TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANGNguyễn Văn Thái NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TÔM TRONG CÁC AO NUÔI TÔM PENAEUS MONODON, FABRICIUS 1798 SÚ ĐA CHU KỲ ĐA AO TẠI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Nguyễn Văn Thái
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TÔM TRONG CÁC
AO NUÔI TÔM (PENAEUS MONODON, FABRICIUS
1798) SÚ ĐA CHU KỲ ĐA AO TẠI HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG THỊ BÍCH MAI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu viết trong bản luận văn này là trung thực và
chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào Chính bản thân tôi đã có gắng làm
việc một cách nghiêm túc mới có được những số liệu này
Tác giả
Nguyễn Văn Thái
Trang 4Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Văn Thái
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Sơ lược tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 4
1.2 Tầm quan trọng của quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm 6
1.2.1 Tầm quan trọng của môi trường ao nuôi 6
1.2.2 Sơ lược quy trình công nghệ nuôi tôm thâm canh theo hệ thống đa chu kỳ - đa ao – 3 mô đun (theo Bùi Quang tề, 2008) [8] 6
1.2.3 Những yếu tố môi trường tác động lên đời sống của tôm sú 8
1.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước cho nghề nuôi tôm 12
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đối tượng thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
2.2 Nội dung nghiên cứu 14
2.3 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 14
2.3.2 Phương pháp thu nước mẫu 15
2.3.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 15
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 17
3.1 Diến biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú của các Mô đun .17
3.1.1 Mô đun 1 cấp 17
3.1.2 Mô đun 2 cấp 20
3.1.3 Mô đun 3 cấp 26
3.2 Đánh giá yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú của các mô đun 32
Trang 63.3 Sinh trưởng và tỷ lệ sống 33
3.3.1 Mô đun 1 cấp 33
3.3.2 Mô đun 2 cấp 34
3.3.3 Mô đun 3 cấp 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 43
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thế giới giai đoạn 1964 - 2004 3
Bảng 1.2 Diện tích nuôi nước lợ mặn và nuôi tôm của Việt Nam qua các năm (ha) 5
Bảng 1.3 Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam 1986 - 2002 (tấn) 6
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn chất lượng nước cần cho nuôi tôm 13
Bảng 1.5 Yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi tôm sau khi xử lý 13
Bảng 3.1 Biến động của một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm mô đun 1 cấp tại Hải Phòng, năm 2010 20
Bảng 3.2 Biến động của một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm mô đun 2 cấp tại Hải Phòng, năm 2010 25
Bảng 3.3 Biến động của một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm mô đun 3 cấp tại Hải Phòng, năm 2010 31
Bảng 3.4 Kết quả thí nghiệm nuôi tôm trong 3 mô đun, tại Hải Phòng, năm 2010 38
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Biểu đồ phác hoạ - chương trình sản xuất tối ưu mô đun 1 cấp,
nuôi 7Hình 1.2 Biểu đồ phác hoạ- chương trình sản xuất tối ưu- mô đun 2 cấp,
nuôi 6 vụ- ao cấp 1 /năm; nuôi 3 vụ- ao cấp 2 /năm 7Hình 1.3 Biểu đồ phác họa- chương trình sản xuất tối ưu- môđun ba cấp,
nuôi 6 vụ/năm: cấp 1; cấp 2; cấp 3 8Hình 2.1 Bản đồ khu thí nghiệm nuôi tôm sú ở Hải Phòng, 2010 15Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 1 cấp 17Hình 3.2 Diễn biến pH nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 1 cấp 18Hình 3.3 Diễn biến Oxy hòa tan sáng- chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 1 cấp 18Hình 3.4 Diễn biến nhiệt độ nước sáng- chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 2 cấp 21Hình 3.5 Diễn biến pH nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 2 cấp 22Hình 3.6 Diễn biến Oxy hòa tan sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 2 cấp 23Hình 3.7 Diễn biến nhiệt độ nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 3 cấp 27Hình 3.8 Diễn biến pH nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của 27Hình 3.9 Diễn biến Oxy hòa tan sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 3 cấp 28Hinh 3.10 Đồ thị sinh trưởng về khối lượng của tôm (g/con) trong mô đun
1 cấp 34Hình 3.11 Đồ thị tốc độ sinh trưởng về khối lượng theo ngày (g/ngày) của
tôm trong mô đun 1 cấp 34Hinh 3.12 Đồ thị sinh trưởng về khối lượng của tôm (g/con) trong mô đun 2
cấp (Vụ 1: A5-1, B6-1, B8-1, Vụ 2: A5-2, B6-2, B8-2) 35
Trang 9Hình 3.13 Đồ thị tốc độ sinh trưởng về khối lượng theo ngày (g/ngày) của
tôm trong mô đun 2 cấp (Vụ 1: A5-1, 1, B8-1, Vụ 2: A5-2,
B6-2, B8-2) 35Hình 3.14 Đồ thị sinh trưởng về khối lượng của tôm (g/con) trong mô đun 3
cấp (Vụ 1: A1-1, A2-1, A3-1, Vụ 2: A1-2, A2-2, A3-2) 37Hình 3.15 Đồ thị tốc độ tăng trưởng về khối lượng theo ngày (g/ngày) của
tôm trong mô đun 3 cấp (Vụ 1: A1-1, A2-1, A3-1, Vụ 2: A1-2,
A2-2, A3-2) 37
Trang 10MỞ ĐẦU
Từ khi hình thức nuôi thâm canh ra đời, nuôi tôm sú đã có bước đột phá vềnăng suất và hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam nói riêng vàtrên thế giới nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của môitrường, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ Điều đó đã làm cho nghề nuôi tôm sú trở nênkhông ổn định và thiếu tính bền vững
Đứng trước thực tế đó, mô hình “nuôi tôm sú thâm canh theo hệ thống đa chu
kỳ - đa ao” được xây dựng (Bùi Quang Tề, năm 2008) với mục đích quản lý các yếu tốmôi trường không vượt quá giới hạn chịu đựng của tôm, giảm thiểu dịch bệnh, có tốc
độ tăng trưởng tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất
Cùng với xây dựng mô hình tối ưu đánh giá dữ liệu thu được trong điều kện sảnxuất để tìm ra yếu tố sinh học cần điều khiển, nhằm đạt tới môi trường tối ưu nuôi tômđạt hiệu quả cao và ổn định bền vững Đồng thời đánh giá tác động về sức ép nhu cầuthị trường và tổ chức nhân lực để chọn chương trình tối ưu cho thu hoạch và nuôi lặplại Có nhiều yếu tố sinh học, kinh tế tác động đến hiệu quả của mô hình, trong đó có
- Yếu tố kỹ thuật do tác động của con người: xây dựng và cải tạo ao, con giốngmật độ mùa vụ hệ số thức ăn, thiết bị phục vụ và giám sát cho hoạt động nuôi tôm
- Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, độ đục, oxy hòa tan, độ mặn, độkiềm, NH3, NO2, H2S
Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng với các yếu tố khác và tômnuôi trong ao hợp thành một hệ sinh thái ao nuôi tôm Đây là một hệ phức tạp, tômnuôi phát triển trong giới hạn của hệ và hoàn toàn phụ thuộc vào sự vận động củachính hệ đó Do đó các quyết định về điều khiển hệ đưa ra trên quy luật vận động của
hệ sinh thái ao nuôi
Để có được vụ nuôi đạt kết quả tốt trong bất kỳ mô hình nào thì vấn đề quản lýmôi trường luôn được đặt lên hàng đầu Làm được điều này, chúng ta phải theo dõibiến động các yếu tố môi trường từ đó đưa ra những quyết định về sự điều khiển môitrường một cách tối ưu
Vì thế đề tài “Nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường và sinh trưởng
của tôm trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao tại Hải Phòng” được thực hiện với nội dung sau:
Trang 11Nội dung:
- Theo dõi diễn biến các yếu tố như: nhiệt độ, pH, độ đục, oxy hòa tan, độ mặn,
độ kiềm, NH3, NO2, H2S, mực nước trong các ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon,
Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao
- Đánh giá mối liên quan giữa sinh trưởng và yếu tố môi trường của tôm sú nuôithâm canh đa chu kỳ đa ao
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Trên thế giới, nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bắt đầu từ năm 1930 khi
Motosaku Fujinaga thành công trong việc cho tôm sú sinh sản nhân tạo ông đã ươngnuôi thành công tôm sú từ giai đoạn bột lên tôm thịt trong phòng thí nghiệm cũng nhưsản xuất chung trên quy mô lớn Những kinh nghiêm này được chia sẻ trên những ấnphẩm chuyên ngày vào năm 1935, 1941, 1942 và 1967 [10] Đây là điểm khởi đầu cho
sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi tôm này
Bảng 1.1 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thế giới giai đoạn 1964 - 2004
(Nguồn : Thống kê của FAO)
Những năm thập kỷ 80, lượng tôm bán trên thị trường thế giới chủ yếu do đánhbắt ngoài tự nhiên Năm 1985, nghề nuôi tôm phát triển nhanh đột ngột và trở thànhmột ngành công nghiệp nhiều lợi nhuận nhưng cũng lắm rủi ro sản lượng tôm chiếm30% và 58% tổng sản lượng tôm bán ra trên thế giới vào năm 1995 và 1996 [10].Ngày nay, tôm Sú là một loại hàng hóa thu hút rất nhiều các chủ đầu tư do nghề nuôitôm mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi Theo số liệu của FAO sản lượngtôm nuôi của cả năm 2003 ước đạt 1,35 triệu tấn tăng 11% so với sản lượng ước tínhnăm 2002 và 15% so với sản lượng thực tế năm 2001 Riêng Trung Quốc sản lượngước đạt 390.000 tấn, tăng 15% so với sản lượng ước tính năm 2002 và 28% sản lượngthực tế năm 2001 là 30.400 tấn Sản lượng của Việt Nam tăng mạnh từ 50.000 tấn năm
Trang 132001 đến 190.000 tấn năm 2002, và 240.000 tấn năm 2003 [5] Xét về năng suất trungbình thì những quốc gia có diện tích nuôi tôm nhỏ (< 250 ha) thường đạt năng suấtbình quân cao (> 2000 kg/ha) như Venezuela, Mỹ, Nhật, Úc, Đài Loan, Malaysia, vớinhững quốc gia có khoa học kỹ thuật cao như Nhật Bản thì năng suất bình quân lớnhơn 3000 kg/ha/vụ [6].
Bên cạnh những lợi nhuận mang lại thì những thiệt hại do nghề nuôi tôm gây racũng rất lớn Năm 1987 – 1988 dịch bệnh xảy ra đối với ngành công nghiệp nuôi tôm
ở Đài Loan gây thiệt hại 80% sản lượng Tại Trung Quốc, sản lượng đã giảm sút92.000 tấn từ năm 1992 đến năm 1993 Gần đây, sản lượng tôm Thái Lan năm 2002giảm 60.000 tấn so với năm 2001 Để tránh những thiệt hại do tôm sú gây ra Thái lan
đã đưa tôm he chân trắng vào nuôi thử nghiệm và loài này đã chiếm 10% tổng sảnlượng tôm cả nước vào năm 2003 [3]
Ngày nay hệ sinh thái trong các ao nuôi tôm công nghiệp của các quốc gia trênthế giới đang bị suy thoái Để đảm bảo tính bền vững của nó Chính phủ nhiều nước đã
có nhiều chính sách, biện pháp để quản lý môi trường chặt chẽ hơn như:
Cải biến thức ăn: Xu thế chuyển dần sang thức ăn vi sinh lượng, thức ăn công nghiệp
có độ đạm thấp (< 20 %) áp dụng ngày một nhiều hơn
Cải biến mô hình nuôi: Các mô hình nuôi thay nước trước kia dần được thaythế bằng mô hình nuôi khép kín không thay nước Điển hình là Mỹ, một nước có nềncông nghiệp nuôi tôm nhỏ nhưng đa dạng với nhiều ứng dụng công nghệ mới Ngàynay, nghề nuôi tôm ở Mỹ đang chuyển dần sang nuôi tuần hoàn, khép kín ở nhữngvùng nước lợ và nước ngọt với mật độ cao >30 con/m2, nuôi trong nhà kính với mật
độ 115 – 130 con/m2 sử dụng thức ăn với hàm lượng protein < 20 % và thường nuôimột vụ/năm vào tháng 5 đến tháng 10 [6]
1.1.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều tồn tạihình thức nuôi tôm quảng canh Theo Ling (1973) và Rabanal (1974), diện tích nuôitôm ở đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ này đạt khoảng 70.000 ha Ở Miền Bắc, trướcnăm 1975 có khoảng 15.000 ha nuôi tôm nước lợ
Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tômthương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước Cácyếu tố quan trọng chi phối sự phát triển ngành nuôi tôm trong thời kỳ này gồm: du
Trang 14nhập và cải tiến thành công công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôithương phẩm, nhu cầu tôm trên thị trường thế giới tăng cao và các chính sách đổi mớikinh tế của Chính phủ Đến những năm 1994-1995, phát triển nuôi tôm ở Việt Nam cóphần chững lại do gặp phải nạn dịch bệnh tôm Trong các năm 1996 -1999, bệnh dịch
có giảm nhưng vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người nuôi
Sự phát triển nhanh của nghề nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm
2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09, cho phép chuyển đổi một phần diện tíchtrồng lúa, làm muối năng suất thấp, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản Diện tíchnuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và 540.000 hanăm 2003 Chỉ trong vòng một năm sau khi ban hành Nghị quyết 09, đã có 235.000 hagồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hoángập mặn được chuyển đổi thành ao nuôi tôm Cho đến nay, diện tích nuôi tôm ở ViệtNam vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ đã có phần chững lại Theo số liệu hiện có,Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn trên thế giới, vượt xa Indonexia,nước có diện tích nuôi tôm lớn nhất vào năm 1996, khoảng 360.000 ha (Hanafi và T.,Ahmad, 1999) Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sôngCửu Long, rải rác dọc các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung và ở đồng bằngsông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc
Bảng 1.2 Diện tích nuôi nước lợ mặn và nuôi tôm của Việt Nam qua các năm (ha)
Diện tích nước lợ
mặn
(Nguồn: Báo cáo Bộ Thuỷ sản từ 1990-2003)
Song song với việc mở rộng diện tích, sản lượng tôm nuôi cũng tăng mạnh từnhững năm 90 và đặc biệt là từ sau năm 2000 (Bảng 1.2), Việt Nam trở thành mộttrong 5 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới Các loài tôm nuôi chính ở
Việt Nam gồm tôm Sú (Penaeus monodon), tôm He mùa (Penaeus merguiensis), tôm Nương (P orientalis), tôm Đất/Rảo (Metapenaeus ensis), trong đó tôm Sú là loài nuôi chủ đạo, đóng góp sản lượng cao nhất Gần đây tôm chân trắng Nam Mỹ (P.
vannamei) cũng được đưa vào nuôi ở Việt Nam nhưng sản lượng nuôi chưa đáng kể.
Trang 15Bảng 1.3 Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam 1986 - 2002 (tấn)
(Nguồn: Báo cáo của bộ thủy sản 2003)
1.2 Tầm quan trọng của quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm
1.2.1 Tầm quan trọng của môi trường ao nuôi
Nước là môi trường sống của tôm Mọi hoạt động sống như hô hấp, bắt mồi, lộtxác đều diễn ra trong môi trường nước Tôm chỉ có thể sống trong môi trường nước lợhoặc mặn có độ mặn từ 5‰ - 35‰ Ngoài ra, những yếu tố môi trường khác như oxyhoà tan, nhiệt độ, pH, độ kiềm… cũng có mối quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng vàphát triển của tôm nuôi
Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hay gián tiếp lênđời sống của sinh vật, cụ thể là tôm sú Những yếu tố vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ,
độ mặn, yếu tố hữu sinh như thức ăn, bệnh tật là thành phần kiến tạo nên môi trường
và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm sú Nếu các yếu tố này thay đổiđột ngột hoặc vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với tôm súnuôi trong ao Nếu nhiệt độ cao hơn 320C – 330C hoặc thấp hơn 250C thì khản năng bắtmồi của tôm có thể giảm 30% - 50% Nếu hàm lượng oxy hoà tan trong nước khoảng2-3 mgO2/l, tôm sẻ hoạt động yếu, lượng thức ăn do chúng sử dụng cũng giảm Nếu
DO giảm đến 1-2 mgO2/l tôm có khả năng bị chết ngạt Nếu hàm lượng Ca2+ trongnước thấp tạo cơ hội cho bệnh mềm vỏ xảy ra ở tôm sú [4]
1.2.2 Sơ lược quy trình công nghệ nuôi tôm thâm canh theo hệ thống đa chu kỳ - đa
ao – 3 mô đun (theo Bùi Quang tề, 2008) [8]
Mô hình nuôi một cấp (1 chu kỳ nuôi gồm 1 giai đoạn):
- Một giai đoạn (1 cấp)- nuôi 120 ngày (16 tuần)
Ao của mô hình nuôi 1 cấp, thời gian nuôi của một chu kỳ là 16 tuần
Trang 16Biểu đồ phác họa hình 1 cho thấy với môđun một cấp, ao cấp 1 có thể nuôi lặp lạiđược 2 chu kỳ là tối ưu nhất Thời gian nghỉ của các cấp ao giữa các chu kỳ là 1- 5 tuần.
Hình 1.1 Biểu đồ phác hoạ - chương trình sản xuất tối ưu mô đun 1 cấp, nuôi
2 vụ/năm
Mô hình nuôi hai cấp (1 chu kỳ nuôi gồm 2 giai đoạn):
- Giai đoạn 1 (cấp 1)- nuôi 40 ngày (6 tuần);
- Giai đoạn 2 (cấp 2)- nuôi 80 ngày (12 tuần);
Ao cấp 2 của mô hình nuôi 2 cấp, thời gian nuôi của một chu kỳ là 12 tuần, tối
đa nuôi một năm là 4 chu kỳ (52 tuần/12)
Biểu đồ phác họa hình 1 cho thấy với mô đun 2 cấp, ao cấp 1 trong một năm cóthể nuôi lặp lại được 6 chu kỳ, 2 ao cấp 2 có thể nuôi lặp lại được 3 chu kỳ là tối ưunhất Thời gian nghỉ của các cấp ao giữa các chu kỳ là 1- 5 tuần
Hình 1.2 Biểu đồ phác hoạ- chương trình sản xuất tối ưu- mô đun 2 cấp, nuôi 6
vụ- ao cấp 1 /năm; nuôi 3 vụ- ao cấp 2 /năm
Mô hình nuôi ba cấp (1 chu kỳ nuôi gồm 3 giai đoạn):
- Giai đoạn 1 (cấp 1)- nuôi 40 ngày (6 tuần);
- Giai đoạn 2 (cấp 2)- nuôi 40 ngày (6 tuần);
- Giai đoạn 3 (cấp 3)- nuôi 40 ngày (6 tuần)
Ao cấp 1 của mô hình 3 cấp, thời gian nuôi một chu kỳ là 6 tuần (40 ngày), nhưvậy trong một năm tối đa nuôi được 8 chu kỳ (52 tuần/6)
Ao cấp 2 và cấp 3 của mô hình nuôi 3 cấp, thời gian nuôi của một chu kỳ là 6tuần, tối đa nuôi một năm là 8 chu kỳ (52 tuần/6)
Biểu đồ phác họa hình 1 cho thấy mô đun 3 cấp, các cấp ao có thể nuôi lặp lạiđược 6 chu kỳ trong một năm là tối ưu nhất Thời gian nghỉ của 3 cấp giữa các chu kỳ
là 1 - 5 tuần
Trang 17Hình 1.3 Biểu đồ phác họa- chương trình sản xuất tối ưu- môđun ba cấp, nuôi 6
1.2.3 Những yếu tố môi trường tác động lên đời sống của tôm sú
Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ
lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài vật nuôi thủy sản phụ thuộc vào một môitrường thích hợp nhất định Nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôitrồng thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định Nhiệt độ và độ mặn là giớihạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định Muối dinh dưỡng, độkiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vậtphát triển mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho động vật thủysinh Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và cácchuỗi thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tôm và động vật không xươngsống khác Những yếu tố môi trường ảnh hưởng chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản lànhiệt độ, pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO2, ammonia- NH3, nitrite- NO2 vàhydrogen sulfide- H2S Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừsâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản [10]
Nhiệt độ nước
Tôm là nhóm động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng chủ yếu phụ thuộcvào nhiệt độ nước (môi trường sống), dù chúng có vận động thường xuyên, thì kết quảvận động sinh ra nhiệt không đáng kể Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều khôngthuận lợi cho đời sống của tôm Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫnđến tôm chết thậm chí chết hàng loạt do đó mỗi một loài tôm có ngưỡng nhiệt độ khácnhau Khi nhiệt độ nước trong ao là 350C tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) là
100%, nhưng ở nhiệt độ 37,50C tôm chỉ còn sống 60%, nhiệt độ 400C tỷ lệ tôm sống40% Nhiệt độ thích hợp nhất là 280-330C đối với tôm sú nuôi thương phẩm
Trang 18Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (ngay cả trong phạm vi thích hợp) cũng có thểkhiến cho tôm bị sốc (stress) mà chết Trong quá trình vận chuyển, nuôi dưỡng cần chú
ý sự chênh lệch nhiệt độ và nhất là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột Nếu nhiệt độ chênhlệch 50C/ngày đêm có thể làm cho tôm bị sốc và chết, tốt nhất không để nhiệt độ chênhlệch quá 30C, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày không quá 30C Chúng ta phải chú
ý khi thời tiết thay đổi như dông bão, mưa rào đột ngột, gió mùa Đông Bắc tràn về làmnhiệt độ nước thay đổi đột ngột dễ gây sốc cho tôm
Độ trong
Độ trong thể hiện sự phát triển của thực vật phù du trong ao nuôi Độ trong cóthể hạn chế rong phát triển ở đáy ao Sự nở hoa của thực vật phù du tác động tốt vớitôm nuôi vì sẽ kích thích động vật là thức ăn của tôm phát triển Độ trong thực vật phù
du cải thiện tốt cho tôm, bởi vì chúng hạn chế các chất lơ lửng, làm tầm nhìn của tômtốt hơn, giảm mổi nguy cho tôm Độ trong do nồng độ các chất mùn hữu cơ cao khônggây nguy hiểm trực tiếp cho tôm, nhưng gây mất cân bằng dinh dưỡng, vì có thể pHgiảm (axit), dinh dưỡng thấp, hạn chế ánh sáng chiếu qua dẫn đến quang hợp kém Độtrong của thực vật phù du của ao nuôi tôm tốt nhất là 30-40cm
Độ mặn
Những loài tôm biển có các giới hạn độ mặn các khau, tôm lớt (Penaeus
merguiensis) trong ao nuôi có độ mặn tốt nhất là 15‰, nhưng tôm sú (P monodon) tỷ
lệ sống và sinh trưởng tốt ở giới hạn độ mặn rộng hơn là 5-31‰ và chúng có thể sinhtrưởng ở nước ngọt một vài tháng (theo Boyd, 1987; Chakraborti, 1986)
Khi độ mặn của nước thay đổi lớn hơn 10% trong ít phút hoặc 1 giờ làm chotôm mất thăng bằng Tôm có khả năng thích nghi với giới hạn độ mặn thấp hoặc caohơn nếu thay đổi từ từ Tôm postlarvae trong ao nuôi bị sốc khi độ mặn thay đổi từ 1-2‰ trong 1 giờ Khi vận chuyển tôm post từ 33‰, nếu giảm độ mặn với tỷ lệ2,5‰/giờ thì tỷ lệ sống của post là 82,2% và giảm tỷ lệ 10‰/giờ thì tỷ lệ sống củapost còn 56,7% (theo Tangko và Wardoyo, 1985) Trong ao nuôi tôm độ mặn biếnthiên tốt nhất nhỏ hơn tỷ lệ 5‰/ngày
Oxy hoà tan
Tôm sống trong nước nên hàm lượng oxy hoà tan trong nước rất cần thiết chođời sống của tôm Nhu cầu oxy phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển,trạng thái sinh lý, nhiệt độ Khi nhiệt độ tăng thì lượng tiêu hao oxy của tôm cũng tăng
Trang 19lên Nhu cầu oxy hoà tan trong nước tối thiểu của cá là 3 mg/l, với tôm là 5 mg/l.Trường hợp oxy hoà tan thấp hơn mức gây chết kéo dài làm cho tôm bị sốc, ảnh hưởng
xấu đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và phát dục của chúng Tôm sú giống (P monodon) và tôm chân trắng giống (P vannamei) giới hạn gây chết của oxy hòa tan từ 1,17-1,21mg/
l (theo Seidman và Lawrence, 1985)
Độ pH của nước
Độ pH của nước ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của động vật thuỷ sinh Tuyphạm vi thích ứng độ pH của tôm tương đối rộng; Phần lớn các loài tôm là pH = 6,5-9,0 Nhưng pH từ 4,0-6,5 và 9,0-11 làm cho tôm chậm phát triển và thấp dưới 4 hoặccao quá 11 là giới hạn gây cho tôm chết Ví dụ: một số khu vực đồng bằng sông CửuLong bị xì phèn mùa nước lũ pH của nước giảm xuống dưới 5 thậm chí giảm còn pH =3-4, đã gây sốc cho tôm sú nuôi ở Cà Mau, Trà Vinh
Trong ao nuôi tôm pH biến đổi theo theo sự quang hợp của thực vật trong ngày.Nước hệ đệm kém thì thường buổi sáng sớm khi mặt trời chưa mọc độ pH là 6 và buổichiều là 9 hoặc cao hơn Do đó trong ao nuôi tôm thường xuyên giữ nước có độ kiềm thấp
để cân bằng pH tăng cao khi quá trình quang hợp mạnh Có một số trường hợp độ kiềm cao,
độ cứng thấp độ pH tăng lên 10 khi quá trình quang hợp mạnh (theo Wu và Boyd, 1990).Buổi chiều pH quá cao có thể gây chết ấu trùng tôm và động vật phù du Thời tiết khô hạn,nước tầng mặt bốc hơi có thể pH cao (nước kiềm) và không phù hợp cho nuôi tôm Trong
ao nuôi tôm pH tốt nhất từ 7,5-8,5 và biến thiên trong ngày không quá 0,5 đơn vị
Độ kiềm
Độ kiềm trong nước chủ yếu là các ion HCO3- (bicarbonate kiềm), CO3
2-(carbonate kiềm), OH- (Hydroxit kiềm), đơn vị tính biểu thị tương đương mg/l CaCO3.Trong nước tự nhiên độ kiềm khoảng 40mg/l hoặc cao hơn, nước có độ kiềm cao gọi
là nước cứng, nước có độ kiềm thấp gọi là nước mềm Theo Movle nước cứng chonăng suất nuôi tôm cao hơn nước mềm Độ kiềm phản ánh trong nước có chứa ion
CO32- nhiều hay ít, trong ao nuôi tôm có sự biến đổi lớn về độ kiềm, thấp nhất 5mg/l vàcao lên hàng trăm mg/l
Độ kiềm tác động đến hệ đệm cân bằng pH
Nếu thêm CO2 thì nước có chứa bicarbonate hoặc carbonate, pH sẽ giảm pHgiảm do kết quả phản ứng của ion hydrogen (H+) với CO32- hoặc HCO3- Trong nước tựnhiên, CO2 là do quá trình hô hấp của sinh vật và khuyếch tán từ không khí vào, số
Trang 20CO2 khuyếch tán từ không khí vào không đáng kể Lượng CO2 tăng hoặc giảm lànguyên nhân làm cho pH thay đổi Bicarbonate là hệ đệm chống lại thay đổi đột ngộtcủa pH Nếu H+ tăng, thì H+ phản ứng với HCO3- tạo thành CO2 và nước, trong khi đóhằng số K không đổi do đó pH chỉ thay đổi nhẹ Tăng OH- kết quả chỉ làm giảm H+
bởi vì CO2 và H2O phản ứng mạnh hơn với H+, do đó hằng số K không đổi và ngăn cảnđược sự thay đổi lớn pH Hệ đệm được biểu thị bằng công thức sau:
HCO3-
pH = pK1 + log
CO2 Trong hệ đệm CO2 là axit và ion HCO3- là dạng muối Việc tính toán CO2 vàHCO3- là rất khó vì lượng của chúng rất nhỏ Tuy nhiên nước có độ kiềm cao có hệđệm mạnh hơn nước có độ kiềm thấp
Thành phần cơ bản của độ kiềm gồm: CO32-, HCO3-, OH-, SiO
4-3, PO43-, NH3 vàcác chất hữu cơ khác, tuy nhiên hàm lượng chủ yếu có trong nước là CO32-, HCO3-, OH-
CO2 trong nước tự nhiên phản ứng với bicarbonate của đá và đất, như haikhoáng kiềm là đá vôi (CaCO3) và dolomite CaMg(CO3)2
CaCO3 + CO2 + H2O Ca2+ + 2 HCO3- (1)
CaMg(CO3)2 + 2CO2 +2H2O Ca2++ Mg2++4HCO3- (2)
Hai khoáng chất trên khi sử dụng đều tăng độ kiềm, như dolomite (2) cho lượngbicarbonate tăng gấp đôi đá vôi
Trong ao nuôi tôm có độ kiềm thấp, hệ đệm yếu pH sẽ dao động lớn trong ngày,cho nên cần bổ xung dolomite để nâng cao độ kiềm làm cho hệ đệm mạnh sẽ điềuchỉnh ổn định pH trong ngày
Ammoniac - NH 3
Ammoniac - NH3 được tạo thành trong nước do các chất thải của nhà máy hoáchất, sự phân giải các chất hữu cơ trong nước và sản phẩm trao đổi chất của sinh vậtnói chung, tôm nuôi trong ao nói riêng
Sự tồn tại NH3 và NH4 trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ mặncủa nước, NH3 rất độc đối với tôm Nước càng mang tính axit (độ pH thấp), NH3 càngchuyển sang NH4 ít độc, môi trường càng kiềm NH3 càng bền vững và gây độc chotôm Nồng độ NH3 thấp ở 0,09 mg/l đã gây cho tôm càng xanh chậm phát triển và
nồng độ 0,45 mg/l sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của tôm he (Penaeus spp) đi 50%.
Trang 21Nồng độ NH3 gây chết 50% ở postlarvae tôm sú: LC50-24h là 5,71mg/l và LC50-96h
là 1,26mg/l Nồng độ NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi là 0,13mg/l (theo Chen vàChin, 1988)
độ gây chết 50% 96 h (LC50- 96h) ở tôm nước ngọt từ 8,5-15,4 mg/l Tôm càng xanhchậm phát triển ở nồng độ nitrite 1,8-6,2 mg/l (theo Colt, 1981) Nước lợ do có nồng
độ canxi và clo cao nên độc tố của nitrite giảm, ví dụ postlarvae tôm sú (P monodon)
có LC50-24h là 204mg/l và LC50-96 là 45mg/l (Chen và Chin, 1988)
Sulfide hydro - H 2 S
H2S được sinh ra do phân huỷ các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh do vi sinh vật,đặc biệt trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy) Khí độc H2S ảnh hưởng đến sức khoẻ củatôm phụ thuộc và pH của nước, nếu pH thấp H2S sẽ rất độc Nồng độ H2S trong aonuôi cho phép là 0,02 mg/l
Ví dụ tôm he (Penaeus japonicus) mất thăng bằng khi H2S là 0,1-0,2 mg/l vàchết khi H2S là 0,4 mg/l Các khu vực nuôi tôm ở một số Tỉnh phía Nam đã có nhiều
ao nuôi tôm nền đáy không tẩy dọn sạch hàm lượng H2S trong nước ao nuôi tôm, đặcbiệt là đáy ao có mùi thối của H2S, đây là một trong nững nguyên nhân gây cho tômnuôi bị sốc, dẫn đến tôm yếu và chết Qua khảo sát khi hàm lượng H2S trong nước là0,037-0,093 mg/l thì trong lớp bùn sâu 2 cm, hàm lượng H2S là 10 mg/l
1.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước cho nghề nuôi tôm
Theo Bùi Quang Tề (2006, 2010) [5], [6], [7] đã nghiên cứu và đưa ra những yêu cầu về chất lượng nước nuôi tôm thâm canh (Bảng 1.4).
Trang 22Bảng 1.4 Tiêu chuẩn chất lượng nước cần cho nuôi tôm
Độ kiềm > 100ppm (mg CaCO3/l) Tạo thành hệ đệm và ổn định pH
Bảng 1.5 Yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi tôm sau khi xử lý
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [2]
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798)
- Địa điểm nghiên cứu: Trạm Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Nước lợ QuýKim – Hải Phòng
Trang 232.2 Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi diễn biến các yếu tố như: nhiệt độ, pH, độ đục, oxy, độ mặn, độkiềm, NH3, NO2, H2S, mực nước trong các ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon,
Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao
- Đánh giá mối liên quan giữa sinh trưởng và yếu tố môi trường của tôm sú nuôithâm canh đa chu kỳ đa ao
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong mô đun 1 cấp chỉ có một vụ nuôi từ ngày 7/4/2010
+ Mô đun 2 cấp gồm 3 ao: ao cấp 1 (A5- 400 m2), 2 ao cấp 2 (B6, B8- 800 m2).Một chu kỳ nuôi của mô đun 2 cấp sẽ phân ra 2 giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1: Nuôi 40 ngày trong ao cấp 1, sau đó chuyển sang ao cấp 2
Giai đoạn 2: nuôi 80 ngày tiếp theo đến khi thu hoạch
Trong mô đun 2 cấp có 2 vụ nuôi, vụ 1 từ ngày 7/4/2010 và vụ 2 từ ngày10/7/2010
+ Mô đun 3 cấp gồm 3 ao: ao cấp 1 (A1- 400 m2), ao cấp 2 (A2- 800 m2), và ao cấp 3(A3- 1.600 m2) Một chu kỳ nuôi của mô đun 3 cấp sẽ phân ra 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1: Nuôi 40 ngày trong ao cấp 1, sau đó chuyển sang ao cấp 2
Giai đoạn 2 : Nuôi 40 ngày trong ao cấp 2, sau đó chuyển sang ao cấp 3
Giai đoạn 3: nuôi 40 ngày tiếp theo đến khi thu hoạch
Trong mô đun 3 cấp có 2 vụ nuôi, vụ 1 từ ngày 14/4/2010 và vụ 2 từ ngày4/6/2010
Trang 24Hình 2.1 Bản đồ khu thí nghiệm nuôi tôm sú ở Hải Phòng, 2010
2.3.2 Phương pháp thu nước mẫu
- Trong ao cấp 1 và ao cấp 2 thu một điểm; ao cấp 3 thu 2 điểm
Tất cả các mẩu thủy hóa đều được thu ở độ sâu cách mặt ao khoảng 20cm
2.3.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
2.3.3.1 Thu thập số liệu sinh trưởng của tôm
+ Thu mẫu sinh trưởng của tôm: kiểm tra ngẫu nhiên 30 con/ao nuôi
- Đo chiều dài và khối lượng của tôm, với tần suất 10 ngày/ lần
- Đo chiều dài bằng thước mm
- Cân khối lượng: khi tôm còn nhỏ dùng cân phân tích, khi tôm lớn thì dùng cânđiện tử
+ Xác định sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng (ngày) = KL tôm khi thu (g) – KL tôm khi thả (g)Thời gian nuôi (ngày) + Xác định hệ số thức ăn hàng tuần
Hệ số chuyển đổi thức ăn hàng tuần = Khối lượng thức ăn đã sử dụng trong tuần
Khối lượng tôm tăng lên theo tuần+ Xác định tỷ lệ sống
Tỷ lệ % tôm sống = Số tôm ban đầuSố tôm hiện tại x100
Trang 252.3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu môi trường
Trực tiếp dùng dụng cụ đo các yếu tô môi trường ao nuôi hoặc thu mẫu nước đưa
về phòng thí nghiệm để phân tích
- Nhiệt độ (T o C) : Đo ngày 2 lần vào lúc 6h và 14h bằng nhiệt kế rượu độ chính
xác 1oC
- pH nước : Đo ngày 2 lần vào lúc 6h và 14h bằng pH test (so màu chuẩn)
- Oxy hòa tan (mgO 2 /L) : Đo ngày 2 lần vào lúc 6h và 14h bằng test so màu
- Độ trong (cm) : Đo ngày 1 lần vào lúc 14h bằng đĩa secchi và thước mét
- Mực nước(cm) : Đo 1 lần/tuần vào lúc 6h bằng thước mét cắm ở ao, độ chính
xác 1 cm
- Độ mặn (‰) : Đo 1 lần/tuần vào lúc 6h bằng khúc xạ kế
- Độ kiềm (mgCaCO 3 /L) : Xác định 1 lần/tuần, dùng bộ alkalinity test, công
thức: số mgCaCO3/L = số giọt thuốc chuẩn × 17.9
- Ammonia tổng số, NO 2: Xác định 1 lần/tuần bằng test so màu
- H 2S: Xác định 1 lần/tuần theo phương pháp Methylene blue
2.4 Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đều được lưu trữ và xử lý theo chương trình Excel và SPSSĐược thể hiện bằng phương pháp thống kê sinh học
Trang 26Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN3.1 Diến biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú của các Mô đun
3.1.1 Mô đun 1 cấp
3.1.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ nước trong ao nuôi mô đun cấp 1 có sự biến động theo thời gian trongngày và theo mùa Từ kết quả theo dõi nhiệt độ môi trường ao nuôi được trình bày quabảng 1PL và hình 3.1
Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 1 cấp
Bảng 1.PL và hình 3.1 Nhiệt độ nước trong ao B7 sáng biến thiên 24,5032,00C (29,30C), chiều 32,00C- 35,00C (32,20C), nhiệt độ trong ngày đêm biến thiêntrung bình không quá 30C (29,3/32,2)
C-Trong tuần đầu thả tôm nhiệt độ còn thấp dao động từ 24,50C – 26,860C Đây làđặc điểm của khí hậu miền bắc đầu tháng 4 thời tiết vẫn còn hơi lạnh Vì vậy trongthời gian đầu thả tôm cần duy trì mực nước ao cao khoảng 1- 1,2 m để ổn định nhiệt
độ nước ao nuôi, tốt nhất nên thả tôm khi nhiệt độ miền Bắc đã lên cao trên 250C,thường là sau thanh minh
Từ tuần thứ 6 tới tuần thứ 17, nhiệt độ tăng khá cao vào buổi chiều, cao nhất là35.50C và có xu hướng tiếp tục tăng vào các tuần tiếp theo Nhiệt độ này không thíchhợp với hoạt động sống của tôm, đây là khó khăn trong các ao nuôi tôm ở miền Bắc,vào giữa mùa hè nhiệt độ có thể lên đến 370C, Để khắc phục điều này ao nuôi tôm nên
có độ sâu ngập nước đạt 1,2 m trở lên
Ngày
Trang 273.1.1.3 Oxy hòa tan (DO)
Nhìn chung, ở tất cả các nghiệm thực, khi đo hàm lượng oxy hòa tan sáng và chiềuđều nhận thấy Diễn biến oxy hòa tan trong ao nuôi mô đun 1 cấp thể hiện qua bảng 5.PL
Trang 28Oxy hòa tan trong ao nuôi mô đun 1 cấp, biến động không lớn, sáng 3,5- 4,5(3,9) mg/l; chiều 5,2- 6,5 (5,5) mg/l Hàm lượng oxy hòa tan xuống thấp nhất 3,5mg/l,
trung bình buổi sáng 3,9mg/l; buổi chiều oxy hòa tan trung bình 5,5mg/l
3.1.1.4 Độ kiềm
Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của hệ sinh thái trong ao nuôi, đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng duy trì được biến động thấp nhất của pH và nước
Kết quả theo dõi sự biến động độ kiềm trong ao nghiên cứu được trình bầy ởbảng 8.PL
Qua bảng 8.PL ta thấy độ kiềm trung bình ở hệ thống mô đun cấp 1 đều nằm trongkhoảng thích hợp từ 100 – 150 mg CaCO3/L Trong ao mô đun cấp 1 ta thấy độ kiềmtăng dần theo thời gian nuôi, biến động trong khoảng 89,5-134,5 (113,1)mg CaCO3/L
3.1.1.5 Độ mặn
Sự biến thiên độ mặn trong ao nuôi mô đun 1 cấp được trình bầy ở bảng 7.PL.Qua bảng 7 PL ta nhận thấy độ mặn có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 1 đếntuần thứ 8, trong thời gian nuôi do ảnh hưởng của lượng mưa Nhưng từ tuần thứ 9 đếncuối vụ độ mặn trong ao nuôi của hệ thống mô đun cấp 1 lại tăng dần do lượng mưa ít
và chế độ thay nước đã làm độ mặn biến động từ 13,8- 18,2 (15,9 ) ‰
3.1.1.6 Độ trong và mực nước
Độ trong: Độ trong của ao nuôi B7 phụ thuộc vào chế độ thay nước và mức độ
phát triển của sinh vật phù du trong ao Qua bảng 10.PL, ta thấy độ trong có xu hướnggiảm dần từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi, biến động từ 30,0- 57,0 (40,2) cm
Mực nước: Qua bảng 9.PL, ở hệ thống mô đun 1 cấp mực nước biến động từ
115- 127 (120,4) cm Với mực nước này sẽ giúp các yếu môi trường trong ao nuôi tôm ítbiến động và dễ quản lý hơn
3.1.1.7 Các chất độc hại
NH 3: Nhận thấy từ bảng 12.PL, hàm lượng NH3 biến động từ 0,01-0,05 (0,028)mg/l Có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi với hàm lượng NH3 này chưa ảnhhưởng đến hoạt động sống của tôm
NO 2 : Kết quả bảng 12.PL cho thấy hàm lượng NO2 trong ao nuôi của mô đun 1cấp thấp, biến động không lớn và thấp hơn giới hạn cho phép Dao động từ 0,01-0,04(0,016) mg/l
Trang 29H 2 S: Kết quả từ bảng 12.PL nhận thấy hàm lượng H2S thấp nhất đo được ở môđun 1 cấp biến động từ 0,01-0,02 (0,0035)mg/l, nằm trong giới hạn cho phép pháttriển, sinh trưởng của tôm.
Bảng 3.1 Biến động của một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm mô
đun 1 cấp tại Hải Phòng, năm 2010
Mực nước ao nuôi luôn giữ ở mức thích hợp, trong khoảng 115- 127 cm
Độ trong ao nuôi trung bình là 40,2cm
Độ mặn của ao nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sú và không có
sự biến động lớn trong thời gian nuôi
Độ kiềm trong ao nuôi tuần đầu vụ nuôi thấp và tăng dần theo thời gian nuôi
Độ kiềm trung bình là 113,1 mg CaCO3/l
Độ pH trong ao nuôi đạt giá trị tối ưu và dao động trong ngày không quá 0,4
pH dao động trong khoảng 7,9- 8,3
Oxy hòa tan trung bình trong ao nuôi dao động trong khoảng 3,9- 5,5 mg/l
3.1.2 Mô đun 2 cấp
3.1.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng đối với các loài động vật thủy sinh, cómối quan hệ mật thiết với một số yếu tố khác như độ hòa tan oxy (DO), các chất khíhòa tan Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh trưởng, dinh dưỡng, pháttriển của tôm sú Nhiệt độ nước ao nuôi trong hệ thông mô đun 2 cấp có sự biến độngtheo thời gian trong ngày Kết quả theo dõi nhiệt độ môi trường ao nuôi được trình bàyqua bảng 2.PL và hình 3.4
Trang 30Hình 3.4 Diễn biến nhiệt độ nước sáng- chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 2 cấp
Từ bảng 2.PL và hình 3.4 ta thấy nhiệt độ ao cấp 1 (A5) sáng biến thiên 26,0028,00C (26,70C), chiều 27,50C- 31,50C (29,60C) Nhiệt độ biến thiên trung bình trongngày đêm 2,90C (26,7/29,6)
C-Nhiệt độ ao cấp 2 (B6) sáng biến thiên 27,00C- 32,00C (30,70C), chiều 28,5035,00C (33,70C) Nhiệt độ biến thiên trung bình trong ngày đêm 3,00C (30,7/33,7)
C-Nhiệt độ ao cấp 2 (B8) sáng biến thiên 27,00C- 32,00C (30,80C), chiều 28,5035,00 (33,80C) Nhiệt độ biến thiên trung bình trong ngày đêm 3,00C (30,8/33,8)
-Ở hệ thống mô đun 2 cấp, nhìn chung buổi sáng thấp hơn buổi chiều, ở ao cấp
1 nhiệt độ thấp hơn và dao động trong khoảng 26,00C- 29,60C Trong thời gian san tômsang ao cấp 2 nhiệt độ tăng cao hơn, trong khoảng 30,70C – 33,80C đây là thời điểmkhí hậu bắt đầu nắng nên cần duy trì mực nước ao nuôi đạt 1,2m trở lên để ổn địnhnhiệt độ ao nuôi
3.1.2.2 pH
Độ pH trong ao nuôi tôm không có sự biến đổi theo thời gian nuôi, có sự biếnđổi theo ngày đêm liên quan đến sự phát triển của tảo, độ hòa tan oxy, khí CO2 trongnước Diễn biến pH sau một vụ nuôi của hệ thống mô đun 2 cấp được thể hiện bảng4.PL và hình 3.5
Ngày
Trang 31Hình 3.5 Diễn biến pH nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 2 cấp
Độ pH của các ao nuôi tôm trong hệ thống mô đun 2 cấp nhìn chung không có
sự biến động lớn, trong phạm vi thích hợp, mức độ chênh lệch pH buổi sáng và buổichiều nhỏ hơn 0,5
pH nước ao cấp 1 (A5) sáng biến thiên 7,6- 8,0, chiều 8,0- 8,7 pH dao độngtrong ngày đêm 0,44
pH nước ao cấp 2 (B6) sáng biến thiên 7,5- 8,4, chiều 8,0- 8,7 pH dao độngtrong ngày đêm 0,41
pH nước ao cấp 2 (B8) sáng biến thiên 7,3- 8,3, chiều 8,0- 8,7 pH dao động trong ngày đêm 0,42 Sự ổn định của pH là trong quá trình nuôi định kỳ 7 ngày 1 lần dùng vôi Dolomit với liều lượng 7-10 kg/1000m3
3.1.2.3 Oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một trong những yếu tố quan trọng ảnhhưởng trực tiếp tới hô hấp, khả năng bắt mồi, tỷ lệ sống và sinh trưởng của tôm
Nhìn chung, ở các ao trong hệ thống mô đun 2 cấp, khi đo hàm lượng oxy hòatan sáng và chiều đều nhận thấy, lượng oxy hòa tan luôn năm trong khoảng thích hợptrong thời gian nuôi Diễn biến hàm lượng oxy sau vụ nuôi thể hiện bảng 6.PL vàhình 3.6
Ngày
Trang 32Hình 3.6 Diễn biến Oxy hòa tan sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của
mô đun 2 cấp
Qua bảng 6.PL và hình 3.6 ta nhận thấy biến động hàm lượng oxy hòa tan của
hệ thống mô đun 2 cấp như sau:
Trong ao nuôi mô đun 2 cấp hàm lượng oxy hòa tan vào buổi sáng thấp biếnthiên trong khoảng 4,0- 4,7 (4,0) mg/l, nhưng buổi chiều hàm lượng oxy tăng cao vượtngưỡng 5mg/l
Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi mô đun 2 cấp còn phụ thuộc vào nguồntiêu thụ oxy trong ao Các nghiên cứu gần đây cho thấy 75 - 84% lượng oxy hòa tantrong ao nuôi mô đun 2 cấp được tiêu thụ chính là các vật chât hữu cơ của nền đáy aonuôi Trái lại tôm nuôi tiêu thụ một lượng oxy hòa tan trong nước rất thấp khoảng 2-4
%, còn lại 11 -12% lượng oxy hòa tan được tiêu thụ bởi các sinh vật khác trong môitrương nước
3.1.2.4 Độ kiềm
Kết quả theo dõi sự biến động độ kiềm trong hệ thống mô đun 2 cấp ở bảng 8.PL.Qua bảng 8.PL, ta thấy độ kiềm trung bình ở hệ thống mô đun 2 cấp đều nằmtrong khoảng thích hợp từ 100 – 150 mg CaCO3/l Cả 3 ao đều có độ kiềm tăng dầntheo thời gian nuôi, biến động trong khoảng 89,5-134,3 mg CaCO3/l Do đo trong aoA5 (ao cấp 1) biến động từ 89,4- 134,3 (118,4) mg CaCO3/l
Sau thời gian chuyển sang ao B6, B8 (ao cấp 2) biến động độ kiềm trong môitrường các ao khoảng từ 107,4- 125,0 (115,5 ) mg CaCO3/l Đây là môi trường ổ địnhcho tôm sú phát triển
Ngày