Quyển sách này nghiên cứu sự biến động môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng có lót bạt ở giai đoạn 30 ngày về cuối vụ.
Trang 1i
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng Ban lãnh đạo khoa Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực Phẩm của Trường Đại Học Tiền Giang đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành tốt học phần thực tập giáo trình thủy sản nước lợ mặn
Chúng tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn, Hòa Bình - Bạc Liêu đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn giúp đỡvà tạo điều kiện cho chúng tôi học hỏi kinh nghiệm trong suất quá trình thực tập giáo trình nước lợ này
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô Bộ môn Nuôi Trồng
Giang, đặc biệt là thầy Nguyễn Công Tráng đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt học phần thực tập giáo trình nước lợ
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp và khả năng thu thập tài liệu còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo thực tập không tránh khỏi những sai sót Kính mong sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để bài báo cáo hoàn thiện hơn
Chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện
Lê Văn Hưng Cao Tuấn Đức Nguyễn Ngọc Hưỡng
Trang 2ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặc vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2
2.1.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 2
2.1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 2
2.2 Đặc điểm sinh học 3
2.2.1 Phân loại 3
2.2.2 Phân bố 3
2.2.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo 4
2.2.4 Vòng đời 4
2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.2.7 Đặc điểm sinh sản 6
2.3 Giới thiệu về Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn 6
2.3.1 Giới thiệu chung về Trang trại nuôi tôm của Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn 6
2.3.2 Trang thiết bị 8
2.3.3 Nguồn nhân lực của Trang trại 9
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
3.1.1 Thời gian 11
3.1.2 Địa điểm 11
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 11
3.2.1 Nội dung nghiên cứu 11
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 12
Trang 4iv
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12
3.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 13
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Quản lý môi trường 14
4.1.1 Nhiệt độ 14
4.1.2 Ph 15
4.1.3 Độ Kiềm (kH) 15
4.1.4 Độ mặn 16
4.1.5 Hàm lượng Oxy hoà tan (DO) 17
4.1.6 Khí độc NH3 18
4.1.7 Hàm lượng NO2- 19
4.2 Quản lý thức ăn 20
4.3 Quá trình sử dụng thuốc, hóa chất và phòng trị bệnh 21
4.4 Quy trình chuẩn đoán, quản lý sức khỏe tôm nuôi và phòng trị bệnh 25
4.4.1 Kiểm tra vi khuẩn Vibrio sp 25
4.4.2 Kiểm tra tế bào Lipid và ký sinh trùng trên tôm 26
4.5 Thu hoạch 28
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
5.1 Kết luận 30
5.2 Đề nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 33
Trang 5v
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1.Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) 3
Hình 2.2 Sự phân bố của tôm thẻ chân trắng trên thế giới (FAO, 2006) 3
Hình 2.3 Cấu tạo tôm thẻ chân trắng 4
Hình 2.4 Vòng đời tôm thẻ chân trắng 5
Hình 2.5 Sơ đồ Trang trại nuôi tôm của Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn 7
Hình 2.6 Ao nuôi tôm thẻ chân trắng (trái) và phuy ủ vi sinh (phải) 9
Hình 2.7 Máy thổi oxy đáy (trái) và kho chứa thuốc và hóa chất (phải) 9
Hình 3.1 Nội dung nghiên cứu 11
Hình 4.1 Sự biến động nhiệt độ 3 ao 14
Hình 4.2 pH trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng 15
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động độ kiềm 3 ao 16
Hình 4.4 Biến động độ mặn 3 ao tôm thẻ chân trắng 17
Hình 4.5 Oxy hòa tan trong 3 ao 18
Hình 4.6 Khí độc NH3 trong 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng 19
Hình 4.7 Nồng độ NO2- trong ao nuôi tôm 20
Hình 4.8 Khuẩn lạc Vibrio sp mọc trên môi trường Chrom agar 26
Hình 4.9 Gan tôm bình thường (trái) gan tôm bị bệnh (phải) 27
Hình 4.10 Ruột tôm bị nhiễm ký sinh trùng (trái) ruột tôm bị viêm (phải) 27
Hình 4.11 Kéo tôm (trái) và ướp đá tôm (phải) 28
Trang 6vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Trang thiết bị của trang trại nuôi tôm Trần Anh Tuấn 8
Bảng 2.2 Nguồn nhân lực của Trang trại nuôi tôm tại Doanh nghiệp Trần Anh Tuấn 9
Bảng 3.1 Hiện trạng ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Trang trại của Doanh nghiệp Trần Anh Tuấn 12
Bảng 4.1 Lượng thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi 20
Bảng 4.2 Quá trình sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh trong ao nuôi 21
Bảng 4.3 Kết quả thu hoạch tôm của 3 ao 28
Trang 71
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển dài với nhiều điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản nhất là nghề nuôi tôm Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng, thời gian nuôi ngắn, có thể nuôi ở mật độ cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt Tôm được nuôi nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu với nhiều mô hình nuôi khác nhau như quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh
Bạc Liêu là một trong những tỉnh luôn đi đầu về kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ với diện tích 129 nghìn heta (2017), tôm thẻ chân trắng đang được nuôi nhiều ở các huyện Hòa Bình, Giá Rai, Đông Hải Nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế của tỉnh Hiện nay việc nuôi tôm chân trắng thâm canh lót bạt đang phát triển mạnh và dần thay thế cho những ao đất truyền thống đang bị suy thoái môi trường Nuôi ao lót bạt có ưu điểm như mật độ cao, dễ quản lý môi trường, rút ngắn thời gian nuôi, giảm công lao động, tôm khỏe và ít bệnh hơn ao đất Tiêu biểu là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt của Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn ở huyện Hòa Bình đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt và đạt hiệu quả kinh
tế cao
Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cần
thiết, đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại
doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn” được thực hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình lót bạt
từ khâu chăm sóc quản lý thức ăn, quản lý môi trường, phòng và trị bệnh cho đến thu hoạch nhằm học hỏi rút ra một số kinh nghiệm thực tế cho bản thân
Mục tiêu cụ thể:
Thực hành thành thạo các khâu trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng từ lúc tôm được 30 ngày tuổi: chăm sóc, quản lý thức ăn, quản lý môi trường, phòng và trị bệnh đến giai đoạn thu hoạch
Đạt được một số kỹ năng, đúc kết kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá cũng như kỹ năng viết và trình bày một bài báo cáo chuyên ngành
Trang 82
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắngLitopenaeus vannamei (Boone, 1931) có nguồn gốc từ nước
Mỹ La Tinh, các nước có nghề khai thác tôm chân trắng tự nhiên như Peru, Ecuador,
El Sanvado, Panama, Costa Rica Do nguồn lợi khai thác tôm tự nhiên ngày càng khan hiếm và lại biến động phụ thuộc vào thời tiết nên nghề khai thác tôm tự nhiên ngày càng gặp khó khăn Trước tình hình đó nghề nuôi tôm bắt đầu phát triển, tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO, 2011) Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner và Rosenberry, 1992)
Trung Quốc từ năm 1998 họ đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ (cung cấp con giống và kỹ thuật nuôi) cho các nước Châu
Á nào muốn nhập nội Năm 2000 nhiều nước Châu Á khác như Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam… cũng đã nhập nội tôm chân thẻ trắng để nuôi với
hy vọng đa dạng hoá các sản phẩm tôm xuất khẩu (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009)
Vào năm 2003 sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn,
từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (FAO, 2011) Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico,Venezuela, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (FAO, 2012)
2.1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta cũng phát triển với nhiếu giai đoạn khác nhau từ hình thức nuôi quảng canh những năm 1970, quảng canh cải tiến 1980, bán thâm canh và thâm canh từ năm 1990 đến nay Tôm thẻ chân trắng di nhập vào Việt Nam từ năm 2000 được nuôi thử nghiệm tại các tỉnh Quảng Ninh, Phú Yên và Bạc Liêu Sau đó được sản xuất giống và nuôi ở một số tỉnh khác trong nước (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009)
Nhờ có điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang có sản lượng tôm thẻ chân trắng tương đối cao 10 – 20 tấn/ha (Tổng Cục Thủy Sản, 2017)
Trang 9Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Anh: White leg shrimp
Hình 2.1.Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
2.2.2 Phân bố
Hình 2.2 Sự phân bố của tôm thẻ chân trắng trên thế giới (FAO, 2006)
Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Bone, 1931) là tôm nhiệt đới, phân
bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Nam Mexico, vùng biển Ecuađo Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông
Trang 104
Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonexia, Malayxia và Việt Nam (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009)
2.2.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Tôm chân trắng có màu trắng đục ở một giai đoạn nhất định tôm có xanh nhạt ở đuôi, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực
Gờ bên chủy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004) Chủy tôm chủy hơi cong xống có 8 – 9 răng trên chủy và 1 – 3 răng dưới chủy (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009)
Tôm có 6 đốt bụng, rãnh bụng rất hẹp Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có
3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi Gai đuôi có hình tam giác hẹp (Thái Bá
Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)
Tôm nhỏ lúc lột xác cần vài giờ để cứng vỏ nhưng khi tôm đã lớn thì cần thời gian khoảng 1 – 2 ngày Sau khi lột vỏ chiều dài thân tăng lên nếu tôm không lột vỏ thì
sẽ không thể sinh trưởng Đồng thời khi lột vỏ, tôm có thẻ loại bỏ những ký sinh bám
trên vỏ giáp, tái sinh khi chân bị gảy (Nguyễn Khắc Hường, 2007)
Hình 2.3 Cấu tạo tôm thẻ chân trắng 2.2.4 Vòng đời
Vòng đời tôm thẻ chân trắng trải qua các giai đoạn: trứng; ấu trùng: Naulius, Zoae, Mysis; hậu ấu trùng; ấu niên và giai đoạn trưởng thành Mỗi giai đoạn phân bố ở
những vùng khác nhau như vùng ven biển hay vùng khơi (Dall et al., 1990)
Trang 11Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào bờ Khi đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Post larvae
và tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vào vùng ven biển, phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)
Hình 2.4 Vòng đời tôm thẻ chân trắng (FAO, 2006) 2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Bone, 1931) ăn cả thức ăn có nguồn
gốc từ động vật và thực vật Chúng không chỉ ăn thức ăn do người cung cấp mà còn ăn những thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao như tảo, sinh vật phù du, sinh vật đáy Sau vài giờ cho ăn, thức ăn trong ruột tôm thường có màu đen hoặc màu nâu vì sắc tố từ tảo và
các vi sinh vật đáy khác mà chúng ăn (Phạm Văn Trang và ctv., 2006)
Giai đoạn Nauplius, ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng vì thế không cần cho
ăn Việc cho ăn bắt đầu từ giai đoạn Nauplius 4 để cung cấp thức ăn kịp thời cho ấu trùng khi chúng chuyển sang giai đoạn Zoae1 Thức ăn cho ấu trùng Zoae bao gồm
các loại vi tảo như Skeletonema costatum, Chaetoceros sp., Tetraselmis sp., Isochrisis sp., (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009)
Từ giai đoạn Postlarvae 1 – Postlarvae 15 chuyển sang cho tôm ăn Artemia, lượng tảo cho ăn giảm xuống hay ngừng hẳn Ở giai đoạn Postlarvae15 chiều dài từ 1
Trang 126
– 3 cm thức ăn là thịt, nhuyễn thể hoặc thịt cá tươi nghiền nhỏ trộn với thức ăn nhân tạo Khả năng chuyển hóa thức ăn tôm chân trắng là rất cao trong điều kiện nuôi bình thường, lượng cho ăn chỉ cần 5% trọng lượng cơ thể Thức ăn có hàm lượng đạm 35%
là thích hợp (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)
2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm cái sinh trưởng nhanh hơn tôm đực Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh ở tuổi ấu niên, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3 gram, sau khi đã đạt được 20 gram tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1 gram/tuần (Nguyễn Khắc
Hường, 2007) Trong điều kiện tự nhiên, thời gian nuôi 80 ngày tôm thẻ chân trắng đạt
kích cỡ 50 con/kg (Phạm Văn Trang và ctv, 2006)
2.2.7 Đặc điểm sinh sản
Tôm thẻ chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 gram/con là
có thể tham gia sinh sản Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có
sự khác nhau như ở ven biển phía Bắc Ecuado tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4 Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ Tôm mẹ từ 30 – 45 gram thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0,22 mm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm Thường sau 3 - 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ Sau khi đẻ 14 - 16 giờ trứng nở ra Ấu trùng Nauplius Ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành
Postlarvae Chiều dài của Postlarvae tôm P vannamei khoảng 0,88 - 3mm (Thái Bá
Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)
Tôm thẻ chân trắng có thelycum hở, quá trình sinh sản tuân theo thứ tự: lột xác - thành thục - giao vĩ - đẻ trứng Tôm trưởng thành di cư ra vùng biển có độ mặn cao để sinh sản (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009)
2.3 Giới thiệu về Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn
2.3.1 Giới thiệu chung về Trang trại nuôi tôm của Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn
Trang trại nuôi tôm của Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn được thành lập năm 2002 do ông Trần Anh Tuấn làm chủ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá dứa và phân phối thuốc, thức ăn Từ năm 2010 đến nay doanh nghiệp chuyển dần qua nuôi tôm thẻ chân trắng và xác định tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ
Trang 137
lực của Doanh nghiệp Ngoài hoạt động chính là nuôi tôm, Doanh nghiệp còn kinh doanh thuốc, thức ăn thủy sản Hiện nay, Doanh nghiệp là nhà phân phối thức ăn của Công ty liên doanh thức ăn thủy sản Việt Hoa và là nhà phân phối thuốc của công ty TNHH thiết bị nuôi trồng thủy sản Đông Nam và là đại lý của một số công ty khác như Sagophar, Vibo, Bằng Sơn,…
Địa chỉ doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn: ấp 15A, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu Doanh nghiệp có mặt bằng nằm trên hệ thống kênh rạch nối liền nhau như rạch Cái Hưu, có hương lộ (Đông Dương) Hòa Bình - Vĩnh Mỹ A tiếp giáp với Quốc lộ 1A, có cầu treo qua kênh xáng Cà Mau – Bạc Liêu nối liền trung tâm
xã và nhiều tuyến đường nối với địa bàn các xã lân cận Đây là vị trí rất thuận lợi đối với hoạt động nuôi tôm, cá và phân phối thuốc, thức ăn, của doanh nghiệp
Tổng diện tích của Trang trại là 20.000 m2 gồm: 4 ao nuôi tôm sú, 3 nuôi tôm thẻ chân trắng, 4 ao lắng, xử lý nước và nước thải, 3 ao nuôi cá
Hình 2.5 Sơ đồ Trang trại nuôi tôm của Doanh nghiệp tư nhân Trần Anh Tuấn
Trang 148
2.3.2 Trang thiết bị
Các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất gồm có:
Bảng 2.1 Trang thiết bị của trang trại nuôi tôm Trần Anh Tuấn
STT Tên thiết bị Loại Đơn vị
tính
Số lượng Ghi chú
1
Nhà kho chứa thuốc và hóa chất
Trang 159
Hình 2.6 Ao nuôi tôm thẻ chân trắng (trái) và phuy ủ vi sinh (phải)
Hình 2.7 Máy thổi oxy đáy (trái) và kho chứa thuốc và hóa chất (phải) 2.3.3 Nguồn nhân lực của Trang trại
Bảng 2.2 Nguồn nhân lực của Trang trại nuôi tôm tại Doanh nghiệp Trần Anh
Tuấn
hoạt động sản xuất
Quản lý nhân sự và điều hành hoạt động kinh doanh, kế toán
bảo trì sửa chửa trang thiết bị
Trang 1610
Trần Văn Đúng Trần Triều
phổ thông Làm cỏ, sửa chữa thiết bị
Trang 1711
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt từ giai đoạn 30 ngày tuổi đến thu hoạch Nội dung nghiên cứu được thể hiện qua Hình 3.1
Hình 3.1 Nội dung nghiên cứu
Ao nuôi
Trang 1812
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Tham gia trực tiếp vào quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng dưới sự hỗ trợ trực tiếp của anh Trần Anh Tuấn và các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp Chúng tôi được chủ doanh nghiệp giao chăm sóc 3 ao tôm
Bảng 3.1 Hiện trạng ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Trang trại của Doanh nghiệp
Quản lý thức ăn: theo sự hướng dẫn của Công ty Việt Hoa
Chẩn đoán sức khỏe của tôm: bằng cách quan sát ao nuôi và quan sát mẫu tôm cùng với kết quả kiểm tra mẫu hàng tuần theo hướng dẫn của chủ trại
Phương pháp phòng và trị bệnh: học hỏi kinh nghiệm về cách, quản lý thức ăn, môi trường, chẩn đoán các loại bệnh trên tôm thường gặp cũng như phương pháp chữa trị bệnh trên tôm theo hướng dẫn của chủ doanh nghiệp
Phương pháp tổng hợp tài liệu: tổng hợp tài liệu từ các nghiên cứu có trước, sách, báo cáo chuyên ngành, sử dụng các số liệu nghiên cứu có trước để so sánh với những tiêu chí, số liệu thực tế của ao nuôi tại Doanh nghiệp Trần Anh Tuấn
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường về chất lượng nước ao nuôi như độ mặn, độ kiềm, NH3, NO2-, pH được đo định kì 1 lần/tuần; riêng nhiệt độ, oxy hòa tan được đo 3 lần/ngày vào lúc 8 giờ, 16 giờ và 20 giờ, bằng các dụng cụ đo của trại để theo dõi những biến động của môi trường trong quá trình nuôi
- Nhiệt độ: Đo bằng máy đo nhiệt độ, độ chính xác 0,10C
Trang 19WTa: Khối lượng thức ăn sử dụng
WT: Khối lượng tôm thu được
Dùng phần mềm Microsoft Exel 2010 để nhập và xử lý số liệu, vẽ biểu đồ
Trang 20
14
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Quản lý môi trường
4.1.1 Nhiệt độ
Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm Nhận biết được tầm quan trong của nhiệt độ trong ao nuôi nên chủ doanh nghiệp rất chú trọng đến việc quản lý nhiệt độ trong ao Nhiệt độ trong ao được đo một ngày ba lần sáng 8 giờ, chiều 16 giờ và tối 20 giờ Kết quả được thể hiện ở Hình 4.1
Hình 4.1 Sự biến động nhiệt độ 3 ao
Trong quá trình nghiên cứu nhiệt độ dao động trong ngày của 3 ao tương đối thấp
từ 27,1 – 28,10C, cụ thể ao 1 vào buổi sáng trung bình đạt 27,20C tăng dần lên 28,10C vào lúc 16 giờ chiều và giảm còn 27,40C vào buổi tối, ao 2 và 3 nhiệt độ cùng tăng từ 27,10C vào buổi sáng và đạt 280C vào lúc 16 giờ chiều giảm dần còn 27,40C vào buổi tối (Hình 4.1) Sự thay đổi nhiệt độ này là do quá trình hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời bên ngoài môi trường nước vào
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2009), nhiệt độ ao nuôi ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm như khả năng sinh trưởng và phát triển (hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hóa thức ăn, ) khả năng miễn dịch của tôm đối với mầm bệnh Nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ là 25 – 300C, tôm phát triển nhanh nhất
ở nhiệt độ 270C, nhiệt độ trong ngày biến động lớn hơn 30C sẽ làm tôm giảm ăn, nếu nhiệt độ thấp hơn 250C sẽ làm tôm giảm hoặc ngưng ăn Kết quả kiểm tra nhiệt độ trung bình tại trại nuôi, dao dộng nhiệt trong ngày của cả 3 ao nuôi nằm trong ngưỡng thích hợp của sự sinh trưởng và phát triển của tôm
Trang 2115
4.1.2 pH
Cũng giống như hàm lượng oxy, pH là một trong những yếu tố chất lượng nước
có sức ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống của tôm như: sinh trưởng, tỷ
lệ sống, sinh sản, dinh dưỡng Khi pH tăng thì làm tăng tính độc của NH3 và khi pH giảm sẽ làm tăng tính độc H2S (Trương Quốc Phú, 2013)
Nhìn chung pH ở các ao nuôi biến động không đáng kể qua các lần thử mẫu và
sự biến động này có khuynh hướng giảm nhẹ vào giữa vụ nuôi (Hình 4.2) Nguyên nhân làm tăng sự biến động này có thể là chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của tảo trong nước kết hợp với sự ảnh hưởng từ cơn bão số 10 làm mưa lớn kéo dài Ở lần thử mẫu đầu tiên pH cao ở tất cả các ao do tảo đang phát triển Nhưng đến các lần thử mẫu tiếp theo pH có khuynh hướng giảm dần và ổn định cho đến cuối vụ, do cơ sở tăng cường
sử dụng vi sinh để ổn định mật độ tảo
Hình 4.2 pH trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Theo Chanratchakool et al (1995), pH thích hợp cho tôm nuôi từ 7,7 – 8,3 và khoảng dao động hàng ngày không vượt quá 0,5 đơn vị pH Mặt khác theo Briggs et
al (1994), nguồn nước có pH 7,7 – 8,5 là điều kiện tối ưu cho vi khuẩn nitrate hóa
tăng trưởng Vì vậy pH trong các ao nuôi đều trong khoảng thích hợp cho tôm
4.1.3 Độ Kiềm (kH)
Trong nước ao nuôi thủy sản thì độ kiềm chính của nước là 2 ion (bicacbonnate)
và (cacbonate) tạo nên Sự biến động độ kiềm có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tôm Khi kiềm quá cao (trên 200mg/L) sẽ làm cho tôm khó lột vỏ chậm lớn và ngược lại khi độ kiềm quá thấp (nhỏ hơn 20mg/L) sẽ làm tôm bị mềm vỏ hay không lột vỏ được (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) Kết quả đo
độ kiềm được thể hiện qua Hình 4.3
Trang 22Ao 1
Ao 2
Ao 3
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động độ kiềm 3 ao
Qua Hình 4.3 cho thấy sự biến động độ kiềm của 3 ao giao động từ 150 – 220 mg/L, ở ngày tuổi thứ 31 độ kiềm của ao 1, 2, 3 lần lượt là 180 mg/L, 200 mg/L, 190 mg/L tăng dần đến ngày thứ 52 đạt 210 mg/L, 220 mg/L, 220 mg/L rồi giảm dần về cuối vụ nuôi Kiềm cao hơn 200 mg/L nguyên nhân từ ngày nuôi thứ 31 tôm có biểu hiện của bệnh cong thân, đục cơ trên diện rộng nên cơ sở có sử dụng một số loại khoáng để chữa trị, trong khoáng có các hợp chất chứa 2 ion carbonate và bicarbonate làm tăng độ kiềm của nước ao, từ ngày thứ 52 trở đi do tôm có sự gia tăng nhanh về khối lượng kết hợp với việc phải thay nước liên tục, nguồn nước đầu vào có độ kiềm thấp (80 mg/L) làm cho kiềm trong nước ao nuôi giảm
Mặt khác, theo Nguyễn Duy Hòa (2013), thì độ kiềm thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là từ 75 đến 200 mg/L Như vậy, qua quá trình thực tập cùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Hòa (2013) cho thấy độ kiềm của 3 ao nuôi ở ngày nuôi thứ 31 đến 52 là khá cao hơn mức cho phép, nhưng về sau cơ sở đã ổn định độ kiềm trong ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của tôm
4.1.4 Độ mặn
Tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối có thể thích nghi ở độ mặn từ 5‰ đến 35‰
tối ưu từ 10 - 25‰ (Phạm Văn Trang và ctv., 2005) Độ mặn được kiểm tra 1 tuần 1
lần bằng khúc xạ kế Kết quả được thể hiện qua Hình 4.4