1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình hình nền kinh tế thế giới vào năm 2008

5 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 24,24 KB

Nội dung

Tình hình nền kinh tế thế giới vào năm 2008 Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường ch

Trang 1

CHỦ ĐỂ:

CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ NĂM 2008

I. Tình hình nền kinh tế thế giới vào năm 2008

Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão"

Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", theo lời ông Alan

Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ năm 2006

II. Dấu hiệu

Sự sụp đổ của nhiều ngân hàng Mỹ: -Hai quỹ phòng hộ của Bear Stearns- ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 tại Mỹ phá sản

- 11/9/2008: cổ phiếu của ngân hàng Lehman Brothers tụt giảm 45%

- American International Group- tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố

- NH Goldman Sachs và Morgan

Stanley-> tập đoàn ngân hàng đa năng đánh dâu kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại phố Wall

- 25/9 NH Washington Mutual- một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ sụp đổ

- Bình quân mỗi tháng từ t1 đến t9 năm

2008 thì 84 nghìn lượt người lao động của Hoa Kì mất việc

-III. Nguyên nhân

Tiêu dùng của người dân tăng quá mức do sự lạc quan và sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng trong việc cho vay tiêu dùng -> thâm hụt thương mại lớn, hệ thống kinh tế dễ bị tổn thương bởi mối quan hệ vay nợ dễ dãi và chồng chéo

Trang 2

 Mỹ vay nợ:phát hành trái phiếu Do sự chủ quan rằng thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ được bù đắp bởi các khoản đầu tư của nước ngoài và hệ thống kinh tế có khả năng tự điều chỉnh về mức cân bằng

Nhưng thâm hụt tăng mạnh -> giá trị đồng tiền giảm do NH trung ương phải in thêm tiền -> USD mất giá -> Kinh tế suy thoái -> Tiêu dùng giảm -> suy thoái toàn diện

• Khoản vay dễ dãi -> không có khả năng thu hồi cho vay dưới chuẩn tăng mạnh, NH cầm

cố động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả -> dư nợ từ 160 tỉ USD 2001 -> 540

tỉ vào 2004 ->> bùng nổ 1300 tỉ vào 2007 -> thị trường bất động sản đóng băng và sụt giảm

IV. Diễn biến

- 2007: kinh doanh bất động sản liên tục thất bại, số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989, ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dướu chuẩn phá sản, gần 1,3 triệu nhà ở bất động sản bị tịch thu để thế chấp nợ tăn 79% từ năm 2006 Thư ký bộ tài chính gọi bong bóng bất động sản lần này là mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế

- 2008: ngay từ đầu năm, nền kinh tế đầu tàu thời gian này đã liên tiếp hứng chịu những thông tin không mấy lạc quan và nguy cơ bùng phát cuộc khủng hoảng trên diện rộng khi lần lượt các tổ chức tín dụng lớn rơi vào tình trạng bi đát

- Cụ thể: 17/7 các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đô la

14/9 : Merrill lynch được bán cho bank America với giá 50 tỷ đô la

- Ngay sau Merrill lynch, bear stearn cũng tuyên bố phá sản- đây được coi là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính mỹ

Những ông lớn của nền kinh tế như Lehman Brother, Merrill Lynch, AIG,bear stearns đã bật đèn đỏ để báo động liên tục trong suốt giai đoạn kinh doanh 1 năm qua

Cụ thể: Lehman Brother đã nợ ngân hàng 613 tỷ đô la, nợ trái phiếu 155 tỷ đô la Ngân hàng này phá sản ngày 15/9 được coi là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đặc biệt tập đoàn AIG- Tập đoàn bảo hiểm xếp thứ 6 trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới, thua lỗ 6 tháng đầu năm 2008 là 13,2 tỷ đô la mỹ

V. Tác động

1. Đối với mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3 trong 1”.

− Mỹ bước vào thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau cuộc đại suy thoái thập niên 1930

• Hàng loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới như Lehman, Merrill lLynch, tuyên

bố phá sản hoặc bị bán rẻ cho nước ngoài

• Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo, nhiều cổ phiếu rớt giá thê thảm

• Năm 2008, Mỹ nợ 10000 tỷ đô la, một món nợ lớn nhất mà chưa quốc gia nào có

Trang 3

• Năm 2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 2,4%, thấp nhất từ 1946.

− Tỉ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập, tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa, mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục dẫn đến lạm phát cao

− Nền công nghiệp ô tô sụp đổ với sự kiện phá sản của ba hãng ô tô hàng đầu là General Motors (GM), Ford Motor và Chrysler

− Tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ với thế giới càng giảm, 23,79% năm 2008- mức thấp nhất trong vòng 20 năm, giảm 8% so với năm 2001

2. Đối với thế giới

Hậu quả lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới.

− Kinh tế Mỹ suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại Một số nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan, Singapor rơi vào suy thoái, các nền kinh tế khác tăng trưởng chậm lại

− Châu Âu chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế Nhiều tổ chức tài chính

bị phá sản -> khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga Khu vực đồng Euro rơi vào cuộc suy thoái kinh tế lần đầu

− Các nền kinh tế Mỹ Latinh bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh

− Lượng cầu dầu mỏ giảm ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu dầu mỏ Lo ngại về bất ổn định xảy ra -> nạn đầu cơ lương thực nổ ra giá lương thực tăng cao cuối năm 2007 đầu năm 2008, ->cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu

 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010

 Chi phí để thế giới khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng này là 11.900 tỉ USD theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Điều đó có nghĩa là nếu chia bình quân, mỗi người trên thế giới 6,7 tỉ dân thời điểm ấy đã có thể có thêm 1.779 USD nếu cuộc khủng hoảng không xảy ra

3. Đối với Việt Nam

− Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại

− Hệ thống tài chính- ngân hàng chưa chịu nhiều tác động do mới ở giai đoạn đầu của thời

kỳ hội nhập

− Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm mạnh Khủng hoảng tài chính Mỹ tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là EU và Nhật Bản – đây là hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam xuất khẩu giảm

− Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút do chi phí vốn đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp

− Thị trường chứng khoán sụt giảm trong khi thị trường bất động sản trầm lắng

− Tình trạng thất nghiệp tăng cao

VI. Phản ứng của chính phủ Mỹ

• Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed (Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS

Trang 4

• Khi khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Fed tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ -> tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính

• Fed thực hiện nhiệm vụ thị trường mở và hạ lãi suất tái chiết khấu

• 12/2007, Chính phủ Hoa Kỳ lập ra và giao cho Fed chủ trị chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản tiền vay ngắn hạn theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá

• Fed tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính

• 13/2/2008, Tổng thống George W Bush kí Economic Stimulus Act of 2008 -> áp dụng chương trình kích cầu tổng hợp chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân

• Thông qua gói tài chính 700 tỉ dollar (Economic Stabilization Act of 2008) chi cho các chương trình phụ vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng

• Sau khi Tổng thống Obama trúng cử đã nêu ra chương trình kích thích kinh tế -> kích cầu bằng:

o Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có từ thập niên 1950

o Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm, phát triển công nghệ

o Cấp thêm ngân sách cho Chương trình Bảo hiểm Y tế

o Cấp thêm 50 tỉ dollar cho công nghiệp ô tô

• Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế có nội dung:

o Tạo việc làm cho người Mỹ

o Trợ giúp các hộ gia đình gặp khó khăn

o Trợ giúp trực tiếp cho người sở hữu nhà

o Phản ứng nhanh, mạnh với khủng hoảng tài chính bằng tất cả công cụ Nhà nước có

• 17/2/2009, Obama kí American Recovery and Reinvestment Act -> thực hiện gói kích thích thứ hai trị giá 787 tỉ dollar

THÀNH VIÊN: 1.Phùng Thị Như Nam

2.Nguyễn Vân Anh 3.Nguyễn Thu Hương 4.Hồ Thị Hương

Ngày đăng: 10/12/2017, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w