Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá để tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế của mỗi nước với khu vực và toàn thế giới Việt Nam đang hết sức nỗ lực để cùng hội nhập và phát triển với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc tham gia vào wto, và tiến trình của hiệp định khu vực ưu đãi thuế quan(AFTA) của khối ASEAN sẽ buộc chính phủ Việt Nam phải có những bước đi và chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng được với tiến trình hội nhập và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tiến trình hội tham gia AFTA của Việt Nam hoàn tất vào năm 2006, và lộ trình gia nhập wto ngày một đến gần. Mặc dù là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam sẽ phải đối đầu với rất nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam mới khởi đầu từ năm 1991 với sự thành lập của hai liên doanh ôtô đầu tiên của Việt Nam là Liên doanh ôtô Mekong và Xí nghiệp sản xuất ôtô Hoà Bình(VMC) cho đến nay đã có 14 Liên doanh ôtô tại Việt Nam và hiện chính thức có 11 liên doanh đang hoạt động. Mặc dù số lượng liên doanh ôtô của Việt nam nhiều như vậy nhưng ngành công nghiệp hiện mới chỉ dừng lại ở công nghệ lắp ráp(CKD), chưa có nhà máy lớn sản xuất xe ôtô dạng IKD. Vì vậy có thể thấy trước rằng các liên doanh ôtô Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn tới. Do đó trong một khuôn khổ thời gian ngắn là 5 năm(từ nay đến năm 2006) Các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trên thế giới. Đồng thời Chính phủ Việt Nam cũng cần phảit nghiên cứu và đưa ra các chính sách hỗ trợ đúng đắn và kịp thời trợ giúp cho các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam. Với kiến thức học được và thực tiễn tích lũy, em đã quyết định chọn đề tài: “Phát huy vai trò quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô ở Việt Nam hiện nay” làm đề án môn học. Mục đích nghiên cứu của đề tài: xem xét khả năng cạnh tranh của các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ôtô sản xuất tại Việt Nam giai đoạn tới. Đề tài gồm 3 phần: +Phần I:Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý nhà nước về kinh tế +Phần II: Quản lý của nhà nước đối với ngành công nghiệp ô tô giai đoạn vừa qua. +Phần III: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô hiện nay. Đây là một đề tài mang tính thời sự nóng bỏng và do có những hạn chế về trình độ và thời gian nên chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để Bài khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình và chu đáo của Thầy giáo PGS.TS Phan Kim Chiến đã giúp em hoàn thành đề án này.
LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá để tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế của mỗi nước với khu vực và toàn thế giới Việt Nam đang hết sức nỗ lực để cùng hội nhập và phát triển với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc tham gia vào wto, và tiến trình của hiệp định khu vực ưu đãi thuế quan(AFTA) của khối ASEAN sẽ buộc chính phủ Việt Nam phải có những bước đi và chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng được với tiến trình hội nhập và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tiến trình hội tham gia AFTA của Việt Nam hoàn tất vào năm 2006, và lộ trình gia nhập wto ngày một đến gần. Mặc dù là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam sẽ phải đối đầu với rất nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam mới khởi đầu từ năm 1991 với sự thành lập của hai liên doanh ôtô đầu tiên của Việt Nam là Liên doanh ôtô Mekong và Xí nghiệp sản xuất ôtô Hoà Bình(VMC) cho đến nay đã có 14 Liên doanh ôtô tại Việt Nam và hiện chính thức có 11 liên doanh đang hoạt động. Mặc dù số lượng liên doanh ôtô của Việt nam nhiều như vậy nhưng ngành công nghiệp hiện mới chỉ dừng lại ở công nghệ lắp ráp(CKD), chưa có nhà máy lớn sản xuất xe ôtô dạng IKD. Vì vậy có thể thấy trước rằng các liên doanh ôtô Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn tới. Do đó trong một khuôn khổ thời gian ngắn là 5 năm(từ nay đến năm 2006) Các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trên thế giới. Đồng thời Chính phủ Việt Nam cũng cần phảit nghiên cứu và đưa ra các chính sách hỗ trợ đúng đắn và kịp thời trợ giúp cho các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam. Với kiến thức học được và thực tiễn tích lũy, em đã quyết định chọn đề tài: “Phát huy vai trò quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô ở Việt Nam hiện nay” làm đề án môn học. Mục đích nghiên cứu của đề tài: xem xét khả năng cạnh tranh của các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ôtô sản xuất tại Việt Nam giai đoạn tới. Đề tài gồm 3 phần: +Phần I:Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý nhà nước về kinh tế +Phần II: Quản lý của nhà nước đối với ngành công nghiệp ô tô giai đoạn vừa qua. +Phần III: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô hiện nay. Đây là một đề tài mang tính thời sự nóng bỏng và do có những hạn chế về trình độ và thời gian nên chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để Bài khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình và chu đáo của Thầy giáo PGS.TS Phan Kim Chiến đã giúp em hoàn thành đề án này. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 1.1. Quản lý nhà nước về kinh tế là một tất yếu khách quan 1.1.1. Nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.1.1. khái niệm nhà nước Khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển, của cải xă hội còn chưa dư thừa, chế độ tư hửu và giai cấp chưa xuất hiện thì loài người xử sự với nhau một cách tự giác hoặc bằn guy tín của các thủ lỉnh, lănh tụ cộng đồng.lúc này nhà nước chưa xuất hiện. Khi lực lượng cản xuất phát triển đến một mức độ nào đó thì xúât hiện tư hửu, giai cấp và nhửng mâu thuẩn về lợi ích giưă nhửng nhóm người đòi hỏi một cơ quan thiết chế quyền lực chính trị.lúc này xuất hiện nhà nước. Nhà nước một mặt là cơ quan thống trị của một hoặc một số giai cấp này lên một hoặc một số giai cấp khác,mặt khác Nhà nước phải duy trì và phát triển xă hội. Như vậy nhà nước một mặt là cơ quan thống trị của một hoặc một số giai cấp này lên một hoặc một số giai cấp khác, mặt khác còn là quyền lực công đại diên cho lợi ích chung của cộng đồng xă hội nhằm duy trì và phảt triển xă hội trước lịch sử và các nhà nước khác. 1.1.1.2. Quăn lý nhà nước về kinh tế Quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ choc và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân,nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có,từ đó đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đă đặt ra trong điều kiện gội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế. Một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những khuyết tật của của nó thì quá trình quản lý của nhà nước là một tất yếu khách quan.Tuy nhiên việc quãn lý như thế nào, định hướng ra sao thì lai tùy thuộc vào thể chế chính trị va đường lối phát triển kinh tế mà mổi quốc gia lựa chọn. Nhận thức về quãn lý Nhà nước về kinh tế chúng ta cần làm rõ một số vấn đề sau: Thứ nhất: thực chất của quãn lý nhà nước về kinh tế là quá trình tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mà nhà nước có thể huy động nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Thứ hai: Bản chất của quãn lý nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước; Nó phản ánh nhà nước là công cụ của giai cấp hoặc lực lượng chính trị xã hội nào? Nó dựa vào ai và hướng vào ai để phục vụ? Thứ ba: Quản lý Nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật: Tính khoa học thể hiện ở chổ nó có đối tượng nghiên cứu nghiên cứu cụ thể và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể_Đó là các quy luật và nhửng vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ kinh tế của các chủ thể thamgia các hoạt động kinh tế.Tính nghệ thuật phản ánh thôngqua trình độ hiểu biết, nhân cách, bản lỉnh của cácnhà quãn lý kinh tế; Thông qua phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ choc quản lý. 1.1.2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường đòi hỏi “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Sự phảt triển của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa càng cao thì đòi hỏi khách quan của quãn lý nhà nước về kinh tế càng lớn và chặt chẽ. Đối với một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì quãn lý của nhà nước càng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hạn chế của mổi quốc gia. Sự vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sãn xuất, sẽ làm thay đổi kiến trúc thượng tầng. Sự thay đổi này có thể dẩn đến sự mất cân đối và hệ lụy của nó là kìm hảm sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt khi yếu tố hội nhập tác động mạnh mẽ, quan hệ kinh tế quốc tế phát triển làm cho nền kinh tế càng biến động mạnh và phức tạp.Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của nền kinh tế mổi quốc gia. Lúc này Nhà nước không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng bảo vệ an ninh xã hội nữa mà còn phảI hiểu sâu sắc quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội, nắm vững và dự báo về diễn biến kinh tể trong nước và trên thế giới, sử dụng các công cụ và phương pháp quãn lý phù hợp để có thể tác động trực tiếp, điêù tiết mối quan hệ kinh tế đối ngoại; Làm tốt chức năng định hướng cho sự phát triển ngành, vùng, thành phần kinh tế đãm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững phù hợp với quy luật khách quan. Như vậy trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế là rất quan trọng. Quãn lý nhà nước về kinh tế là một tất yếu khách quan thể hiện rĩ trong các mặt sau: Thứ nhất: Kinh tế thị trường đề cao lợi ích cá nhân, do đó mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ choc đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, tuy nhiên hoạt động đó lại làm tổn hại đến những cá nhân, tổ chức khác. Hệ lụy của nó là các yếu tố kinh tế chồng chéo lẫn nhau, triệt tiêu lẫn nhau; Mất cân bằng kinh tế; Nguồn lực phân bổ không hợp lý; Các hệ lụy về chính trị xã hội khác… Để khắc phục nhược điểm này chỉ có nhà nước là có đủ quyền lực và tiềm lực, bằng những chương trình chiến lược phát triển, kế hoạch phát triễn cụ thể hóa bằng những mục tiêu khách quan, từ đó định hướng phát triển cho các cá nhân, doanh nghiệp, các ngành, vùng và các thành phần kinh tế. Không có bàn tay của nhà nước sẽ không có một cơ cấu kinh tế hợp lý mà ở đó có những ngành, vùng đóng vai trò làm đầu tàu thúc đẩy cả hệ thống kinh tế, lãnh thổ kinh tế cùng phát triển hướng tới mục tiêu chung. Không có bàn tay của nhà nước, sẽ không có những nguồn lực cần thiết tạo đà cho sự phát triễn, mà vấn đề quan trọng nhất làm tiền đề cho sự phát triển đó là kết cấu hạ tầng. Thứ hai: Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế chịu sự tác động của các quy luật thị trường mà tại đó các thành viên kinh tế quan tâm là lợi ích và lợi nhuận. Trong khi đó để tạo ra sự công bằng và tạo động lực cho nền kinh tế phát triển thì đây lại là một nhược điểm của cơ chế thị trường. Điều đó đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước. Đó là những hàng hóa công cộng, những công trình kết cấu hạ tầng mang laị lợi ích chung nhưng xét trên khía cạnh tài chính thì không mang laị lợi nhuận về mặt giá trị tiền tệ. Như vậy chỉ có nhà nước mới đủ tiềm lực tài chính để đảm bảo cho việc cung cấp những hàng hóa này. Mặt khác mỗi thành viên kinh tế chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình cho nên hoạt động của người này có thể gây thiệt hại cho người khác hoặc cho xã hội, tuy nhiên nó lại không được phản ánh vào chi phí của cá nhân, doanh nghiệp đó. Do vậy nhà nước với tư cách là chủ thể của nền kinh tế, vối những mục tiêu kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công cộng , và đãm bảo cho nền kinh tế phát triển công bằng , không có sự triệt tiêu lẫn nhau, làm mất cân đối tới sự phát triễn nền kinh tế. Thứ ba: Nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường không thể tách rời môI trường chính trị, kinhtế, văn hóa, đối ngoại. Nếu môi trường không ổn định, có sự xung đột giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; Các quan hệ kinh tế không lành mạnh, thì nền kinh tế không thể phát triển được. Mặt khác khi những khuyết tật của cơ chế thị trường không thể khắc phục , thì nó lai làm môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại không ổn định và lành mạnh. Chính những nhược điểm này đẻ ra xu hướng phủ định nhửng điều kiện hoạt động của bản thân nó: Đó là bất bình đẳng, là phân hóa giàu nghèo, vấn đề môi sinh môi trường và quan trọng nhất là nguồn lực phân bổ không hiệu quả. Mâu thuẩn lợi ích kinh tế giũa các giai tầng xã hội là nhược điểm cơ bản nhất chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường. Bản thân nó không khắc phục được mà đòi hỏi bàn tay của nhà nước. Nhà nước sẽ đảm bảo về mặt kinh tế, chính trị, xã hội nhằm duy trì quan hệ lợi ích giữa các giai tầng xã hội trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất thống trị của giai cấp thống trị nhằm đảm bảo quyền lợi và địa vị của chính giai cấp đó. Thứ tư: Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa ngày một gia tăng. Sự chủ động hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu ngày một lớn nó phát sinh ra nhửng vấn đề mang tính chất ngày một phức tạp hơn. Mối quan hệ lợi ích quốc gia phát sinh và đòi hỏi nhà nước phải giải quyết một cách hợp lý. Nhà nước phảI ngăn ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực, mặt khác phải khai thác tối đa nguồn lưc bên ngoài. Để làm được điều đó vượt xa tầm của môt doanh nghiệp dù doanh nghiệp đó có tiền lực kinh tế mạnh đến mức nào. Vì nhà nước ngoài mạnh về kinh tế còn là một chủ thể kinh tế độc lập có chủ quyền, lợi ích riêng và nắm tiềm lực kinh tế quốc phòng quan trọng. Do vậy không chỉ có quan hệ lợi ích kinh tế giữa các giai tầng trong nước mà quan hệ lợi ích kinh tế giữa các quốc gia cũng đặt ra những vấn đề đòi hỏi việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước. Thứ năm: Vai trò quãn lý của nhà nước về kinh tế không chỉ là sự điều tiết, khống chế, định hướng bằng pháp luật, các đòn bẩy kinh tế, các chính sách, biện pháp kích thích mà còn bằng thực lực kinh tế cua mổi quốc gia_tức là bằng sức mạnh của hệ thống kinh tế quốc gia và cáccông cụ kinh tế đặc biệt khác. Đó là hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước một mặt là công cụ quãn lý của nhà nước, mặt khác còn là lực lượng kinh tế trực tiếp tham gia hình thành, mở rộng quan hệ thị trường. Như vậy vai trò của nhà nước trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trượng là rất quan trọng. Với tư cách là chủ thể chủa nền kinhtế quốc dân, Nhà nước sẽ điều tiết, khống chế, định hướng nền kinh tế phảt triển theo phướng, mục tiêu riêng. 1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay Quá trình quản lý kinh tế xã hội của nước ta dựa trên nguyên tắc đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bầng, dân chủ, văn minh; Thực hiện công nghiệp hóa_hiện đại hóa đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đãm bảo chủ động hội nhập quốc tế.Quá trình quãn lý này có một số đặc điểm cơ bản sau: 1.2.1. Đãm bảo lảnh đạo của đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý kinh tế Đảng cộng sản việt nam dưới ánh sáng chủ nghĩa mac_lennin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đảnh phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc trương cơ bãn: 1) Là xã hội do nhân dân lao động làm chủ; 2) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sãn xuất phát triển và chế độ công hữu một số tư liệu sãn xuất chủ yếu; 3) Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bãn sắc dân tộc; 4) Con người phảI được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no , tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; 5) Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đở lẫn nhau cùng tiến bộ; 6) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Kiên quyết chống lại 4 nguy cơ đe dọa đất nước: Thứ nhất: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế Thứ hai: Nguy cơ diển biến hòa bình Thứ ba: Nguy cơ chệch hướng xã hội chũ nghĩa Thứ tư: Nguy cơ của nạn tham nhũng và tệ quan liêu cùng với ngững suy thoái phẩm chất đạo đức của một số cán bộ quản lý Đảng phải xây dung và thực hiện tốt các chính sách kinh tế xã hội 1.2.2. Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý của mình đối với nền kinh tế nói riêng, kinh tế xã hội nói chung Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chũ nghĩa, giữ vững trật tự, kỹ cương, chống tham nhũng Nhà nước phải sữ dụng tốt các công cụ quản lý của mình.Thông qua đó ý chí của nhà nước được truyền tải một cách có hệ thống tới toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước phải thực hiện tốt các choc năng quản lý của mình.Thông qua đó thể hiện đậm nét vai trò quản lý của mình, đồng thời quá trình quản lý trở nên thống nhất và mang lại hiệu quả cao. 1.3. Công cụ và phương pháp quản lý của nhà nước về kinh tế 1.3.1. Công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế Công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế là lổng thể các phương tiện hữu hình và vô hình, mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế trong xã hội, nhằm mục tiêu quản lý nền kinh tế quốc dân. Như vậy thông qua các công cụ quản lý của mình , nhà nước có thể truỳen tảI được ý định và ý chí của mình lên mọi tổ choc, cá nhân thuộc lãng thổ quốc gia và những khu vưc chiu sự ảnh hưởng. Hệ thống các công cụ quản lý của nhà nước có một số đặc trưng cần hiểu rõ như sau: Thứ nhất: Mang tính chủ thể. Chủ thể sữ dụng các công cụ quản lý của nhà nước, là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Thứ hai: Mang tính mục đích. Các công cụ quản lý của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô, chứ không phảI là muc tiêu quản lý từng ngành, từng địa phương, từng tổ choc. Thứ ba: Mang tính hệ thống. Các công cụ quản lý của nhà nước là một hệ thống nhiều chủng loại, có thể là công cụ hửu hình hoặc vô hình. 1.3.1.1. Pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xữ sự có tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định. Nhà nước việt nam thực tiễn có hai loại văn bãn pháp luật điều chĩnh hoạt động quản lý của nhà nước về kinh tế, đó là văn bãn quy phạm pháp luật và văn bãn áp dụng quy phạm pháp luật: Thứ nhất: văn bãn quy phạm pháp luật. Đây là văn bãn có vai trò quan trọng nhất, và đươc sữ dụng phổ biến. Hệ thống văn bãn quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm ba loại: Loại thứ nhất là văn bãn do quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh. Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành bao gồm: Lệnh, quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư. Văn bản do Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp ban hành để thị hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; Văn bản do ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật cần chú ý các đặc điểm sau: − Phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; − Hình thức văn bản, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản, được quy định trong luật; − Nội dung của văn là các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật) áp dụng trong một phạm vi nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội; − Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các quy phạm pháp luật; Thứ hai: là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế là những văn bản có tính chất cá biệt do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhưng không có đầy đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật, thường được ban hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đối với đối tượng cụ thể như các quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỹ luật, điều động công tác đối với cán bộ công chức nhà nước.