SKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi ngheSKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi nghe
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN ********&********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Trang 2Năm 2014
I Phần mở đầu.
1 Lý do chọn đề tài.
Mỗi chúng ta ai cũng biết :
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo
dục mầm non, lúc sinh thời Bác Hồ đã nói: “Dạy trẻ cũng giống như trồng cây
non,trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành tốt”
Tuổi mẫu giáo là tuổi rất quan trọng, đây là giai đoạn bản lề cho quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách Tuổi mẫu giáo là thời kỳ lý tưởng cho việc giáo dụctoàn diện nhân cách và văn học chính là một phương tiện hữu hiệu đa năng để giáodục trẻ
Văn học là suối nguồn của tri thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếpthu và phát triển Văn học có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung
và giáo dục trẻ em mầm non nói riêng, nó là phương tiện để giáo dục con người Trong chương trình văn học Việt Nam thơ là món ăn tinh thần không thể thiếuđối với trẻ mầm non Thơ giúp các em hiểu được cuộc sống hiện thực của cha ông
ta Thơ có ý nghĩa giáo dục lớn, giáo dục về tư tưởng tình cảm, trân trọng nhữngcon người lao động, yêu quê hương đất nước, sống trung thực, chăm chỉ, ghét cái
ác, yêu cái thiện, ở hiền gặp lành Thơ được trẻ em rất yêu thích và nó góp phầnphát triển toàn diện nhân cách trẻ
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, do đócon người cần phải năng động, biết cải tạo và sáng tạo thế giới cho phù hợp vớithời đại Chuẩn bị con người cho phù hợp với thời đại là chiến lược của giáo dụchiện đại, để thực hiện được nhiệm vụ đó đòi hỏi giáo dục nói chung và giáo dụcmầm non nói riêng phải đào tạo thế hệ trẻ toàn diện về mọi mặt: Đức, trí,lao, thể,mỹ
Văn học tác động trực tiếp vào trí tuệ và tình cảm của trẻ bằng các hình tượngsống động, giàu nhạc điệu, chân thực và đẹp đẽ Văn học đưa trẻ đến với thế giớibằng một con đường kỳ diêu, trẻ không chỉ cảm nhận bằng mắt, bằng tai mà còncảm nhận thế giới bằng cả tâm hồn nhạy cảm dễ rung động của trẻ
Văn học đóng vai trò quan trọng vì vậy cho trẻ nghe đọc thơ là một công việclàm cần thiết Đọc thơ cho trẻ nghe trước hết gợi cho trẻ những xúc cảm, rungđộng tình cảm mãnh liệt, bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn, phát triển nhân cách chotrẻ
Đọc thơ cho trẻ nghe có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động văn học khác,
nó giúp hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu trong cảm thụ nội dung và nghệ thuậtbài thơ, đặc biệt tạo cho trẻ cơ sở ban đầu của văn hóa đọc sách
Đọc thơ cho trẻ nghe giúp trẻ hoàn thiện những đăc trưng tâm lý nhân cách, gópphần mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội , trẻ được cảm nhận cái haycái đẹp trong hiện thực và cái đẹp chính trong ngôn ngữ tác phẩm
Trang 3Đọc thơ cho trẻ nghe góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ được cảm nhậnnhận nhịp điệu, cách phát âm và trẻ được học nhiều từ mới qua những vần thơ.Hiện nay ở hầu hết các trường mầm non trẻ chỉ được tham gia các tiết học dạy họcthuộc lòng bài thơ, còn nội dung đọc thơ cho trẻ nghe thì phần lớn chưa được đềcập tới Qua khảo sát tôi thấy chương trình giáo dục văn học ở trong trường mầmnon không bắt buộc phải có riêng tiết học: Đọc thơ cho trẻ nghe Mặt khác kiếnthức văn học cũng như kĩ năng biên tập của giáo viên còn hạn chế.Trong quá trìnhthực tiễn ở trường mầm non tôi thấy đọc thơ cho trẻ mẫu giáo nghe chưa được tốt
và còn nhiều hạn chế:
Thơ có vai trò quan trọng, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻthơ là phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ giáo dục đạo đức thúc đẩy sự pháttriển của trí tuệ và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Thơ bằng ngôn ngữ riêng tác động trực tiếp vào tâm hồn của mỗi con người, khơidạy tình cảm cao đẹp, sự bao dung nhân ái, nó đưa con người xích lại gần nhauhơn, cảm thông chia sẻ niềm vui nỗi buồn
Thơ là một loại hình văn học bắt nguồn từ cuộc sống lao động và nó gắn bó mậtthiết với đời sống con người
Nhận rõ tầm quan trọng đọc thơ cho trẻ nghe vào một tiết học riêng, kết hợp vớinhững biện pháp giảng giải nội dung Trong một chừng mực nào đó trẻ hiểu vàcảm thụ bài thơ
Với mục đích hệ thống hóa bổ xung và hoàn thiện chương trình: Đọc thơ cho trẻnghe, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ nghe giúp giáo viên khắcphục những hạn chế trên thực tiễn hiện nay, nên bước đầu tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “ Một số biện pháp đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nghe”
2 Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nghe, nhằm nângcao khả năng cảm thụ thơ của trẻ, và làm góp phần làm phong phú nội dung ngheđọc thơ cho trẻ nghe
3 Thời gian địa điểm.
-Thời gian tiến hành từ đầu năm học 2013 đến cuối năm học 2014
- Địa điểm: Lớp mẫu giáo 4 -5 tuổiT rường mầm non Kim Sơn
Nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nghe”
4 Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
- Điều tra được thực trạng vấn đề đọc thơ cho trẻ 4 – 5 tuổi nghe ở trường mầmnon Kim Sơn
- Thiết kế 1 số biện pháp đọc thơ cho trẻ 4- 5 tuổi nghe
II Phần nội dung:
Hệ cơ quan ( Hệ vận động, hệ hô hấp ) phát triển một cách vượt bậc giúp cho cơthể trẻ linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ yêu và ham thích nghe đọc thơ
Trang 4Cơ quan thính giác của trẻ cũng được củng cố và hoàn thiện, kinh nghiệm ngheđọc thơ của trẻ tích lũy được nhiều hơn, tạo tiền đề giúp trẻ cảm nhận thơ một cáchsâu sắc hơn.
+ Đặc điểm tâm lý
Ở trẻ 4-5 tuổi ngôn ngữ của trẻ mang tính tình huống, hoàn cảnh,ngôn ngữ gắn
liền với sự việc , hiện tượng đang tồn tại trong tri giác của trẻ Nhờ sự phát triểncủa các cơ quan phát âm, của thính giác , sự phát triển của tư duy trẻ phát âm kháchuẩn giống như người lớn Trẻ dùng ngôn ngữ nói để diễn đạt suy nghĩ của mình
và hiểu được lời nói của người lớn
Ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự phát triển củangôn ngữ mạch lạc làm cho tư duy của trẻ phát triển đến một chất lượng mới Vốnbiểu tượng và kinh nghiệm sống của trẻ phong phú thêm rất nhiều, chức năng kýhiệu phát triển mạnh
Ý thức bản ngã của trẻ ở tuổi này được xác định rõ ràng, nó giúp trẻ điều khiểnhành vi của mình được tốt hơn, thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn,nhờ đó mà quá trình tâm lý mang tính chủ động rõ rệt
Tính chủ động của trẻ phát triển, ghi nhớ của trẻ ngày càng có tính chủ định, sựchú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, trẻ biết điều khiển chú ý của mình vào đốitượng nhất định
Tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic dần thay thế tư duy trựcquan hành động Đây là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ tốt những hìnhtượng nghệ thuật đặc biệt là hình tượng trong thơ
Thơ là một loại hình văn học, thông qua cơ sở có ngôn ngữ có nhịp điệu
Nghĩa là ngôn ngữ thơ xây dựng trên cơ sở hòa hợp thanh điệu của các từ, bố trítiết tấu trong mỗi câu, sự tổ chức cân đối giữa các ý, lời bằng cách láy tiếng, láycâu, láy gieo vần, tạo thành những hệ thống loogic
Thơ góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội.
Các khoa học tự nhiên cung cấp cho con người những kiến thức chính xác vềtoán, lý, hóa Về thiên văn giải thích những hiện tượng xảy ra trong thế giới tựnhiên bằng những khái niệm, bằng việc tìm ra quy luật
Văn học nói chung và thơ nói riêng không cung cấp những kiến thức khoa họctheo kiểu chính xác theo khoa học tự nhiên Bằng ngôn ngữ có tính nhịp điệu, bằngcác thủ pháp nghệ thuật, các tác phẩm thơ đã phản ánh và giải thích những hiệntượng thiên nhiên, sự vật theo lối riêng của mình Trẻ nhỏ khó có dịp rời khỏi chỗ
ở của mình để đi thăm quan những vùng núi hải đảo xa xôi, những danh lam thắngcảnh của đất nước
Bổ xung những thiệt thòi đó trẻ được “ Đi thăm” gián tiếp qua các tác phẩm thơ,xuôi theo dòng nước trẻ đến với “ Sông cầu nước chảy lơ thơ” trẻ đến với biển:
“ Nghỉ hè với bố
Bé ra biển chơi Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to hơn trời”
Như chúng ta đã biết tuổi mẫu giáo rất thích hỏi, thích tìm hiểu về nguồn gốc vềcấu tạo, về cách làm, về sự phát sinh và phát triển của cây cối, con vật, đồ vật cóhoặc không có ở gần Trẻ phải hỏi để phát triển tư duy nhưng trả lời hết câu hỏi
Trang 5của trẻ thì không dễ, rất nhiều câu thơ đã giúp chúng ta giải đáp những thắc mắccủa trẻ.
Ví dụ: Gà mẹ đẻ ra trứng hay đẻ ra con? Trẻ hỏi mẹ - Mẹ trả lời gà đẻ ra trứng:
“ Con gà cục tác cục te
Nó đẻ quả trứng, nó khoe trứng tròn
Ấp rồi trứng nở thành con Nuôi lớn béo tròn gà lại cục te.”
Thế giới loài vật thật hấp dẫn trẻ bởi sự sinh động và đa dạng của các loài, làmsao trẻ biết hết được?
Vậy mà các bài thơ đã nêu tên và đặc điểm của các loài vật và còn nói cả “ Mốiquan hệ” giữa chúng nữa Môi trường thiên nhiên hàng ngày mà trẻ tiếp xúc đãmang lại cho trẻ không ít những điều mới mẻ, hấp dẫn
Ví dụ: Qua bài thơ “ Hồ sen” “ Hoa đỗ” “ Cây đào” trẻ rất nhiều điều thú vị vềcác loài hoa trên trái đất nước ta
Với phạm vi phản ánh rộng lớn, thơ không chỉ mở rộng hiểu biết của trẻ về thếgiới tự nhiên mà còn mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xã hội Qua thơ trẻ đượ “làm quen” công việc của chú công nhân đang “ Xây nhà máy” đang làm những “Chiếc cầu mới” cho mọi người đi lại dễ dàng, thuận tiện Trẻ biết quy trình làm ranhững đồ dùng đồ chơi “ Cái bát xinh xinh” biết được nỗi vất vả khó nhọc của côbác nông dân để làm ra hạt thóc “ Bác nông dân, Hạt gạo làng ta” nỗi vất vả gianlao của chú bộ đội đi đánh giặc bảo vệ tổ quốc “ Chú giải phóng quân”
Thơ góp phần giáo dục đạo đức.
Có lẽ rất khó giải thích cho trẻ hiểu các khái niệm thuộc phạm trù đạo đức: Thếnào là ngoan , hư ? Thế nào là hiền hậu, gian ác ? Trẻ mẫu giáo đang học làmngười vì thế cần phải cho trẻ nhận thức được các vấn đề đạo đức và hành vi đạođức cần thiết Có thể khẳng định rằng, thơ là phương tiện hữu ích giáo góp phầndục đạo đức cho trẻ
Thông qua các nhân vật ( Đặc biệt là hành động của nhân vật) trong các tácphẩm thơ, trẻ nhận thức được khái niệm đạo đức trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đúngmức đối với các nhân vật và lấy đó làm bài học cho việc ứng xử của mình ( hành
vi đạo đức)
Mượn các nhân vật cậu bé, cô bé ( phiếm chỉ), những con vật như gà, mèo, vịt,chó, gấu Các nhà văn nhà thơ đã “ gửi” đến trẻ những bài học giáo dục đạo đứcrất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc
Các bài thơ “ Thương ông” “ Ông mặt trời” “ Em yêu nhà em” đã cho trẻ hiểu
sự cần thiết phải vâng lời cha mẹ cho trẻ cảm nhận tình yêu thương, sự săn sóc củaông bà, cha mẹ đối với trẻ và ngược lại tình cảm của trẻ đối với ông bà, cha mẹ Vàcác bài thơ “ Đón bạn” “ Gấu qua cầu” đem đến cho trẻ bài học về tình bạn, trẻ cầnphải thân ái quý trọng bạn, biết giúp bạn khi gặp khó khăn, đó là mầm mống củatình bạn bền chặt, tình đồng chí sau này Tình cảm đối với anh chị em trong giađình cũng được đề cập đến trong những tác phẩm: “ Làm anh” Cùng với nhữngbài hát, tranh ảnh về Bác Hồ trẻ còn cảm nhận được yêu thương của Bác đối vớithiếu niên nhi đồng qua bài thơ “ Ảnh Bác”
Ngoài ra, còn rất nhiều thơ dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh , chăm chỉ lao động, thậtthà dũng cảm như: “ Chú bé lọ lem” “ Vịt con tìm bạn thân”
Trang 6Thơ góp phần giáo dục thẩm mỹ.
Đối với trẻ mẫu giáo, giáo dục đạo đức cần phải gắn chặt với giáo dục thẩm mỹ.Cho trẻ cảm nhận cái hay cái đẹp trong xã hội, trong tự nhiên đồng thời phải giáodục trẻ biết làm theo tấm gương tốt, biết trân trọng giữ gìn và bảo vệ tự nhiên Thơ phản ánh hiện thực, nói cách khác đi thơ là cái phản ánh và hiện thực là cáiđược phản ánh Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ bao gồm hai vấn đề: Cho trẻ cảm nhậnđược cái hay cái đẹp trong hiện thực ( Cái được phản ánh) và cái đẹp chính cuảngôn ngữ tác phẩm ( Cái phản ánh)
Cái đẹp trong xã hội mà tác phẩm thơ đem đến cho trẻ chính là cái đẹp trongquan hệ giữa con người với con người ( Tình cảm đối với những người ruột thịt ,tình cảm với lãnh tụ, với bạn bè như ở phần giáo dục đạo đức đã trình bày)
Cái đẹp trong tự nhiên đem lại cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh đángyêu sao chú gà con mới nở:
“ Cái mỏ tí hon Cái chân bé tý Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời”
Đẹp biết bao các loài hoa:
“ Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa”
Cây, dưới ngòi bút của các nhà thơ đem lại cho trẻ cái nhìn mới mẻ Cây khôngphải là khúc gỗ đâu nhé, cây cũng có tâm hồn, có những quan hệ với những câykhác, với gió, với chim Bốn mùa trong thiên nhiên cũng đi vào tác phẩm thơ, trẻcảm thấy không khí trong lành, ấp áp của mùa xuân qua các bài thơ: “ Cây đào”, “Mùa xuân”
Khi nghe đọc thơ trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của các con vật, đã đượcthơ phản ánh “ Tình yêu thiên nhiên là khởi điểm của lòng yêu nước” Nếu cólòng yêu thiên nhiên gần gũi thì trẻ sẽ có tình yêu nồng nàn đối với tổ quốc và conngười Cái đẹp trong ngôn ngữ tác phẩm cũng đa dạng như nội dung phản ánh Đểmiêu tả thiên nhiên , các con vật nhà thơ thường sử dụng lối ví von, so sánh, kếthợp với lối nói ẩn dụ và hoán dụ:
“ Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi Những hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi”
Cũng có khi sử dụng lối nhân cách hóa:
“ Cây có ngàn mắt lá Mắt nào cũng xanh tươi Cây có trăm tay cành Cùng vươn ra đón gió Tâm hồn cây rất ngộ Chim thường đến tâm tình”
Trang 7Trong các câu thơ, các tác giả thường sử dụng các từ tượng hình, tượngthanh: ù ù như xay lúa, lộp bộp rơi, bụi bay cuồn cuộn, cơn mưa sầm sập, suối rìrầm chảy, tiếng chim líu lô hót, cây lá rì rầm trò chuyện Các từ láy đôi, láy ba:
“ Cầu thê húc đỏ đỏNước cầu xanh xanh xanh”
Thơ góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các tác phẩm thơ dành cho trẻ, đặc biệt là các tác phẩm thơ góp phần to lớn trong
việc phát triển ngôn ngữ Những bài thơ giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu, đồngthời rèn cách phát âm cho trẻ, lời thơ đôi khi không mang nặng ý nghĩa nhưng lạiđược trẻ yêu thích, bởi thơ làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ là nói có vần, có nhịp Tiếp xúc với thơ trẻ được học bao nhiêu từ ngữ mới mà trong cuộc sống bìnhthường trẻ ít hoặc không hề biết sử dụng ( Chẳng hạn như từ tượng hình, tượngthanh, từ láy ) Trong phần trên đã trình bày, qua các bài thơ trẻ luôn được mởrộng nhận thức Sự mở rộng nhận thức bao giờ cũng gắn chặt với mở rộng vốn từ,bởi vì từ là là hình thức biểu hiện của khái niệm Vì thế , trẻ được tiếp nhận nhữngkhái niệm mới thì cũng tiếp nhận một số từ mới nhất định nào đó
Trong quá trình truyền thụ tác phẩm, cô giáo còn giúp trẻ được luyện phát âmđúng như không nói ê a, không nói lắp, không nói ngọng, trẻ nói rõ ràng thongthả Các cháu được rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc
Với trẻ mẫu giáo, bước đầu chúng ta cho các cháu đến với các tác phẩm thơ, vìvậy cô giáo cần biết cách truyền thụ như thế nào để cho có kết quả tốt và giúp trẻbiết biểu đạt tốt điều mà trẻ nghĩ
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ do các nhà thơ trong nước và nước ngoài sáng táccho trẻ
Thể loại của các bài thơ này thường là thể lục bát( Sáng tác theo lối đồng dao)
Ví dụ: Bài “ Ánh mắt Bác Hồ”,“ Ảnh Bác”.Hoặc thể 3,4 từ ( Phỏng theo lối đồngdao)
Ví dụ: Bài “ Ong và bướm” “ Anh Kim Đồng”, “ Lên bốn”, “ Hồ sen”, “ Chiếccầu mới”, “ Hoa đỗ” Ngoài ra còn có thể 5 từ
Ví dụ: Bài “ Gấu qua cầu”, “ Bến cảng Hải Phòng” Phần lớn các bài thơdành cho trẻ là thể thơ 4-5 từ với lối gieo vần chân, vần lưng hoặc cả vần chân vàvần lưng xen kẽ
Phạm vi phản ảnh của những bài thơ này rất phong phú, rộng rãi phản ánh tìnhcảm của ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè, cô giáo như : Bài “ Thương ông”, “Giúp mẹ”, “ Làm anh”, “ Cô giáo em” Phản ánh cuộc sống sinh hoạt học tập, laođộng, vui chơi của mọi người, của trẻ như bài “ Cái bát xinh xinh”, “ Dọn lớp”, “Trồng rau”, “ Nuôi gà”
Phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên đất nước của các con vật như bài “ Hồ sen”, “ Câyđào”, “ Mùa xuân”, “ Đàn gà con”, phản ánh tình cảm với lãnh tụ như Bài:
“ Ảnh Bác”, “ Ánh mắt Bác Hồ”, “ Ông Lê nin”
Tìm hiểu một tác phẩm thơ bao gồm việc tìm hiểu về thể loại, nội dung và cáchthể hiện nội dung Cô giáo cần biết tác phẩm thơ sắp dạy thuộc thể loại nào, cáchgieo vần của bài Ngoài ra, cô giáo cần phải xác định nhịp ngắt trong mỗi câu thơnhịp ngắt đôi khi trùng với ký hiệu ngưng giọng là dấu phẩy
Trang 8Ví dụ: “ Trồng rau / quét bếp / đuổi gà”, cũng có khi nhịp ngắt do nghĩa của cáccâu thơ, bài thơ quy định : Ví dụ “ Chú gà trống”, để diễn tả sự ngập ngừng, ngắcngứ của chú gà trống mới lớn, cần ngắt nhịp như sau:
“ Chú gà trống mới lớn Leo lên đỉnh mái nhà Định đọc một bài thơ Nhưng / quá đỗi hồi hộp
Gà cất giọng / lại ngắc ”
Vần và ngắt nhịp cùng với các yếu tố khác như cách sử dụng từ cách tổ chức đối
ý, đối lời, tạo lên nhịp điệu trong thơ Muốn đọc thơ diễn cảm cô giáo phải thể hiệnđúng nhịp điệu
Nội dung các bài thơ viết cho trẻ thường phản ánh khá rõ ràng, do đó việc tìmhiểu nội dung cũng không khó lắm
Cũng như trong các tác phẩm văn xuôi, nghệ thuật trong thơ khá phức tạp, đadạng Có thể tìm hiểu và phát hiện nghệ thuật của tác phẩm dưới các góc độ khácnhau như cách sử dụng từ láy, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, dùng các biện pháp
Trông xinh xinh quá!”
Có tác giả sử dụng hàng loạt định nghĩa để làm rõ ý cho một sự vật, đồ vật, convật, ví dụ bài thơ: “ Đàn gà con”
“ Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời ”
Trong các bài thơ cho trẻ mẫu giáo , các tác giả thường sử dụng nhiều biện pháp
so sánh Trong bài “ Trăng ơi từ đâu đến” Trần Đăng Khoa đã tiếp đưa ra các biệnpháp so sánh: “ Trăng hồng như quả chín”, “ Trăng tròn như mắt cá”, “ Trăng baynhư quả bóng” Tác giả của bài thơ “ Biển” lại ví “ Tưởng rằng biển nhỏ mà to hơntrời” Lại có tác phẩm, tác giả dùng lối miêu tả từ xa đến gần
Nghệ thuật sử dụng từ như cách gieo vần, láy từ rất đa dạng trong các tác phẩmthơ Phải căn cứ vào tác phẩm cụ thể mà cô giáo chỉ ra nghệ thuật riêng của từngtác phẩm
Khi tìm hiểu tác phẩm thơ, điều chủ yếu là cô giáo phải hiểu tác phẩm cặn kẽ
về thể loại, nội dung, nghệ thuật thể hiện Cô giáo cần luyện cách đọc diễn cảm,chuẩn bị một số câu hỏi giúp trẻ tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, chuẩn bị một số đòdùng trực quan minh họa cho việc đọc
Trong phần soạn của mình cô giáo nên lưu ý tìm ra cảm xúc chủ đạo của bài thơ,nhịp điệu, nhịp ngắt của từng câu thơ thể hiện đúng
Trang 9Ngoài việc tìm hiểu tác phẩm thơ như trên đã nói với các truyện thơ dành chotrẻ như “ Chú chuột nhắt và cây bút chì”, “ Mèo đi câu cá”, “ Gấu qua cầu” côgiáo phải tìm hiểu tác phẩm như tìm hiểu truyện, nghĩa là phải biết trong cả bài thơ
đó, những câu thơ nào thể hiện đối thoại giữa các nhân vật, câu thơ nào là lời dẫn,phải phân tích diễn biến tâm trạng và hành động nhân và mặc định giọng cho phùhợp
Ví dụ: Bài “ Chú chuột nhắt và cây bút chì” đoạn đầu và đoạn cuối của bài thơ lànhững lời dẫn truyện, đoạn từ câu “ Chuột định làm gì tớ” đến “ Thôi đúng là mèothật” là đối thoại giữa hai nhân vật
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ 4 - 5 tuổi ở Trường Mầm non Kim Sơn
Nói đến cảm thụ là nói đến nội dung thông thường nhất của nội dung cảm tính,nói đến những ấn tượng do một sự vật nào đó tác động đến giác quan của chúng tagây lên, là hình ảnh tâm lý được tạo lên bởi các giác quan bên trong và các rungcảm thông thường của bất kỳ một cá nhân nào
Cảm thụ thơ có đối tượng là thơ, nó là sự rung động bên trong của con người đốivới nhịp điệu của bài thơ, thông qua hình tượng trong thơ mà chúng ta cảm nhậnđược
Cảm thụ thơ bao giờ cũng là sự rung động rất riêng, là sự gạn lọc và soi sáng cánhân với vốn sống, vốn hiểu biết, sự nhập tâm, trình độ tưởng tượng Thơ khôngchỉ là chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ mà dòng hình tượng thơ cònđược cụ thể hóa trong sự cảm thụ của người nghe Nhiều người cùng nghe một tácphẩm nhưng chiều sâu của tư duy, tâm trạng sự phong phú ở trí tưởng tượng củamỗi người là hoàn toàn khác nhau
Sự cảm thụ nhanh nhạy, tinh tế chính là cơ sở của sự tiếp thu dễ dàng bài thơ vànội dung bài thơ Ngược lại việc tiếp thu tốt bài thơ lại làm cho việc cảm thụ bàithơ trở nên sâu sắc hơn
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ phát triển nhanh trong quá trình hoàn thiện tainghe, khả năng cảm thụ thơ chính là việc tích lũy dần những ấn tượng, nhữngkhái niệm đơn giản, riêng lẻ về thơ tiến đến ghi nhớ tác phẩm và các phương tiệnbiểu hiện và khả năng tái hiện bài thơ một cách diễn cảm
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ là rất khác nhau, điều này giải thích tại sao cùngmột bài thơ nhưng có trẻ lại biểu hiện tốt gây được xúc động cho người nghe
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ được bộc lộ, chuyển tải qua giọng đọc thơ đếnngười nghe Do vậy khi nghe trình bày một tác phẩm, hay ý kiến đánh giá củamình, chúng ta có thể nhận thấy khả năng cảm thụ thơ của trẻ ( Sâu sắc, hời hợt, cócảm xúc)
2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1 Thực trạng: Của việc tổ chức đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nghe
* Khảo sát:
- Đối với giáo viên:
Tôi tiến hành khảo sát 34 giáo viên ở trường mầm non Kim Sơn Qua việc điềutra bằng phiếu An két, tôi đã thu được kết quả sau
30/34 ý kiến chiếm 88% giáo viên nhận thức được vị trí của hoạt động đọc thơcho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nghe, có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ
Trang 106/34 ý kiến chiếm 18 % giáo viên cho rằng không quan trọng
28/34 ý kiến chiếm 82% giáo viên cho rằng hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe ảnhhưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
6/34 ý kiến chiếm 18% giáo viên cho rằng không ảnh hưởng đến sự phát triểnngôn ngữ của trẻ
27/34 ý kiến chiếm 79% giáo viên có quan tâm và thường xuyên tổ chức đọc thơcho trẻ nghe
8/34 ý kiến chiếm 24% giáo viên không quan tâm và không thường xuyên tổ chứchoạt động đọc thơ cho trẻ nghe
17/17 ý kiến chiếm 50 % giáo viên cho rằng tranh ảnh cho trẻ trực quan còn ítthiếu sự thẩm mỹ, chưa phù hợp với nội dung tác phẩm
70% giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn do chưa nắm chắc các biện pháp khiđọc thơ cho trẻ nghe
Tóm lại : Điều này cho thấy họ đánh giá cao vai trò của việc đọc thơ cho trẻ nghe,song họ chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức đọc thơ cho trẻ nghe
- Khảo sát học sinh:
Để nắm được thực trạng về việc đọc thơ cho trẻ 4 - 5 tuổi nghe Chúng tôi tiếnhành khảo sát 35 cháu ở lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi B tại trường mầm non Kim Sơn-Đông Triều- Quảng Ninh
- Các cháu đều phát triển bình thường, khả năng nhận thức ngang nhau
- Số trẻ trong lớp quá đông, trong đó có 40% là trẻ mới đi học chưa có nề nếp họctập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổchức các hoạt động cho trẻ
- Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sửdụng chưa cao Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít
Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo, nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ đónggóp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ
Điều đó dẫn đến thực trạng:
40% trẻ nói được câu phức
55% trẻ phát âm rõ rang mạch lạc
25/35=71% cháu thích nghe cô đọc thơ
20/35 = 57% cháu cảm nhận được về bài thơ
22/35 = 62,8% cháu thích đọc thơ
15/35 = 42,8% cháu thích đọc thơ sáng tạo
20/35 = 57% cháu có thích các nhân vật trong tranh
Bảng 1:Thực trạng về khả năng cảm thụ thơ và khả năng thể hiện của trẻ mẫu giáo
Trang 11trẻ đã nhận thức được khi nghe cô đọc thơ trẻ biết cảm nhận được nội dung của tácphẩm song, cháu thích đọc thơ sáng tạo, thích các nhân vật trong bài thơ, nhưng 1
số trẻ chưa thể hiện được bằng nét mặt cử chỉ về tính cách của các nhân vật trongtác phẩm
- Đánh giá:
Phân tích kết quả diều tra
Chúng tôi tiến hành phân tích kết quả điều tra ở các khía cạnh
Trình độ chuyên môn
Nhận thức của giáo viên về vai trò , vị trí của hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe Nội dung và hình thức đọc thơ cho trẻ nghe hiện nay
Trang thiết bị sử dụng trong hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe
Phương pháp, biện pháp chủ yếu sử dụng trong hoạt động đọc cho trẻ nghe
Ưu điểm
Qua nhiều năm công tác hầu hết tất cả giáo viên trong trường đều thấy rằng hoạtđộng đọc thơ cho trẻ nghe thu hút được rất nhiều trẻ, đọc thơ cho trẻ nghe đã kíchthích trẻ sử dụng những kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ của nhân vât mà trẻ được tiếpxúc
Kinh nghiệm bản thân nhiều năm được dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi thấy trẻ rấthứng thú khi được cô đọc thơ cho trẻ nghe, thông qua hoạt động này trẻ được trảinghiệm được thả mình vào trong tác phẩm thơ, được sử dụng đa dạng ngôn ngữ,ngữ điệu
Giáo viên đã chú ý đến tới giáo án, đồ dùng dạy học, cấu trúc tiết học đảm bảo,thời gian phân bố hợp lí, có sự tìm tòi, sáng tạo, lôi cuốn thu hút trẻ để tiết học đạthiệu quả cao Giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc thơ cho trẻ nghe.Hầu hết các bài thơ cô đọc phù hợp với chủ đề và đặc điểm sinh lý lứa tuổi, đảmbảo nguyên tắc về mặt nghệ thuật và giáo dục
Giáo viên đã chú ý đến tâm thế của trẻ, chú ý giao lưu với trẻ Nhiều cô đã chú ýkết hợp đến động tác điệu bộ với lời thơ tạo nên sự hài hòa và cuốn hút của trẻ.Hạn chế
Nhiều giáo viên còn soạn bài chung chung
Các biện pháp sử dụng để hướng dẫn trẻ nghe đọc thơ còn đơn điệu
Phần lớn trẻ cảm nhận theo xu hướng của cô, của bạn, chưa có điều kiện bộc lộkhả năng độc lập tự chủ của mình
Giáo viên chưa quan tâm đến sự lĩnh hội và thể hiện trên trẻ, nếu có cũng chỉmang tính hình thức
Giáo viên chưa có biện pháp gây hứng thú và sự tập trung của trẻ khi trẻ có biểuhiện thờ ơ chán nản với hoạt động nghe đọc thơ
Do trẻ chưa được thực hiện một cách thường xuyên liên tục
Do đồ dùng trực quan còn hạn chế
Do nhận thức của trẻ về cảm nhận các tác phẩm thơ còn thấp
Do kết hợp giữa gia đình và giáo viên chưa tốt
Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa nắm vững kiến thức cơ bản và phươngpháp khoa học để giáo dục tro trẻ
Tôi xin đề xuất một số biện pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi, có hệ thống, cóphương pháp khoa học để giúp giáo viên dễ tổ chức trong quá trình dạy trẻ
Trang 12Những căn cứ để xây dựng biện pháp.
Căn cứ vào đặc điểm khả năng nghe của trẻ
Căn cứ vào mục đích của môn học
Căn cứ vào đặc điểm của các tác phẩm thơ dành cho trẻ
Căn cứ vào phương pháp đọc thơ cho trẻ nghe
2.2 Các giải pháp đọc thơ cho trẻ 4 - 5 tuổi nghe.
Giải pháp 1: Đọc thơ diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ minh họa nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ.
Để đọc thơ được diễn cảm cô giáo phải thể hiện đúng cảm xúc chủ đạo của bài thơtrong khi đọc Ví dụ: bài “ Ảnh Bác”, cảm xúc chủ đạo là trang trọng, các bài thơnhư “ Chú gà trống”, “ Bò và nhím”, “ Quất”, “ Áo mới”, “ Con đom đóm” cócảm xúc vui vẻ hóm hỉnh Các bài thơ miêu tả thiên nhiên như “ Mùa xuân”, “ Hoamai” thể hiện cảm xúc trong sáng, êm dịu
Cảm xúc bao trùm lên toàn bài thơ, nhưng với từng câu thơ, đoạn thơ,cô giáophải thể hiện sắc thái ngữ điệu phù hợp với nội dung phản ánh
Ví dụ: Bài “ Con đom đóm”
“ Tôi đi trên đường Gặp con đom đómTại sao mà bạn Nhấp nháy ngày đêm?
Đom đóm kêu lên Mình ơi rõ ngốc Nhỡ mình bị lạc
Tớ soi cho mình”
Hai câu thơ đầu được đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, diễn tả cuộc gặp gỡ tình cờ Haicâu sau phải thể hiện được sự băn khoăn thắc mắc “ Tại sao ? ” Bốn câu còn lạithể hiện cảm xúc vui tươi, hóm hỉnh và thân mật, cần phải ngưng giọng giữa các
từ: Mình ơi/ rõ ngốc Không những chỉ giọng đọc mà cử chỉ, khuôn mặt của cô
giáo cũng phải hóm hỉnh khi đọc những câu này
Khi đọc thơ cô giáo không nên đọc đều đều mà phải biết nhấn vào các từ mangvần Đôi khi trong các câu có những từ không mang vần nhưng những từ đó đượclặp đi lặp lại liên tiếp để gây ấn tượng thì cũng cần nhấn mạnh Ví dụ: Với bốn câu
mở đầu của bài thơ “ Giữa vòng gió thơm”
“ Này chú gà nâu Cãi nhau gì thếNày chị vịt bầu Chớ gào ầm ĩ.”
“ Nâu” và “ Bầu” là hai từ mang vần cần được nhấn khi đọc Từ “ Này” ở câu đầucâu thơ được láy lại cũng được đọc nhấn mạnh Như vậy, câu thứ nhất khi đọc sẽphải nhấn vào từ đầu và từ cuối, trong câu thứ 2, không có từ mang vần hoặc từ láylại, các từ được đọc như nhau về cường độ nhưng lại phải thể hiện giọng đối vớicác câu hỏi, từ cuối đọc hơi cao giọng hơn một chút Câu thứ 3, đọc nhấn vào các
từ đầu tiên “ Chớ” tỏ ý ngăn cấm
Ngắt nhịp trong câu thơ cũng phải được cô giáo chú ý thể hiện đúng Trong phầntìm hiểu các tác phẩm chúng ta phải biết chỗ ngắt nhịp được thể hiện bằng các ký
Trang 13hiệu như dấu phẩy, hai chấm, ba chấm, cũng có khi ngắt nhịp do nội dung.
Ví dụ: Bàì “ Mẹ và cô”
“ Buổi sáng , bé chào mẹChạy tới ôm cổ cô Buổi chiều, bé chào cô Rồi sà vào lòng mẹ.”
Sau mỗi câu thơ, tất nhiên phải ngưng giọng chút ít rồi mới chuyển sang đọc câutiếp theo Trong đoạn thơ trích dẫn trên, sau các từ “ Buổi sáng”, “ Buổi chiều” códấu phẩy do đó cô giáo phải ngắt giọng và nhấn mạnh vào các từ “ Mẹ”, “ Bà”, “Cô”, còn các từ khác đọc lướt nhẹ hơn
Như vậy việc đọc thơ được nhấn mạnh vào từ này, lướt nhẹ từ khác, ngắt giọngsau mỗi câu đều góp phần tạo ra nhịp điệu cho bài thơ Ngoài ra cô giáo cần thểhiện nhịp độ trong khi đọc
Ví dụ bài thơ “ Mưa” của Trần Đăng Khoa Những câu thơ miêu tả khung cảnh
thiên nhiên lúc trời sắp mưa thật chi tiết Ngay từ hai câu thơ đầu “ Sắp mưa, sắp
mưa” cho đến câu tiếp theo, người đọc tiếp nhận ở đó một không khí hối hả, vội
vã, khẩn trương Như các câu
“ Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc Sấm Ghé xuống sân Khanh khách cười”
Cần đọc với nhịp độ chậm mạnh mẽ, giống như lúc đọc truyện, cô giáo có thể vừađọc thơ vừa dùng cử chỉ điệu bộ, nét mặt để hỗ trợ Nét mặt khi đọc thơ có ảnhhưởng đến việc truyền thụ rất lớn, nét mặt của cô giáo phải bộc lộ cảm xúc phùhợp Đọc một bài thơ vui vẻ nhưng vẻ mặt của cô giáo đều đều, nghiêm trang quáhoặc buồn rầu thì trẻ khó cảm thụ nổi
Phần lớn thơ viết cho trẻ có nội dung miêu tả thiên nhiên, tả các con vật hoặc nóilên tình cảm của con người Một số bài hoặc truyện thơ viết cho trẻ cũng có kết cấunhư truyện kể, nghĩa là có nhân vật, có đối thoại, có hành động của nhân vật Vídụ: bài thơ “ Bác gấu đen”
“ Thỏ nâu bị đổ nhà
Chạy đến miệng kêu la:
Bác ơi cứu cháu với!
Đặc biệt với truyện thơ, cô giáo phải dựa trên sự phân tích tác phẩm để đọc diễncảm, phải thể hiện cảm xúc, tâm trạng, hành động của nhân vật
Ví dụ: Bài “ Mèo đi câu cá”
“ Anh em mèo trắng
Trang 14Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ra sông cái”
Đó là lời mở đầu cho bài thơ, do đó phải đọc nhịp nhàng, ngưng giọng hơi lâumột chút giữa các câu: “ Em ngồi bờ ao/ Anh ra sông cái”
Sáu câu thơ tiếp theo miêu tả tâm trạng buồn ngủ của mèo anh và không khí êmdịu “ Hiu hiu gió thổi” của thiên nhiên xung quanh, cần đọc đoạn này với giọngchậm rãi, nhẹ nhàng ngưng giọng giữa các từ “ Buồn/ ngủ/ quá/ chừng”, nhấnmạnh vào các từ “ Ngả lưng”, và câu “ Đã có em rồi” Tám câu thơ tiếp theo miêu
tả hành động tâm trạng của mèo em, cần thể hiện sự vui tươi nhanh nhẹn của mèo
em và các bạn, nhịp độ có thể nhanh hơn bình thường
Đoạn kết phải thể hiện được sự thất vọng của hai anh em mèo, sự thất vọng đóđược thể hiện qua sự đối lập về nhịp độ trong khi đọc Từ câu “ Lúc ông mặt trời”đến “ Quay về lều tranh” đọc nhanh hơn so với 4 câu cuối, ở bốn câu cuối cô giáolưu ý ngắt giọng giữa các từ
“ Giỏ em/ giỏ anh
Bởi vậy, đọc thơ diễn cảm, kết hợp với cử chỉ điệu bộ minh họa là hình thức giúptrẻ mở rộng vốn từ, chính xác hóa câu, cho trẻ làm quen dần với ngôn ngữ viết.Đặc biệt, giúp trẻ trải nghiệm các sắc thái tình cảm và cách biểu đạt cảm xúc, tìnhcảm của mình Qua nhiều năm công tác hầu hết tất cả giáo viên trong trường đềuthấy rằng hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe thu hút được rất nhiều trẻ, đọc thơ cho trẻnghe đã kích thích trẻ sử dụng những kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ của nhân vât mà trẻđược tiếp xúc
Kinh nghiệm bản thân nhiều năm được dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi thấy trẻ rấthứng thú khi được cô đọc thơ cho trẻ nghe, thông qua hoạt động này trẻ được trảinghiệm được thả mình vào trong tác phẩm thơ, được sử dụng đa dạng ngôn ngữ,ngữ điệu
Giáo viên đã chú ý đến tới giáo án, đồ dùng dạy học, cấu trúc tiết học đảm bảo,thời gian phân bố hợp lí, có sự tìm tòi, sáng tạo, lôi cuốn thu hút trẻ để tiết học đạthiệu quả cao
Giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc thơ cho trẻ nghe Hầu hết cácbài thơ cô đọc phù hợp với chủ đề và đặc điểm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo nguyêntắc về mặt nghệ thuật và giáo dục
Giáo viên đã chú ý đến tâm thế của trẻ, chú ý giao lưu với trẻ Nhiều cô đã chú ýkết hợp đến động tác điệu bộ với lời thơ tạo nên sự hài hòa và cuốn hút của trẻ
Giải pháp 2: Đọc thơ diễn cảm kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan nâng cao kỹ năng thực hành cho trẻ.
Trang 15Phương tiện trực quan hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các sự vật hiện tượng trongthế giới thiên nhiên ( Ngôi nhà, cỏ cây, sông, hồ ) những vật mô phỏng lại các sựvật hiện tượng đó ( Tranh vẽ, con rối, mô hình) được gọi là các phương tiện trựcquan.
Trong quá trình dạy học, các phương tiện trực quan bao giờ cũng được sử dụngkết hợp với lời nói của giáo viên Sử dụng phương tiện trực quan là nhằm mục đích
hỗ trợ cho lời đọc diễn cảm của giáo viên để đạt kết quả tốt hơn Tuyệt nhiên, trựcquan không bao giờ được sử dụng một cách độc lập, tách rời với lời nói
Kết quả việc đọc thơ cho trẻ nghe phụ thuộc vào 70% vào lời đọc diễn cảm củagiáo viên Song không phải giáo viên nào cũng biết đọc diễn cảm, sử dụng trựcquan là một cách khắc phục nhược điểm về giọng đọc, gây hứng thú và phát triểntrí tưởng tượng ở trẻ, đồng thời sử dụng trực quan phù hợp với đặc điểm tư duycủa trẻ
Đồ dùng trực quan khi đọc thơ cho trẻ nghe có một số loại như sau:
Tranh vẽ ( Tranh liên hoàn, tranh mô phỏng, truyện tranh, tranh có con rối cửđộng ) Đặc biệt là tranh màu có tác dụng lớn trong việc giáo dục thẩm mĩ chotrẻ, rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, phát triển tư duy logíc cho trẻ
Một trong những tiêu chuẩn của tranh vẽ là phải đảm bảo tính thẩm mĩ, nhưngtrong hoàn cảnh hiện nay, tạo ra tranh vẽ là rất khó khăn Cô giáo có thể khắc phụcbằng cách tự nâng cao khả năng của mình, hoặc có các hình thức sáng tạo như:Sưu tầm các tranh in trên báo, trên internet ( Những bức tranh có nội dung gần gũivới trẻ, ví dụ như cảnh mùa xuân, các loại hoa )
Sử dụng các tranh vẽ phong cảnh ( Tranh in sẵn) làm nền, cô giáo dán thêm cáccon vật bằng bìa, bằng giấy lên đó ( Ví dụ: Gấp bảy con chim làm bằng giấy baylên)
Tranh liên hoàn, tranh mô phỏng, truyện tranh, tranh nổi mỗi loại có cách sửdụng khác nhau
Tranh liên hoàn là loại tranh mô phỏng lại toàn bộ nội dung câu chuyện từ đầuđến cuối, do đó số lượng tranh vẽ minh họa cho một tác phẩm khá nhiều Giáoviên cần dán các bức tranh thành một băng dài, làm một hộp nhỏ có màn ảnh vôtuyến truyền hình, hoặc làm một màn ảnh chiếu phim, mỗi bức tranh sẽ lần lượthiện ra trên màn hình Khi đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp với tranh liên hoàn cô giáophải phải kể sao có sự ăn khớp giữa lời kể với tranh minh họa Tranh liên hoànkhông cần thiết phải quá to có thể khổ 20x20cm hoặc to hơn một chút Cô giáocũng nên cắt truyện tranh trên báo trên tạp chí dán lại thành băng dài và chiếu chotrẻ xem ( cách sử dụng như đối với tranh khổ nhỏ) nếu những tranh đó in khổ quálớn thì nên trình chiếu cho cả lớp xem, cần lưu ý không chiếu phần chữ in dướitranh để trẻ không bị phân tán vì nhìn chữ
Tranh mô phỏng theo một số tình tiết của thơ thường có kích thước ( 40cm/30cm ) loại tranh treo ở lớp thường có kích thước lớn hơn nhiều (1m/1m) Côphải đọc kĩ thơ chia thành các khúc đoạn có ý nghĩa chọn trong các đoạn có tìnhtiết cơ bản, để viết tranh minh họa Thường mỗi bài thơ được minh họa bằng 3-4tranh Khi đọc kết hợp với tranh mô phỏng cô giáo cần lưu ý: Không nên treo tất cảcác bức tranh lên cùng một lúc, mỗi tranh cần được bồi bìa cứng, có nẹp treo và có
Trang 16dây treo Sau khi đọc thơ song cô giáo có thể treo tất cả các bức tranh lên để trẻ tự
do tri giác bàn luận và hình dung lại toàn nội dung bài thơ
Trong lớp nên có những bức tranh mô phỏng nội dung bài thơ, câu chuyện để gâykhông khí văn học, kích thích trẻ có nhu cầu nghe đọc và kể chuyện
Rối có nhiều loại: Rối tay, rối ngón tay, rối dẹt Rối được làm từ những nguyênliệu khác nhau: Giấy, bìa, vải những thứ đó rất rẻ tiền và dễ kiếm, chỉ cần giáoviên chịu khó làm và sáng tạo là trẻ có những con rối vừa đẹp vừa hấp dẫn
Sân khấu rối đơn giản nhất là một chiếc khung gỗ hoặc làm bằng tre đượctrang trí thêm cỏ hoa Đối với các loại rối dẹt gắn trên phông vải, trên bảng namchâm không cần dùng đến sân khấu Sử dụng rối thường gây được hứng thú chotrẻ, bởi vì các nhân vật rất sinh động, thể hiện được những thao tác đơn giản như:Gật đầu, trao thư, hái hoa, khóc Mỗi loại rối có tác dụng hỗ trợ khác nhau nhưng
có thể sử dụng rối trong các trường hợp:
(Sử dụng đồ dùng tự tạo bằng mô hình rối đọc thơ cho trẻ nghe)
Giới thiệu tác phẩm: Sân khấu rối phải gọn gàng, đơn giản tránh dùng quá nhiềucon rối Mục đích của việc dùng rối ở đây chủ yếu là gây hứng thú cho trẻ, sau đó
cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe, thời gian sử dụng rối chỉ gói gọn trong vài phút,giáo viên phải cất rối nhanh để trẻ khỏi phải chờ, trẻ sẽ giảm hứng thú
Hỗ trợ đọc thơ cho trẻ nghe: Dùng rối hỗ trợ cho lời đọc diễn cảm đòi hỏi giáoviên phải biết phối kết hợp giữa lời đọc và quá trình sử dụng rối Cần tránh tìnhtrạng cô chú ý vào động tác thì quên lời, hoặc mải đọc mà quên động tác Rối dẹtgắn trên phông vải hoặc bảng nam châm được sử dụng rộng rãi trong khi đọc thơcho trẻ nghe Ưu điểm của loại hình này là dễ làm, nguyên vật liệu rẻ tiền, khôngđòi hỏi sân khấu, cách sử dụng đơn giản và sử dụng nhiều trong các bài thơ
Đàm thoại: Ngoài việc sử dụng rối để giới thiệu bài thơ, để hỗ trợ cho giọng đọcdiễn cảm, còn dùng rối trong đàm thoại nữa Khác với dùng rối hỗ trợ cho giọng