Khái niệm Hệ thống tồn kho hiệu quả sẽ làm giảm tối thiểu các khoản chi phí thông qua: •Chọn phương pháp kiểm soát tồn kho •Tính Lựa toán các thông số của hệ thống tồn kho: Quy mô đặt
Trang 1I. QUẢN TRỊ TỒN KHO
1. HỆ THỐNG TỒN KHO
Hệ thống tồn kho là một tập hợp các bướcxác định bao nhiêu tồn kho sẽ được bổ sung,mỗi lần bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân sự thực hiện các thủ tụcmột cách có hiệu quả
Mỗi hệ thống tồn kho bao giờ cũng yêu cầu những phí tổn để vận hành nó Phí tổn đóphụ thuộc vào:
• Phương pháp kiểm soát hàng hoá tồn kho;
• Qui mô của việc phục vụ khách hàng hay khả năng chống lại sự cạn lượng dự trữtrong thời gian đặt hàng;
• Số lượng hàng tồn kho bổ sung mỗi lần đặt;
1.1 Khái niệm
Hệ thống tồn kho hiệu quả sẽ làm giảm tối thiểu các khoản chi phí thông qua:
•Chọn phương pháp kiểm soát tồn kho
•Tính Lựa toán các thông số của hệ thống tồn kho: Quy mô đặt hàng tối ưu và Quy
mô lô sản xuất tối ưu
2 HÀNG TỒN KHO
Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra saucùng Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất
ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm Do đó, hàng tồn kho chính là sự liênkết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn,chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
2.1. Phân loại hàng tồn kho
Phân loại theo các dạng tồn kho
Hàng tồn kho tồn tại trong các công ty sản xuất có thể được phân ra thành ba loại:
Trang 2- Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trongtương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
- Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫnchưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
- Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất
Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty kháctùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp
Một số công ty cũng duy trì loại thứ tư của hàng tồn kho, được gọi là nguồn vật tư, chẳnghạn như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và nhữngthứ tương tự Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất
Phân loại theo mục đích của tồn kho
- Giao dịch: Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong quátrình sản suất và bán hàng Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảmbảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô Mặt khác,việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm
- Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho nhữngtình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán Sẽ có những bức phá bất ngờ vềnhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó Tương tự, cũng sẽ có những sự sụtgiảm không lường trước trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm Ở cả haitrường hợp này, một doanh nghiệp khôn ngoan sẽ chắc chắn muốn có vài tấm đệm
để đương đầu với những thay đổi khôn lường
- Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả biếnđộng Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàngtồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn
2.3 Lợi ích và chi phí cho lưu trữ hàng tồn kho:
Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp Những lợi thếquan trọng nhưng không hạn chế có thể kể đến như:
Trang 3- Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một công ty
có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung tại mộtthời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn đặthàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư… có thể được giảm rất nhiều nếucông ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ
- Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm bảocho quá trình sản xuất đạt hiệu quả Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng tồnkho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà có thểlàm gián đoạn quá trình sản xuất
Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt Có thể nói rằng việcthu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro không lường trướcđược sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có
kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định Do vậy, rất cần thiết cho việc mộtcông ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho
3 MỤC ĐÍCH QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
- Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn
có theo yêu cầu trong mọi thời điểm Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đềuchứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành Trường hợp thiếu hụt hàng tồnkho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặckhông thể sản xuất
- Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến mục đíchtrên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho Điều nàyđạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổchức ở mọi thời điểm
II CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO
1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO ABC (ABC - Activity Based Costing)
ABC lần đầu tiên được định nghĩa một cách rõ ràng bởi Robert S Kaplan, cha đẻ của
lý thuyết Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard), và W Bruns trong một chương củacuốn sách “Accounting and Management: A field Study Perspective” vào năm 1987.Nhưng một năm sau đó, Robin Cooper và Robert S Kaplan mới thực sự khiến cho mọingười chú ý đến ABC khi đề cập đến nó trong một bài báo được xuất bản trên tạp chíkhoa học của trường Havard vào năm 1988 Trong bài báo này, Cooper và Kaplan đã mô
Trang 4tả ABC như một cách tiếp cận mới để giải quyết những khiếm khuyết của hệ thống quản
lý chi phí truyền thống Hai ông đã chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến việc phải thay đổi hệthống hạch toán chi phí truyền:
- Một là, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu chi phí, khiếncho chi phí trực tiếp ngày càng giảm trong khi chi phí gián tiếp ngày càng tăng
- Hai là, môi trường cạnh tranh toàn cầu liên tục biến đổi và ngày càng gay gắt đòihỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin quản trị chính xác, kịp thời, liêntục cập nhật để hạn chế các phí tổn cũng như chớp được cơ hội kinh doanh
- Ba là, chi phí để tính toán, đo lường và tập hợp thông tin ngày càng giảm cho phépdoanh nghiệp áp dụng các mô hình quản trị mới đòi hỏi nhiều thông tin đầu vào vàđồng thời cung cấp nhiều thông tin chi tiết đầu ra hữu ích với mức chi phí chấpnhận được
1.1 Khái niệm
Phân tích ABC là phương pháp cho phép gom nhóm các hàng hóa theo mức độ quantrọng của các hàng hóa đó Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Pareto– 20% hàng hóa đem lại 80% doanh số Hoặc nói cách khác: chỉ cần kiểm soát chặt chẽ20% danh điểm hàng hóa này thì có thể kiểm soát 80% toàn bộ hệ thống
Giá trị hàng hoá dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá bán một đơn vịhàng hoá với lượng dự trữ hàng hoá đó trong năm Số lượng chủng loại hàng là số lượngtừng loại hàng hoá dự trữ trong năm
• Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chiếm từ70-80% so với tổng giá trị hàng hoá sự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại thìchỉ chiếm khoảng 10-15% lượng hàng dự trữ Các sản phẩm loại A được quản lýmột cách thường xuyên và chính xác, mức độ ảnh hưởng của nó đến các chi phí lớn(dự trữ bảo hiểm nhỏ)
• Nhóm B: Bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trungbình, chiếm từ 15-25% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về số lượng, chủngloại chúng chỉ chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ Các sản phẩm loại B thường
Trang 5được quản lý theo phương pháp EOQ Mức dự trữ bảo hiểm được xác định trên cơ
sở luật phân bố xác suất của dòng yêu cầu của từng loại sản phẩm
• Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị thấp, giá trị dự trữ chỉ chiếm khoảng 5%
so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng số lượng chiếm khoảng 50-55% tổng sốlượng hàng dự trữ Các sản phẩm loại C được quản lý bằng kiểm kê định kỳ, sốlượng dự trữ và tái tạo cố định Hệ thống quản lý đơn giản, chi phí ít, tổng dự trữbảo hiểm lớn
Trong điều kiện hiện nay việc sử dụng phương pháp phân tích ABC được thực hiệnthông qua hệ thống quản trị dự trữ tự động hoá bằng máy vi tính Tuy nhiên, trong một sốdoanh nghiệp chưa có điều kiện tự động hoá quản trị dự trữ, việc phân tích ABC đượcthực hiện bằng thủ công mặc dù mất nhiều thời gian nhưng nó đem lại những lợi ích nhấtđịnh Kỹ thuật phân tích ABC trong công tác quản trị có những tác dụng sau:
• Các nguồn vốn dùng để mua hàng nhóm A cần phải nhiều hơn so với nhóm C, do
đó cần sự ưu tiên đầu tư thích đáng vào quản trị nhóm A
• Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm soát hiện vật.Việc thiết lập các báo cáo chính xác về nhóm A phải được thực hiện thường xuyênnhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất
• Trong dự báo nhu cầu dự trữ, chúng ta cần áp dụng các phương pháp dự báo khácnhau cho nhóm mặt hàng khác nhau, nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn so vớicác nhóm khác
Để kiểm tra tốt việc tồn kho, các báo cáo tồn kho phải được thẩm tra chính xác trongtừng chu kỳ tính toán đối với từng nhóm hàng A, B, C Chu kỳ này thay đổi tùy theonhóm hàng: nhóm hàng A: 1 lần/tháng; nhóm hàng B: 1 lần/quí; nhóm hàng C: 1lần/năm Kiểm tra tồn kho thường xuyên còn giúp cho doanh nghiệp giảm bớt thời gianngừng và gián đoạn sản xuất, phát hiện những thiếu sót và nguyên nhân gây ra để cónhững hoạt động điều chỉnh kịp thời
Trang 61.3 Quy trình thực hiện
Theo mô hình hiện đại ABC, trước hết tập hợp chi phí sản xuất chung cho các hoạtđộng của DN, sau đó tiến hành phân bổ chi phí của từng hoạt động vào đối tượng tính chiphí dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động và đối tượng chi phí
Để áp dụng mô hình này cần xác định cụ thể có bao nhiêu hoạt động chính, nguồn lựcđược sử dụng để tạo ra sản phẩm dịch vụ Do vậy, không tính chi phí nguồn lực vào đốitượng tính phí khi đối tượng này không sử dụng nguồn lực đó Quy trình tổ chức áp dụng
mô hình hiện đại ABC được thực hiện qua 4 bước sau:
chia cho tổng giá trị của tất cả các sản phẩm
1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách
1.4 Ví dụ:
Để minh họa cho vấn đề nêu trên chúng ta xét một bảng phân loại ABC trên cơ sở giátrị hàng năm của 10 loại hàng tồn kho ở một công ty sau đây:
Nhu cầu hàng
năm (đơn vị) 5.000 1.500 10.000 6.000 7.500 6.000 5.000 4.500 7.000 3.000Đơn giá
Bảng 1.4.1: Liệt kê các sản phẩm, xác định số lượng nhu cầu hàng năm và đơn giá
Trang 7Bảng 1.4.2: Giá trị hàng năm của các món hàng
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Món hàng 3 và 6 có giá trị chiếm tời 73,2% tổng giá trị.Trong khi đó các món hàng 1,5,7,8,10 chỉ chiếm 10,5% tổng giá trị Các món hàng cònlại 2,4 và 9 chiếm 16,3% tổng giá trị
Ta gọi nhóm 1: là nhóm gồm món hàng 3 và 6, nhóm 2: là nhóm gồm món hàng 2,4,9 vàcòn lại là nhóm 3: gồm món hàng 1,5,7,8,10
Sau đó ta tính % số lượng dự trữ cho từng nhóm:
- Tổng nhu cầu hàng năm = 55.500 (đơn vị)
- % Số lượng dự trữ của món hàng= (nhu cầu hàng năm của từng món hàng x 100) / tổngnhu cầu hàng năm Theo đó ta có %của món 3= 10.000 x100/55.500 = 18%
Tính tương tự thì món 6=10,8% và món 9 = 12,6%
Ta có bảng số liệu đã sắp xếp lại các sản phẩm theo giá trị giảm dần:
Món hàng %so với SL tồn
kho
Nhu cầu hàng năm Đơn giá Giá trị
% so với tổng giá trị hàng năm
Trang 8Bảng 1.4.3: Bảng sắp xếp giá trị món hàng theo thứ tự giảm dần
Như vậy, việc xếp hạng ABC cho các loại hàng hoá ở trên được thể hiện trong bảng dướiđây:
Bảng 1.5.4
Xếp hạng ABC cho hàng tồn kho
1.5 Ưu nhược điểm
Nhóm hàng Số thứ tự các món hàng % so với tổng giá trị hàng năm
% so với tổng số lượng hàng tồn kho
Trang 91.5.1. Ưu điểm
- Tối ưu hóa dự trữ bằng cách áp dụng các phương pháp dự trữ khác nhau cho từngnhóm hàng
- Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau
- Mục đích của ABC là nhằm cải tiến và thay đổi doanh nghiệp một cách linh hoạt,đáp ứng các thách thức và biến động liên tục của thị trường Một khi doanh nghiệptriển khai được mô hình ABC thì nó sẽ có được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thịtrường
- Nâng cao trình độ của nhân viên giữ kho do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳkiểm tra, kiểm soát từng nhóm hàng nhằm mang lại những kết quả tốt hơn trong
dự báo, kiểm soát, đảm bảo tính khả thi của nguồn cung ứng, tối ưu hoá lượng dựtrữ
- Khắc phục được những hạn chế về mặt nhận diện chi phí của phương pháp truyềnthống bằng cách sắp xếp chặt chẽ hơn các hoạt động liên quan đến sản xuất sảnphẩm
- Cung cấp cho nhà quản lý thông tin giá thành toàn bộ, tức là có tính đến các chiphí sản xuất kinh doanh nói chung như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp chứ không chỉ bó hẹp ở khái niệm giá thành sản xuất
- Giúp nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định chính xác và tốt nhất cho việc địnhgiá sản phẩm và đưa ra mức sản xuất đạt được mục tiêu mong muốn
1.5.2 Nhược điểm
Thực tế là bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã phân tích ở trên, phương pháp ABCkhông phải là không có nhược điểm Những hạn chế của phương pháp ABC thường được
đề cập đến là:
- Để có được hệ thống ABC, doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực từ thiết
kế, xây dựng đến khâu triển khai Thông tin đầu vào của phương pháp ABC liênquan đến rất nhiều hoạt động vì vậy sẽ mất rất nhiều công sức để thu thập, kiểmtra và nhập dữ liệu thông tin vào hệ thống
- Thông tin do phương pháp ABC cung cấp về sản phẩm thường không đồng nhấtvới thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyền thống Mà trong thực tế, cácnhà quản trị thường quen sử dụng thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyềnthống trong việc đưa ra quyết định quản trị và dùng nó làm thước đo đánh giá kếtquả hoạt động
- Thông tin của ABC dễ bị hiểu sai và do đó phải rất thận trọng khi sử dụng thôngtin này để ra quyết định Chi phí phân bổ cho sản phẩm, cho khách hàng, và chocác đối tượng chịu phí chỉ có khả năng phù hợp tương đối Trước khi đưa ra bất cứquyết định quan trọng nào sử dụng thông tin của ABC, các nhà quản trị phải cânnhắc mức độ thích đáng thực sự của thông tin tới việc ra quyết định này haykhông
Trang 10- Hệ thống báo cáo của ABC không tương thích với hệ thống báo cáo tài chính theoGAAP - Generally accepted accounting Principle, nguyên tắc kế toán Mỹ Kết quả
là nếu đơn vị sử dụng phương pháp ABC thì phải duy trì song song hai hệ thốnghạch toán chi phí- một dùng lập báo cáo nội bộ, một dùng lập báo cáo tài chínhthông thường
- Với những hạn chế này, sau gần 30 năm tồn tại, vẫn có nhiều luồng ý kiến tranhcãi về ưu nhược điểm của mô hình ABC Thực tế trên thế giới, ví dụ như ở Nhật,các doanh nghiệp ít sử dụng phương pháp ABC mà chủ yếu sử dụng phương pháptồn kho kịp thời (Just-in-time-JIT) trong quản trị chi phí; hoặc sau khi áp dụng môhình ABC một thời gian nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang các hệ thống quản trịchi phí khác
Vì vậy, ABC nên áp dụng vào ngành nghề kinh doanh nào cần phải dựa trên cơ sởphân tích ưu nhược điểm của mô hình này Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thếgiới đang rơi vào suy thoái, nhu cầu về tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hẹp hoạt động sảnxuất để tồn tại là một nhu cầu cấp bách Việc có nên áp dụng phương pháp ABC vào đơn
vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đây có thể là một gợi ý có giá trị thực tiễn
1.6 Thực tiễn sử dụng phương pháp phân tích ABC:
- Mặc dù có những hạn chế, nhưng nhiều công ty vẫn sử dụng phương pháp ABC.Một tìm kiếm trên internet sẽ nhanh chóng cho ra hàng triệu tài liệu tham khảo
về phương pháp tiếp cận chi phí ABC, bao gồm các nhóm chuyên gia tư vấn quản lý khácnhau đã ca ngợi giá trị của nó Như bạn có thể nghi ngờ, nhiều quyết định kinh doanhquan trọng về số phận của một sản phẩm được dựa trên đánh giá về lợi nhuận và lợinhuận là phần còn lại của tổng giá bán trừ cho chi phí Bởi vì giá bán sẽ được thiết lập,các "quyết định" làm thế nào để xác định một giá thành sản phẩm là rất quan trọng trongviệc đánh giá khả năng sinh lời mấu chốt của một loại sản hoặc dịch vụ Như các công ty
đã có sự phát triển lớn hơn và đa dạng hơn trong sản phẩm, đã có một mối quan tâm vềcác chi phí đã phát sinh như thế nào Có thể cho rằng, đa dạng hóa sản phẩm là một yếu
tố góp phần quan trọng vào việc xác định chi phí của kế toán quản trị như phương phápABC
- Một chương trình điều khiển phương pháp tiếp cận ABC đã được ra đời nhờ vàocông nghệ máy tính Trước hệ thống thông tin hiện đại, nó là rất tốn kém để thao tác dữliệu Hầu hết các công ty đều sử dụng phương pháp tiếp cận đơn giản và phân bổ chi phísản xuất trên cơ sở duy nhất Theo đó, việc tiến hành xác định chi phí sẽ dễ dàng mà dữliệu có thể được quản lý theo một hệ thống thông tin phức tạp làm giảm đáng kể chi phí
và tỷ lệ lỗi liên quan đến ABC Chúng ta không quá ngạc nhiên khi rằng sự phổ biến củaphương pháp là tỉ lệ nghịch với chi phí xử lý dữ liệu
2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO VED (VED ANALYSIS):
Trang 112.1 Khái niệm:
Phương pháp phân tích VED là phương pháp để theo dõi và kiểm soát tồn kho,bằng cách phân loại các mặt hàng thành 3 loại lớn: Vital (V), Essential (E), Desirable (D).Việc phân tích phân loại các mặt hàng trên cơ sở độ rủi ro và ảnh hưởng của nó đến hoạtđộng sản xuất của Doanh nghiệp hoặc các dịch vụ khác
• Vital (V): các sản phẩm được phân loại V là những mặt hàng được coi là quan trọng đối
với hoạt động sản xuất mang tính dây chuyền, nếu không có đủ những mặt hàng này cóthể dẫn đến gián đoạn quy trình sản xuất và khiến hoạt động sản xuất không được hiệuquả, gây ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ quy trình
• Essential (E): các sản phẩm được phân loại E là những mặt hàng cần thiết, thiết yếu cho
hoạt động hiệu quả của hoạt động sản xuất Những mặt hàng này làm giảm hiệu suất củathiết bị, máy móc, nhưng không làm cho thiết bị máy móc không hoạt động Nếu không
có sẵn những mặt hàng này có thể dẫn đến sự mất mát tạm thời hoặc sự trật khớp chocông việc sản xuất, việc thay thế mặt hàng có bị trì hoãn nhưng không gây ảnh hưởng quánghiêm trọng tới hiệu suất của thiết bị máy móc Việc sửa chữa tạm thời này đôi khi cóthể xảy ra Chi phí phát sinh rất cao cũng làm ảnh hưởng tới công ty
• Desirable (D): các sản phẩm được phân loại D là những sản phẩm hầu như không có
chức năng gì đặc biệt Những sản phẩm này dù có sẵn hay không có sẵn chỉ ra gây sựgián đoạn nhỏ cho khoảng thời gian ngắn trong tiến độ sản xuất Chi phí phát sinh cũngkhông đáng kể
2.2 Đặc điểm:
- Được sử dụng để phân loại các mặt hàng, nguyên vật liệu thay thế
- Mặt hàng V có số lượng lớn, tối đa trong kho, mặt hàng D thì tối thiểu là đủ
- Có thể thực hiện trên cơ sở các chi phí thiếu nguyên liệu, có thể là định lượnghoặc thể hiện chất lượng
- Phân tích VED được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền ưu tiên cho việc lựa chọn,mua và sử dụng trong hệ thống cung ứng
- VED được phân loại theo thứ tự quan trọng của sản phẩm
2.3 Ưu điểm:
- Cho phép các vật liệu được mua với số lượng kinh tế
- Cho phép kiểm soát việc lưu trữ hàng tồn kho và chỉ ra mức độ tồn kho tối thiểuđáp ứng nhu cầu sản xuất
- Làm giảm thiệt hại hàng tồn kho do kiểm tra không đầy đủ các nguyên liệu đầuvào và tổn thất do lỗi thời, hư hỏng, lãng phí và mất cắp trong khi lưu trữ
- Đảm bảo thực hiện đúng các chính sách về mua sắm và sử dụng vật liệu
- Giúp các nhà quản lý kiểm soáthàng tồn kho một cách có chọn lọc và tập trung