1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đề cương NCKH cấp trường, thanh tùng TN

4 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 84 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢIKHOA CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016 – 2017 Tên đề tài: Nghiên cứu bước đầu khả năng ứng dụng xỉ thép của nhà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CÔNG TRÌNH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016 – 2017

Tên đề tài: Nghiên cứu bước đầu khả năng ứng dụng xỉ thép của nhà máy gang thép Thái Nguyên cho bê tông nhựa chặt 12,5

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Tùng Cán bộ tham gia: Trần Ngọc Hưng

Vũ Thế Thuần

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

Khoa / Phòng ban

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016 – 2017

I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài

Nghiên cứu bước đầu khả năng ứng dụng xỉ thép của nhà máy gang thép Thái Nguyên cho bê tông nhựa chặt 12,5

2 Cán bộ thực hiện đề tài :

Học hàm, học vị

Đơn vị Điện thoại Email

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Tùng Kỹ sư Bộ môn Cơ

sở, cơ sở đào tạo Thái Nguyên

0988210246 Ngthanhtung

254@gmail.c om

Cán bộ tham gia:

(1) Trần Ngọc Hưng Tiến sĩ Bộ môn Thí

nghiệm công trình

0946617982 hungtn@utt.e

du.vn

(2) Vũ Thế Thuần Kỹ sư Bộ môn thí

nghiệm công trình

0982902661 thuanvt@utt

edu.vn

II NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI

3 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu, đánh giá ban đầu về khả năng sử dụng xỉ thép của nhà máy gang thép Thái Nguyên (vật liệu thải của địa phương) làm cốt liệu cho bê tông nhựa chặt 12,5

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải sự cần thiết phải nghiên cứu của đề tài

4.1 Ngoài nước

Trên thế giới từ cách đây khá lâu, đã có những công trình nghiên cứu khả năng tận dụng

xỉ thép làm cốt liệu để sản xuất bê tông nhựa, từ những nghiên cứu chuyên sâu về thành phần cấu tạo của xỉ thép, cho đến những nghiên cứu thử nghiệm sản xuất và đánh giá các đặc tính của bê tông nhựa sử dụng xỉ thép làm cốt liệu Ví dụ như dự án nghiên cứu: “STEEL SLAG IN HOT MIX ASPHALT CONCRETE” by Research Group Oregon Department of Transportation Salem, Oregon 97301-5192, April 2000 hay gần đây hơn như “Evaluation of Steel Slag as Hot Mix Asphalt Aggregate” by Haifang Wen, Ph.D., P.E., Assistant Professor Colf Distinguished Professor in Civil Engineering, Director Edward Wu, PhD Candidate Sushanta Bhusal, former graduate student Washington Center for Asphalt Technology (WCAT) Washington State University, March 2014…

4.2 Trong nước

Về tình hình trong nước, các nhà khoa học trong nước đã bắt kịp xu hướng nghiên cứu khoa học của thế giới và đã có những công trình nghiên cứu nhất định về bê tông nhựa sử dụng

xỉ thép làm cốt liệu,như “Công ty Vật liệu Xanh (2013), Xỉ thép - Vật liệu xanh cho tương lai.”,

Trang 3

“Nguyễn Phi Sơn (2011), Nghiên cứu sử dụng phế thải xỉ sắt trong công nghệ sản xuất thép làm cốt liệu cho bê tông Asphalt, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí

Minh.”; “PGS TS Nguyễn Văn Hùng, ThS NCS Nguyễn Văn Du (12/2014),Đánh giá tính

chất của xỉ thép sử dụng làm cốt liệu để sản xuất bê tông nhựa ở khu vực phía Nam, Tạp chí

GTVT.”…

5 Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về bê tông nhựa và thiết kế thành phần bê tông nhựa theo phương

pháp Marshall

1.1 Bê tông nhựa và các yêu cầu vật liệu cơ bản

1.2 Các tính chất cơ bản của bê tông nhựa

1.3 Nguyên tắc thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Marshall

1.4 Căn cứ thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Marshall

1.5 Các giai đoạn và nội dung thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa

Chương 2: Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về việc ứng dụng xỉ thép làm cốt

liệu cho bê tông nhựa chặt.

Chương 3: Một số kết quả thí nghiệm trong phòng về các đặc tính bê tông nhựa sử dụng xỉ

thép của nhà máy gang thép Thái nguyên làm cốt liệu cho bê tông nhựa chặt 12,5

3.1 Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ bản của xỉ thép nhà máy gang thép Thái Nguyên 3.2 Thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa chặt 12.5 sử dụng cốt liệu là xỉ thép của nhà máy gang thép Thái Nguyên

3.3 Các kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của bê tông nhựa chặt 12.5 sử dụng cốt liệu là xỉ thép của nhà máy gang thép Thái Nguyên

ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT

KẾT LUẬN

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm Thu thập các tài liệu liên quan đến thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa nóng, các đặc tính của xỉ thép phù hợp để làm cốt liệu cho bê tông nhựa, tiến hành các thí nghiệm cơ bản với xỉ thép để đánh giá khả năng sử dụng để chế tạo bê tông nhựa như: khối lượng riêng, khối lượng thể tích, mức độ dính bám với nhựa 60/70, độ mài mòn LA, độ nén dập trong xi lanh, , thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa nóng 12.5 có cốt liệu là xỉ thép của nhà máy gang thép Thái Nguyên và thí nghiệm các chỉ tiêu khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ ổn định, độ dẻo Marshall, độ ổn định còn lại

7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các đặc tính cơ bản của xỉ thép nhà máy gang thép Thái Nguyên, khả năng ứng dựng làm cốt liệu cho bê tông nhựa nóng 12,5

- Đánh giá các tính chất của xỉ thép có thể phù hợp để làm cốt liệu cho bê tông nhựa

- Đánh giá sơ bộ đặc tính của hỗn hợp bê tông nhựa nóng 12,5 có cốt liệu là xỉ thép thông qua chỉ tiêu độ bền, độ dẻo Marshall

8 Tiến độ thực hiện

Trang 4

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện Sản phẩm phải đạt Thời gian Ghi chú

1 Chương 1 Báo cáo 2 tháng

2 Chương 2 Báo cáo 1 tháng

3 Chương 3 Báo cáo 3 tháng

9 Dự kiến kết quả của đề tài

Đánh giá được rằng xỉ thép của nhà máy gang thép Thái Nguyên có thể phù hợp để làm cốt liệu cho bê tông nhựa chặt 12,5

10 Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng

Tận dụng được vật liệu thải của địa phương, chế tạo một dạng vật liệu mới, phục vụ cho việc nghiên cứu đưa vào sản xuất sau này

11 Đề xuất sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm của Nhà trường phục vụ hoạt động nghiên cứu

Các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình thí nghiệm vật liệu đầu vào, quá trình thiết

kế thành phần bê tông nhựa chặt sử dụng xỉ thép như Máy xác định độ hao mòn LA, Máy thí nghiệm độ nén dập, Máy đầm tạo mẫu Marshall, Máy thí nghiệm độ ổn định, độ dẻo Marshall, tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ,…

11 Kinh phí thực hiện đề tài

10.000.000 đồng (mười triệu đồng)

PHỤ TRÁCH KHOA

(ký và ghi rõ họ tên)

Ngày 25 tháng 8 năm 2016

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

(ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Tùng

TL.HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG KHCN – HTQT

Ngày đăng: 09/12/2017, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w