1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

23 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Các mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ ở Việt Nam .LỜI MỞ ĐẦU I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ 2Các hoạt động của kiểm toán nội bộ 3Cách thức tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ4Kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ ở một số nước trên thế giới II:THỰC TRẠNG BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1Môi trường pháp lý của kiểm toán nội bộ 2Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam III:NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1Ưu điểm 2Những tồn tại và nguyên nhân 3Ý kiến đề xuất KẾT LUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU KTNB đã được tổ chức ở nhiều DN Việt Nam có quy mô lớn. Bước đầu, KTNB đã đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý cũng như hoạt động kiểm soát nói chung trong DN Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động KTNB trong các DN Việt Nam đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy KTNB. Chính về vấn đề quan trọng này, nhóm 3 đã tìm hiểu chủ đề “Các mô hình tổ chức KTNB ở Việt Nam”. Nội dung chính gồm 3 phần:I.Cơ sở lí luận của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệpII.Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt NamIII.Nhận xét và một số ý kiến đề xuất I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KTNB TRONG DOANH NGHIỆP1, Bản chất và ý nghĩa KTNB là một trong ba loại hình kiểm toán khi phân loại theo chủ thể thực hiện kiểm toán. So với hai loại hình kiểm toán khác là kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước, KTNB xuất hiện muộn hơn nhưng có bước phát triển nhanh chóng cả về nhận thức và thực hành kiểm toán. Quá trình phát triển của loại hình KTNB nằm trong xu hướng phát triển chung của các loại hình kiểm toán khác nhau song có bản chất và chức năng chung. Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được kiểm toán do KTV có trình độ nghiệp vu tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lí có hiệu lực. Kiểm toán không phải hoạt động tự thấn hay vị thân mà phát sinh từ nhu cầu của quán lý. Ban đầu, chức năng KTNB phát sinh khi một cá nhân muốn kiểm tra, đánh giá lại công việc đã hoàn thành. Chức năng này có thể mở rộng đối với các chủ thể hoặc hoạt động khác có liên quan. Trong một doanh nghiệp, nhà quản lý cùng với nhân viên cũng có thể thực hiện các công việc ấy dưới mức độ khác nhau, cách thức khác nhau và thực hiện trực tiếp với tư cách là một phần của quản lý. Do khối lượng và mức độ phức tạp các hoạt động, sự đòi hỏi cao hơn về độ tin cậy và tính khách quan trong quá trình thực hiện làm cho nhà quản lý không thể thực hiện trực tiếp kiểm tra độ tin cậy thông tin cũng như đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động. KTNB xuất hiện, thực hiện các hoạt động trợ giúp đối với nhà quản lý xuất phát từ chính nhu cầu kiểm tra, đánh giá độc lập về tính hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế của các hoạt động trong doanh nghiệp. Với sự phát triển không ngừng của hoạt động kiểm toán nói chung, KTNB nói riêng và yêu cầu quản lí trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, đến tháng 6 năm 1999, trải qua rất nhiều quan điểm khác nhau, Hội đồng Giám đốc của IIA đã thông qua một định nghĩa mới về KTNB. Theo đó, KTNB được định nghĩa: “KTNB là một hoạt động độc lập, đảm bảo các mục tiêu và các hoạt động tư vấn, được thiết kế đẻ gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức thực hiện được mục tiêu của mình bằng cách tiếp cận hệ thống, nguyên tắc để đánh giá và cải thiện hiệu năng trong quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và các quá trình quản lý. Quan niệm về KTNB có những điểm chung, đồng thời cũng có những nét đặc trưng riêng phân biệt so với các loại hình kiểm toán khác về tính độc lập, về chức năng, về phạm vi… Mặc dù có những điểm khác nhau trong một số nội dung cụ thể nhưng về cơ bản các quan điểm về KTNB đều chỉ rõ những điểm sau đây: Thứ nhất: KTNB là một loại hình tổ chức có chức năng đo lường và đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động khác nhau trong đơn vị kể cả hoạt động kiểm soát. Khi tổ chức xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch, KTNB phải thực hiện các công việc nhằm quản lý và đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, KTNB cũng là một loại kiểm soát được nhà quản lý sử dụng trong nhiều hoạt động kiểm soát khác nhau. Theo ý nghĩa này, KTV nội bộ phải là người vừa có năng lực chuyên môn kiểm toán, đồng thời phải am hiểu bản chất và phạm vi các hoạt động được kiểm toán. Thứ hai: KTNB là một hoạt động nội kiểm có tính độc lập trong một cơ quan, tổ chức nói chung và trong một đơn vị hoạt động kinh doanh nói riêng. Hoạt động này thường được thực hiện bởi các KTV nội bộ. Tuy nhiên, quan điểm KTNB hiện đại cho rằng, KTNB có thể thực hiện bởi các chuyên gia kiểm toán bên ngoài. Thứ ba: KTNB thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động tài chình và phi tài chính trong tổ chức. Quá trình đánh giá này mang tính hệ thống và theo các nguyên tắc với ý nghĩa các KTV nội bộ thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực nghề nghiệp và các Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (Generally Accepted Auditing Standards – GAAS). Thứ tư: Khi thực hiện kiểm toán, KTV nội bộ phải đáp ứng các yêu cầu chung về tính độc lập và mức độ tinh thông nghề nghiệp tương xứng. Thứ năm: KTNB tồn tại để hỗ trợ hoặc tạo ra lợi ích cho tổ chức. Hoạt động này không mang tính “tự thân” mà xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi khách quan của quản lý. Bản thân KTNB thực hiện theo các mục tiêu và mục đích của tổ chức. Thứ sáu: Đối tượng phục vụ của KTNB là ban giám đốc, Hội đồng quản trị, và các bộ phận được kiểm toán với các yêu cầu khác nhau. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khái quát một định nghĩa về KTNB như sau: KTNB là một chức năng đánh giá độc lập, có hệ thống về các hoạt động khác nhau và hoạt động kiểm soát trong phạm vi một tổ chức như là một sự trợ giúp cho nhà quản lý trên các khía canh: Độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin về các hoạt động trong đơn vị; Về khả năng nhận diện và làm giảm các rủi ro đối với tổ chức; Về việc chấp hành luật pháp, các chính sách và quy định của tổ chức; Về việc thực hiện các chuẩn mực; Về tính tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực; Về kết quả đạt được trong quan hệ với các mục tiêu của tổ chức. KTNB thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp và tính hiệu lực của các hoạt động kiểm soát khác. Phạm vi của KTNB có sự chuyển hướng từ lĩnh vực kiểm toán truyền thống kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ sang kiểm toán hoạt động theo yêu cầu quản lý. KTNB ngày càng trở thành phương sách quản lý có hiệu quả phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý điều hành tổ chức hướng tới hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.2, Các hoạt động của kiểm toán nội bộ Quan điểm hiện đại về KTNB chỉ rõ, KTNB thực hiện các loại hình kiểm toán khác nhau bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán hoạt động và Kiểm toán liên kết. a, Kiểm toán báo cáo tài chính Lịch sử phát triển KTNB đã chứng minh: KTV nội bộ đã thực hiện lĩnh vực kiểm toán tài chính lần đầu tiên trong các đơn vị ở khu vực công và còn tiếp tục cho đến nay. Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị. BCTC hướng tới việc cung cáp thông tin cho các đối tượng sử dụng ngoài doanh nghiệp. Ngược lại, báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng nội bộ. BCKTQT gồm nhiều loại khác nhau phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định. Nội dung kiểm toán khi thực hiện với hai loại báo cáo này gồm: kiểm tra, xác nhận về tính kịp thời, đầy đủ khách quan, tin cậy của các BCTC và các BCKTQT trước khi Tổng giám đốc kí duyệt và công bố; Kiểm tra đánh giá về thông tin trình bày trên các BCTC và BCKTQT. Trên cơ sở đó, KTNB đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý hiệu quả. b, Kiểm toán hoạt động Theo thời gian, hoạt động điều tra, xác minh, đánh giá được mở rộng tới nhiều bộ phận hoạt động khác nhằm kiểm soát một số hoạt động nhất định trong đơn vị. Những hoạt động được quan tâm đầu tiên gồm: các hoạt động kiểm soát liên quan đến hoạt động tiền lương, quản lý hàng tồn kho, lưu trữ… Kết quả hoạt động từ những bộ phận khác trong đơn vị có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh. KTV nội bộ bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng của những bộ phận này. Vì vậy, kiểm toán hoạt động ra đời, được xem là lĩnh vực kiểm toán chủ đạo của KTNB hiện đại. Trong kiểm toán hoạt động, KTV nội bộ có thể đánh giá tính hiệu quả, tác dụng của một phương án kinh doanh, một quy trình công nghệ hoặc một tài sản cố định muốn đưa vào hoạt động… Kiểm toán hoạt động không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ tài chính mà có thể thực hiện trong các lĩnh vực phi tài chính. Những nội dung kiểm toán hoạt động được KTNB quan tâm nhiều nhất là: Kiểm toán việc huy động, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực khác nhau của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Kiểm toán tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới phân phối, sử dụng thu nhập, bảo toàn vốn và phát triển vốn trong DN; Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của DN; Kiểm tra và đánh giá thành tích và kết quả thực hiện một chương trình, dự án cụ thể. c, Kiểm toán liên kết Kiểm toán liên kết thức chất là sự sáp nhập các loại kiểm toán trên.Loại hình kiểm toán này được áp dụng đầu tiên trong các đơn vị hoạt động công ích sau này mở rộng sang các đơn vị hoạt động vì lợi nhuận.Kiểm toán liên kết là việc thẩm định,soát xét công việc quản lý các nguồn tài chính,nhân lực,vật lực,đã ủy quyền cho người sử dụng theo mục tiêu đặt ra.Với ý nghĩa đó,kiểm toán liên kết hướng tới việc đánh giá tính trung thực và mức độ an toàn của các nghiệp vụ tài chính ,chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ.Bên cạnh đó,kiểm toán liên kết hướng tới đánh giá thành tích và kết quả của việc xây dựng hệ thống thông tin và quản lý cũng như quá trình điều hành để hướng tới tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực.Đây sẽ là loại hình kiểm toán mà KTNB phải quan tâm nhiều hơn vì những lợi ích từ phía cộng đồng mà hoạt động KTNB sẽ mang lại.Điều này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn ngay cả đối với các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận đang phải đối mặt với sự khan hiếm các nguồn lực,sử dụng lãng phí tài nguyên,ô nhiễm môi trường,…. Như vậy,KTNB thực hiện đầy đủ các lĩnh vực kiểm toán khác nhau gồm kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động.KTNB thực hiện chức năng chung là xác minh và bày tỏ ý kiến về các đối tượng được kiểm toán.Chức năng xác minh giúp KTV tìm kiếm bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy làm cơ sở để trình bày ý kiến về đối tượng kiểm toán. Các bằng chứng kiểm toán trong KTNB cũng phải thỏa mãn các yêu cầu chung như trong những loại hình tổ chức kiểm toán khác.Vì vậy,xuyên suốt quá trình thực hiện KTNB là quá trình tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đưa ra kết luận ,đề xuất ý kiến và lập báo cáo kiểm toán. 3, Cách thức tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Trước hết,bộ máy KTNB là hệ thống của các KTV do đơn vị tự lập ra đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ. Tổ chức bộ máy KTNB phải trên cơ sở tổ chức công việc của KTNB vì tổ chức công việc của KTNB ở cấp cao nhất trở thành một trong những chiến lược hàng đầu để đạt mục đích và các mục tiêu của hoạt động KTNB. Trở lại với cơ cấu tổ chức của KTNB,nếu phân chia theo cách thức tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán ,bộ máy KTNB được tổ chức theo những cách thức sau đây:Thứ nhất: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo lĩnh vực kiểm toán Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo cách này dựa trên logic thực tế là các KTV nội bộ “ độc lập”sẽ làm việc hiêu quả nhất khi được giao trách nhiệm kiểm toán một loại nghiệp vụ riêng biệt của công ty.Thực hiện theo cách này,bộ máy KTNB thực hiện chuyên môn hóa theo loại nghiệp vụ cụ thể khi kiểm toán.Nếu một công ty có quy mô lớn,gồm nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Mỗi đơn vị thành viên khác nhau lại có một hoạt động tương tự như nhau.Trong trường hợp này ,công ty tổ chức các nhóm KTV nội bộ kiểm toán theo nghiệp vụ giống nhau sẽ mang lại hiệu quả cao.Vì vậy,bộ máy KTNB có thể đạt được hiệu năng quản lý.Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo lĩnh vực kiểm toán được khái quát trong sơ đồ dưới đây.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

1-Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ

2-Các hoạt động của kiểm toán nội bộ

3-Cách thức tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

4-Kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ ở một số nước trên thế giới

II:THỰC TRẠNG BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1-Môi trường pháp lý của kiểm toán nội bộ

2-Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam

III:NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

KTNB đã được tổ chức ở nhiều DN Việt Nam có quy mô lớn Bước đầu, KTNB đã đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý cũng như hoạt động kiểm soát nói chung trong DN Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động KTNB trong các DN Việt Nam đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy KTNB Chính về vấn đề quan trọng này, nhóm 3 đã tìm hiểu chủ đề “Các mô hình tổ chức KTNB ở Việt Nam” Nội dung chính gồm 3 phần:

I Cơ sở lí luận của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

II Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt NamIII Nhận xét và một số ý kiến đề xuất

Trang 3

I - CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KTNB

TRONG DOANH NGHIỆP

1, Bản chất và ý nghĩa

KTNB là một trong ba loại hình kiểm toán khi phân loại theo chủ thể thực hiện kiểm toán So với hai loại hình kiểm toán khác là kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước, KTNB xuất hiện muộn hơn nhưng có bước phát triển nhanh chóng

cả về nhận thức và thực hành kiểm toán Quá trình phát triển của loại hình KTNB nằm trong xu hướng phát triển chung của các loại hình kiểm toán khác nhau song

độ tin cậy và tính khách quan trong quá trình thực hiện làm cho nhà quản lý không thể thực hiện trực tiếp kiểm tra độ tin cậy thông tin cũng như đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động KTNB xuất hiện, thực hiện các hoạt động trợ giúp đối với nhà quản lý xuất phát từ chính nhu cầu kiểm tra, đánh giá độc lập về tính hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế của các hoạt động trong doanh nghiệp

Với sự phát triển không ngừng của hoạt động kiểm toán nói chung, KTNB nói riêng và yêu cầu quản lí trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, đến tháng

6 năm 1999, trải qua rất nhiều quan điểm khác nhau, Hội đồng Giám đốc của IIA

đã thông qua một định nghĩa mới về KTNB Theo đó, KTNB được định nghĩa:

“KTNB là một hoạt động độc lập, đảm bảo các mục tiêu và các hoạt động tư vấn, được thiết kế đẻ gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động của một tổ chức KTNB giúp cho tổ chức thực hiện được mục tiêu của mình bằng cách tiếp cận hệ thống, nguyên tắc để đánh giá và cải thiện hiệu năng trong quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và các quá trình quản lý

Quan niệm về KTNB có những điểm chung, đồng thời cũng có những nét đặc trưng riêng phân biệt so với các loại hình kiểm toán khác về tính độc lập, về

Trang 4

chức năng, về phạm vi… Mặc dù có những điểm khác nhau trong một số nội dung

cụ thể nhưng về cơ bản các quan điểm về KTNB đều chỉ rõ những điểm sau đây: Thứ nhất: KTNB là một loại hình tổ chức có chức năng đo lường và đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động khác nhau trong đơn vị kể cả hoạt động kiểm soát Khi tổ chức xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch, KTNB phải thực hiện các công việc nhằm quản lý và đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra Như vậy, KTNB cũng là một loại kiểm soát được nhà quản lý sử dụng trong nhiều hoạt động kiểm soát khác nhau Theo ý nghĩa này, KTV nội bộ phải là người vừa có năng lực chuyên môn kiểm toán, đồng thời phải am hiểu bản chất và phạm vi các hoạt động được kiểm toán

Thứ hai: KTNB là một hoạt động nội kiểm có tính độc lập trong một cơ quan, tổ chức nói chung và trong một đơn vị hoạt động kinh doanh nói riêng Hoạt động này thường được thực hiện bởi các KTV nội bộ Tuy nhiên, quan điểm

KTNB hiện đại cho rằng, KTNB có thể thực hiện bởi các chuyên gia kiểm toán bênngoài

Thứ ba: KTNB thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động tài chình và phi tài chính trong tổ chức Quá trình đánh giá này mang tính hệ thống và theo các nguyên tắc với ý nghĩa các KTV nội bộ thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực nghề nghiệp và các Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GenerallyAccepted Auditing Standards – GAAS)

Thứ tư: Khi thực hiện kiểm toán, KTV nội bộ phải đáp ứng các yêu cầu chung về tính độc lập và mức độ tinh thông nghề nghiệp tương xứng

Thứ năm: KTNB tồn tại để hỗ trợ hoặc tạo ra lợi ích cho tổ chức Hoạt động này không mang tính “tự thân” mà xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi khách quan của quản lý Bản thân KTNB thực hiện theo các mục tiêu và mục đích của tổ chức Thứ sáu: Đối tượng phục vụ của KTNB là ban giám đốc, Hội đồng quản trị,

và các bộ phận được kiểm toán với các yêu cầu khác nhau

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khái quát một định nghĩa về KTNBnhư sau: KTNB là một chức năng đánh giá độc lập, có hệ thống về các hoạt động khác nhau và hoạt động kiểm soát trong phạm vi một tổ chức như là một sự trợ giúp cho nhà quản lý trên các khía canh: Độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin về các hoạt động trong đơn vị; Về khả năng nhận diện và làm giảm các rủi ro đối với tổ chức; Về việc chấp hành luật pháp, các chính sách và quy định của

tổ chức; Về việc thực hiện các chuẩn mực; Về tính tiết kiệm và hiệu quả trong việc

Trang 5

sử dụng nguồn lực; Về kết quả đạt được trong quan hệ với các mục tiêu của tổ chức KTNB thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp và tính hiệu lực của các hoạt động kiểm soát khác Phạm vi của KTNB có sự chuyển hướng từ lĩnh vực kiểm toán truyền thống - kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ sang kiểm toán hoạt động theo yêu cầu quản lý KTNB ngày càng trở thành phương sách quản lý

có hiệu quả phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý điều hành tổ chức hướng tới hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý

2, Các hoạt động của kiểm toán nội bộ

Quan điểm hiện đại về KTNB chỉ rõ, KTNB thực hiện các loại hình kiểm toán khác nhau bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán hoạt động và Kiểm toán liên kết

a, Kiểm toán báo cáo tài chính

Lịch sử phát triển KTNB đã chứng minh: KTV nội bộ đã thực hiện lĩnh vực kiểm toán tài chính lần đầu tiên trong các đơn vị ở khu vực công và còn tiếp tục cho đến nay Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị BCTC hướng tới việc cung cáp thông tin cho các đối tượng

sử dụng ngoài doanh nghiệp Ngược lại, báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng nội bộ BCKTQT gồm nhiều loại khác nhau phục vụcho nhà quản trị ra quyết định Nội dung kiểm toán khi thực hiện với hai loại báo cáo này gồm: kiểm tra, xác nhận về tính kịp thời, đầy đủ khách quan, tin cậy của các BCTC và các BCKTQT trước khi Tổng giám đốc kí duyệt và công bố; Kiểm tra đánh giá về thông tin trình bày trên các BCTC và BCKTQT Trên cơ sở đó, KTNB đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý hiệu quả

b, Kiểm toán hoạt động

Theo thời gian, hoạt động điều tra, xác minh, đánh giá được mở rộng tới nhiều bộ phận hoạt động khác nhằm kiểm soát một số hoạt động nhất định trong đơn vị Những hoạt động được quan tâm đầu tiên gồm: các hoạt động kiểm soát liên quan đến hoạt động tiền lương, quản lý hàng tồn kho, lưu trữ… Kết quả hoạt động từ những bộ phận khác trong đơn vị có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh KTV nội bộ bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng của những bộ phận này Vì vậy, kiểm toán hoạt động ra đời, được xem là lĩnh vực kiểm toán chủ đạo của KTNB hiện đại Trong kiểm toán hoạt động, KTV nội bộ có thể đánh giá tính hiệu quả, tác dụng của một phương án kinh doanh, một quy trình công nghệ

Trang 6

hoặc một tài sản cố định muốn đưa vào hoạt động… Kiểm toán hoạt động không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ tài chính mà có thể thực hiện trong các lĩnh vực phi tài chính Những nội dung kiểm toán hoạt động được KTNB quan tâm nhiều nhất là: Kiểm toán việc huy động, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực khác nhau của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Kiểm toán tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới phân phối, sử dụng thu nhập, bảo toàn vốn và phát triển vốn trong DN; Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của DN; Kiểm tra và đánh giá thành tích và kết quả thực hiện một chương trình, dự án cụ thể.

c, Kiểm toán liên kết

Kiểm toán liên kết thức chất là sự sáp nhập các loại kiểm toán trên.Loại hình kiểm toán này được áp dụng đầu tiên trong các đơn vị hoạt động công ích sau này mở rộng sang các đơn vị hoạt động vì lợi nhuận.Kiểm toán liên kết là việc thẩm định,soát xét công việc quản lý các nguồn tài chính,nhân lực,vật lực,đã ủy quyền cho người sử dụng theo mục tiêu đặt ra.Với ý nghĩa đó,kiểm toán liên kết hướng tới việc đánh giá tính trung thực và mức độ an toàn của các nghiệp vụ tài chính ,chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ.Bên cạnh đó,kiểm toán liên kết hướng tới đánh giá thành tích và kết quả của việc xây dựng hệ thống thông tin và quản lý cũng như quá trình điều hành để hướng tới tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực.Đây sẽ là loại hình kiểm toán mà KTNB phải quan tâm nhiều hơn vì những lợi ích từ phía cộng đồng mà hoạt động KTNB sẽ mang lại.Điều này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn ngay cả đối với các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận đang phải đối mặt với sự khan hiếm các nguồn lực,sử dụng lãng phí tài nguyên,ô nhiễm môi trường,…

Như vậy,KTNB thực hiện đầy đủ các lĩnh vực kiểm toán khác nhau gồm kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động.KTNB thực hiện chức năng chung là xác minh và bày tỏ ý kiến về các đối tượng được kiểm toán.Chức năng xác minh giúp KTV tìm kiếm bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy làm cơ sở để trình bày ý kiến về đối tượng kiểm toán Các bằng chứng kiểm toán trong KTNB cũng phải thỏa mãn các yêu cầu chung như trong những loại hình tổ chức kiểm toán khác.Vì vậy,xuyên suốt quá trình thực hiện KTNB là quá trình tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đưa ra kết luận ,đề xuất ý kiến và lập báo cáo kiểm toán

Trang 7

3, Cách thức tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

Trước hết,bộ máy KTNB là hệ thống của các KTV do đơn vị tự lập ra đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ Tổ chức bộ máy KTNB phải trên cơ sở tổ chức công việc của KTNB vì tổ chức công việc của KTNB ở cấp cao nhất trở thành một trongnhững chiến lược hàng đầu để đạt mục đích và các mục tiêu của hoạt động KTNB Trở lại với cơ cấu tổ chức của KTNB,nếu phân chia theo cách thức tổ chức

bộ máy thực hiện kiểm toán ,bộ máy KTNB được tổ chức theo những cách thức sau đây:

Thứ nhất: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo lĩnh vực kiểm toán

Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo cách này dựa trên logic thực tế là các KTV nội bộ “ độc lập”sẽ làm việc hiêu quả nhất khi được giao trách nhiệm kiểm toán một loại nghiệp vụ riêng biệt của công ty.Thực hiện theo cách này,bộ máy KTNB thực hiện chuyên môn hóa theo loại nghiệp vụ cụ thể khi kiểm toán.Nếu một công

ty có quy mô lớn,gồm nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khácnhau.Mỗi đơn vị thành viên khác nhau lại có một hoạt động tương tự như

nhau.Trong trường hợp này ,công ty tổ chức các nhóm KTV nội bộ kiểm toán theo nghiệp vụ giống nhau sẽ mang lại hiệu quả cao.Vì vậy,bộ máy KTNB có thể đạt được hiệu năng quản lý.Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo lĩnh vực kiểm toán được khái quát trong sơ đồ dưới đây

Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy KTNB theo lĩnh vực

Trang 8

Theo cách tiếp cận tổ chức bộ máy KTNB,nhược điểm lớn là không thể tránh được sự trùng lặp trong thực hành kiểm toán ở các đơn vị khác nhau.Vì vậy,tổ chức bộ máy nội bộ như vậy sẽ dẫn tới chi phí đi lại tăng lên, lãng phí thời gian… đặc biệt là nếu công ty gồm nhiều đơn vị thành viên hoạt động phân tán về địa lý, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau…

Nhược điểm lớn thứ hai là tiến hành kiểm soát theo loại nghiệp vụ sẽ không đem lại hiệu quả cao như trong trường hợp kết hợp kiểm toán loại nghiệp vụ khác nhau

Như vậy,phân tích trên đây chỉ rõ việc sử dụng mô hình cách tiếp cận theo lĩnh vực kiểm toán phải đảm bảo sự thận trọng thích đáng.Trong trương hợp khôngchắc chawnsm tổ chức bộ máy KTNB nên có sự lựa chọn kết hợp

Thứ hai:Tổ chức bộ máy kiếm toán nội bộ theo mô hình song song

Trong một DN có quy mô lớn và có nhiều lính vực hoạt động, tổ chức bộ máy KTNB thường giao trách nhiệm cho KTV nội bộ theo những “ngành” hoạt động.Nếu mỗi bộ phận cấu thành đơn vị này được chuyên môn hóa theo

“ngành”,các KTV nội bộ ở ngành này có thể đạt được nhương ưu thế đặc biệt về lĩnh vực chuyên môn kể cả các hoạt động nghiệp vụ riêng biệt.Mô hình tổ chức bộKTNB song song làm cho các KTV nội bộ có thể phát triển mối quan hệ cộng tác với những nhà quản lý tốt hơn ,đặc biệt là ở ngành hoạt động mà KTV phụ trách

Tuy nhiên , cách thiết lập này cũng có những hạn chế tương tự như trong trường hợp thứ nhất.Ngoài ra, theo cách tổ chức này KTV nội bộ có thể đạt được những mối quan hệ đặc biệt với nhân viên trong ngành,trong tổ chức hay đợn vị.Điều này có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và tính khách quan của KTNB.Bên cạnh đó vấn đề bố trí nhân sự và số lượng nhân viên kiểm toán cũng đặt ra đối với

mô hình này

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo chức năng song song

Trang 9

Thứ ba: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo khu vực địa lý

Trong cách tiếp cận tổ chức bộ máy KTNB theo khu vực địa lý,một KTV nội bộ riêng biệt hoặc một nhóm KTV nội bộ sẽ thực hiện kiểm toán tất cả hoạt động,nghiệp vụ của công ty ở một khu vực địa lý nhất định.Trong trường hợp khác,cách tổ chức này có thể tự điều chỉnh và trở thành mô hình thứ 2.Chính vì thế mà

nó có những ưu nhược điểm tưởng tự như hai loại đầu tiên,Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận được đánh giác là tốt nhất và là loại tiếp cận được sử dụng nhiều nhất trong KTNB trong thức tế kiểm toán ở các nước có hoạt động KTNB phát triển

Mô hình tổ chức bộ phận KTNB theo khu vực địa lý trong DN được khái quát trong hình 1.3

Trang 10

Thứ tư: Tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ sử dụng nhân viên ở trụ sở

Đây là mô hình tổ chức bộ phận KTNB trong đó bộ phận KTNB được tổ chức theo một trong ba mô hình trên kết hợ với một vài tổ chức ở trụ sở.Trong trường hợp này,”trung tâm” sẽ có ít nhất là tưởng phòng KTNB và thư ký

Tất cả hay hầu hết các báo cáo kiểm toán được xem xét và xử lý ở cấp lãnh đạo trung tâm.Trong những trường hợp cần thiết,một hình thức chuyên môn đặc biệt sẽ được áp dụng là sử dụng nhân viên chức năng đặc biệt.Nhân viên chức năngđặc biệt có trình độ chuyên môn trong một số lĩnh vực đặc biệt,có liên quan đến hoạt động kiểm toán và sẵn sàng trợ giúp cho hoạt động này khi cần thiết.Trong một cách phân loại khác,bộ phận KTNB có thể tổ chức thoe mô hình tập trung hay phân tán.Phần lớn các trường hợp tổ chức bộ phận KTNB,các KTV có biên chế KTNB đều ở chỉ huy trưởng

Theo mô hình tập trung KTV thường xuyên phải di truyển từ “căn cứ” tới các địa điểm khác nhau để thực hiện kiểm toán.Ngoài ra ,KTV có thể bị ảnh hươngbởi các điểu kiện khác trong thực hiện kiểm toán

Với mô ình tổ chức bộ phận KTNB phân tán,KTV nội bộ có thể được giao

về các đơn vị thành viên,các công ty thành viên.Về mặt lý thuyết mô hình này có thể thực hiện nhưng trên thực tế không thể vì những giới hạn về chi phí cho tổ chức,số lượng nhân viện kiểm toán,kiểm soát hoạt động kiểm toán,…Tuy nhiên một cách tổ chức phấn tán được vận dụng là bộ phận KTNB có tổ chức các văn

Trang 11

phòng KTNB theo khu vực.Theo đó nhận viên kiểm toán có thể đưuọc chị định làm việc tại các văn phong KTNB ở các khu vực.Theo đó nhân viên kiểm toán có thể được chỉ định làm việc tại các văn phòng KTNB ở các khu vực.

Những ưu và nhược điểm trong cách tổ chức sử dụng văn phòng KTNB đóng tại địa bàn được khái quát trong bảng 1.1

Bộ phận KTNB phải đọc lập với hoạt động,bộ phận được kiểm toán trong DN.Công việc của KTV nội bộ phải tách ra khỏi các nghiệp vụ hàng ngày của DN,bên cạch đó một mặt qua trọng trong quan hệ giẵ bộ phận KTNB với các bộ phận và hoạt động khác trong DN là :KTV nội bộ không lấn át vai trò và trách nhiệm của bộ phận hay cá nhân khác,KTV chịu trách nhiệm thực hiện công việc

mà họ thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ.Một mặt khác liên qua đến mối quan

hệ giũa KTNB và các bộ phận khác hay họa động khác trong DN là không thể tránh khỏi.Trên thức tế ,mối bộ phận khascnhau trong một tổ chức đều phải thực hiện mọ nhiệm vụ được giao ới trách nhiệm và nỗ lực cao nhất.Vì vậy, bộ phận KTNB sẽ thực sự độc lập với hoạt động ,bộ phận được kiểm toán khi bộ phận này thực sư tách biệt với các bộ phận nghiệp vujvaf những nhận viên chức năng như tài chính,sản xuất…

Với ý nghĩa như vậy , bộ phận KTNB có thể được tổ chức theo mô hình tiêu biể sau

Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ phận KTNB điển hình

Ngày đăng: 10/12/2017, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w