cũng như khác tổ chuyên môn cũnghọc hỏi được rất nhiều
Các sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến được vận dụng vào giảng dạy đạtkết quả cao Việc viết sáng kiến kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tế, việcứng dụng CNTT trong giảng dạy, làm đồ dùng dạy học được đưa vào mộttrong những tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm nên đã có tác dụng thúc đẩy
Trang 15mạnh mẽ Có một số giáo viên trong một năm học đã có tới hai sáng kiếnkinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau.
Giáo viên của trường đã tích cực tự học, trau dồi kiến thức chuyênmôn nghiệp vụ thông qua nhiều nguồn khác nhau: Internet, sách tham khảo,tạp chí giáo dục, tạp chí khoa học Giáo viên tích cực học hỏi để nâng cao kỹnăng sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm công nghệthông tin vào soạn giảng
Giáo viên của trường đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về đổi mớiphương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá do Sở Giáo dục vàĐào tạo Hà Nội tổ chức
Đời sống vật chất tinh thần của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tớichất lượng giảng dạy và giáo dục Nắm chắc được tình hình đó nên lãnh đạo
và Công đoàn phối hợp động viên thăm hỏi, giúp đỡ kịp thời khi giáo viêngặp khó khăn, hoạn nạn nhằm tạo lên một tập thể đoàn kết nhất trí cao, mọingười gắn bó với trường lớp và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Nhàtrường giải quyết kịp thời các chế độ về lương, phụ cấp, kinh phí giảng dạy,không gây phiền hà rắc rối trong giải quyết chế độ cho giáo viên
Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên đã tạo nênđộng lực cho mỗi giáo việc trong việc nâng cao chất lượng dạy - học Mọigiáo viên đều hăng say vượt khó, tự rèn luyện, cải tiến phương pháp dạyhọc, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Cùng với việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất của giáo viên, nhàtrường cũng đẩy mạnh thực hiện công tác thi đua khen thưởng, khen -thưởng đi đôi với nhau trên cơ sở khen thưởng đúng mức, đúng người, đúngviệc nên đã tạo được niền tin, kích thích sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ giáoviên, nhân viên
2.2.4 Khó khăn, tồn tại
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu,nhưng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Hoài