KHOA THUỶ SẢN VÕ NAM SƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN Bacillus B41 & B67 LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Litopenaues vannamei NUÔI TRONG BỂ LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP
Trang 1KHOA THUỶ SẢN
VÕ NAM SƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN Bacillus
(B41 & B67) LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaues vannamei)
NUÔI TRONG BỂ
LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2013
Trang 2KHOA THUỶ SẢN
VÕ NAM SƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN Bacillus
(B41 & B67) LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaues vannamei)
NUÔI TRONG BỂ
LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS PHẠM THỊ TUYẾT NGÂN
2013
Trang 3ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN Bacillus (B41 và
B67) LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Litopenaues vannamei) NUÔI TRONG BỂ
Võ Nam Sương, Huỳnh Hữu Điền và Phạm Thị Tuyết Ngân
ABTRACT
A study was conducted to evaluate the efficiency of beneficial bacteria (probiotics) isolated from black tiger shrimp pond in Soc Trang, on improving
experiment consisted of 2 different Bacillus strains (B41 and B67) treatments at
a density of 109 CFU/mL and control treatment (no supplemented Bacillus)
Each treatment was done in triplicate Shrimp were stocked in composite tanks (at a density of 1/2 shrimp/L) with the capacity 100L at salinity 15 ppt during 60 days of culture Some water quality parameters (TSS, TAN, COD) and total
density of Bacillus and Vibrio were recorded each 5 days At the end of the
experiment, shrimp were harvested and survival and growth were assessed
Results showed that the water quality in supplemented Bacillus treatments was
better than in control treatment The B41 strain treatment had a significantly higher effect compared to the control and other treatments The survival rate of shrimp whose tank received the B41 treatment was the highest (57.3±1.15%), while the survival rate of shrimp in the control tank was the lowest (40±4%) (p<0.05) The growth rate of shrimp in the tank received the B41 strain was highest with a length increase of 0.097 ± 0.003 mm/day and a weight increament 0.098 ± 0.002 g/day; it was lowest in the control group (0.091 ± 0.003 mm/day and 0.092 ± 0.002 g/day) Results of this study indicate that the addition of
Bacillus can improve shrimp (L vannamei) growth, survival rate and water
quality in shrimp pond, especially B41 strain
Key words: Litopenaeus vannamei, Bacillus, Vibrio
TÓM TẮT
Một thí nghiệm đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống tôm thẻ chân trắng trong quá trình nuôi được bổ sung các dòng vi khuẩn có lợi phân lập trong ao nuôi tôm sú thâm canh tỉnh Sóc Trăng đã được thực hiện Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại Trong đó 2 dòng
vi khuẩn Bacillus B41 (B Amyloliquefaciens) and B67 (B subtilis) đã được thử
nghiệm bổ sung vào bể nuôi tôm thẻ chân trắng và đối chứng không bổ sung vi khuẩn Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 100 L với mật độ 0,5 con/L ở
độ mặn 15‰ trong thời gian 60 ngày Vi khuẩn Bacillus được bổ sung với mật
độ 105 CFU/mL Một số chỉ tiêu chất lượng nước (TSS, TAN, COD), mật độ
tổng vi khuẩn, Bacillus và Vibio được theo dõi 5 ngày/lần Tăng trưởng và tỉ lệ
sống của tôm được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường như COD, TAN và TSS trong nước ở các nghiệm thức bổ sung
vi khuẩn được cải thiện tốt hơn đối chứng Nghiệm thức B41 có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nhiều hơn các nghiệm thức còn lại Tỉ lệ sống ở nghiệm
Trang 4thức B41 cao nhất (57,3 ± 1,15%), còn đối chứng thấp nhất ĐC (40 ± 4%) Tốc
độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và trọng lượng của tôm cao nhất ở nghiệm thức B41 lần lượt là 0,097 ± 0,003 mm/ngày và 0,098 ± 0,002 g/ngày; trong khi
đó ở nghiệm thức đối chứng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và trọng lượng của tôm thấp nhất với các chỉ số tương ứng 0,091 ± 0,003 mm/ngày và
0,092 ± 0,002 g/ngày Như vậy việc bổ sung các dòng vi khuẩn Bacillus đã góp
phần nâng cao chất lượng môi trường, cải thiện sinh trưởng và tỉ lệ sống tôm nuôi Đặc biệt ở nghiệm thức dòng B41 mang lại hiệu quả tốt nhất
Từ khóa : Litopenaeus vannamei, Bacillus, Vibrio
1 GIỚI THIỆU
Những năm gần đây sự phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và trên thế giới có bước phát triển mạnh, năng suất và sản lượng qua các năm đều tăng đem lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi nên người nuôi không ngừng không ngừng mở rộng diện tích nuôi, tăng mật độ và mùa vụ thả nuôi Từ đó, dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng dịch bệnh xảy ra thường xuyên Đồng thời, việc dùng kháng sinh và các hóa chất phòng trị trong quá trình nuôi tích lũy chưa được xử lý hiệu quả, sản phẩm thủy sản tạo ra không đảm bảo chất lượng Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cải thiện môi trường nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản được đặt lên hàng đầu (Balcázar, 2006)
Để giải quyết vấn đề trên các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu về việc sử
dụng các vi sinh vật hữu ích có lợi như nhóm: Bacillus, Lactobacillus,
Nitrosomonas, Nitobacter nhằm mục đích cải thiện môi trường nâng cao sức
khỏe con người và vật nuôi Một trong các nhóm vi khuẩn được nghiên cứu
nhiều nhất là nhóm Bacillus, hầu hết các loài thuộc giống Bacillus không độc hại
cho con người và động vật thủy sản, góp phần tăng khả năng tiêu hóa thức ăn (Olmos và Ochoa, 2005) Nước ta chỉ mới ứng dụng nhiều chế phẩm sinh học từ năm 2000 trở lại đây Thực tế việc sử dụng nhiều chế phẩm sinh học trong thời gian qua cho hiệu quả rất tốt, góp phần giảm các loại hóa chất, thuốc kháng sinh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu (Phạm văn Tình, 2010) Những năm gần đây tại khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ, đã phân lập, định
danh và đánh giá được hiệu quả xử lý nước của một số dòng vi khuẩn Bacillus
có nguồn gốc từ ao nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng (Phạm Thị Tuyết Ngân và Phạm Hữu Hiệp, 2010) đã được nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế
phẩm vi sinh đơn dòng từ các dòng Bacillus (B41 và B67) ở quy mô nhỏ để có
cơ sở phát triển quy mô lớn hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian nghiên cứu : 09/2013 đến tháng 11/2013 Thí nghiệm được bố trí tại khu thí nghiệm Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng Mẫu thu được trữ và phân tích
Trang 5tại phòng thí nghiệm vi sinh và phòng phân tích chất lượng nước Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần thơ
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Nguồn vi khuẩn: Vi khuẩn Bacillus đã được phân lập từ ao nuôi tôm sú thâm
canh ở ấp Tân Tĩnh, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vào năm
2008 Sau khi phân lập vi khuẩn được lưu trữ trong 20% glycerol ở tủ đông
(-80oC) Vi khuẩn khảo sát gồm 2 dòng vi khuẩn Bacillus: Bacillus
amyloliquefacien (B41) và Bacillus subtilis (B67)
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei):Khối lượng lớn hơn 1g được
mua từ trại sản xuất tôm giống chọn tôm khỏe mạnh, không nhiễm bệnh Sau đó tôm được thuần hóa dần về độ mặn 15‰ để bố trí thí nghiệm
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và thời gian thí nghiệm là 2 tháng
o Nghiệm thức 1: Không bổ sung chế phẩm (Đối chứng)
o Nghiệm thức 2: Bổ sung chế phẩm đơn dòng B67 (B Amyloliquefaciens) vào bể nuôi với mật độ 105 CFU/mL
o Nghiệm thức 3: Bổ sung chế phẩm đơn dòng B41 (B subtilis) vào bể nuôi với mật độ 105 CFU/mL
Bố trí: tôm sau khi được thuần đến độ mặn 15‰ thì được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào bể 100 L với mật độ 0,5 con/L Vi khuẩn sau khi xác định mật độ được bố trí vào bể trước khi tiến hành thả tôm một ngày Vi khuẩn được bổ sung
5 ngày/lần
Chăm sóc và cho ăn: Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (LEADER) thành phần 39-40% độ đạm thô, chất béo tối thiểu 4-5%, chất xơ tối đa 3-4%,
ẩm độ 11%, lượng thức ăn theo nhu cầu của tôm chia làm 4 lần/ngày vào 6h (30%), 11h (15%), 16h (15%) và 21h (40%) Cho một ít thức ăn vào sàn ăn, số còn lại rải đều khắp bể Sau mỗi lần cho ăn thì kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp
Bảng 1 : Lượng thức ăn hàng ngày cho tôm Chiều dài tôm (cm) Lượng thức ăn hàng ngày (% trọng lượng tôm)
(Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003)
2.3 Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, tăng trọng và tỉ lệ sống
Trước khi bố trí thí nghiệm 20 con tôm đã được cân và đo chiều dài ngẫu nhiên, tính được trọng lượng trung bình (W0) và chiều dài trung bình (L0) Tương tự khi kết thúc thí nghiệm cân và đo ngẫu nhiên 30 con tôm cho mỗi nghiệm thức (Wt và Lt)
Trang 6Tỷ lệ sống (%) = (số cá thể cuối thí nghiệm/số cá thể ban đầu) × 100
Công thức tính tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày)
DWG (g/ngày) = (Wt – W0)/t Công thức tính tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày)
DLG (cm/ngày) = ( Lt – L0 )/t Trong đó: W0: Khối lượng tôm ban đầu; Wt: Khối lượng tôm ở thời điểm t; Lo:
Chiều dài tôm ở thời điểm ban đầu; Lt : Chiều dài tôm ở thời điểm t; t: Thời
gian nuôi t
2.4 Phương pháp thu và phân tích chất lượng nước:
Thu mẫu: Mẫu nước được thu cách mặt nước 20- 30 cm, thu trước khi bổ sung
vi khuẩn vào bể với các chỉ tiêu: TAN, COD, TSS và xác định mật độ tổng vi
khuẩn, Vibrio và vi khuẩn Bacillus Nhiệt độ, pH đo 02 lần/ngày (sáng 8 giờ,
chiều 14giờ); oxy 5 ngày đo 01 lần vào buổi sáng bằng nhiệt kế và máy đo pH,
oxy Tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước phân tích theo phương pháp APHA
(1995)
2.5 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn:
Xác định mật độ vi khuẩn tổng cộng và Vibrio bằng phương pháp đếm khuẩn lạc
(Baumann et al., 1980)
Các ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lý (0,85%) đã tiệt trùng được chuẩn
bị để pha loãng mẫu Môi trường Nutrient Agar (NA) thêm 1,5% NaCl và môi
trường Thiosulphate Citrate Bile Sucrose Agar (TCBS) được sử dụng để xác
định mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio Tại phòng thí nghiệm, mẫu nước được lấy
ra khỏi tủ mát (3 - 4 ºC) và để ở nhiệt độ phòng (25 - 28 ○C) Dụng cụ chứa mẫu
được mở nắp trong tủ cấy tiệt trùng, 1 mL mẫu nước từ được chuyển sang các
ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lý (0,85%) đã tiệt trùng ở 121 C trong
20 phút Dung dịch được trộn đều bằng máy trộn (Vortex) khoảng 1 phút Sau
đó từ mỗi mẫu này lấy 100μL dạng dung dịch tại phần giữa của ống nghiệm
chuyển sang một ống nghiệm rỗng đã được tiệt trùng rồi trộn với nhau thành 1
mẫu 9 mL đại diện cho ao đó, được độ pha loãng 10-1 Lắc đều mẫu 10-1 trong 1
phút rồi để yên cho lắng 30 giây và chuyển 1mL dung dịch ở phần giữa ống
nghiệm sang ống nghiệm khác chứa 9 mL nước muối sinh lý được độ pha loãng
10-2 Tiếp tục pha loãng theo cách này đến khi đạt được độ pha loãng thích hợp,
bắt đầu từ độ pha loãng 10-2 chỉ lắc 30 giây và để lắng 15 giây Trong nghiên
cứu này mẫu nước đã được pha loãng đến khoảng 10-6
2.7.2 Phương pháp phân tích mẫu trên môi trường thạch
Sau khi các mẫu đã được pha loãng, 100 µL dung dịch vi khuẩn được cho vào
đĩa chứa môi trường NA (thêm 1,5% NaCl) và TCBS, tán đều đến khi mẫu khô
Ba độ pha loãng khác nhau của mỗi mẫu bùn được chọn để cấy lên các đĩa môi
trường này, mỗi độ pha loãng lặp lại 3 lần Các đĩa môi trường đã cấy vi khuẩn
được ủ ở 28 ºC trong 48 giờ Sau khi ủ, kiểm tra số khuẩn lạc phát triển trên bề
Trang 7mặt thạch của các đĩa môi trường để xác định mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio
có trong nước Các đĩa môi trường của cả 3 độ pha loãng được chọn cần có số khuẩn lạc dao động trong khoảng từ 20 đến 200 khuẩn lạc để đảm bảo độ tin
cậy của phương pháp Mật độ vi khuẩn tổng cộng và Vibrio được tính bằng đơn
vị hình thành khuẩn lạc/mL nước Xác định số lượng khuẩn lạc trong mỗi đĩa môi trường và tính số lượng trung bình cùng độ lệch chuẩn Số lượng vi khuẩn được tính bằng công thức:
Đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU/mL nước) = số khuẩn lạc trung bình × độ pha loãng × 10
2.7.3 Xác định mật độ Bacillus dựa theo phương pháp của Nguyễn Lân Dũng, 1983; Harwood và Archibald, 1990
Phương pháp pha loãng mẫu nước được thực hiện giống như mục 2.7.1 đã trình bày trong phần trên Tiếp theo ba độ pha loãng thích hợp cho mỗi mẫu nước được chọn và xếp vào cùng một giá đã có sẵn nhiệt kế được đặt vào một ống nghiệm chứa nước khác để xác định nhiệt độ cần thiết cho thí nghiệm, tất cả cho vào nước nóng ở 80 ºC Khi nhiệt kế đạt 80 C tính thời gian đến 10 phút và các ống nghiệm được lấy ra Sau đó, 100 µL dung dịch mùn được cho vào các đĩa
chứa môi trường thạch đã chuyên biệt cho giống Bacillus chuẩn bị sẵn, trãi đều
đến khi mẫu khô, mỗi độ pha loãng lặp lại 3 lần Mẫu sau khi trãi được ủ ở 28
C trong 24 - 48 giờ Mật độ vi khuẩn được xác định như cách đã trình bày ở trên 2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thí nghiệm kết thúc, số liệu được phân tích và xử lý theo chương trình Excel và xử lý thống kê ANOVA một nhân tố và phép thử Ducan bằng chương trình SPSS 16.0 ở mức ý nghĩa (p = 0,05)
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Biến động các chỉ tiêu môi trường nước
3.1.1 Nhiệt độ , pH, độ mặn, Oxy hòa tan:
Nhiệt độ giữa các bể có bổ sung và không bổ sung vi khuẩn không có sự khác biệt và dao động từ 27,6oC vào buổi sáng đến 28,4oC vào buổi chiều Theo Boyd
et al., (2002) nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của giáp xác dao động 25 – 30 oC, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không quá 5ºC trong ngày được xem là tối ưu cho nuôi tôm Từ đó cho thấy nhiệt độ trong thí nghiệm rất thích hợp cho sự phát triển của tôm Yếu tố pH cũng không có sự biến động đáng kể dao động trong khoảng từ 7,9 – 8,0 trong suốt thời gian thí nghiệm Do thí nghiệm được
bố trí trong phòng kín nên các yếu tố nhiệt độ và pH ít biến động trong quá trình thí nghiệm Độ mặn cũng được khống chế dao động 15 - 17‰ Như vậy các yếu
tố nhiệt độ, pH và độ mặn trong 60 ngày thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng
Bảng 2: Sự biến động của nhiệt độ, pH
Trang 8Hàm lượng oxy hòa tan giữa các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và đối chứng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) do oxy được cung cấp liên tục bằng máy sục khí Oxy trong thí nghiệm dao động 5,96 – 6,89 mg/L Oxy trong thí
nghiệm dao động 5,96 – 6,89 mg/L Theo Whetstone et al (2002) oxy hòa tan lý
tưởng cho tôm là 5mg/L và không vượt quá 15 mg/L Như vậy, hàm lượng oxy hòa tan trong thí nghiệm là phù hợp với sự phát triển của tôm
3.1.2 COD (Tiêu hao oxy hóa học)
COD là lượng tiêu hao oxy trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ, là chỉ
số đo mức độ giàu hữu cơ của nước ao COD trong thí nghiệm có khuynh hướng tăng trong các lần thu mẫu (Hình 2) Hàm lượng COD ở các nghiệm thức dao động từ 10,30 – 31,47 mg/L Sau 5 ngày thí nghiệm ở các nghiệm thức B67
và B41 thì COD khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) và COD luôn thấp hơn so với đối chứng Sau 25 ngày COD ở đối chứng cao nhất (29,93 mg/L) khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức B67 nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức B41 Ở 2 nghiệm thức B67 và B41 COD khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Trong quá trình thí nghiệm sau 25 và
40 ngày có thay nước nên lượng COD có giảm và vẫn tiếp tục tăng sau những ngày kế tiếp Sau 60 ngày thí nghiệm ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn thì COD thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với đối chứng Theo kết quả của Briggs và Funge-Smith (1994) khi nuôi tôm ở mật độ tăng dần 10; 30; 50 con/m2 thì COD tăng lần lượt là 18,7; 27,6; 39 mg/L Điều này có thể giải thích do vai trò phân hủy vật chất hữu cơ ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn B67 và B41 đã làm giảm mức độ ô nhiễm Hàm lượng COD trong quá trình thí nghiệm là tương đối cao, nguyên nhân do mật độ tôm nuôi quá cao, lượng thức
ăn dư thừa và tích lũy chất thải của tôm theo thời gian do đó cần nhiều oxy cho quá trình phân hủy các chất thải
Hình 2: Biến động COD trong thí nghiệm
3.1.3 TAN (Tổng đạm amon)
Kết quả trình bày ở Hình 3 cho thấy TAN ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05) Hàm lượng TAN ở các nghiệm thức dao động từ (0,00 – 9,14 mg/L) Sau 10 ngày thí nghiệm hàm lượng TAN tăng rất cao ở 3 nghiệm thức lần lượt là B41 (2,04 ± 0,507 mg/L); B67 (1,32 ± 0,156 mg/L); đối chứng (1,36 ±0,320 mg/L) và khác
Trang 9biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Theo Chanratchakool (2003) nhận định rằng TAN thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2 – 2 mg/L Trong các lần thu mẫu về sau hàm lượng TAN ngày càng tăng và vượt quá giới hạn cho phép nên sau 25
và 40 ngày tiến hành thay nước 30% Nhìn chung TAN ở các nghiệm thức là tương đối cao nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tôm nuôi do các yếu tố nhiệt
độ, pH, oxy luôn nằm trong khoảng thích hợp đồng thời việc sục khí liên tục góp phần làm giảm lượng khí NH3 trong bể nuôi, ở 2 nghiệm thức B67 và B41 hàm lượng TAN gần như khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với nhau và luôn cao hơn so với đối chứng Điều này chứng tỏ sự hoạt động phân hủy hữu cơ
dư thừa của vi khuẩn ở nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn làm tăng quá trình amon quá từ đó làm TAN tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng
Hình 3: biến động TAN trong thí nghiệm
3.1.4 TSS (Tổng vật chất lơ lửng)
TSS có xu hướng tăng vượt quá giới hạn cho phép vào 30 ngày đầu và cuối thí nghiệm nên trong thời gian bố trí thí nghiệm đã thay nước vào ngày 25 và ngày
40 TSS cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (0 – 335 mg/L) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức B67 (0 – 261 mg/L) và B41 (0 – 249 mg/L)
Theo Boyd et al., (2002) thì hàm lượng TSS tốt nhất cho ao nuôi tôm dao động
từ 40-100 mg/L Sau 30 ngày trở đi thì 2 nghiệm thức B67 và B41 gần như khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với đối
chứng Điều này chứng tỏ vi khuẩn Bacillus B67 và B41 đã phân hủy nhanh hợp
chất hữu cơ đã làm giảm đáng kể một lượng chất hữu cơ trong nước
Hình 4: Biến động TSS trong thí nghiệm
Trang 103.2 Biến động mật số vi khuẩn trong nước
3.2.1 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus
Trong quá trình thí nghiệm mật độ Bacillus ở nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn luôn cao hơn ĐC, sau 15 ngày bố trí mật độ Bacillus tăng nhanh, ở nghiệm thức
đối chứng (0 – 9 ×102 CFU/mL); nghiệm thức B67 (0 - 4,9×104 CFU/mL); nghiệm thức B41 (0 - 4,7×104 CFU/mL) và tăng nhanh về cuối thí nghiệm Sau
60 ngày thí nghiệm mật độ Bacillus cao nhất ở nghiệm thức B67 (6,6×104
CFU/mL) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với nghiệm thức B41 (5,4×104 CFU/mL) Ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất (4,8×103 CFU/mL) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức B67 và B41
Trong quá trình thí nghiệm sau 25 và 40 ngày có thay nước nên mật độ Bacillus
đã giảm ở các nghiệm thức và vẫn tiếp tục tăng sau những ngày kế tiếp, ở
nghiệm thức đối chứng mật số vi khuẩn Bacillus tăng dần về cuối thí nghiệm có thể do hàm lượng vật chất hữu cơ tăng cao
Bảng 3: Biến động mật độ Bacillus trong nước
0 0 0 0
5 1×102 ± 0,003b 1,5 ×104 ± 0,89a 0,8 ×104 ± 0,16ab
10 6,5×102 ± 0,28b 3,4 ×104 ± 2,06a 2,55×104 ± 1,80ab
15 9×102 ± 0,03a 4,9 ×104 ± 3,04a 4,7 ×104 ± 3,74a
20 3,4×103 ± 0,45b 5,15 ×104 ± 0,53a 3,82×104 ± 2,04a
25 3,3×103 ± 0,12b 5,4 ×104 ± 3,36a 3,7 ×104 ± 2,25 ab
30 2,4×103 ± 0,26 b 2,4 ×104 ± 1,31a 2,30 x104 ± 0,33a
35 1,6×103 ± 0,07b 5,3×104 ± 1,83a 3,0×104 ± 0,4a
40 3,1×103 ± 0,17b 5,48 ×104 ± 1,76a 3,9 ×104 ± 3,06ab
45 2,5×103 ± 0,18a 3,60 ×104 ± 1,95a 2,7×104 ±1,69ab
50 3,1×103 ± 0,09b 5,57 ×104 ± 1,37a 3,6×104 ± 1,61a
55 5,1×103 ± 0,13b 6,00 ×104 ± 1,77a 4,7×104 ± 0,8a
60 4,8 ×103 ± 0,07 b 6,58 ×104 ± 0,38a 5,42×104 ± 1,18a
3.2.2 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio
Sau 15 ngày bố trí mật độ Vibrio ở 3 nghiệm thức ĐC, B67 và B41 lần lượt là
(4,4×102 CFU/mL); (3,9×102 CFU/mL) và (3,3×102 CFU/mL) khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nhau Sau 20 ngày trở về cuối thí nghiệm mật
độ Vibrio tăng dần, cao nhất ở ĐC (6,8×103 CFU/mL) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức B67 (1,6×103 CFU/mL) và B41 (1,1×103
CFU/mL) Riêng hai nghiệm thức B67, B41 mật độ vi khuẩn Vibrio khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa hai nghiệm thức Theo Hasting và
Nealson (1981) cũng cho rằng Bacillus có thể tạo ra một số chất kháng khuẩn hoặc một vài sản phẩm có thể tiêu diệt Vibrio harveyi B subtilis cũng được cho
là có khả năng tiết ra một số hợp chất diệt khuẩn và diệt nấm Sản phẩm các kháng sinh được tiết ra là difficidin và oxydifficidin có khả năng kháng các loài
vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (Zimmerman et al., 1978) Theo Moriaty, 1999 mật
độ Vibrio không vượt quá 103 CFU/mL sẽ không gây hại cho tôm Mật độ