Trong số những công ty ngành thép, có thể thấy dẫnđầu ngành là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, một công ty kinh doanh đa ngành vàngành chủ đạo là sản xuất thép.. Ngày 6/7/2015: Công t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGÀNH TÀI CHÍNH
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT
GVGS : Th.S Lê Bảo Thy
CBHD: Nguyễn Anh Kiệt SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Minh MSSV : B1400373
LỚP : 140B0103
TP HỒ CHÍ MINH 11/2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường nhờ có sự chỉ dạytận tình của quý thầy cô trường Đại học Tôn Đức Thắng đặc biệt là quý thầy cô khoa Tàichính Ngân hàng đã giúp em có được ngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết tronghọc tập cũng như trong thực tiễn
Đặc biệt, em xin bày tỏ những biết ơn sâu sắc đến cô Lê Bảo Thy đã chu đáo, tậntình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này
Đồng thời em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Chứng KhoánSài Gòn chi nhánh Nguyễn Công Trứ cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong phòngMôi giới 07 đặc biệt là người hướng dẫn thực tập anh Nguyễn Anh Kiệt – trưởng phòngMôi giới 07 đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt kỳ thực tập.Tuy nhiên, do thời gian và nguồn kiến thức có hạn nên bài viết của em không thểtránh khỏi có sai sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Trang 3NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP Hồ Chí Minh, ngày.…tháng.…năm 2017
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP Hồ Chí Minh, ngày.…tháng….năm 2017
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng….năm 2017
Trang 6KLH: Khu liên hợp
MTV: Một thành viên
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các đơn vị thành viên Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa PhátBảng 1.2 Cơ cấu hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa PhátBảng 1.3 Cơ cấu cổ đông Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Bảng 1.4 Sản lượng và thị phần của các doanh nghiệp trong ngành thépBảng 2.1 Cơ cấu tài sản của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát
Bảng 2.2 Những biến động về cơ cấu tài sản qua các năm 2013 - 2016Bảng 2.3 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Bảng 2.12 Tỷ trọng nợ ngắn hạn
Bảng 2.13 Tỷ trọng nợ dài hạn
Bảng 2.14 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu
Bảng 2.15 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Bảng 2.16 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.17 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Bảng 2.18 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 2.19 Hệ số nợ
Trang 8Bảng 2.20 Hệ số tự tài trợ
Bảng 2.21 Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Bảng 2.22 Hệ số thích ứng tài sản
Bảng 2.23 Vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.24 Vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.25 Vòng quay khoản phải trả
Bảng 2.26 Vòng quay tài sản
Bảng 2.27 Tỷ suất lợi nhuận gộp
Bảng 2.28 Tỷ suất lợi nhuận ròng
Bảng 2.29 Tỷ suất sinh lời của tài sản
Bảng 2.30 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Bảng 2.31 Hiệu suất đầu tư
Bảng 2.32 ROE theo mô hình Dupont
Bảng 2.33 Cơ cấu vốn của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát giai đoạn 2013 - 2016
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tình hình hoạt động và cơ cấu vốn HPG
Biểu đồ 1.2 Cơ cấu cổ đông của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Biểu đồ 1.3 Sản lượng thép của toàn ngành
Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát giai đoạn 2013 – 2016Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng tài sản của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát giai đoạn 2013 - 2016Biểu đồ 2.3 Tổng nguồn vốn của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát giai đoạn 2013 - 2016Biểu đồ 2.4 Những biến động tình hình nguồn vốn qua các năm 2013 – 2016
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ các đơn vị thành viên Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Trang 11MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1.1 Giới thiệu chung 1
1.1.2 Lịch sử hình thành 1
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp 3
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 3
1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 5
1.3 Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp 6
1.3.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức 6
1.3.2 Các đơn vị thành viên 8
1.3.3 Cơ cấu Hội đồng quản trị 10
1.3.4 Cơ cấu cổ đông 10
1.4 Phân tích ngành 11
1.4.1 Đặc điểm và vai trò của ngành thép 11
1.4.2 Các sản phẩm chính của ngành 12
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành thép 12
1.4.3.1 Yếu tố kinh tế 12
1.4.3.2 Yếu tố xã hội 12
1.4.3.3 Yếu tố công nghệ 12
1.4.3.4 Yếu tố luật pháp 13
1.4.4 Thị trường ngành thép ở Việt Nam 13
1.4.4.1 Triển vọng ngành 13
1.4.4.2 SWOT 15
1.4.5 Uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong ngành 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 19
2.1 Phân tích biến động cơ cấu tài sản qua các năm 19
2.1.1 Tài sản ngắn hạn 26
2.1.2 Tiền mặt 27
Trang 122.1.3 Hàng tồn kho 28
2.1.4 Khoản phải thu 29
2.1.5 Tài sản dài hạn 30
2.1.6 Tài sản cố định 31
2.2 Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn qua các năm 32
2.2.1 Nợ phải trả 37
2.2.2 Vốn chủ sở hữu 38
2.3 Phân tích các nhóm chỉ số tài chính 39
2.3.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán 39
2.3.2 Nhóm chỉ số về đòn bẩy tài chính 42
2.3.3 Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động 45
2.3.4 Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời 48
2.3.5 Phân tích ROE theo mô hình Dupont 51
2.4 Cơ cấu vốn của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát giai đoạn 2013 - 2016 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT 56
3.1 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát 56
3.1.1 Những kết quả đạt được 56
3.1.2 Những hạn chế chủ yếu 57
3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59
KẾT LUẬN 60
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa cácthành phần kinh tế đã tạo ra sự thử thách cho nhiều doanh nghiệp Thường xuyên tiếnhành phân tích tài chính sẽ giúp doanh nghiệp và các cơ quan liên quan thấy rõ thực trạnghoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhưxác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốqua đó có thể xác định được triển vọng cũng như đánh giá được những rủi ro mà doanhnghiệp gặp phải Từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu, những quyết định chính xácnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, việc lựa chọn đúng cổ phiếu vàđánh giá đúng phẩm chất cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp là vấn đề lớnđược đặt ra Nhận thấy tầm quan trọng, tiềm năng phát triển vượt bậc của ngành thépViệt Nam Ngành thép Việt Nam đang trên đà tăng trưởng thị trường trong nước nóiriêng và vươn ra thị trường thế giới Trong số những công ty ngành thép, có thể thấy dẫnđầu ngành là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, một công ty kinh doanh đa ngành vàngành chủ đạo là sản xuất thép Hoà Phát có khả năng dẫn dắt, củng cố và là động lựcthúc đẩy ngành thép Việt Nam ngày càng phát triển
Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn , em nhậnthấy được tầm quan trọng của việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đóđưa ra nhận định đầu tư và tiềm năng của Hoà Phát Em đã chọn đề tài cho báo cáo thực
tập là: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát”
Báo cáo tập sự nghề nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận được bố cục gồm 3phần, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan về CTCP Tập Đoàn Hòa Phát
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát
Chương 3: Một số biện pháp để cải thiện tình hình tài chính của CTCP Tập ĐoànHòa Phát
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Tên tiếng Anh: Hoa Phat Group Joint Stock Company
Tên viết tắt: Hoa Phat Group
Mã chứng khoán: HPG
Lĩnh vực: Nguyên liệu cơ bản
Vốn điều lệ: 8.428.749.560.000 VND (tám nghìn bốn trăm hai mươi tám tỷ bảy trămbốn mươi chín triệu năm trăm sáu mươi nghìn đồng)
Địa chỉ: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.Website: http://www.hoaphat.com.vn
Trang 15Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát;
Năm 2000: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty MTV Thép HòaPhát;
Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát;
Năm 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát;
Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát;
Tháng 1/2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tậpđoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên;
Tháng 6/2007: Thành lập Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát;
Tháng 8/2007: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, triển khai Khu liên hợp sản xuấtgang thép tại Kinh Môn, Hải Dương;
Ngày 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam;Tháng 6/2009: Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông trở thành công ty thành viênHòa Phát;
Tháng 6/2009: Công ty CP Năng lượng Hòa Phát trở thành công ty thành viên;
Tháng 12/2009: KLH Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1;
Tháng 7/2010: Công ty CP Golden Gain Việt Nam trở thành công ty thành viên;
Tháng 1/2011: Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất vàkinh doanh thép;
Tháng 8/2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chươngLao động Hạng Ba của Chủ tịch nước;
Tháng 10/2013: Khu liên hợp gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nângtổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm;
Tháng 9/2014: Triển khai giai đoạn 3 Khu liên hợp gang thép công suất 750.000 tấn;Ngày 9/3/2015: Hòa Phát chính thức ra mắt công ty TNHH MTV Thương mại và sảnxuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoànkhi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp;
Trang 16Ngày 6/7/2015: Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát chính thức đổi tên thành CTCP Pháttriển chăn nuôi Hòa Phát;
Tháng 7/2015: Thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát ĐồngNai;
Tháng 1/2016: Thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình;
Tháng 2/2016: Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát;
Tháng 4/2016: Thành lập Công ty TNHH MTV Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự ánTôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm;
Tháng 4/2016, Hoàn thành giai đoạn 3 – KLH gang thép tại Hải Dương;
Tháng 1/2017: Bắt đầu triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát DungQuất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng,đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát;
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
Đầu tư tài chính;
Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học;
Trang 17Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ;
Buôn bán đồ điện, điện tử, thiết bị quang học và thiết bị y tế;
Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điệndân dụng, điều hòa không khí;
Sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu và các sản phẩm nhựa plastic;
Các hoạt động quảng cáo;
Xây dựng dân dụng;
Xây dựng công nghiệp;
Khai thác cát, đá, sỏi;
Sản xuất xi măng và kinh doanh vật liệu xây dựng;
Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp các sản phẩm nội thất, thiết bị xây dựng;
Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất);
Kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà-văn phòng, tài sản (không bao gồm kinh doanhphòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar);
Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước (không bao gồm tư vấn pháp luật);
Du lịch và dịch vụ du lịch;
Dịch vụ vận tải và cho thuê phương tiện vận tải;
Buôn bán nông, thủy, hải sản, lâm sản đã chế biến;
Buôn bán hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm), rượu, bia, nước ngọt;
Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;
Buôn bán và xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
Trang 18Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp;
Khai thác quặng kim loại;
Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
Luyện gang thép, đúc gang, sắt, thép;
Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống inox;
Kinh doanh dịch vụ kho bãi;
Dịch vụ thể dục, thể thao (đào tạo, tổ chức thi đấu, chuyển giao vận động viên);
Xây dựng, cho thuê sân tập và sân thi đấu thể thao;
Buôn bán, cho thuê trang thiết bị thể dục, thể thao, trang phục thi đấu, hàng lưu niệm;
1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tập đoàn Hoà Phát là một tập đoàn kinh tế công nghiệp kinh doanh đa ngànhbao gồm thép, thiết bị, nội thất, điện lạnh, xây dựng và thương mại Nguyên vật liệuchính cho các sản phẩm của Hòa Phát là phôi thép Công ty sở hữu nhà máy sản xuấtphôi có công suất 200.000 tấn/năm, giúp công ty tự đảm bảo được 80% lượng phôicho hoạt động cán thép Hiện nay, sản phẩm mang thương hiệu Hòa Phát có trên khắpcác tỉnh thành trong nước và chiếm thị phần lớn nhất cả nước là ngành hàng ống thép
và nội thất văn phòng Về nội thất văn phòng, Hòa Phát là nhà sản xuất số 1 tại ViệtNam, chiếm khoảng 40% thị phần cả nước, chiếm 12-14% lợi nhuận hàng năm củaTập đoàn Lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép xây dựng và ống thép là hai ngành hàngquan trọng của Hòa Phát, đóng góp khoảng 60% lợi nhuận của Tập đoàn
Kinh doanh 4 ngành nghề chủ lực, gồm thép, bất động sản, các ngành côngnghiệp khác, và nông nghiệp (lần lượt chiếm 86,7%, 1,3%, 7,8% và 4,2% trong năm2016), CTCP Tập Đoàn Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp đầu ngành khi cóđược sức khỏe tài chính vững chắc, tốc độ tăng trưởng ổn định, biên lợi nhuận cao
Trong giai đoạn 5 năm, Tập đoàn đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng lũy kế hàngnăm (CAGR) doanh thu ở mức 15%, trong khi tốc độ đó ở lợi nhuận lên đến 30% Bêncạnh đó, nhờ vào chiến lược đầu tư sâu cho việc sản xuất thép (sản xuất từ quặng), và
sự đóng góp từ KLH Gang Thép Hòa Phát, biên lợi thuần của HPG đã cải thiện đáng
kể (từ 12,7% trong năm 2015 lên 19,8% trong năm 2016)
Trang 191.3 Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp
1.3.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức
(Nguồn: www.hoaphat.com.vn)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Đại hội đồng cổ đông
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, Đại hội đồng cổ đông là cơ
quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và
điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính
hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo Đại hội đồng cổ đông
sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty
Phòng kế toán Ban Tài Ban Tài chínhchính Ban PR Phòng Tổ Phòng Tổ chứcchức Phòng vật Phòng vật tưtư
CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN KHỐI SẢN XUẤT - GĐ KHỐI SẢN XUẤT - GĐ SXSX
Nhà máy phôi thép
Nhà máy phôi thép
Nhà máy cán thép
Nhà máy cán thép
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 20Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết địnhmọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộcthẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốcđiều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp
và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.Hiện tại HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có 12 thành viên, có nhiệm kỳ là
5 năm
Ban kiểm soát
Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tàichính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và BanTổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc của công ty gồm có Tổng Giám đốc và một số Phó TổngGiám đốc Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty vàchịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụđược giao Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 3 năm trừ khi Hội đồng quản trị có quyđịnh khác Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu tráchnhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết nhữngcông việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chínhsách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty
Trang 21NHÓM THÉP XÂY DỰNG
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ KHOÁNG SẢN AN THÔNG
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ KHOÁNG SẢN AN THÔNG
CÔNG TY CP THÉP HÒA PHÁT DUNG QUẤT
NHÓM ỐNG THÉP VÀ TÔN MẠ
NHÓM SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP KHÁC
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HÒA PHÁT
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HÒA PHÁT
CÔNG TY CP NỘI THẤT HÒA
Trang 22Bảng 1.1 Các đơn vị thành viên Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Công ty CP Thép Hòa Phát Xã Hiệp Sơn, huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương
Chế biến quặng sắt; luyện
gang, thépCông ty TNHH MTV Thép
Hòa Phát
Khu CN Phố Nối A, GiaiPhạm, Yên Mỹ, Hưng Yên Sản xuất sắt, gang, thépCông ty TNHH Ống Thép
Hai Bà Trưng Cung cấp các sản phẩm tôn
Công ty CP Đầu Tư
Bàn, tủ văn phòng; nội thấtgiáo dục; nội thất gia đình;nội thất công cộng,…Công ty TNHH Thiết bị
Phát triển Đô thị Hòa Phát
KCN Hòa Mạc, huyện DuyTiên, tỉnh Hà Nam
Đầu tư và kinh doanh bất
(Nguồn: www.hoaphat.com.vn)
1.3.3 Cơ cấu Hội đồng quản trị
Trang 23Bảng 1.2 Cơ cấu hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Phó chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Mạnh Tuấn 33.252.480 2,63%
Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Ngọc
Quang
25.004.047
1,98%
Cơ cấu cổ đông
Cá nhân trong nước
Bảng 1.3 Cơ cấu cổ đông Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Trang 241.4.1 Đặc điểm và vai trò của ngành thép
Ngành thép là một trong các ngành kinh tế cơ sở quan trọng nhất, là một trongnhững ngành kinh tế thu hút một lượng vốn đầu tư lớn, vừa đóng vai trò tập hợp vốn,kiến thức và công nghệ, và sau đó là nguồn của các sáng tạo trong công nghệ và quản
lý cho các ngành liên quan Sản phẩm sắt thép là nguyên liệu đầu vào cơ bản của hầuhết các ngành công nghiệp trọng điểm như ngành công nghiệp sản xuất xe hơi,phương tiện giao thông vận tải, ngành đóng tàu, containers, ngành điện máy gia dụng,ngành xây dựng
Các điển hình thành công của các quốc gia phát triển trong thế kỷ 20 như thépNippon của Nhập Bản, thép Posco của Hàn Quốc, thép Hà Bắc của Trung Quốc… đềuxây dựng được các tổ hợp sản xuất thép quy mô lớn để phát triển kinh tế
Nhóm các nước đã phát triển (châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…) đang dần bướcsang giai đoạn bão hòa và còn ít dư địa tăng trưởng cũng như khả năng sinh lời do nhucầu xây dựng đã bắt đầu suy giảm, mức tiêu thụ thép/người đã ở mức rất cao Xét vềkhía cạnh chủng loại, thép dẹt sẽ là điểm nhấn cho sự phát triển ở nhóm các quốc gianày vì nhu cầu cao về ôtô, tiêu dùng đồ hộp và chế tạo máy móc
Nhóm các nước đang phát triển (Ấn Độ, Việt Nam…) đang trong giai đoạn tăngtrưởng mạnh Tại các quốc gia này, nhìn chung mức tiêu thụ thép bình quân đầu ngườivẫn còn rất thấp, thu nhập bình quân đầu người đang tăng dần và đáng chú ý là nhucầu xây dựng vẫn còn rất lớn sẽ giúp phát triển mạnh mảng thép dài Đây sẽ là cácđộng lực chính thúc đẩy tăng trường của ngành thép toàn cầu cho đến năm 2020
Trong một công trình nhà ở thì chi phí thép chiếm đến 15% Theo dự đoán củaBMI, gía trị ngành xây dựng Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng hằng năm khoảng 6%đến năm 2021 Từ giữa năm 2014-2016 thị trường bất động sản có sự khởi sắc và hồi
Trang 25phục mạnh mẽ, dẫn dến nhu cầu các vật liệu xây dựng đặc biệt là thép dự đoán sẽ tăngcao (đến 10-12%/năm) trong 2-3 năm tới
1.4.3.2 Yếu tố xã hội
Mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu cho sản phẩm nội thất, điện lạnh,nhu cầu sử dụng thép, sản phẩm dùng cho ngành xây dựng để đầu tư sản xuất và xâydựng dân dụng, nhu cầu thuê đất xây dựng nhà máy xí nghiệp tăng Qua đó thúc đẩysức tiêu thụ các sản phẩm của HPG;
Tác động đến môi trường của ngành thép là lớn nên việc nhập thép phế liệudiễn ra khó khăn Công ty không thể tận dụng được nguồn thép phế liệu nhập ngoạigiá rẻ để tái chế
1.4.3.3 Yếu tố công nghệ
Trang 26Áp dụng tự động hóa trong sản xuất kinh doanh giúp các công ty tiết kiệm đượcchi phí nhân công, giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và nângcao chất lượng sản phẩm;
Internet đã và đang đóng vai trò là kênh quảng bá sản phẩm đến người tiêudùng trong nước, là kênh cung cấp thông tin hiệu quả về các hoạt động sự kiện đếnnhà đầu tư, giúp nhà đầu tư an tâm hơn vào doanh nghiệp mình đã đầu tư
Xu hướng chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ngày càngđược đẩy mạnh trong các ngành
1.4.3.4 Yếu tố luật pháp
Ngành thép nhiều nước trên thế giới được Nhà nước bảo hộ, do thép được coi lànguyên vật liệu quan trọng nhất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đất nước.Việt Nam chưa xây dựng cơ chế chính sách bảo hộ ngành thép Việt, các doanh nghiệpthép Việt khó có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài do lịch sử pháttriển ngành thép nước ngoài phát triển lâu đời hơn, có trình độ kỹ thuật hiện đại
1.4.4 Thị trường ngành thép ở Việt Nam
1.4.4.1 Triển vọng ngành
Phòng vệ thương mại đã đang và sẽ mang lại những màu sắc tươi sáng cho bứctranh ngành thép nội địa và sẽ tạo ra một số chuyển biến về thị trường Các thành viêncủa Hiệp hội Thép (VSA) xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn thép, tăng mạnh 44,8% so vớicùng kỳ Nhập khẩu thép trong 6 tháng đầu năm 2017 khoảng 7,5 triệu tấn, thấp hơn
so với cùng kỳ 5% nhưng lại tăng 22% về giá trị Đối với các nhà sản xuất thép, lợinhuận đã cải thiện đáng kể trong ngắn hạn nhờ tác dụng của các chính sách tự vệthương mại lên giá bán thép Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, giá thép đã tăng 20%.Năm 2017 dưới tác động của xu hướng phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp cụ thể
là Tập Đoàn Hòa Phát và Tập Đoàn Hoa Sen với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 36% và26% sẽ là những công ty tiên phong trong việc tận dụng điều kiện thị trường Cácdoanh nghiệp này cũng là đầu não tạo nên xu hướng đầu tư vào chuỗi sản xuất theochiều sâu để tăng lợi nhuận và giảm thiểu tác động của giá nguyên liệu Một xu hướngkhác để cải thiện tình hình sản xuất là đầu tư vào các loại máy móc hiện đại để sảnxuất thép chất lượng cao
Trang 27Thép xây dựng Ống thép Tôn mạ Thép cán nguội HRCPO
(Nguồn: hoaphat.com.vn) Biểu đồ 1.3 Sản lượng thép của toàn ngành
Các nhà xuất khẩu sẽ tiếp tục khai thác những cơ hội mới, đồng thời cũng sẽ đốimặt với những rủi ro từ xu hướng phòng vệ thương mại trên thị trường thế giới Cácdoanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những vụ kiện CBPG bởi lượng bánhàng tăng đột biến Thép Việt Nam đang phải chịu thuế phòng vệ từ hầu hết các nướctrong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia và Thái Lan Tuy nhiên, các thịtrường lớn lại đang áp thuế CBPG lên thép Trung Quốc đặc biệt là các nước châu Mỹ
và Ấn Độ Tóm lại, xu hướng này nhìn chung đang giúp các nhà sản xuất thép và tôn
mạ Việt Nam đa dạng hóa danh mục xuất khẩu và tiếp cận các thị trường tiềm năng
Mặt bằng giá bán thép nội địa được kỳ vọng ổn định trong nửa năm còn lại
2017 nhờ tác dụng của các chính sách phòng vệ thương mại đang có hiệu lực Điềunày sẽ tạo điều kiện cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép như TậpĐoàn Hòa Phát, Tập Đoàn Hoa Sen, Tập Đoàn Nam Kim Ổn định được giá bán, cácdoanh nghiệp sẽ phải giải quyết bài toán giá đầu vào bằng năng lựng dự báo và quản lýhàng tồn kho Do hầu hết các chính sách thương mại đều có tác dụng trong 3-4 năm,nên giá thép trong nước sẽ ổn định và theo sát nhu cầu xây dựng trong nước hơn làchịu ảnh hưởng từ những biến động trên thị trường quốc tế
Trang 281.4.4.2 SWOT
Điểm mạnh
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đặc biệt là các quặng sắt thô làm tiền
đề cho sự phát triển của ngành thép tại Việt Nam Ngoài ra, Việt Nam còn có cácnguồn tài nguyên khác rất phong phú như: đá vôi, quặng kim loại màu, để sản xuấtferro
Vận chuyển cũng là một trong những vấn đề trong kinh doanh vật liệu Xâydựng các nhà máy sản xuất tại các vị trí ven biển gần cảng nước sâu để lợi thế trongviệc nhập quặng, than và xuất bán sản phẩm Với hơn 3.000 km bờ biển và hệ thốngcảng nước sâu phong phú, Việt Nam có đủ điều kiện để xây dựng những Khu liên hợpluyện thép cỡ lớn, bảo đảm hiệu quả về kinh tế tại các cảng nước sâu như Nghi Sơn,Dung Quất, Cà Ná… Hiện ba cảng trên đều đã được các doanh nghiệp thép trong nướcđặt chỗ: cảng Nghi Sơn – gang thép Nghi Sơn, cảng Dung Quất – thép Hòa Phát vàcảng Cà Ná – tôn Hoa Sen
Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào với chi phí thấp Ngành thép là ngành côngnghiệp sử dụng nhiều lao động, do vậy giá nhân công rẻ là một lợi thế lớn
Chi phí điện thuộc top rẻ nhất Đông Nam Á
Ngành thép vẫn đang được đầu tư mở rộng rất mạnh Những nhà máy thép mớikhông ngừng được xây dựng mỗi năm, cũng như các nhà máy cũ được hiện đại hóanhằm tăng công suất và hiệu quả
Điểm yếu
Hầu hết những nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ hơn rấtnhiều so với các nước trong khu vực và quốc tế Trình độ khoa học kỹ thuật, côngnghệ hạn chế, máy móc và dây chuyền sản xuất lạc hậu làm công suất nhỏ, gây hao phí
và ô nhiễm môi trường
Kiến thức về phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và ngành thép nói riêng còn yếu
Cơ hội
Tốc độ tăng trưởng GDP cao (năm 2016 đạt 6.21%, chỉ tiêu GDP 2017 tăng6.7%), nền kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tưnước ngoài Nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào ngành Thép, các doanh nghiệp sẽ có
Trang 29cơ hội trao đổi học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật từ phía đối tác nước ngoài, giúpdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 22% xuống còn 20% từ ngày 01/01/2016
đã ảnh hưởng khá tích cực lên lợi nhuận của toàn thể cộng đồng doanh nghiệp trongnước
Thị trường chứng khoán phái sinh tạo tiền đề tích cực cho thị trường vốn tạiViệt Nam và sẽ gián tiếp hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp thép niêm yết
Ngành bất động sản có sự khởi sắc nên kéo theo sự phát triển của ngành côngnghệ thép
Thách thức
Cạnh tranh với thép nhập khẩu khi hết bảo hộ từ chính phủ
Ngành Thép Việt Nam chưa có đủ khả năng xây dựng hàng rào kỹ thuật, nguy
cơ hàng lậu với giá thành thấp tràn vào thị trường lớn
Ngành thép phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá, chốngtrợ cấp từ các nước nhập khẩu và hiện bị áp thuế chống bán phá giá từ nhiều quốc gia.Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2007 – 2016, thép Việt Nam xuất khẩu phải đối mặtvới 29 vụ kiện Trong đó, có 18 vụ kiện chống bán phá giá, 4 vụ kiện chống trợ cấp và
4 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ từ rất nhiều nước ở khác các châu lục như: Hoa Kỳ,Canada, EU, Úc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ
Trang 301.4.5 Uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong ngành
Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh máy móc xây dựng từ năm 1992, Hòa Phát
đã trở thành một tập đoàn tư nhân đa ngành với thế kiềng 3 chân được cấu thành bởithép, nội thất và bất động sản
Theo VSA (Hội thép Việt Nam), Hòa Phát nằm trong số 5 doanh nghiệp đứngđầu thị phần sản xuất thép xây dựng gồm VnSteel, Hòa Phát, Pomina, Vinakyoei vàViệt Ý Về thị phần, Hòa Phát lần đầu tiên kể từ đầu năm 2016 đến nay đã vượtVnsteel lên vị trí số 1, trở thành công ty sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng nhiều nhấtViệt Nam
Bảng 1.4 Sản lượng và thị phần của các doanh nghiệp trong ngành thép
STT Tên công
ty
CSTK (nghìn tấn)
SLSX (nghìn tấn)
SLTT (nghìn tấn)
Thị phần (%)
SLSX (nghìn tấn)
SLTT (nghìn tấn)
Thị phần (%)
Trang 31KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương 1 đã giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tập Đoàn HòaPhát Có thể nói trong thời kỳ hội nhập kinh tế, học hỏi và phát triển khoa học kỹ thuậtcác doanh nghiệp ngành thép nói chung và CTCP Tập Đoàn Hòa Phát nói riêng đãphát huy niềm năng kinh tế của mình, không ngừng lớn mạnh, ngày càng nâng caonăng suất và chất lượng sản xuất kinh doanh Tuy bước đầu vấp phải nhiều khó khănkhi tham gia vào nền kinh tế quốc tế, nhưng CTCP Tập Đoàn Hòa Phát đã khôngngừng vươn lên và khẳng định tên tuổi của mình, cũng như là Việt Nam trên trườngquốc tế
Trong khi phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh như Trung Quốc, không cả
ở ngoài nước mà ngay cả trong thị trường nội địa Đòi hỏi CTCP Tập Đoàn Hòa Phátphải không ngừng học hỏi, tìm tòi để tạo ra thương hiệu, lấy được lòng tin và là sự lựachọn đầu tiên của khách hàng khi nghĩ đến thép Bên cạnh việc sản xuất, cấu trúc tàichính, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thực trạng cũng như giảipháp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ là những vấn đề sẽ được đềcập đến ở những chương tiếp theo
Trang 32CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
2.1 Phân tích biến động cơ cấu tài sản qua các năm
Bảng 2.1 Tình hình biến động tài sản của Hoà Phát (Đvt: triệu đồng)
Trang 33TSCĐ vô
hình 215.917 210.636 193.249 215.971 -5.281 -2,45% -17.387 -8,25% 22.722 11,76%Khấu hao
Trang 352013 2014 2015 2016
- 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000
13,591,592 15,043,766
Biến động tài sản của công ty giai đoạn 2014 - 2016
Tổng tài sản TSNH TSDH
năm triệu đồng
(Nguồn: www.hoaphat.com.vn) Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát giai đoạn 2014 - 2016
Qua bảng tình hình biến động tài sản, có thể thấy trong giai đoạn 2013-2016 cóchút biến động nhưng nhìn chung tình hình tài sản của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát có
xu hướng tăng lên Năm 2015 tổng tài sản của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát là25.506.769 triệu đồng (tăng 15,47% so với năm 2014 tổng tài sản là 22.089.104 triệuđồng) đến năm 2016 tổng tài sản lại một lần nữa tăng thêm 30,27% đối với năm 2015nâng mức tổng tài sản của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát thành 33.226.552 triệu đồng Cóthể thấy mức tổng tài sản có sự biến động như thế là do sự tăng giảm của các khoảnmục
Có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2013 – 2014 là giai đoạn giảm và giaiđoạn 2014 – 2016 là giai đoạn tăng trưởng Cụ thể giai đoạn 2013 – 2014 hầu hết cáckhoản mục đều giảm Tài sản ngắn hạn giảm tổng cộng 656.656 triệu đồng Trong đó,tiền và các khoản tương đương tiền giảm 99.042 triệu đồng (4,66%), hàng tồn khogiảm 643.186 triệu đồng (8,01%), tài sản lưu động giảm 123.417 triệu đồng Tài sảndài hạn giảm tổng cộng 330.618 triệu đồng (3,1%) Trong đó phải thu dài hạn giảm449.759 triệu đồng (giảm 100% so với 2013), tài sản cố định giảm 29.006 triệu đồng.Tuy nhiên, các khoản mục còn lại tăng như giá trị đầu tư ngắn hạn tăng 295,66%
Trang 36(1.146.537 triệu đồng), khoản phải thu ngắn hạn tăng 5,53% (90.141 triệu đồng) Cáckhoản giá trị ròng tài sản đầu tư, đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn tăng lần lượt135.342; 39.930; 163.653 triệu đồng Có thể thấy, giai đoạn 2013 – 2014 CTCP TậpĐoàn Hòa Phát đã tập trung thu hồi vốn để đầu tư vào các tài sản ngắn hạn và dài hạn.Giảm lượng tiền mặt, hàng tồn kho, thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn đểtập trung đầu tư ngắn hạn và tài sản dài hạn Năm 2014, CTCP Tập Đoàn Hòa Phátđưa hện thống an toàn thấu khí Châu Âu vào hoạt động sản xuất thép
Ở giai đoạn 2014 – 2016, dễ thấy tổng giá trị tài sản của CTCP Tập Đoàn HòaPhát tăng rõ rệt Nổi bật nhất ở năm 2015, tài sản lưu động khác và tài sản dài hạnkhác tăng lần lượt 123,09% và 33,42% so với năm 2014, nguyên nhân là do CTCPTập Đoàn Hòa Phát hoàn thành xây dựng một số hạng mục quan trọng là Khu liên hợpsản xuất, nhà máy luyện thép ở Hải Dương Có thể thấy giai đoạn 2016 này là giaiđoạn “hoàng kim” của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát So với năm 2015, tỷ trọng tài sảnngắn hạn tăng cao hơn tài sản dài hạn (tài sản ngắn hạn tăng 52,6% tài sản dài hạn tăng10,68%) song chủ yếu tăng khoản mục tiền và tương đương tiền trong tài sản ngắn hạn(cụ thể tăng 2.185.899 triệu đồng tương đương 92,12%) Trong năm 2016, CTCP TậpĐoàn Hòa Phát đã chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn tạihai công ty con cấp 2 là Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Yên và Công ty Cổ phầnKhoáng sản Đức Long cho bên thứ ba Điều này làm gia tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt vàcác khoản phải thu ngắn hạn
Đối với một doanh nghiệp, lợi nhuận làm ra dồi dào, có tích trữ thì chỉ tiêu tiền
sẽ tăng, chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả Với Hòa Phát, điều này càng rõ rànghơn qua việc Hòa Phát ngày càng khẳng định mình trong thị trường Việt Nam và ngàycàng vươn lên thị trường thế giới
Trang 37Bảng 2.2 Những biến động về cơ cấu tài sản qua các năm 2013 - 2016
A Tài sản ngắn hạn 53,75% 53,17% 46,71% 54,72%
I Tiền và tương đương tiền 9,21% 9,17% 9,30% 13,72%
II Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn 1,68% 2,29% 2,97% 2,09%
B Tài sản dài hạn 46,25% 46,83% 53,29% 45,28%
1 Phải thu khách hàng dài hạn
2 Phải thu nội bộ dài hạn
II Tài sản cố định 39,81% 41,46% 32,19% 38,13%
2 GTCL Tài sản thuê tài chính
Nguyên giá tài sản thuê tài chính
Khấu hao luỹ kế tài sản thuê tài chính
III Giá trị ròng tài sản đầu tư 0,27% 0,89% 0,75% 0,61%