I.1 Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin CNTT trong cung ứng dịch vụ công ở nước ta: o Theo số liệu thống kê, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỷ lệ
Trang 1GVHD: TS Ninh Th Thu Th y ị ủ Nhóm 11:
Môn: HÀNH CHÍNH CÔNG
Đ Tài: ề Tình hình ng d ng CNTT trong cung ứ ụ
Trang 2
M C L C Ụ Ụ
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở NƯỚC TA
I. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cung
ứng dịch vụ công ở nước ta.
I.1 Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cung ứng dịch
vụ công ở nước ta:
o Theo số liệu thống kê, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính làm việc khá cao khoảng 88% Hiện tại, 100% các đơn vị đã trang bị máy tính, tỷ lệ máy tính kết nối mạng cao
và đạt 88.5% Tuy nhiên, một số đơn vị có nhu cầu bảo mật thông tin hoặc đặc điểm hoạt động chuyên môn đặc thù nên không kết nối toàn bộ các máy tính vào mạng Internet mà chú trọng hơn vào kết nối thông tin qua các mạng nội bộ Như vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc của cán bộ, công chức Ngoài ra, một số đơn vị tiêu biểu đã trang bị được
cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở mức tiên tiến, hiện đại
o Tính tới thời điểm tháng 12/2010 đã có 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã đưa các thông tin chỉ đạo, điều hành công việc lên môi trường mạng Hầu hết, các đơn vị đã
Trang 3triển khai hệ thống quản lý văn bản trên môi trường mạng Internet Tuy nhiên, tỉ lệ trung bình văn bản đi đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường còn rất thấp, mới chỉ đạt 24%
o Các Bộ đã trang bị phần mềm và hệ thống CNTT để hỗ trợ xử lý công việc trong các lĩnh vực chuyên môn Số lượng các đơn vị triển khai với mỗi ứng dụng nội bộ tương đối cao (với mỗi ứng dụng nội bộ, ít nhất có 47% số Bộ ngành triển khai sử dụng)
o Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của cơ quan nhà nước trong năm 2010 được cải thiện rõ rệt Nhiều ứng dụng CNTT đã được triển khai nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước hoạt động công khai, minh bạch, phục
vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp Hiện nay, đa số các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp đầy đủ các mục thông tin theo quy định, dịch
vụ trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp
o Đối với dịch vụ công trực tuyến, hầu hết các thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa theo quy định và được đăng tải trên Website/Portal ở mức độ 1 và 2 Đối với các Bộ,
cơ quan ngang Bộ và các địa phương thì số lượng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 tuy chưa cao nhưng đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009 Cùng với đó, số nhóm dịch vụ công trực tuyến, mức độ triển khai tới cấp quận/huyện cũng được mở rộng
o Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đã được cải thiện đáng kể, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng CNTT cơ bản trong các cơ quan nhà nước Hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm mạng truyền dẫn trên quy mô quốc gia, mạng máy tính trong nội bộ các cơ quan nhà nước đã được cải thiện đáng kể, trước mắt bảo đảm triển khai các ứng dụng CNTT cơ bản trong các cơ quan nhà nước và tạo cơ sở cho việc nâng cấp, mở rộng phục vụ cho các ứng dụng CNTT trong tương lai
Trang 4I.2Thách th c trong vi c ng d ng công ngh thông tin trong cung ứ ệ ứ ụ ệ
Có thể nói, trước sự định hướng của Đảng và Chính phủ, khung chính sách pháp luật về ứng dụng CNTT là tiền đề vững chắc, là cơ sở để tiến tới thành công trong phát triển ngành Tuy nhiên để ứng dụng thành công CNTT trong cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam, cần thiết phải đưa ra những chính sách để giải quyết các yếu kém, thiếu sót còn tồn đọng cũng như vượt qua những thách thức khó khăn trước mắt khi triển khai như sau:
o Trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT Nhiều cán bộ công chức chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành; chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin Đây là các yếu tố quan trọng cản trở việc ứng dụng CNTT Bên cạnh đó, nhiều cán bộ lãnh đạo chưa gương mẫu, chỉ đạo sát sao, quyết liệt ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động
o Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu còn có quy mô nhỏ lẻ, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng CNTT Tỉ lệ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai mạng diện rộng (WAN) kết nối các đơn vị trực thuộc cũng còn rất ít và hiệu quả sử dụng chưa cao Các ứng dụng CNTT chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho phát triển CPĐT chưa được hoàn thành và triển khai trên diện rộng Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, các trang thông tin điện tử chủ yếu mới chỉ cung cấp thông tin, còn ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký qua mạng do việc người dân tham gia vào các dịch vụ công trực tuyến còn ít, chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích này Thông tin đưa lên các cổng thông tin điện tử hoặc
Trang 5trang thông tin điện tử chưa phong phú, chất lượng chưa cao, các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp chủ yếu ở các mức độ thấp.Các cơ quan chính phủ Việt Nam hầu như chưa ứng dụng các phương tiên di động vào trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dân (ngoại trừ trường hợp thí điểm như ở Đà Nẵng đang thử nghiệm để có thể truy cập website của thành phố qua điện thoại di động) Khoảng cách số giữa các khu vực còn lớn, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị, điều này gây khó khăn cho việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng các ứng dụng CNTT
o Phần lớn các dự án ứng dụng CNTT chuyên ngành chưa được hoàn thiện, chủ yếu mới ở giai đoạn bắt đầu triển khai, hoặc triển khai thí điểm trên diện hẹp Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp, chưa tương xứng với vai trò của ứng dụng CNTT có thể mang lại, tiến độ cấp phát kinh phí còn chậm Trung ương và địa phương chưa có nguồn chi ổn định cho ứng dụng CNTT, đặc biệt là tại các địa phương có khó khăn về kinh tế Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai các dự án ứng dụng CNTT quy mô còn nhiều hạn chế
o Các cơ quan nhà nước chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt trở thành cán bộ chuyên trách về CNTT Số lượng và trình độ các cán bộ chuyên trách về CNTT còn hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều cán bộ đang làm việc theo hình thức kiêm nhiệm Một khó khăn lớn nhất mà các đơn vị đưa ra là chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cácn bộ chuyên trách về CNTT nên khó thu hút đur cán bộ có trình độ đáp ứng được yêu cầu về công tác
o Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước tuy đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tạo nền tảng cho triển khai thành công các ứng dụng CNTT, nhưng vẫn chưa bảo đảm nhu cầu thực tế đặc biệt là vấn đề an toàn, an ninh thông tin Hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin hầu như chưa đáp ứng yêu cầu Hệ thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ triển khai ở mức đơn lẻ tại các máy trạm, chưa xây dựng được các hệ thống phòng chống virus, chống thư rác tổng thể và hầu như chưa triển khai ứng dụng chữ ký số và chứng thực số
Trang 6o Chưa có Chế tài cụ thể về công tác thi đua khen thưởng nên chưa khích lệ động viên kịp thời những tập thể cá nhân tích cực, đồng thời phê bình đánh giá với những tập thể cá nhân chưa tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin – Truyền thông vào nâng cao hiệu quả công tác
o Lãnh đạo một số cơ quan đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào công việc và trong điều hành quản lý Chưa quan tâm và đầu tư đúng mức, kịp thời cho công tác này tại cơ quan, đơn vị mình Trình độ, năng lực của một số lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và nhân dân chưa bắt kịp với tốc độ phát triển cao của công nghệ thông tin
II. Kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
cung ứng dịch vụ công ở nước ta
Kết quả của việc ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ công bao gồm: Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành; Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; Hạ tầng ứng dụng CNTT; Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
o Về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, một số ứng dụng CNTT cơ bản đã được triển khai, tiết kiệm thời gian và chi phí, đã từng bước chuyển đổi phương thức làm việc thủ công dựa trên giấy tờ sang phương thức làm việc dựa trên môi trường điện tử Phần lớn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai sử dụng hệ thống thư điện tử trong xử lý công việc, tỷ
lệ cán bộ, công chức có hộp thư điện tử tương đối cao (trung bình đạt khoảng 80%); Nhiều cơ quan đã được trang bị các phần mềm liên quan đến chức năng quản lý văn bản và điều hành (đạt trên 90%) Ngoài ra, nhiều cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức qua mạng Các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài chính - kế toán được sử dụng khá hiệu quả ở hầu hết các cơ quan nhà nước
Trang 7o Về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhiều ứng dụng CNTT đã được triển khai nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước hoạt động công khai, minh bạch, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp Hiện nay, đa số các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp (với các Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt tỷ lệ 21/22; với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt tỷ lệ 62/63) Ngoài ra, ứng dụng CNTT đã bắt đầu được ứng dụng tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông của một số địa phương
o Hạ tầng ứng dụng CNTT đã được cải thiện đáng kể Tỷ lệ cán bộ, công chức có máy tính sử dụng trong công việc tương đối cao (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ đến cấp đơn vị trực thuộc khoảng 86%, với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện khoảng 64%) Tỷ lệ các đơn vị trực thuộc Bộ,
cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mạng cục bộ (LAN) cao (trên 95%)
o Còn về nguồn nhân lực ứng dụng CNTT, tỷ lệ cán bộ, công chức có thể sử dụng máy tính khoảng 80% Hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã tổ chức các lớp học nhằm bồi dưỡng kiến thức cơ bản và nâng cao về CNTT
III. Ưu điểm và nhược điểm của quá trình ứng dụng công
nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công ở nước ta
III.1 Ư u đi m ể
o Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đã được cải thiện đáng
kể, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng CNTT cơ bản trong các cơ quan nhà nước tạo ra một phương thức làm việc mới có sử dụng công nghệ thông tin trong
Trang 8các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ công chức nhà nước
o Một số ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước đã được triển khai và phát huy hiệu quả rõ rệt, tạo cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng trong tương lai Tiêu biểu như ứng dụng thư điện tử và các phần mềm phục vụ công tác trao đổi văn bản, quản lý điều hành, công tác tài chính - kế toán Mặt khác, các hình thức truyền thông
cơ bản cũng được khuyến khích sử dụng như thư điện tử, điện thoại, fax, hội nghị và họp trên môi trường mạng, đưa thông tin lên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử để trao đổi thông tin ở khoảng cách xa
o Một số hệ thống thông tin chuyên ngành có quy mô cấp quốc gia cũng đã bắt đầu được triển khai Điều này tạo cơ sở cho việc mở rộng hạ tầng thông tin phục vụ các hoạt động trong nội bộ cơ quan nhà nước, cũng như cung cấp các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; tiêu biểu là các hệ thống thông tin về tài chính, thuế, hải quan, mua sắm công
o Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về CNTT – TT và những văn bản điều chỉnh hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng được ban hành đã tạo nên khung pháp lý cơ bản cho việc ứng dụng CNTT
o Đối với một số lĩnh vực trọng điểm phục vụ cộng đồng như y tế, giáo dục, tài nguyên, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, và đặc biệt trong ngành du lịch, ứng dụng CNTT đã tạo ra môi trường hoạt động trực tuyến, cung cấp cho người dân dịch vụ công thuận tiện hơn từ đó tăng khả năng tiếp cận thông tin và tri thức, đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, giảm khoảng cách xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
III.2 Nh ượ c đi m ể
Trang 9Kể từ khi Chương trình Quốc gia về Công nghệ thông tin bị giải thể năm 1998, các bộ, tỉnh không nhận được sự chỉ đạo hướng dẫn phát triển ứng dụng CNTT theo một chương trình thống nhất của trung ương Hạ tầng kỹ thuật tin học của nhiều bộ, tỉnh (mạng LAN, máy tính) được đầu tư nhiều tỷ đồng, nhưng do bị cắt kinh phí đầu tư nên các công trình
bị dở dang, không có điều kiện duy trì, đã xuống cấp, và ở trong tình trạng hoạt động cầm chừng, hoặc ngừng hoạt động Phần lớn các địa phương không đầu tư (hoặc đầu tư nhỏ giọt) để triển khai các dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước Việc phát triển tin học hóa quản lý hành chính nhà nước và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin không được hướng dẫn, không có quy trình triển khai các phần mềm tin học ứng dụng Cơ sở pháp lý để xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin không đầy đủ Vì vậy, các bộ, tỉnh ở trong tình trạng lúng túng, không rõ phương hướng phát triển ứng dụng tin học của đơn vị, chủ yếu chỉ duy trì ứng dụng tin học trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học; nhiều hệ thống thông tin sau khi tin học hóa xong lại không được sử dụng vì không đồng bộ với các quy chế, quy trình làm việc hiện hành
(Điển hình là một số phần mềm dùng chung được xây dựng năm 1998, đã triển khai,
nhưng không hoạt động trên thực tế, gây tốn kém nhiều mặt Lực lượng kỹ thuật tin học của các tỉnh không được đào tạo và cập nhật kiến thức công nghệ mới; chính sách đãi ngộ và hệ thống ngạch bậc, chức danh đối với đội ngũ tin học chuyên trách trong các cơ quan hành chính nhà nước không rõ ràng)
o Nhận thức về tin học hóa quản lý hành chính nhà nước chỉ là công việc mang tính khoa học công nghệ, không được đặt trong một chương trình cải cách hành chính, vì vậy, việc tổ chức thực hiện rất khó khăn và không hiệu quả Ðề án Tin học hóa quản
lý hành chính nhà nước (Ðề án 112) ra đời và được triển khai trong bối cảnh đó, sau khi có Quyết định số 137/2001/QÐ-TTg ngày 17-9-2001 và Quyết định số 27/2002/QÐ-TTg, ngày 5-2-2002 của Thủ tướng Chính phủ
o Việc nhận thức vai trò của ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cho công tác quản lý điều hành hành chính nói chung còn thấp, thể hiện ở đầu tư cho tin học hóa, bố trí
Trang 10thời gian, nguồn nhân lực của bộ, tỉnh cho chương trình tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, tình trạng cát cứ thông tin vẫn diễn ra Công tác thông tin tuyên truyền hiểu rõ lợi ích của nền hành chính điện tử, chính phủ điện tử còn chậm, tỷ lệ tham gia dịch vụ điện tử của chính phủ còn thấp Tình trạng chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, không tổ chức được nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước; không giải phóng được lưu lượng thông tin điện tử trao đổi trên mạng
o Mặc dù hạ tầng kỹ thuật đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như tồn tại sự chênh lệch khá lớn về hạ tầng máy tính, kết nối mạng giữa các địa phương trên cả nước phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, địa lý khác nhau; số lượng các cơ quan triển khai các giải pháp an toàn, an ninh thông tin lớn, nhưng hiệu quả của các giải pháp này chưa cao Một số dự án đã được phê duyệt nhưng vẫn đang ở bước chuẩn bị đầu tư như dự án Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ, dự án Hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các cơ quan nhà nước, dự án mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước
o Hiện đa số các Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành ở tỷ lệ khá cao Tuy nhiên, các văn bản hành chính chủ yếu chỉ được trao đổi trong nội bộ mỗi cơ quan, chưa được trao đổi nhiều trên diện rộng giữa các cơ quan nhà nước Rất ít lãnh đạo
các cơ quan thực hiện công tác quản lý, điều hành qua mạng (Cơ sở hạ tầng để triển
khai hệ thống thư điện tử đang từng bước được hoàn thiện, số lượng cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử thường xuyên trong công việc ngày một tăng.)
IV. Mục tiêu của quá trình ứng dụng công nghệ thông tin
trong cung ứng dịch vụ công ở nước ta