Lắp và khảo sát mạch biến đổi xung bất kỳ thành xung vuông

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử ứng dụng (nghề điện công nghiệp (Trang 74 - 78)

- Bộ phím điều khiển có đặc tính sau:

8. Lắp và khảo sát mạch biến đổi xung bất kỳ thành xung vuông

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện.

Nhiệm vụ, tác dụng linh kiện:

Tên linh kiện Chức năng Tên linh kiện Chức năng RB1 RB1 RC1 Q1 RE Q2 RC2 C

Bước 2: Từ sơ đồ nguyên lý vẽ sơ đồ lắp ráp.

Bước 3: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ

Bước 4: Kiểm tra quá trình lắp ráp mạch điện

- Kiểm tra sơ đồ lắp ráp

- Kiểm tra các đường nối linh kiện

Vout Vi Q2 Q1 RE RB2 RB1 RC2 RC1 C

Bước 5: Khảo sát đặc tính mạch điện

- Cấp nguồn cho mạch điện

- Cấp tín hiệu đầu vào

- Dùng máy hiện sóng đo và kiểm tra tín hiệu đầu ra

- Vẽ dạng sóng tín hiệuđầu vào, đầu ra.

HOẠT ĐỘNG IV: Đánh giá kết quả học tập Lần luyện

tập Thđịnh mứcời gian Yêu cầu Thluyời gianện tập HS Nhgiáo viên ận xét của

Lần 1 15 phút - Lắp mạch - Vận hành - Khảo sát Lần 2 12phút - Lắp mạch - Vận hành - Khảo sát Lần 3 10phút - Lắp mạch - Vận hành - Khảo sát HOẠT ĐỘNG V: Ghi nhớ

- Khái niệm mạch dao động tạo xung và biến đổi dạng xung.

- Nguyên lý hoạt động của dao động tạo xung và biến đổi dạng xung

- Chọn linh kiện phù hợp với sơ đồ.

- Lắp và khảo sát được một số mạch điệnđã học theo yêu cầu.

Bài 3: MẠCH ỔN ÁP

Giới thiệu:

Khả năng làm việc của các thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp điện cho các mạch điện. Trong đó vai trò của hệ thống ổn áp là yếu tố quyết định. Điện áp càng ổn định khả năng làm việc của thiết bị và mạch điện càng tốt, càng chính xác. Do đó trong các thiết bị điện, điện tử càng hiện đại thì vai trò của hệ thống ổn áp cho mạch điện, thiết bị càng trở nên quan trọng.

Mục tiêu:

- Phân tích nguyên lý, sơ đồ các dạng mạch ổn áp dùng IC, transistor cơ

bản.

- Kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng ở hệ thống nguồn ổn áp theo đúng

yêu cầu kỹ thuật của mạch điện thực tế.

- Thay thế/lắp ráp được các mạch điện ổn áp đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật,

yêu cầu của mạch điện.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và an toàn.

Nội dung chính:

Mạch ổn áp dùng tranzitor Mạch ổn áp dùng IC Mạch ổn áp xoay chiều.

HOẠT ĐỘNG 1: Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc 1. Mạch ổn áp.

Định nghĩa: Ổn áp là mạch thiết lập nguồn cung cấp điện áp ổn định cho

cỏc mạch điện trong thiết bị theo yêu cầu thiết kế của mạch điện, từ một nguồn

cung cấp ban đầu.

Phân loại: tuỳ theo nhu cầu về điện áp, dũng điện tiêu thụ, độ ổn định mà trong kỹ thuật người ta phân chia mạch ổn áp thành hai nhóm gồm ổn áp xoay

chiều và ổn áp một chiều.

Ổn áp xoay chiều dùng để ổn áp nguồn điện từ lưới điện trước khi đưa vào

mạng cục bộ hay thiết bị điện. Ngày nay với tốc độ phát triển của kỹ thuật người

ta có các loại ổn áp như: ổn áp bù từ, ổn áp dựng mạch điện tử tương tự, ổn áp

dùng kỹ thuật số....

Ổn áp một chiều dùng để ổn định điện áp cung cấp bên trong thiết bị, mạch điện của thiết bị theo từng khu vực, từng mạch điện tuỳ theo yêu cầu ổn định của

áp tuyến tính và ổn áp không tuyến tính (cũng gọi là ổn áp xung). Việc thiết kế

mạch điện cũng đa dạng phức tạp, từ ổn áp dùng diode zener, ổn áp dùng tranzito, ổn áp dựng IC...Trong đú mạch ổn áp dựng tranzito rất thông dụng

trong việc cấp điện áp thấp, dũng tiêu thụ nhỏ cho các thiết bị và mạch điện có

công suất tiêu thụ thấp.

Thông cơ bản số của mạch ổn áp:

- Điện áp cung cấp: là điện áp ngõ ra của mạch ổn áp dùng để cung cấp

cho mạch điện được quyết định bởi cấu tạo thiết kế mạch. Tính bằng vôn.

- Sai số ngõ ra cho phép: là phạm vi sai lệch điện áp cho phép trong quá trình thiết kế mà mạch điện, thiết bị vẫn hoạt động ổn định tốt, được tính bằng tỷ

lệ %, thông thường tỷ lệ này càng nhỏ độ ổn định làm việc càng tốt. Trong các

thiết bị điện tử thông thường sai số thường được chọn nằm trong khoảng (1 - 5%)

- Điện áp giới hạn ngõ vào: Là khoảng điện áp ngõ vào cung cấp cho

mạch ổn áp mà hệ thống mạch ổn áp làm việc ổn định, chính xác.

- Dòng chịu tải: là dòng điện mà hệ thống ổn áp có thể cung cấp cho

mạch điện mà không ảnh hưởng đến các thong số khác của hệ thống ổn áp trong

một thời gian làm việc lâu dài. Tuỳ vào thiết kế mà dòng chịu tải có thể được

tính bằng Ampe hay mA.

- Công suất nguồn là khả năng cung cấp nguồn cho tải của hệ thống ổn áp, được tính bằng W hay kW.

1.1. Dùng Tranzito cùng loại . 1.1.1. Sơ đồ 1.1.1. Sơ đồ

Trong đó:

R2, Dz: bộ ổn áp tham số tạo điện áp chuẩn đưa vào cực E của Q1 (Uch = UDz)

R3, R4: bộ phân áp. Điện áp trên R4 tạo thành điện áp mẫu (Um= Us) đưa

vào cực B của Q1.

R1 tải của Q1, đồng thời phân cực cho Q2.

Q2: phần tử điều chỉnh, thường dùng transistor công suất.

C1, C2: tụ lọc bổ sung và chống tự kích để mạch làm việc ổn định. Ur là điện áp lấy trên tụ C2

Có Um = Ur

Xét Q1, ta có: Um = UBQ1 = Uch + UBEQ1 = Uch + 0,6 = hằng số

Nên Ur = UDz + 0,6

Như vậy điện áp Ur sẽ ổn định và có trị số phụ thuộc vào Uch và tỉ lệ cầu

phân áp R3, R4.

1.1.2. Nguyên lý điều chỉnh điện áp:

- Ta có: Ur = Uv – Uđc (Uv là điện áp trên tụ C1) - Mà Uđc = UR1 + UBEQ2

- Giả sử Uv tăng, Ur tăng, Um tăng, trong khi điện áp cực E của Q1 không

đổi, do đó UBEQ1 tăng, làm Q1 dẫn mạnh. Dòng IC1 tăng làm cho điện áp rơi trên điện trở R1 là UR1tăng, dẫn đến Uđctăng. Do đó Ur không tăng.

Nếu Uv giảm, quá trình tác động ngược lại làm cho Urkhông đổi.

Nếu dòng tải tăng làm cho Ur giảm, điện áp mầu Um giảm, Q1 dẫn yếu,

dòng Ic1 giảm, UR1 giảm, kết quả Ur không giảm. Khi dòng tải giảm quá trình xảy ra ngược lại.

Tóm lại: Mạch luôn luôn tác động làm cho khi điện áp vào thay đổi thì điện áp

ra trên phần tử điều chỉnh thay đổi một cách tương ứng làm cho điện áp ra ổn định.

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử ứng dụng (nghề điện công nghiệp (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)