Một số biện pháp rèn đọccho HS Lớp 1 CGDMỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 HỌC TIẾNG VIỆT CGD Như chúng ta đã biết việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ
Trang 1Một số biện pháp rèn đọccho HS Lớp 1 CGD
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 HỌC TIẾNG VIỆT CGD
Như chúng ta đã biết việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra
và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối
Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng , môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt CGD ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc thông ,viết thạo,không tái mù.Giúp các em nắm chắc luật chính tả,nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng việt .Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt
ở các lớp trên Có đọc thông thì mới viết thạo Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp Cùng với kỹ năng viết , kỹ năng đọc
có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng
Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói,đọc,viết
Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu , đoạn văn , bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá - giỏi Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài ‘’Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một
II Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Thực hiện đề tài này góp phần giúp học sinh lớp 1 học TV CGD rèn đọc đúng,đọc lưu loát , góp phần vào việc thực hiện tốt mục tiêu dạy
Trang 22 Nhiệm vụ :
- Tìm ra nguyên nhân học sinh lớp 1 học TV CGD đọc còn chậm
- Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 1 đạt được mục tiêu GD :đọc thông,viết thạo,không tái mù
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Tình hình thực hiện việc 3 (đọc) trong tiết TV CGD ở lớp 1 trường tôi
- Phương pháp quan sát , gợi mở,vấn đáp
- Phương pháp phân tích , tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm
CGD xác định đối tượng lĩnh hội trong môn Tiếng Việt lớp 1CGD
là cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt Để chiếm lĩnh đối tượng một
cách hiệu quả, CGD đã đặt đối tượng trong một môi trường thuần khiết- chân không về nghĩa CGD đã xuất phát từ Âm (Âm thanh, âm vị) để đi đến chữ (kí mã), rồi từ chữ quay về âm (giải mã) Dựa trên những thành quả khoa học hiện đại nhất về ngữ âm học của tác giả Đoàn Thiện Thuật (1977), CGD đã chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất nhằm mang đến cho trẻ em không chỉ những kiến thức và kĩ năng cần thiết mà còn giúp trẻ lần đầu tiên đến trường được làm việc một cách khoa học, phát triển khả năng tối ưu của mỗi cá thể, phát triển năng lực làm việc trí óc, năng lực sử dụng tiếng Việt hiện đại một cách có văn hóa thông qua các hoạt động kích thích khả năng tư
Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1.CGD được chiếm lĩnh theo con
đường từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp Bản chất việc dạy Tiếng Việt lớp 1 CGD cho học sinh là dạy cho học sinh hệ thống khái niệm của một môn khoa học nhằm giúp các
em chiếm lĩnh được tri thức ngữ âm cơ bản và hình thành các kĩ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết tương ứng Lần đầu tiên học sinh biết
tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra
từ lời nói Tiếp đó, bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn toàn Sau đó, các em phân biệt các tiếng khác nhau một phần Đến đây, tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh Trên cơ sở đó, các em biết đánh vần một tiếng theo cơ chế hai bước Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị (gọi tắt là âm)
Trang 3Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái TiếngViệt Khi nắm được bản chất mỗi
âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại Như vậy, con đường chiếm lĩnh đối tượng của CGD đi từ âm đến chữ
Đặc biệt, chương trình Tiếng Việt 1CGD được xây dựng từ 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phát triển, nguyên tắc chuẩn mực, nguyên tắc tối thiểu Ba nguyên tắc này xuyên suốt trong
toàn bộ hệ thống Bài học Tiếng Việt 1.CGD
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi mỗi sản phẩm của thời điểm trước
(của một tiết học hay một bài học) đều có mặt trong sản phẩm tiếp sau Vì thế mà các Bài học trong chương trình Tiếng Việt 1CGD được xây dựng trên một trật tự tuyến tính lôgic, khoa học: Tiếng, Âm,
Nguyên tắc chuẩn mực được thể hiện ở tính chính xác của các khái
niệm khoa học, tính chuẩn mực trong cách lựa chọn thuật ngữ để định hướng và tổ chức quá trình phát triển của học sinh
Nguyên tắc tối thiểu yêu cầu việc xác định và lựa chọn một số chất
liệu tối thiểu và một số vật liệu tối thiểu cho chất liệu đó nhằm đảm
bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp Về phương pháp và kĩ thuật
Công nghệ giáo dục thiết kế việc dạy học theo một quy trình logic chặt chẽ, bằng hệ thống các biện pháp KTDH với các hình thức tổ
Về phương pháp dạy học: Quy trình Công nghệ bao gồm hai công
đoạn là công đoạn Lập mẫu và công đoạn Dùng mẫu Lập mẫu là quá trình T tổ chức cho HS chiếm lĩnh khái niệm trên một vật liệu xác định Dùng mẫu là luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với công đoạn Lập mẫu Để thực hiện quy trình này, T phải sử dụng phương pháp Mẫu T phải xuất phát từ Mẫu, phân tích Mẫu và vận dụng Mẫu Mỗi mẫu cơ bản trên tương ứng với quy trình của một tiết Lập mẫu Dựa trên quy trình của tiết Lập mẫu đó có thể xây dưng
Bên cạnh phương pháp Mẫu còn phải kể đến một phương pháp đặc trưng xuyên suốt quá trình dạy học theo quy trình công nghệ -phương pháp Việc Làm Đây là -phương pháp dạy học hoàn toàn mới, xây dựng trên cơ sở sự hợp tác mới giữa Thầy và Trò Trong
đó, T tổ chức việc học của HS (T không giảng, chỉ giao việc, hướng dẫn, theo dõi, điều chỉnh) thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy Điều này thể hiện rất rõ qua toàn bộ thiết kế TV1.CGD Kĩ thuật dạy học đã được chuyển giao
Trang 4thành công nghệ mới Công nghệ mới chính là quá trình có thể kiểm soát được Quá trình này cho ra những sản phẩm đồng loạt, bảo đảm độ tin cậy một cách chắc chắn CGD nhấn mạnh vấn đề đánh giá sản phẩm giáo dục thông qua hoạt động của HS, đánh giá dựa trên quá trình chứ không phải đánh giá dựa vào kết quả tại một thời điểm Việc dánh giá không chỉ dừng ở phương diện kiến thức, kĩ năng mà còn xem xét ở góc độ ý thức học tập và phương pháp học tập Học môn Tiếng Việt 1.CGD, H không chỉ ý thức được các hoạt động của chủ thể mà còn tự kiểm soát được quá trình hình thành tri thức H không chỉ có thói quen làm việc độc lập mà còn hình thành một phương pháp tự học, tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động của chính bản thân
Để đánh giá HS, CGD không chỉ nhìn nhận trong cả quá trình mà còn
so sánh đối chiếu với chính cá thể đó ở các thời điểm khác nhau Sự tiến bộ của một HS phải được so sánh với chính bản thân HS trong
Điểm nổi bật trước hết của chương trình này là tính vững chắc Nói như giáo sư Hồ Ngọc Đại đó là việc học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội CGD được thiết kế dựa trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; Học gì được nấy; Học đâu chắc đó Do đó giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không thể tái mù chữ Bất kỳ tiếng nào miễn
là nghe được, nhắc lại được thì viết được và đọc được
Vì những lý lẽ trên dạy đọc có ý nghĩa to lớn đối với HS lớp1 Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập
Nó là công cụ để học tập các môn học khác Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Nó là một khả năng không thể thiếu được
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
Thực tế cho thấy HS lớp 1 thông thường hay đọc vẹt, nghĩa là nhìn
Trang 5hình ảnh để đọc chữ Do vậy dẫn đến tình trạng khi đọc vần mới, tiếng , từ, câu HS thường đọc chậm và đọc không trôi chảy Nhưng tính chất tuyến tính của CGD là hết sức khắt khe nên ngay từ những bài đầu của tiết TV CGD,GV phải dạy HS phát âm đúng,đọc đúng Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng
âm, vần, tiếng Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm Qua giảng dạy Tiếng Việt CGD Tôi thấy yêu cầu đọc của HS lớp 1 rất cao Ngay từ những bài đầu , số lượng chữ
mà HS phải đọc trong việc 3 ( Tiết TV) rất nhiều, ngoài ra khi HS viết được chữ nào thì phải đọc trơn chữ ấy Bắt đầu bằng tiếng nguyên khối –Phân tích tiếng để viết chữ - Trở về tiếng ban đầu tức là đọc trơn Ngay từ khi mới học / a/ b/ ba/ thì đã yêu cầu đọc trơn Có những con chữ có 2,3 cách viết nhưng lại chỉ có một cách đọc (phát âm) như chữ d , gi (đọc: dờ) ; chữ c, k, q ( đọc : cờ) nên có nhiều
HS rất dễ nhầm lẫn theo cách đọc cũ
Là một GV trực tiếp giảng dạy ,Tôi nhận thấy ở lớp 1 hiện nay :
- Được học tập lớp chuyên đề về dạy Tiếng việt CGD Được cung cấp đủ tài liệu, phương tiện giảng dạy
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác,
có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và tâm huyết với việc
- Ở độ tuổi của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn
- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh ,chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp học tập
Năm học 2014-2015, Trường chúng tôi triển khai chương trình môn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục (CGD) theo chủ trương toàn tỉnh Bởi lần đầu tiên tiếp xúc với một chương trình mới nên từ Ban giám hiệu đến các giáo viên lớp 1 trực tiếp đứng lớp rất băn khoăn lo lắng Trong thực tế giảng dạy, giáo viên lớp 1 cũng đã gặp không ít lúng túng khi tất cả HS vào lớp 1 đều chưa biết chữ cái , Trình độ HS nông thôn không đồng đều Mà nhìn vào nội dung sách Tiếng Việt CGD thì số lượng chữ trong mỗi tiết học rất nhiều, mà yêu cầu HS
phải đọc trơn các chữ đó sau khi học xong Lần đầu tiên tiếp xúc với
Trang 6cách dạy theo CGD nên GV chưa thành thạo với việc dạy
Nhưng mọi khó khăn vướng mắc đều được giải quyết khi đến nay trong lớp tôi dạy hầu hết HS đều đọc rất tốt ,tốc độ đọc nhanh hơn hẳn so với cùng thời điểm này của HS lớp 1 học theo chương trình
cũ Điều đó cho thấy rõ sự phù hợp và tính ưu việt của chương trình
Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tốt tôi đã áp
- Để đáp ứng mục tiêu và phù hợp với yêu cầu học Tiếng Việt CGD,Từ đầu năm ,trong cuộc họp phụ huynh học sinh ,Tôi đã đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học.Quán triệt với phụ huynh không được hướng dẫn cho con em đọc bài trước ở nhà vì cách đánh vần mới
- Xây dựng đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau
- Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay sau mỗi tuần học theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu.Đối với các học sinh trung bình yếu, các em nhận diện các chữ cái chậm ,đọc yếu Tôi đã dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho đối tượng này kịp thời với quan điểm :dạy đến đâu,chắc đến đó
Giai đoạn này vô cùng quan trọng Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo như chữ a, chữ g thi tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết và ghi nhớ từng con chữ Vào các buổi chiều ,Tôi cho HS sử dụng Bộ chữ in thường để tổ chức trò chơi “ Ong tìm chữ”.Như vậy qua luyện tập củng cố hàng ngày HS ghi nhớ rất tốt các âm đã học,đọc tốt
Do vậy qua giai đoạn HS học ở quyển 1,Tôi giúp HS nắm chắc 38
âm vị của Tiếng Việt Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát
âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do.Biết ghép phụ
âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau và đọc luôn được các tiếng đó Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2
Trang 7phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi).Yêu cầu của phần này là HS đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút.Với mỗi bài HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài
Để đọc trên bảng Tôi linh động chọn âm , tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình.Yêu cầu HS đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi
Trong các tiết dạy Tôi đã sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc (T- N- N- T) Sau khi đưa chữ in thường giới thiệu, mô phỏng nét cho H, T chỉ vào chữ in thường cho H đọc để các em nhận và nhớ rõ mặt chữ (đọc cá
GV đưa chữ h in thường ra gắn lên bảng và nói: Đây là chữ h in
thường Gồm một nét thẳng đứng và một nét móc xuôi GV chỉ vào
chữ h, H đọc (cá nhân, nhóm, tổ, lớp…)
Khi dạy âm, xong phần giới thiệu chữ in thường Tôi dùng chữ in thường đó gắn ngay một góc bảng Mỗi ngày, trên tấm bìa được gắn thêm một chữ ghi âm mới Cứ như vậy,vào 15 phút đầu giờ,bạn lớp trưởng sẽ cho cả lớp ôn luyện đọc các âm GV đã gắn lên bảng Với cách đó giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ và đọc tốt hơn Ở Mẫu Âm,
bài nào cũng vậy Tôi đều luyện tập rất kĩ bước tìm tiếng mới (thay
âm và thêm thanh để tìm tiếng mới) Mục đích của bước tìm tiếng
mới là HS có thêm vốn tiếng có chứa âm vừa học Qua đó giúp HS
đọc tốt hơn ở việc 3 Đối với bài dạy là phụ âm, bước tìm tiếng mới
là thay âm chính bằng các nguyên âm đã học để có tiếng mới Đối với bài dạy là nguyên âm, bước tìm tiếng mới là thay âm đầu bằng
- Khi HS đưa được tiếng /nho/ vào mô hình T yêu cầu H chỉ vào mô
- H chỉ tay vào mô hình và đọc: /nho/- /nhờ/ - /o/ - /nho/, phần đầu /
Cách đọc như thế giúp H khắc sâu âm vừa học, vị trí mỗi âm trong
GV lệnh: “Thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.”
H nối tiếp đọc các tiếng các em thay, GV viết lên bảng ở V1 (bo, co, cho, do, đo,…) GV chỉ cho H đọc các tiếng T;GV vừa ghi lên bảng
Trang 8(cá nhân, nhóm, lớp).
- Trước khi thêm thanh để có tiếng mới, trên bảng con H có các tiếng không giống nhau Em thì tiếng /bo/, em thì /co/, em thì /do/,…Mục
đích của GV muốn H cùng đưa chung một tiếng thanh ngang, GV phải thêm lệnh: “Đưa trở lại tiếng /nho/ vào mô hình” (hoặc tiếng
thanh ngang nào T chọn: /bo/ hay /co/ chẳng hạn
GV lệnh tiếp: “Thêm thanh để có tiếng mới”
H đọc nối tiếp tiếng các em có, GV viết lên bảng ở V1 (nho, nhò, nhó, nhỏ, nhõ, nhọ) GV chỉ vào các tiếng vừa viết cho H đọc (cá
- Khi TGV chỉ vào các tiếng mới cho H đọc ở bảng việc 1 (kể cả đọc tiếng khó ở việc 3) tuyệt đối GV không đọc mẫu Những tiếng nào H không đọc được, GV che dấu thanh để H đọc tiếng thanh ngang Nếu tiếng thanh ngang đó H không đọc được, GV giúp H nhận ra âm đầu, vần của tiếng đó để đọc được tiếng có thanh ngang rồi sau đó đọc
Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của các em thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ… từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh Khi HS đã nắm chắc tất cả các âm đã học và ghi nhớ các chữ in thường thì việc đọc bài của HS ở sgk dễ dàng Tôi luôn hiểu rõ là dạy cho HS âm nào chắc âm đó Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội Với quan điểm dạy ngữ âm nên chương trình không đặt nặng về nghĩa mà tập trung vào cấu tạo ngữ âm của tiếng Nói như thế không có nghĩa là bỏ qua nghĩa, mà với quan điểm “chân không về nghĩa”, chương trình trước hết giúp học sinh nắm được tiếng Việt trong mối quan hệ ngữ âm của nó Tiếng là vật thật, chữ chỉ là vật thay thế Cái mà học sinh lớp 1 muốn nắm và cần phải nắm trước hết là “vật thật” Khi nắm được “vật thật” một cách chắc chắn rồi thì các em mới có thể sử dụng nó trong học tập và giao tiếp Khi
đó nghĩa sẽ được các em nắm bằng nhiều con đường mà không cần giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức Chính vì tuân thủ quan điểm này mà chương trình đảm bảo dạy học sinh lớp 1 nắm chắc về nguyên âm, phụ âm, biết chắc chắn một vần, một tiếng cụ thể có thể ghép với bao nhiêu thanh và đặc biệt các em nắm rất chắc luật chính tả Học chương trình này, HS chỉ cần học đến quyển 2 (tuần 10) là các em tự đọc được, viết được và rất đúng chính tả Đây thực sự thành công bước đầu rất lớn của chương trình TV CGD
HS Viết xong chữ nào đọc trơn chữ đó, đọc chữ mình viết ra Chữ
Trang 9ghi tiếng thanh ngang phải là một khối đúc liền nhìn vào cả chữ và đọc trơn Đọc trơn chữ ghi tiếng thanh ngang là cơ sở để đọc trơn
Nếu HS nào yếu ,GV hướng dẫn HS Phân tích trên chữ quen gọi
là đánh vần Đánh vần theo cơ chế lưỡng phân (phân hai, tách hai,
VD: 1 toàn /toan/ - / huyền/ - /toàn/.
2 toan /tờ/ - /oan/ - / toan/ .
3 oan /o/ - /an/ - / oan/ .
4 an /a/ - //n/ - /an/.
Như vậy,GV hướng dẫn HS đọc các tiếng mà HS còn quên theo cơ
*Tạm thời “bỏ” thanh ra (che đi) - đọc trơn tiếng thanh ngang
*Trả lại thanh – đọc tiếng có thanh (nhìn chữ thanh ngang rồi “ lắp”
Đọc cả 4 mức độ: To – nhỏ - nhẩm- thầm (đọc thầm, đọc bằng mắt)
vì Đọc cả 4 mức độ là quá trình chuyển từ ngoài vào trong giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ nên GV cần huấn luyện ngay từ đầu và làm
Mỗi khi HS đọc phân tích:GV quản lý việc học của học sinh (Bằng miệng và bằng tay) giúp học sinh nhận biết từng phần của tiếng có
Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên
biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng
Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen:nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để
1/ Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ay : vần ay gồm 2 âm: âm
Vị trí âm trong vần: âm a đứng trước, âm y đứng sau
- Hướng dẫn học sinh: âm a đứng trước , ta đọc a trước, âm y đứng sau ta đọc y sau : a_ y _ ay
Kết hợp dùng bộ chữ học vần tiếng vần dành cho học sinh sử dụng
bộ thực hành ghép chữ dành cho lớp Một để học sinh tìm và ghép
âm , thanh , tiếng mới trong mỗi bài Học vần
Trang 10Ví dụ : Yêu cầu các em: chọn đúng hai âm : a và y Ghép đúng vị trí : a trước y sau Nếu các em đã ghép đúng giáo viên hướng dẫn cách đánh vần và đọc trơn vần như trên các em sẽ nhận biết và đọc được vần ay Với cách dạy phân tích, nhận diện và ghép vần vào bảng cài học sinh như thế , nếu được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện và ghép vần dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa tiếng việt 1 có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc.Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần sau đó cho các em ghép chữ cái đầu với vần vừa
Hàng ngày tôi luôn đưa ra cho học sinh so sánh vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so sánh VD: dạy vần ay cho học sinh so sánh với vần ai , từ đây học sinh tìm
ra âm giống nhau âm nào , khác nhau âm nào ? Rồi so sánh cả hai vần trong bài học : ay / ây Từ đây giúp các em có kỹ năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần trong phân môn Học vần
3.3, Dạy phần Luyện đọc câu, bài ứng dụng:
- Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu Học sinh khá- giỏi đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt Còn học sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn Vì thế đối với các học sinh này, sang phần đọc câu,
từ ,bài ứng dụng ,giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm
VD: Dạy bài đọc Nước Việt Nam ta (sách Tiếng Việt 1-CGD-Tập 3) Nếu tiếng nào HS chưa đọc được,GV ghi lên bảng rồi hướng dẫn HS đánh vần theo cơ chế tách đôi và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ học